Topic Đố Vui Sinh Học ver.2

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 183
  • Views 36,875

C

canhcutndk16a.


:-SS Tại sao :-SS
từ khỉ lại thành người được ạ :D

@ Cụt : chết chưa ;;) Chết chưa để em ra hôn cái cho tỉnh nào ;;)
Khoong phải là khỉ, mà là vượn :))Bộ NST lưỡng bội:
vượn: 2n=48
người: 2n=46
2 cặp NST của vượn sáp nhập vào 2 cặp NST khác ------> 2n=48 (vượn) thnàh 2n=46 (người)
:)) giải thích thế thôi
@ kuckut: ( nghe giống kúc ku 8-}) uh, kiss chị 1 phát xem nào ;;)
 
L

lananh_vy_vp

Làm như kiếm câu hỏi dễ lắm ý :-S
Kì tiếp:
1.Mắt thú ăn thịt và mắt thú ăn cỏ có gì khác nhau?
2.Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực (câu này giành riêng cho bé cc nhá;)))
3.Vì sao khi đi bộ 2 vai lại lắc?
4.Vì sao cá ươn lại gây ngộ độc?
5.Cây gì đây?
flytrap.JPG
 
C

canhcutndk16a.

Làm như kiếm câu hỏi dễ lắm ý :-S
Kì tiếp:
1.Mắt thú ăn thịt và mắt thú ăn cỏ có gì khác nhau?
2.Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực (câu này giành riêng cho bé cc nhá;)))
3.Vì sao khi đi bộ 2 vai lại lắc?
4.Vì sao cá ươn lại gây ngộ độc?
5.Cây gì đây?
flytrap.JPG
1/Mắt thú ăn thịt: nằm phái trước phần măt
-Mắt thú ăn cỏ: nằm ở 2 bên ( đề hỏi gì trả lời nấy ;)))

2/Vì em chỉ thích sống ở đấy :-"

3/Do ảnh hưởng của tư thế đi của động vật tứ chi còn lưu lại.
-->Tác dụng : chủ yếu là giữ cân bằng và hài hòa cho tư thế đi đường.

4/ Do cá ươn sản sinh độc tố:
Khi cá chết, hệ thống miễn dịch bị suy yếu và vi khuẩn được tự do sinh sôi phát triển. Trong quá trình bị phân hủy sẽ tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin. Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng lên theo và tích lũy trong thịt hải sản. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây độc dù đã được nấu chín.
 
H

huck

1.Với các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, mắt của chúng đều nằm phía trước phần mặt, còn vị trí mắt của các loài thú ăn cỏ như trâu, ngựa, dê… lại ở hai bên.;))
2.cái này mà trả lời thì ngại lắm;))
3.Chỉ cần ta bước đi, hai vai sẽ lắc rất tự nhiên. Nói chung, sự chuyển động này không mất sức. Sau khi đi bộ một quãng đường dài, hai chân đã đau mỏi, bắp chân đã kiệt sức, nhưng hai vai vẫn lắc đi lắc lại một cách nhẹ nhàng. Động tác này là do kết quả của cơ hai cánh tay được co lại một cách có nhịp điệu.

Khi đi đường, vì sao hai tay đưa đi đưa lại? Ban đầu có người cho rằng điều này có thể giảm thấp tiêu hao năng lượng khi đi bộ. Nhưng kết quả đo đạc đã chứng tỏ, việc hai cánh tay đưa đi đưa lại hay không thường không ảnh hưởng đến năng lượng tiêu hao. Cũng có người cho rằng động tác trên có thể hiệu chỉnh vị trí của phần đầu. Vì khi đi bộ, đầu luôn hướng về phía trước; nhưng cùng với hai chân thay nhau bước, phần mông sẽ chuyển động, sự chuyển động này thông qua vai truyền đến đầu, khiến cho đầu khi đi bộ chuyển động sangtrái sang phải.

Tay và chân thay nhau lắc sẽ khiến cho chuyển động của đầu được triệt tiêu. Nhưng các nhà khoa học qua đo đạc chính xác đã phát hiện thấy, khi đi bộ, mặc dù hai cánh tay không lắc, góc độ chuyển động của cánh tay cũng chỉ khoảng 9 độ; đến phần vai, góc chuyển động còn nhỏ hơn, cuối cùng phần đầu chỉ chuyển động sang trái, sang phải không quá 2 độ, cho nên không ảnh hưởng đến mặt hướng về phía trước. Đương nhiên, lý do này cũng không đứng vững.


Có một số nhà khoa học đã liên tưởng đến việc con người là động vật tiến hóa từ loài vượn 4 chi mà ra. Động vật 4 chi khi đi bộ thì các chi trước và chi sau bước đi rất có quy luật. Con người khi bắt đầu đứng thẳng để đi thì hai chi trước của động vật 4 chi biến thành hai tay. Có người đã làm thí nghiệm: khi người đi đường bó chặt hai tay lại, kết quả cơ bắp của cánh tay vẫn co bóp có quy luật như cũ. Qua đó, có thể thấy việc hai tay lắc lư khi đi bộ là ảnh hưởng của tư thế đi của động vật tứ chi còn lưu lại. Tác dụng của nó chủ yếu là giữ cân bằng và hài hòa cho tư thế đi đường.

4.Cá ươn sản sinh độc tố

Ở thịt của cá sống khỏe mạnh hoặc cá vừa đánh bắt thì không có vi khuẩn. Khi cá chết, hệ thống miễn dịch bị suy yếu và vi khuẩn được tự do sinh sôi phát triển. Trong quá trình bị phân hủy sẽ tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin. Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng lên theo và tích lũy trong thịt hải sản. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây độc dù đã được nấu chín.

Ngộ độc dạng này sẽ dẫn đến tình trạng ói mửa, nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, đau đầu… Ngộ độc histamin thường thấy khi ăn phải các loại cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích… đã bị ươn hoặc bị ướp các loại hóa chất không an toàn.

Chất độc từ môi trường ô nhiễm

Khi môi trường ô nhiễm, hải sản cũng có thể nhiễm kim loại nặng như asen, thủy ngân, gây ngộ độc. Các chất này thường lắng đọng ở lớp bùn nên các loài sống ở tầng đáy như ngao, sò, ốc, hến… rất dễ bị nhiễm độc. Các loài cá to cũng thường bị nhiễm độc thủy ngân và các kim loại nặng cao do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình… do hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn. Các triệu chứng khi ăn hải sản có độc tố thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy…
5.cây nắp ấm:x
ps:sr c;))e lắm lời:))
 
H

hongnhung.97

Cây 5 là cây ăn thịt còn tên thì em không chắc :-S. Hình như là cây ăn ruồi hay sao ý ah :-S
 
L

lananh_vy_vp

Cùng trở lại với topic đố vui sinh học,thảo luận về 1 số câu đố sau nhé:D

Câu 1:
Có 3 cốc miệng rộng đựng 3 con ếch, 1 cốc đổ nước đến ngang người ếch, cốc kia cũng như vậy nhưng lộn ngược đầu ếch lên, cốc còn lại không đổ nước.Trường hợp nào sẽ làm cho ếch chết?Giải thích?

Câu 2:
Có 2 bình nước chứa 1 số hạt nảy mầm, 1 bình cho thêm phân NPK.Bình nào hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn?Giải thích?

Câu 3:
Tại sao lại có hiện tượng ngáp ngủ?

Câu 4:
Làm cách nào để cắm hoa được tươi lâu?
 
H

hongnhung.97

Câu 1:
Có 3 cốc miệng rộng đựng 3 con ếch, 1 cốc đổ nước đến ngang người ếch, cốc kia cũng như vậy nhưng lộn ngược đầu ếch lên, cốc còn lại không đổ nước.Trường hợp nào sẽ làm cho ếch chết?Giải thích?
- Cốc không đổ nước: chủ yếu hô hấp bằng da nên khi tiếp xúc vs mt khô lâu sẽ ảnh hưởng đến hộ hấp ~> thiếu oxi ~> chết

Câu 2:
Có 2 bình nước chứa 1 số hạt nảy mầm, 1 bình cho thêm phân NPK.Bình nào hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn?Giải thích?
- Bình cho thêm phân NPK nhanh hơn vì hạt dc kích thích

Câu 3:
Tại sao lại có hiện tượng ngáp ngủ?
Do thiếu oxi lên não hoặc do oxi lên não không đủ để các cơ quan thần kinh hoạt động ~ do đang trong trạng thái thiếu nghỉ ngơi [có thể do hoạt động căng thẳng].

Câu 4:
Làm cách nào để cắm hoa được tươi lâu?
Cho đường vào nước trong bình hoa.

P.s Em lụi ah :p.
 
L

lananh_vy_vp

Đáp án 2 câu này:D
Câu 2:
Cốc nước bình thường hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn.Cốc chứa phân NPK sẽ làm tăng ASTT dung dịch, hạt khó lấy nước.
Câu 4:
Khi cắt hoa cắm vào lọ nên cắt ngầm dưới nước, giúp tránh tạo bọt khí cản trở cột nước liên tục ở thân lên nuôi hoa.

Bất cứ ai cũng có thể đưa câu hỏi hay những gì mình thắc mắc để thảo luận nha.
Chẳng hạn như sao khi mình ngáp người khác lại dễ bị ngáp theo?hay khi hắt hơi lại nhắm mắt?
 
C

canhcutndk16a.

Chẳng hạn như sao khi mình ngáp người khác lại dễ bị ngáp theo?

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà tâm lý học cũng phát hiện thêm một điều khá lạ lùng, các đối tượng là bệnh nhân tâm thần thường không bị tác động bởi cơn ngáp. Họ dường như miễn dịch với các kiểu ngáp, cho đù đã bị tác động bằng hình ảnh, âm thanh hay cả hai thứ gộp lại.

Ông Ronald Baenninger, một chuyên gia nghiên cứu về... ngáp, thuộc ĐH Temple, Mỹ, cho rằng:
việc nhìn thấy, nghe thấy những cái ngáp đã gây cho não một phản xạ nào đó, khiến cho chúng ta có xu hướng bắt chước một cách vô thức. Những người có sự đồng cảm với đồng loại đã sẵn có những ý thức về sự chia sẻ sẽ dễ dàng bị tác động hơn.
Tuy nhiên, một kết luận hoàn toàn sáng tỏ và chính xác về cơ chế của chứng ngáp dễ lây lan này thì vẫn chưa được công bố rõ ràng.
 
L

lananh_vy_vp

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những chú cá hề có thể tung tăng bơi trong đám hải quỳ mà không bị thương bởi những gai độc của chúng?Bạn có biết điểm đặc biệt về giới tính của cá hề không?:-?
Và bạn có biết trong họ cá mập loài nào có kích thước bé nhất? :D
 
H

hongnhung.97

* Cá hề:
- Những chú cá hề có thể tung tăng bơi trong đám hải quỳ mà không bị thương bởi những gai độc của chúng vì:
+ Hải quỳ nhận ra "mối nguy hại" nhờ tiếp xúc vs protein của sinh vật đó. Nhưng bao quanh cá hề lại là lớp nhày cấu tạo từ đường ~> hải quỳ không thể nhận ra.
+ Thời gian cộng sinh dài [có thể nói là quá trình đồng tiến hóa] ~> có những đặc tính thích ứng.
- Điểm đặc biệt về giới tính của cá hề: lưỡng tính [Sinh ra là đực ~> cái ~ sinh sản]
* Cá mập: Loài có kích thước nhỏ nhất_Euprotomicrus bispinatus_22cm [Con search google]
 
C

colennao94

cho mình hỏi chút nha:
Tại so khi người ta hắt xì.tốc độ nước bọt bắn ra với vận tốc khủng đến thế:khi (2)::khi (2):
 
T

typn.

Rep.

cho mình hỏi chút nha:
Tại so khi người ta hắt xì.tốc độ nước bọt bắn ra với vận tốc khủng đến thế:khi (2)::khi (2):

Đã thử hắt hơi cơ số lần và đã (tự) rút ra vài kết luận (không có cơ sở nào vững chắc ngoài cơ sở "thực tế cuộc sống" 8-} )
Có lẽ hiện tượng "nước bọt bắn ra ngàn năm không hết" khi hắt hơi là hệ quả của một loạt các vận động mạnh của cơ không báo trước. Khi người ta hắt hơi thì một lượng khí khá lớn được "tống" ra theo đường miệng với mũi ( mà miệng chắc nhiều hơn; lúc hắt hơi người ta nheo mũi nên chắc chỉ có một số ít khí được ra đi từ đường này thôi :)) ), lượng khí này đã tạo áp lực đẩy nước bọt từ khoang miệng ra ngoài ( kèm với hành động hỗ trợ của cái miệng mở sẵn + sự co dãn đột ngột của lưỡi và một số cơ khác).

Có lẽ vậy :( Thử thì thấy thế thôi :)) Khoảng 40000 "hạt nước" bọt bắn ra ngoài mỗi lần mở miệng nheo mũi như vậy :( Sớt gồ thì chưa thấy thông tin đáng tham khảo nào cả.
Nếu phản sinh học quá thì đừng ai ném dép. Vốn tớ cũng nghĩ đây thiên về vật lý học nhiều hơn =)) [thẹn]
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp nha:D
1.Vì sao mây có nhiều màu?
2.Vì sao vịt không sợ nước mùa đông?
3.Bạn biết gì về loài vật này?;;)
20111028163909_5.jpg
 
N

ngobin3

1. Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Những lúc bầu trời âm u, phạm vi phân bố của mây rất rộng, hầu như che phủ cả bầu trời nên ánh sáng mặt trời khó có thể xuyên qua được, vì thế mây có màu xám tối. Còn những lúc trời nắng ráo hay nhiều mây, lượng mây trên bầu trời rất ít, được mặt trời chiếu sáng, nên hầu hết những đám mây này đều có màu trắng. Vào mùa hè, trước khi những cơn mưa rào ập đến, mây dông được hình thành trong một phạm vi lớn, loại mây này thường là mây đen, vì chúng rất dày nên ánh sáng mặt trời hầu như không thể xuyên qua được.
Sở dĩ những đám mây vào buổi bình minh và hoàng hôn luôn có màu đỏ là do khi mặt trời sắp mọc hay sắp lặn, ánh nắng mặt trời đều chiếu xiên, nó phải xuyên qua tầng khí quyển rất dày, nên chỉ có ánh sáng đỏ hay cam mới có bước sóng đủ mạnh để chiếu lên các đám mây, khiến chúng bị nhuộm thành một màu cam đỏ rất đẹp.

2. Đông đến, nước lạnh buốt, thậm chí đóng băng. Thò chân xuống là rụt lên ngay như phải bỏng, nếu ngâm lâu, nó tím tái như màu cà. Thế mà đàn vịt vẫn ung dung ngang dọc trên hồ. Chúng có thủ thuật gì mà tài vậy?
Quanh năm, quá nửa thời gian vịt sống trong nước. Vì lâu ngày tồn tại trong môi trường này nên cơ thể vịt đã tiến hoá nhiều điểm để thích nghi, như có nhiều mỡ trong cơ thể và chung quanh các nội tạng, phao câu có một đôi tuyến mỡ rất phát triển, bên ngoài cơ thể phủ một lớp lông vũ dày, khó thấm nước.
Khi từ nước đi lên bờ, vịt quay đầu về phía đuôi rỉa lên tuyến mỡ ở phao câu, rồi rỉa lên lông, khắp cơ thể, chải sửa các lông tơ bị ướt, rũ hết nước trên lông, rồi bôi lên đó một lớp mỡ, làm cho lông không bị thấm nước.
Về mùa đông, nhiệt độ không khí ngoài phòng nhìn chung thấp hơn nhiệt độ nước hồ một chút, hơn nữa vịt hoạt động bơi lội liên tục, nhờ vậy thân nhiệt tăng lên, cũng có tác dụng chống rét. Đồng thời, năng lượng mà cơ thể vịt toả ra, được lớp lông khá dày bao bọc, có khả năng chống mất nhiệt. Vì vậy vịt không sợ rét.
Thân nhiệt bình thường của vịt là trên dưới 42 độ C. Bản thân vịt cũng có khả năng điều tiết thân nhiệt. Mức độ trao đổi chất của vịt tương đối cao. Thêm vào đó, ở các loài chim sống trong nước (vịt, hoặc chim) điểm đông đặc của tuỷ trong xương sống chân, xương cổ chân, xương bàn chân rất thấp, vì vậy vịt đứng lâu trong nước đóng băng dịch thể trong chân vẫn lưu thông, bàn chân không bị cóng.

3.
20111028163909_5.jpg

Hãng tin ABC ngày 6/1 đưa tin một nhà khoa học Australia đã phát hiện một loài ếch khác thường ở miền Nam Việt Nam và đặt tên là ếch bay ma cà rồng (vampire flying frog.)
Loài ếch này có đặc điểm nổi bật là sử dụng các ngón chân có màng để bay lượn giữa các ngọn cây. Tuy nhiên, sở dĩ loài ếch này được gọi là ếch bay ma cà rồng do những con nòng nọc của chúng có những chiếc răng nanh màu đen rất lạ.
Tiến sĩ Jodi Rowley, hiện công tác tại Viện bảo tàng Australia, là người đã phát hiện ra loài ếch này. Ông cho biết đây là lần đầu tiên phát hiện nòng nọc có răng nanh.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao những con nòng nọc này lại có răng, nhưng cho rằng việc này có thể liên quan đến nguồn thức ăn của chúng.
Tiến sĩ Rowley cho biết, những con ếch này sinh sản ở những vũng nước rất nhỏ trên những cái hốc của thân cây, nên có thể chúng ăn loại mồi nào đó rất lạ trên đó.
 
Top Bottom