Topic Đố Vui Sinh Học ver.2

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 183
  • Views 36,106

L

lananh_vy_vp

1.Cây ra hoa khi :
Đến độ tuổi xác định
Một số loài cây thì ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp-->xuân hoá.
Khi có quang chu kì thích hợp..
4.Nhìn trông giống con ong hơn
:-?
 
T

tanpopo_98

Nếu không phải kiến với rệp thì là con ong với con rệp :-S . Vì con rệp gây hại cho cây trồng --- đây là một loài ong (hình như là loại thiên địch - tên gì thì nhóc không biết) - đang đẻ trứng vào người con rệp ~~~ khi trứng nở ra thành con ong thì nó sẽ ăn dần dần con rệp ~~~ loài rệp sẽ bị hạn chế ~~~ có thể là toàn bộ. :D Giúp cây trồng không bị lũ rệp hại nữa :D
____________Nhóc đoán thế ________________
 
I

ilovemyfriendforever

Cây ra hoa khi:

Số lượng hoocmon đủ.có hoocmon ra hoa(Ilorigen).
Cây đủ tuổi(ở cây 1 năm thì cây ra hoa khi đủ số lá thích hợp).
Quang chu kỳ thích hợp.
Có phitôcrom.

@:Tớ học chán Sinh lắm,sai đừng “chém” nhá.
 
C

camnhungle19


1, Cây ra hoa trong điều kiện: đủ tuổi, nhiệt độ, ánh sáng, quang chu kì thích hợp. Đồng thời phải có đủ hoocmon ra hoa do cây tiết ra. ;)
4,;;) Một con ong đang đẻ trứng vào cơ thể rầy mềm. Khi trứng nở, ong non ăn thịt rầy từ bên trong rồi thoát ra ngoài.
____________

Tiếp này :D

1, Trong sản xuất, ứng dụng quang chu kì, người ta tăng năng suất cây mía bằng cách nào?
2, Ở lưỡng cư, nòng nọc muốn biến thành ếch phải nhờ có hoomon tiroxin ở tuyến giáp của chúng tiết ra. Nếu ta thêm một lượng hoocmon vào nước chứa nòng nọc thì hiện tượng gì xảy ra. Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì có hiện tượng gì ??
3, Các dữ kiện sau nói về gì ??? ;;) <có 6 chữ cái>
A. Nhân tố di truyền.
B. ....
C. ....
(còn 2 gợi ý nữa ;)), hãy đoán trước từ gợi ý thứ nhất nhé )
4, Con gì đây?? ;;)

400.jpg
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp này :D

1, Trong sản xuất, ứng dụng quang chu kì, người ta tăng năng suất cây mía bằng cách nào?
2, Ở lưỡng cư, nòng nọc muốn biến thành ếch phải nhờ có hoomon tiroxin ở tuyến giáp của chúng tiết ra. Nếu ta thêm một lượng hoocmon vào nước chứa nòng nọc thì hiện tượng gì xảy ra. Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì có hiện tượng gì ??

1.Hình như là thắp đèn hay bắn pháo sáng ở cánh đồng mía vào mùa đông để ngăn mía ko ra hoa.(cho thân nó to thì phải@@)
2.
-Thêm vào nước thì nòng nọc biến thành ếch thôi:D (ếch con bé xíu đáng iu:x)
-Cắt bỏ tuyến giáp thì nó ko thành ếch đc ha:-?
 
A

azuredragonzx

Cắt bỏ tuyến giáp thì nòng nọc vẫn lớn nhưng ko biến thái để trở thành ếch :))
 
C

camnhungle19

1.Hình như là thắp đèn hay bắn pháo sáng ở cánh đồng mía vào mùa đông để ngăn mía ko ra hoa.(cho thân nó to thì phải@@)
2.
-Thêm vào nước thì nòng nọc biến thành ếch thôi:D (ếch con bé xíu đáng iu:x)
-Cắt bỏ tuyến giáp thì nó ko thành ếch đc ha:-?

1,2 uhm đúng rồi ;)

Cắt bỏ tuyến giáp thì nòng nọc vẫn lớn nhưng ko biến thái để trở thành ếch :))
uh, ko trở thành ếch :p

*****
3, Các dữ kiện sau nói về gì ??? ;;) <có 6 chữ cái>
A. Nhân tố di truyền.
B. Phân li độc lập
C. ....

Đã có gợi ý thứ 2 ;;)
 
L

linh030294

(*) Tiếp nhé :)

Câu 4. (1.5 điểm)
a. Vì sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)?
b. Tại sao ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao (chim, thú) có vòng tuần hoàn kép?
c. Giải thích tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng bị ngạt thở?
Câu 5. (1.0 điểm)
Nhân tố nào là nguyên nhân chính gây ra ung thư ? Vì sao khi vắng mặt protein RB lại thúc đẩy phát triển ung thư?
Câu 6. (1.0 điểm)
Trình bày cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp.
 
C

camnhungle19

ông Men đen ( 6 chữ :-?)
----------------------------------------------------
uh, đúng rồi canhcut à ;)

(*) Tiếp nhé :)
b. Tại sao ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao (chim, thú) có vòng tuần hoàn kép?
c. Giải thích tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng bị ngạt thở?
câu 6. (1.0 điểm)
Trình bày cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp.


4b, Vì cá thở bằng mang nên oxi trực tiếp vào máu, cacbonat trực tiếp được đưa ra ngoài => tĩnh mạch không tham gia nhiều vào tuần hoàn máu cho nên chỉ có một vòng tuần hoàn còn ĐV xương sống bậc cao thở bằng phổi nên cần thêm 1 hệ tuần hoàn nhỏ để nhận oxi vào máu, tĩnh mạch được xem là bộ phận quan trọng và vận hành cùng với động mạch.

6,
- Diên tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng
- Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuyếch tán vào và ra được dễ dàng
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp khí CO2 khuyếch tán vào bên trong lá đến lục lạp
- Các tế bào diệp lục phân bố chủ yếu ở mô giậu và mô xốp.
+ Trong đó tập trung nhiều hơn ở mô giậu, mô giậu nằm ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá.
-> Điều đó giúp diệp lục hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá
Ngoài sự xắp xếp của các tế bào diệp lục, thì các đặc điểm cấu tạo giải phẩu bên trong thích nghi như thế nào với chức năng quang hợp?
- Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ các tia sáng chiếu lên mặt trên lá.
- Hệ gân lá phát triển đến tận tế bào nhu mô của lá chứa các mạch gỗ (là con đường cung cấp nước và muối khoáng cho quang hợp) và mạch rây (là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá)
-Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.
 
H

hongnhung.97

(*) Tiếp nhé :)

Câu 4. (1.5 điểm)
a. Vì sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)?
b. Tại sao ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao (chim, thú) có vòng tuần hoàn kép?
c. Giải thích tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng bị ngạt thở?
Câu 5. (1.0 điểm)
Nhân tố nào là nguyên nhân chính gây ra ung thư ? Vì sao khi vắng mặt protein RB lại thúc đẩy phát triển ung thư?
Câu 6. (1.0 điểm)
Trình bày cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp.

Câu 4:
a. Được điều hòa bởi hệ nội tiết
b. Vì cá có đệm đỡ từ mt xung quanh và vì cá thở = mang còn các đv bậc cao [theo anh] thì thở = phổi
c. Vì than = cacbonic

Câu 5: Sư sai hỏng của ADN. Vì protein RB có sự photphorin

Câu 6:
- Có cỗ máy lục lạp chứa diệp lục: chất xúc tác trong quá trỉnh quang hợp [tập trung nhiều ở mặt trên của lá]
- Gân lá: vận chuyển
- Phiến lá: mỏng nên khí dễ dàng ra vào
- Diện tích bề mặt: hấp thụ ánh sáng
- Thân: nước từ rễ
- Khí khổng: trao đổi khí [giống 1 lá phổi, khuếch tán..]
- ...

P.s Câu 5 nhờ google giúp ah :">
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp nhá:
1.Loài động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là loài nào?
2.Các nhà du hành vũ trụ lấy gì để ăn trong các cuộc thám hiểm vũ trụ?
3.Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa ngủ đông của gấu và ngủ đông của ếch?
4.Ngoài thoát hơi nước qua cutin và khí khổng, cây còn thoát hơi nước qua đâu nữa không?
5.Đây là loài vật nào?loài động vật này có gì đặc biệt?;;)
picture.php
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Tiếp nhá:
1.Loài động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là loài nào?
2.Các nhà du hành vũ trụ lấy gì để ăn trong các cuộc thám hiểm vũ trụ?
3.Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa ngủ đông của gấu và ngủ đông của ếch?
4.Ngoài thoát hơi nước qua cutin và khí khổng, cây còn thoát hơi nước qua đâu nữa không?
5.Đây là loài vật nào?loài động vật này có gì đặc biệt?;;)
picture.php


Câu 1: Tiltaalik

Câu 3: Ếch ngủ đông là do sự thay đổi môi trường, cụ thể là thay đổi về nhiệt độ chứ không phải là ngủ đông theo chu kỳ mùa. Ếch ngủ đông, mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sẽ được hạ xuống mức thấp nhất, nhiệt độ cơ thể không chênh lệch với nhiệt độ môi trường là mấy, chúng không ăn uống gì trong suốt quá trình ngủ đông. Đến khi nào nhiệt độ ấm trở lại, chúng mới trở về trạng thái bình thường

Gấu ngủ đông là do sự hạn chế về nguồn thức ăn trong mùa đông. Chúng là loài động vật ngủ đông theo chu kỳ mùa. Khi ngủ đông, nhiệt độ cảu chúng vẫn không hạ xuống quá thấp. Trong khi ngủ đông, gấu vẫn có thở gian tỉnh lại rùi lại tiếp tục ngủ vùi

Câu 4: Có, qua bì khổng
 
C

cauti1112

Câu 1 : Là một con vật được gọi là một eurypterid....
.......................................................................................................
 
L

lananh_vy_vp

câu 1 sai rùi:D
gợi ý câu 5 nhá:đây là 1 loài cá đc gọi là sinh vật xấu xí nhất trên trái đất, sống ở dưới đáy bùn Đại Tây Dương và biển Nam cực^^
 
Q

quocoanh12345

eurypterid_1.jpg

biển bọ cạp
Bọ cạp biển, hoặc eurypterids, động vật chân đốt lớn nhất thế giới đã từng nhìn thấy và có thể phát triển dài đến 2,5 mét. Họ đã có một cặp kìm, và ở một số loài này cũng có thể trở thành rất lớn. Biển bọ cạp là động vật ăn thịt có được trong thời kỳ hoàng kim của họ trong người Silurian và kỷ Devon, mặc dù họ sống sót vào Permian. Tên con bọ cạp biển là một cái gì đó của cái tên nhầm lẫn, như họ đã sống ở nước ngọt và có thể có mạo hiểm trên đất bây giờ và sau đó. Họ có liên quan đến bọ cạp, cua móng ngựa và nhện.
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp nhá:
1.Loài động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là loài nào?
2.Các nhà du hành vũ trụ lấy gì để ăn trong các cuộc thám hiểm vũ trụ?
3.Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa ngủ đông của gấu và ngủ đông của ếch?
4.Ngoài thoát hơi nước qua cutin và khí khổng, cây còn thoát hơi nước qua đâu nữa không?
5.Đây là loài vật nào?loài động vật này có gì đặc biệt?;;)
picture.php

có lẽ câu hỏi kì này hơi khó, mình công bố đáp án luôn vậy:p
1.loài nhện
2. loại tảo đơn bào Clorella
3,Như girlbuon trả lời
4.Còn thoát qua bì khổng, thuỷ khổng, một số bộ phận tiết của cây.
5.Loài cá biển anglerfish.Chúng có kiểu sinh sản rất kì quặc:
Thay vì tìm kiếm một cô nàng nào đó trong biển sâu mênh mông, con đực của loài cá anglerfish biến thành một gã ký sinh vĩnh viễn. Khi còn nhỏ, nó bơi tự do, và bám chặt vào bất cứ con cái nào đi qua, rồi dần dần hoà cơ thể mình vào con cái.
Với bộ răng sắc nhọn, con anglerfish đực bám chặt vào cô nàng bất kỳ bơi qua. Theo thời gian, nó hợp nhất cơ thể mình vào con cái, nối vào da cũng như mạch máu của cô nàng và tiêu biến mắt cũng như toàn bộ nội quan, chỉ trừ các tinh hoàn. Một con cái có thể mang theo mình đến 6 anh chàng như vậy, hoặc nhiều hơn.

Kì tiếp:
1.Ai là người đã khám phá ra quy luật truyền máu?
2.Có phải nam thông minh hơn nữ?
3.Bệnh đậu mùa đã được chữa bởi ai?
4.Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
5.Con gì đây?
1.jpg
 
K

kuckutkute

có lẽ câu hỏi kì này hơi khó, mình công bố đáp án luôn vậy:p
1.loài nhện
2. loại tảo đơn bào Clorella
3,Như girlbuon trả lời
4.Còn thoát qua bì khổng, thuỷ khổng, một số bộ phận tiết của cây.
5.Loài cá biển anglerfish.Chúng có kiểu sinh sản rất kì quặc:
Thay vì tìm kiếm một cô nàng nào đó trong biển sâu mênh mông, con đực của loài cá anglerfish biến thành một gã ký sinh vĩnh viễn. Khi còn nhỏ, nó bơi tự do, và bám chặt vào bất cứ con cái nào đi qua, rồi dần dần hoà cơ thể mình vào con cái.
Với bộ răng sắc nhọn, con anglerfish đực bám chặt vào cô nàng bất kỳ bơi qua. Theo thời gian, nó hợp nhất cơ thể mình vào con cái, nối vào da cũng như mạch máu của cô nàng và tiêu biến mắt cũng như toàn bộ nội quan, chỉ trừ các tinh hoàn. Một con cái có thể mang theo mình đến 6 anh chàng như vậy, hoặc nhiều hơn.

Kì tiếp:
1.Ai là người đã khám phá ra quy luật truyền máu?
2.Có phải nam thông minh hơn nữ?
3.Bệnh đậu mùa đã được chữa bởi ai?
4.Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
5.Con gì đây?
1.jpg






lananh_vp said:
loại tảo đơn bào Clorella


Tên chính xác của nó là Chlorella thì phải ạ :">

lanhanhvp said:
1.Ai là người đã khám phá ra quy luật truyền máu?


Karl Landsteiner


Em biết mỗi thế thôi =))
 
Top Bottom