Topic Đố Vui Sinh Học ver.2

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 183
  • Views 36,116

H

huck

e chỉ bít thế này:-SS
2.cái này tùy từng ng` và tùy lứa tuổi;))
3.Edward Jenner phải ko ạ;)
4.Nhà càng cao tầng càng gây hiệu ứng chóng mặt.

Đối với cơ thể, đứng từ trên nóc nhà cao tầng nhìn xuống chính là một loại kích thích bất thường với cường độ mạnh. Nó gây ra phản ứng theo nhiều đường khác nhau. Người ta cảm thấy chóng mặt chính là do những phản ứng đó.

1. Cảnh tượng từ trên cao khiến ta căng thẳng. Sự căng thẳng này tạo ra hàng loạt phản xạ thần kinh, nhất là thần kinh giao cảm bỗng hưng phấn làm cho tim đập nhanh, chân lông dựng lên, lỗ đồng tử giãn ra, chân tay đổ mồ hôi, thở gấp, quan trọng hơn cả là làm co mạch máu, huyết áp tăng đột ngột. Hiện tượng này làm cho người ta bị chóng mặt.

2. Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai. Điều này làm ta nhất thời mất đi cảm giác thăng bằng, gây chóng mặt, thậm chí còn có thể nôn mửa, giống như say tàu xe vậy.

3. Tiểu não cũng phụ trách động tác cân bằng. Các kích thích khi tác động mạnh vào lớp vỏ đại não, “bộ tư lệnh” thần kinh cao cấp nhất của cơ thể người, sẽ thông qua thị giác, thính giác để tác động vào tiểu não, gây ra hàng loạt hoạt động điện sinh học, làm nhiễu chức năng tiểu não trong thời gian ngắn, khiến ta chóng mặt.

Vậy tại sao lên tầng cao mới có hiện tượng này, còn lên núi cao lại không? Vấn đề rất đơn giản. Vì tầng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lần toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dần, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người.

Đối với những người ít khi lên tầng cao, trước khi đi lên cần chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng, tốt nhất nên ngắm nhìn phong cảnh ở xa trước, làm cho thị giác, thính giác và tinh thần quen dần, rồi mới thu gần lại và nhìn thẳng xuống. Như vậy, ta sẽ không bị chóng mặt.
 
A

azuredragonzx

câu 4 thì phải nói đến vai trò của đá tai và khối keo trong cấu trúc của túi bầu dục và ống bán khuyên bên trong tai khi trọng lực tăng lên =))
câu 5 thì ko nhìn hình cũng biết là con sao biển (gọi chung chung vậy thôi, vì nó cùng ngành da gai, chứ con này làm gì có tên tiếng Việt) :|

2: gà cho vịt xin khái niệm của từ "thông minh" cái :(
 
O

oo11oo

Em xin góp vui câu này :
loại tảo đơn bào nào đc dùng trong cuộc thám hiểm vũ trụ
loài thằn lằn lớn nhất là con j
loài chim đoạt giải trong bay đường dài :D
/:) giải đáp cái , em cũng ko biết :D
 
L

lananh_vy_vp

Kì này mọi người trả lời đúng rùi :D
Bổ sung đáp án câu 2:
Về tổng thể, trí thông minh của nam và nữ tương đương nhau, tuy nhiên, mang các sắc thái khác nhau. Chẳng hạn, phái nam mạnh hơn trong khả năng tri giác không gian. Do đó, việc tìm hướng, dò đường, họ hơn hẳn nữ một bậc. Nhưng về khả năng thính giác, phái yếu lại vượt xa.

@oo11oo: hoan nghênh e ra câu hỏi, nhưng chú ý đừng ra những câu đã đc hỏi ở pic rồi nhá:D
ví dụ như câu này vừa mới hỏi kì trc rồi^^
loại tảo đơn bào nào đc dùng trong cuộc thám hiểm vũ trụ


Kì tiếp nha mọi người:D
1.Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?
2.Vì sao một hạt quýt mọc lên nhiều mầm?
3.Vì sao vịt không sợ nước mùa đông? (câu này dành riêng cho vịt azu nhá ;)))
4.Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?
5.Con gì đây?
luon.jpg
 
C

canhcutndk16a.

Kì tiếp nha mọi người:D
1.Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?
2.Vì sao một hạt quýt mọc lên nhiều mầm?
3.Vì sao vịt không sợ nước mùa đông? (câu này dành riêng cho vịt azu nhá ;)))
4.Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?
5.Con gì đây?
luon.jpg
1/ Do sức căng bề mặt của nước, ngoài ra còn do nước suối chứa một lượng khoáng chất nhất định nên có thể dâng cao hơn mặt cốc khá nhiều.

2/ Vì hạt quýt chứa nhiều phôi
3.Vì sao vịt không sợ nước mùa đông? (câu này dành riêng cho vịt azu nhá ;)))
eo, dành riêng cho con vịt mập lồi rốn í trả lời á [-(
4/Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt--> cnm'

5/ Cá =))( em ko biết :p)
 
H

huck

1.Các phân tử nước trên bề mặt đều hút nhau, giống như một nhóm người tay cầm tay nhau. Chúng co kéo nhau trên bề mặt, nên những phân tử đơn lẻ không dễ gì bị tách riêng ra. Đặc tính này còn gọi là sức căng bề mặt. Nhờ đó, chất lỏng nói chung có thể nhô cao hơn bề mặt cốc.

Khi nước lẫn tạp chất, sức căng bề mặt sẽ bị thay đổi. Nếu tạp chất là bọt xà phòng, sức căng bề mặt sẽ giảm. Ngược lại, nếu lẫn khoáng chất, sức căng bề mặt sẽ tăng lên. Nói chung, nước suối đều chứa một lượng khoáng chất nhất định, nên có thể dâng cao hơn mặt cốc khá nhiều, khiến ai cũng nhìn thấy được.

2.Một hạt bình thường chỉ có một phôi, nên chỉ mọc lên một cây. Còn những hạt chứa nhiều phôi như quýt, ắt sẽ mọc lên nhiều cây. Trong thiên nhiên, hạt đa phôi như quýt không nhiều. Nguyên nhân đa phôi là sự phân chia của các tế bào trứng, hoặc của các tế bào đã thụ tinh.

Trong điều kiện thường, quýt chỉ có một phôi được thụ tinh, gọi là phôi hữu tính. Những phôi còn lại do sự biến dạng của các vách tế bào trứng phát triển mà hình thành, không qua thụ tinh, gọi là phôi vô tính. Tuy nhiên ở quýt, dù hữu tính hay vô tính, phôi đều có khả năng nảy mầm và phát triển. Vì lẽ đó, khi gieo, một hạt quýt nảy lên mấy cây non.

Mặt khác, vì quýt có thể sản sinh được phôi vô tính, cho nên có khi cắt bỏ nhị đực hoặc bịt kín nhị cái, không cho cây thụ phấn, quýt vẫn có quả và hạt như thường. Cây chiết cành thường là vô tính, ít biến dị, giữ được đặc tính của cây mẹ. Ngược lại, cây mọc từ mầm hữu tính dễ bị ảnh hưởng của tác động ngoại cảnh, có thể là tốt hoặc xấu.

3.Đông đến, nước lạnh buốt, thậm chí đóng băng. Thò chân xuống là rụt lên ngay như phải bỏng, nếu ngâm lâu, nó tím tái như màu cà. Thế mà đàn vịt vẫn ung dung ngang dọc trên hồ. Chúng có thủ thuật gì mà tài vậy

Quanh năm, quá nửa thời gian vịt sống trong nước. Vì lâu ngày tồn tại trong môi trường này nên cơ thể vịt đã tiến hoá nhiều điểm để thích nghi, như có nhiều mỡ trong cơ thể và chung quanh các nội tạng, phao câu có một đôi tuyến mỡ rất phát triển, bên ngoài cơ thể phủ một lớp lông vũ dày, khó thấm nước.



Khi từ nước đi lên bờ, vịt quay đầu về phía đuôi rỉa lên tuyến mỡ ở phao câu, rồi rỉa lên lông, khắp cơ thể, chải sửa các lông tơ bị ướt, rũ hết nước trên lông, rồi bôi lên đó một lớp mỡ, làm cho lông không bị thấm nước.


Về mùa đông, nhiệt độ không khí ngoài phòng nhìn chung thấp hơn nhiệt độ nước hồ một chút, hơn nữa vịt hoạt động bơi lội liên tục, nhờ vậy thân nhiệt tăng lên, cũng có tác dụng chống rét. Đồng thời, năng lượng mà cơ thể vịt toả ra, được lớp lông khá dày bao bọc, có khả năng chống mất nhiệt. Vì vậy vịt không sợ rét.


Thân nhiệt bình thường của vịt là trên dưới 42 độ C. Bản thân vịt cũng có khả năng điều tiết thân nhiệt. Mức độ trao đổi chất của vịt tương đối cao. Thêm vào đó, ở các loài chim sống trong nước (vịt, hoặc chim) điểm đông đặc của tuỷ trong xương sống chân, xương cổ chân, xương bàn chân rất thấp, vì vậy vịt đứng lâu trong nước đóng băng dịch thể trong chân vẫn lưu thông, bàn chân không bị cóng.
(e chả lời hộ;)))

4.Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến mắt ta đầm đìa.

Nguồn nước mắt do đâu mà có? Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu thôi, hình tròn dẹt, có thể sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống thoát nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “vệ sĩ”.

Thông thường, tuyến lệ chỉ tiết ra một ít nước mắt. Ban ngày lúc thức, trong vòng 16 giờ, tuyến lệ tiết ra khoảng 0,5- 0,6 g nước mắt. Khi ngủ mắt nhắm lại, tuyến lệ coi như ngừng làm việc. Nếu thế, hai con mắt lúc nào cũng đầm đìa nước ư? Điều kỳ diệu của con người chính là ở chỗ đó, vừa có bộ phận sản xuất lại có bộ phận tiêu thụ. Ở góc trong mỗi con mắt (y học gọi là nội xế) đều có các lỗ nhỏ thu thập nước mắt, thông xuống mũi. Nước mắt đi xuống hoà cùng với nước mũi sẽ chảy ra ngoài.

Khi người ta mệt mỏi hoặc lâu không thở không khí tươi mới, trong cơ thể tích đọng quá nhiều CO2, kích thích thần kinh phản xạ, nên mới ngáp. Cùng với động tác này, một khối khí lớn từ miệng trút ra, sinh áp lực trong miệng, ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt, do đó nước mắt từ tuyến lệ tràn vào mắt.

Thực ra, không chỉ có ngáp, mà những động tác làm co cơ mặt khác, ví dụ cười ngặt nghẽo, hắt hơi, ho, nôn… đều có thể làm chảy nước mắt. Ngoài ra, đôi khi bụi vào mắt, khói, ánh sáng chói, gió lạnh cũng có thể tạo ra tình huống tương tự. Cũng vì thế, khi chảy nước mắt bao giờ cũng kèm theo nước mũi chảy dài. Tại sao vậy, chắc các bạn cũng suy luận được rồi.

5.nhìn như con đỉa:-S
 
K

kuckutkute

Kì này mọi người trả lời đúng rùi :D
Bổ sung đáp án câu 2:
Về tổng thể, trí thông minh của nam và nữ tương đương nhau, tuy nhiên, mang các sắc thái khác nhau. Chẳng hạn, phái nam mạnh hơn trong khả năng tri giác không gian. Do đó, việc tìm hướng, dò đường, họ hơn hẳn nữ một bậc. Nhưng về khả năng thính giác, phái yếu lại vượt xa.

@oo11oo: hoan nghênh e ra câu hỏi, nhưng chú ý đừng ra những câu đã đc hỏi ở pic rồi nhá:D
ví dụ như câu này vừa mới hỏi kì trc rồi^^



Kì tiếp nha mọi người:D

3.Vì sao vịt không sợ nước mùa đông? (câu này dành riêng cho vịt azu nhá ;)))
4.Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?
5.Con gì đây?
luon.jpg


3. lông mao không thấm nước, dày
~ với lại xem hoạt hình thấy vịt có lặn xuống dưới nước đâu mà nó lạnh ạ :-S
em thấy nó toàn thiền trên mặt nước =))

~ cho azure ạ 8-} phân biệt thế 8-|

5. con lươn ạ b-(
 
L

lananh_vy_vp

1, 2, 4:bé huck và cc trả lời đúng rồi :-*
3:bé huck và kuckutkute trả lời đúng rồi;)), kêu để cho vịt azu nhưng mấy đứa trả lời chị cũng có bảo thế nào đâu;))
5:kuckutkute trả lời đúng:x
có thể nêu rõ tên khoa học của con lươn này đc ko?;;), đoán suông thôi thì hơi dễ;))
kì sau sẽ có 1 câu dành riêng cho bé kuckutkute nhé;)), cho đỡ bảo phân biệt:))

Mọi người trả lời ngắn gọn như bé kuckut và bé canhcut nhá :D
 
K

kuckutkute

1, 2, 4:bé huck và cc trả lời đúng rồi :-*
3:bé huck và kuckutkute trả lời đúng rồi;)), kêu để cho vịt azu nhưng mấy đứa trả lời chị cũng có bảo thế nào đâu;))
5:kuckutkute trả lời đúng:x
có thể nêu rõ tên khoa học của con lươn này đc ko?;;), đoán suông thôi thì hơi dễ;))
kì sau sẽ có 1 câu dành riêng cho bé kuckutkute nhé;)), cho đỡ bảo phân biệt:))

Mọi người trả lời ngắn gọn như bé kuckut và bé canhcut nhá :D

lươn : danh pháp khoa học : monopterus albus :|

Hóa ra là lươn thật :p đoán bừa vậy chứ lúc đầu thấy nó giống con sên biển 8-}
~ tại chị bảo dành riêng cho vịt, chị cánh cụt cũng bảo thế nên lúc viết comment trả lời em cũng hơi ngại =))
~ đừng gọi em là bé chị :-S
 
L

lananh_vy_vp


lươn : danh pháp khoa học : monopterus albus :|

Hóa ra là lươn thật :p đoán bừa vậy chứ lúc đầu thấy nó giống con sên biển 8-}
~ tại chị bảo dành riêng cho vịt, chị cánh cụt cũng bảo thế nên lúc viết comment trả lời em cũng hơi ngại =))
~ đừng gọi em là bé chị :-S

Rất tiếc, tên khoa học của nó là Protoanguilla palau.Chúng được xem là "hóa thạch sống" dưới đáy Thái Bình Dương.
Dù sao đoán đc nó là con lươn cũng rất giỏi rồi;))

Kì tiếp:
1.Máu của bạn chiếm bao nhiêu % là nước?
2.Bạn biết gì về Tyrannosaurus rex? (câu này cho kutkuc nha;)))
3.Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
4.Vì sao chạch lại nhả nước bọt?
5.Con gì đây?
090410_TNTN_Dongvatquyhiemnguycap2010doi.jpg
 
Last edited by a moderator:
K

kuckutkute

Rất tiếc, tên khoa học của nó là Protoanguilla palau.Chúng được xem là "hóa thạch sống" dưới đáy Thái Bình Dương.
Dù sao đoán đc nó là con lươn cũng rất giỏi rồi;))

Kì tiếp:
1.Máu của bạn chiếm bao nhiêu % là nước?
2.Bạn biết gì về Tyrannosaurus rex?
3.Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
4.Vì sao chạch lại nhả nước bọt?
5.Con gì đây?
090410_TNTN_Dongvatquyhiemnguycap2010doi.jpg


1, Chịu ạ :| Học trước quên sau :p

2. T-Rex : khủng long bạo chúa, ăn thịt, dữ tợn, có 2 cái tay nhỏ thì phải :D to lớn, đuôi to , đầu to=)) Hình như là thế ạ
Nhược điểm của loài này là : khi một con T-rex bị ngã, đồng nghĩa với việc nó sẽ kết thúc đời 8-} tại nó không thể nâng cơ thể đồ sộ lên ~> chết đói ;;) hình như thế ạ =))

~ nói đến đoạn này lại thấy khổ thân anh Azure =))
Bựa thế :">
4. Chạch nhả nước bọt để tự vệ và chạy trốn kẻ thù :| Nước bọt nhớt và trơn nên cũng khó cầm =)) Nhưng với tay em thì vô tư =))
5. Dễ . Con dơi =)) hình như thế ạ =))


@~ thậtm đoán được đấy là con lươn là giỏi rầu =)) :">
 
H

huck

1.khoảng 90% là nước:-S
2.T-Rex là khủng long bạo chúa-loài khủng long dữ tợn nhất trong các loài khủng long thời tiền sử:|
Nó là loài ăn thịt sống, dk cho rằng có họ hàng xa vs loài gà ngày nay:|
3.Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa… Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe là đủ biết chúng mổ hạt “ác” như thế nào. Ấy vậy mà mùa sinh sản, chúng lại tíu tít tìm sâu cho chim non.

Té ra, chim non trưởng thành nhanh, trao đổi chất của chúng rất mạnh, do đó cần thức ăn giàu dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Hơn nữa, chim non còn quá bé, chức năng dạ dày kém, chưa đủ sức nghiền nát và tiêu hóa quả, hạt ngũ cốc cứng. Vì vậy, một số loài chim bình thường ăn hạt, thời kỳ nuôi con thì luôn tìm kiếm thức ăn động vật, chứa nhiều dưỡng chất cho con. Ví dụ chim tê điêu, loài chim quý hiếm của Trung Quốc, bình thường ăn quả dại, lúc nuôi chim non thì bắt chim non của loài khác để chăm con mình, có khi nó bắt cả một con kỷ (loài hươu nhỏ) xé ra từng mảnh rồi đem cho con.

Chim sẻ sinh sản đúng dịp xuân hè, mùa côn trùng nở rộ, nên chúng tha hồ bắt các loại côn trùng có hàm lượng protein cao.
4.Cá chạch sẽ dùng ruột làm cơ quan hô hấp khi nước thiếu ôxy.

Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống, trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ một lúc sau bọt đã phủ đầy chẳng còn chừa khoảng trống nào cả. Lũ cá làm sao thế nhỉ?

Thì ra, đó chỉ là do loài chạch trung tiện hơi nhiều mà thôi.

Chạch có thân dài, hơi dẹt, cũng thở bằng mang như các loại cá khác. Nhưng khi trong nước thiếu dưỡng khí, nếu chỉ thở bằng mang thôi sẽ không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. Lúc đó, chạch sẽ thò đầu lên khỏi mặt nước, trực tiếp hít thở khí trời và dùng ruột làm cơ quan hô hấp thay thế mang. Mấu chốt chính là ở đây: Ruột chạch có cấu tạo khác hẳn so với các loài cá khác.

Nếu như ruột cá bình thường phải cuộn từ 8-10 vòng trong bụng cá, thì ruột chạch lại nối thẳng từ cổ họng đến hậu môn thành một đường thẳng không gấp khúc và có thể nhìn thấu qua. Trên thành ruột có nhiều mạch máu nhỏ. Đoạn ruột vừa thẳng vừa ngắn này có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đồng thời còn hô hấp thay thế mang khi cần thiết.

Khi chạch cảm thấy trong nước hoặc bùn không đủ ôxy, nó sẽ ngoi đầu lên khỏi mặt nước (mặt bùn), đớp một ngụm khí rồi lại lặn xuống. Không khí được nuốt xuống ruột, các mạch máu trên thành ruột hấp thụ luôn lượng khí ôxy trong khoang ruột, chất khí thừa còn lại và lượng khí CO2 do máu thải ra sẽ qua hậu môn theo hình thức trung tiện, đó chính là những bọt khí xuất hiện trên mặt nước. Ôxy trong nước càng ít, chạch càng đớp nhiều lần hơn. Khi trong nước hết ôxy, chạch ngoi lên khoảng 70 lần mỗi giờ để duy trì sự sống.
5.con sâu chi trông ngộ ghê:-SGiống con dơi:-S
 
C

canhcutndk16a.


~ tại chị bảo dành riêng cho vịt, chị cánh cụt cũng bảo thế nên lúc viết comment trả lời em cũng hơi ngại =))
Ơ ơ, con mèo kia :-w chị gà mái dành câu hỏi đấy cho con heo lồi rốn í đấy chứ, lieen quan gì đến chị :-w
Kì tiếp:
1.Máu của bạn chiếm bao nhiêu % là nước?
2.Bạn biết gì về Tyrannosaurus rex? (câu này cho kutkuc nha;)))
3.Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
4.Vì sao chạch lại nhả nước bọt?
5.Con gì đây?
090410_TNTN_Dongvatquyhiemnguycap2010doi.jpg
1/ Trong máu, huyết tương chiếm 55%, nước lại chiếm 90% huyết tương \Rightarrowtrong máu nước chiếm [TEX]0,55.0,9=0,495=49,5%[/TEX]

2/ Là anh Hoàng Nam ( shvn) ở chuyên Quang Trung ( BPhước) =)) ( em đùa đấy, cái này mà search bác gồ thì ra cả đống ;)))

3/ Vì hàm lượng pr trong sâu cao------> cần cho quá trình TĐC mạnh ở chim con, mặt khác chim con còn bé nên ko thể nghiền nát và tiêu hoá các laọi hạt -> đpcm=))
 
K

kuckutkute

Ơ ơ, con mèo kia :-w chị gà mái dành câu hỏi đấy cho con heo lồi rốn í đấy chứ, lieen quan gì đến chị :-w

1/ Trong máu, huyết tương chiếm 55%, nước lại chiếm 90% huyết tương \Rightarrowtrong máu nước chiếm [TEX]0,55.0,9=0,495=49,5%[/TEX]

2/ Là anh Hoàng Nam ( shvn) ở chuyên Quang Trung ( BPhước) =)) ( em đùa đấy, cái này mà search bác gồ thì ra cả đống ;)))

3/ Vì hàm lượng pr trong sâu cao------> cần cho quá trình TĐC mạnh ở chim con, mặt khác chim con còn bé nên ko thể nghiền nát và tiêu hoá các laọi hạt -> đpcm=))


@ cánh cụt : em chả phải Mèo ý ;;) em là Freakie_fuckie chị ạ =))
Mèo nó dùng acc em ngày trước thổi ;;)



Các bác em hỏi tí


Tại sao uống Coca cola vào có màu đen mà lúc ra nó lại màu trắng ạ 8-}

:"/> Chả biết có phải sinh học không 8-}


~ lananh : kutcuc cái đầu chị ý 8-}
~ huck : ý chú là gì ;;) sâu giống con dơi 8-}

 
L

lananh_vy_vp

@kuckut:thấy cái kiểu cmt của e chị cũng đoán là freakie lâu rùi cưng ợ ;)), cơ mà nghe cái nick này nó vần vần sao ý =))]
chị đoán là do có quá trình hấp thu chất, và lọc ở thận nên nó thế :">

Đáp án kì này:
1.Máu chiếm 78% nước.
2.Câu này thì thích trả lời thế nào cũng đc 8-}
Chỉ cần các ý chính:
Tyrannosaurus rex, thường chỉ gọi là T-rex hay khủng long bạo chúa, là một loài khủng long ăn thịt sống vào cuối kỷ Phấn Trắng và có thể là một trong những loài thú săn mồi trên cạn lớn nhất. Nó dài 16 m đứng cao 6 m và nặng 7 tấn. Bộ hàm tua tủa răng dài 15 cm, nó có thể chạy với tốc độ 50 km/giờ nhưng chỉ trong một quãng ngắn. Do hai chi trước nhỏ và yếu nên có thể nó không phải là con vật có khả năng đánh nhau. Rất có thể nó chỉ săn những con khủng long già yếu hoặc ăn xác thối.
3,4:như huck và cc.
5.Dơi Eumops Molossidae
 
O

oo11oo

loài rắn độc nhất thế giới là loài nào ! khi bị rắn cắn thì làm cách nào mà bình thường thấy trên phim hay hút chỗ ấy /:) có sao ko nhỉ !!!!!:D
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

@ cánh cụt : em chả phải Mèo ý ;;) em là Freakie_fuckie chị ạ =))
Mèo nó dùng acc em ngày trước thổi ;;)
8-}mấy cô cứ làm kiểu này thì chết chị 8-}

loài rắn độc nhất thế giới là loài nào ! khi bị rắn cắn thì làm cách nào mà bình thường thấy trên phim hay hút chỗ ấy /:) có sao ko nhỉ !!!!!:D
Ck cũng chả biết vk ợ:"> search bác gồ:

Rắn cạp nong ở Nam Á


Rắn cạp nong là loại rắn có mắt nhỏ giữa sống lưng có gờ dọc, thân có khoanh đen và vàng hoặc trắng xen kẽ. Chúng chủ yếu ăn rắn, ếch nhái... Tuy có nọc độc nhưng số lượng của loài rắn này còn rất ít, nọc rắn cạp nong còn độc gấp 4 lần hổ mang.


100615cl2randoc-14.jpg


100615cl2randoc-13.jpg


100615cl2randoc-12.jpg




Rắn taipan, Australia


Rắn taipan là một loài rắn cực-kỳ-độc, chúng sống ở Australia, nọc nó độc hơn nọc rắn hổ mang tới 191 lần. Taipan thường cắn rất nhanh và nạn nhân chết chỉ trong vài phút.


100615cl2randoc-16.jpg


100615cl2randoc-15.jpg



Rắn hổ mang


Rắn hổ mang là một loài rắn độc thuộc họ rắn hổ. Một gam nọc hổ mang có thể giết chết 10.000 con chuột nặng tổng cộng 8.333kg, hoặc một bầy ngựa nặng 20.000 kg, hoặc 167 người (trung bình mỗi người nặng 60 kg).



f59100615cl2randoc-20.jpg


100615cl2randoc-19.jpg


100615cl2randoc-18.jpg


100615cl2randoc-17.jpg


Rắn biển


Nọc độc của loài rắn biển rất kinh khủng. Những con rắn này bơi lượn trong nước ấm ở Nam Thái Bình DươngẤn Độ Dương. Có khoảng tám mươi loài rắn biển, nhưng chưa có con rắn biển nào cắn người cả vì chúng mang răng nanh rất nhỏ và nằm sâu trong miệng.


e86100615cl2randoc-21.jpg



Rắn vipe ở Trung Đông, Australia và New Guinea


Rắn vipe là loài rắn lớn, vì kích thước lớn và răng nanh vĩ đại nên nó có thể phun một lượng nọc rất lớn mỗi lần cắn. Con rắn này đã gây nhiều tử vong cho người.


100615cl2randoc-33.jpg


100615cl2randoc-32.jpg


100615cl2randoc-31.jpg


100615cl2randoc-30.jpg



100615cl2randoc-25.jpg


100615cl2randoc-24.jpg


100615cl2randoc-23.jpg


100615cl2randoc-22.jpg




Rắn lục đuôi đỏ


Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục là một trong các loài rắn có nọc độc mà mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.


100615cl2randoc-29.jpg


100615cl2randoc-28.jpg


100615cl2randoc-27.jpg


100615cl2randoc-26.jpg



Rắn Fierce ở Australia

Rắn Fierce là loài rắn có chiều dài từ 1,8m đến 2,5m, đây là một trong những loài rắn có nọc cực độc, nọc độc của nó nhanh chóng được tiêm vào con mồi và khiến con mồi bị tê liệt.



100615cl2randoc-8.jpg


100615cl2randoc-7.jpg


100615cl2randoc-6.jpg



Rắn nâu Australia

Rắn nâu là một loài rắn có nọc siêu độc sống nhiều ở bờ biển nước Australia, chúng ăn ếch nhái, thằn lằn, chim và thậm chí là cả... rắn. Vào này 13 tháng 1 năm 2007 bạn trai 16 tuổi tại Sydney, Australia đã bị chết bởi nọc độc của loài rắn này.



100615cl2randoc-11.jpg


100615cl2randoc-10.jpg


100615cl2randoc-9.jpg

 
K

kuckutkute

~ Khi bị rắn độc cắn thì lấy băng buộc chặt vào phía trên vết thương (phía máu chảy về tim ) cách vết thương khoảng 5 hay 10 cm gì đấy , sau đó dùng tay kgsajfsxfs quanh vết thương ngược hướng máu chảy về tim, đồng thời nặn hết máu có độc ra 8-| Rồi bước cuối là phé đến bệnh viện gần nhất để được sơ cứu hay cấp cứu trước khi ngừng thở
~Học trên film cả đấy 8-} ~

Các bác cho em hỏi 8-}
:-SS Tại sao :-SS
từ khỉ lại thành người được ạ :D

^:)^ ứ nghĩ ra cái gì hỏi các bác nữa :-SS
@ Cụt : chết chưa ;;) Chết chưa để em ra hôn cái cho tỉnh nào ;;)
 
Top Bottom