Địa [ Địa lí 10] Thảo luận - Giải đáp thắc mắc

V

volongkhung

Hãy nêu sức ép của gia tăng dân số đối với việc phát triển KT – XH và môi trường ở các nước đang phát triển?
( Câu hỏi nằm trong đề cương ôn tập thi học kì trường tớ các năm qua )
 
M

mystory

Hãy nêu sức ép của gia tăng dân số đối với việc phát triển KT – XH và môi trường ở các nước đang phát triển?
( Câu hỏi nằm trong đề cương ôn tập thi học kì trường tớ các năm qua )

* Nền kinh tế - xã hội : Không đáp ứng các nhu cầu sau :
- Về lương thực : Sẽ có nhiều người chết đói
- Về y tế : Nhiều bệnh tật , lây lan nhiều người hơn
- Về giáo dục : Sẽ có hiện tượng mù chữ , thất học
- Về việc làm : Thất nghiệp , áp lực việc làm mà không có việc làm thì tình trạng trộm cắp gia tăng
- Về đất đai : Chật hẹp , những người không có đất để ở sẽ lang thang ra ngoài đường đủ
- Về đời sống : Khó khăn , chật vật , khó nuôi nổi với nhiều thành viên trong gia đình đông
* Môi trường : Tàn phá nhiều và mạnh bạo hơn để cung cấp đất , nguyên liệu phục vụ cho con người ngày càng tăng
- Môi trường sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
- Động thực vật giảm đi , các nguồn gen quý bị mất , nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Ô nhiễm môi trường : gây ra lũ lụt , hạn hán , xói mòn đất đồi nhiều do không có cây bảo vệ
- Biến đổi khí hậu
 
V

volongkhung

Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố đó?
 
H

huynh_lovely

Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…
 
V

volongkhung

Hãy nêu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến việc phát triển Kinh tế – Xã hội và môi trường.

 
V

volongkhung

Không ai trả lời thì tớ đưa đáp án luôn nhé:
Tích cực:
- Đẩy nhanh tốc đô tăng trưởng Kinh tế, chuyển dịch cơ cấu Kinh tế và cơ cấu lao động
- Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị
Tiêu cực:
- Làm cho nông thôn mất nguồn nhân lực
- Sức ép đến viếc làm ở đô thị: thiếu việc làm, nghèo nàn, xuất hiện các khu nhà ổ chuột, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn
- Môi trường bị ô nhiểm: nghiêm trọng
- Xuất hiện các hiện tượn tiêu cực về Kinh tế – Xã hội: cướp bóc, ma…

 
V

volongkhung

Tiếp theo nhé:
Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điềm nào quan trọng nhất?
 
M

mystory

Câu trên tự xử hả Duy :khi (194):
Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là:
+ Đất trồng là TLSX không thể thay thế
+ Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động
+ Sản xuất N2 có tính mùa vụ
+ Sản xuất N2 phụ thuộc vào tự nhiên
+ Trong nền KT hiện đại N2 đang xích lại gần CN, trở thành nền N2 hàng hóa
Đặc điểm quan trọng nhất là:
+ Đất trồng là TLSX không thể thay thế :khi (192):

Chú ý: Bài viết không được viết tắt quá nhiều
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Cần bổ sung thêm vài ý giải thích:
Đất trồng là tự liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đây là đặc điểm quan trọng nhất: Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả tổ chức lãnh thổ phục thuộc nhiều vào đất đai
Câu tiếp theo:
Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu


 
I

ilovemyfriendforever

Cần bổ sung thêm vài ý giải thích:
Đất trồng là tự liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đây là đặc điểm quan trọng nhất: Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả tổ chức lãnh thổ phục thuộc nhiều vào đất đai
Câu tiếp theo:
Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu



-Mình hiểu đơn giản thế này:Các nước đang phát triển đa phần đều có quy mô dân số lớn,tốc độ gia tăng dân số nhanh,vì vậy nhu cầu lương thực rất lớn.
=>vì vậy,để đảm bảo an ninh lương thực,đảm bảo cho sự phát triển ổn định của đất -nước cần phát triển sản xuất nông nghiệp.
-Mặt khác,khi nông nghiệp phát triển,đáp ứng đầu đỉ nhu cầu lương thực cho nhân dân cũng tạo điều kiện và đảm bảo cho sự phát triển Công nghiệp và dịch vụ.
 
Q

quynh_1996

:D

Địa 10 CB Bài 19 tr69
Tình hình là thầy mình bắt phải học thuộc cái bảng "Sự phân bố sv và đất theo vĩ độ" và cái chính là phải hiểu rõ bản chất của nó.. hjxx.. giúp mình giải thích nội dung trong cái bảng ý nha... thanksss rất nhìu!!



1 Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao? (Quan trọng là tại sao ạ!! )

2 Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hoà phân bố ở những châu lục nào? Tại sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?

3 Tại sao ở đới nóng lại có những kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?
 
A

angelinarika_7496

Mọi người ơi mình là 1 mem 96,học chuyên Địa,mới tham gia diễn đàn. trong tập đề bài tập Tết có câu hỏi này, mọi người trả lời giúp mình với nha. thank nhiều:
Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển KT – XH?
<volongkhung hỏi ùi mà không ai trả lời hết :(:(:( >
 
Last edited by a moderator:
T

tinasuco96

địa

*Cơ cấu dân số già
- Thuan lợi:
+ Tỉ lệ phụ thuộc thấp
+Có điều kiện chăm sóc trẻ em
+Chất lượng cuộc sống được nâng cao
- Khó khăn:
+ Thieu nguồn lao động
+Vấn đề phúc lợi xã hội
+ Suy giảm dân số
* Cơ cấu dân số trẻ
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào -> đảm bảo lực lượng lao động
- Khó khăn:
+ Trẻ em nhiều -> sức ép đối với giáo dục, y tế, môi trường...
+ Vấn đề giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này
 
T

tinasuco96

đia

câu hỏi mình đưa ra nek
chứng mình thiên nhiên Việt Nam mang biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới
 
T

thanhngon13111996

mọi người giúp mình bài tập số 3 bài 24 trang 97 nha! địa 10 ý
 
M

mavuongkhongnha

mọi người giúp mình bài tập số 3 bài 24 trang 97 nha! địa 10 ý
a ,
công thức chung : dân số / diện tích
châu phi :29 (người /km^2)
châu mĩ :21(người /km^2)
châu á ( trừ LB nga ) :123(người /km^2)
châu âu (kể cả LB nga ) :32(người /km^2)
châu đại dương :4(người /km^2)
toàn thế giới :48(người /km^2)
phần vẽc bạn chú ý cách chia tỉ lệ
trục ngang có thể đánh số để xuống dưới chú giải ( nếu như bạn không thể viết trực tiếp tên châu lục bên dưới thì đây là cách tốt nhất )
trục tung là thể hiện mật độ dân số
bạn chú ý cần có tên biểu đồ nha đặc biệt không thể bỏ qua năm của nó ( vì mỗi năm mỗi khác ,người đọc không biết là năm nào )
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Sau một thời gian dài gián đoạn, bây giờ chúng ta bắt tay, làm lại nào mọi người :D. Mong cả nhà sẽ góp sức để xây dựng pic đi lên nhé :D
Mở đầu bằng một câu hỏi, dễ thôi, để ai cũng có thể trả lời :D
Câu 1:
Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế ???
 
H

heroineladung

Câu 1: Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế ???

%%- Trả lời:

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:

a) Nguồn lực trong nước

- Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác, ...

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

b) Nguồn lực nước ngoài

- Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
 
Top Bottom