Quán văn học

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Khi nói đến văn chương, người ta thường nghĩ đến những gì lãng mạn, có vẻ như thơ thẩn nhất (có thế :D^^).

Phần lớn các bạn theo các ban tự nhiên đều coi Văn như một môn học buộc-phải-học, học theo nghĩ vụ, tự cho rằng: "Mình KHÔNG THỂ và KHÔNG MUỐN học văn"

Nói thế đâu có nghĩa những người học chuyên Văn hiện nay biết yêu thực sự cái hồn của văn học

Bạn thì sao?

M.Gorkin có nói rằng: "Văn học là nhân học"

Học văn chính là học cách làm người, hay nói cách khác là học cách đối nhân xử thế, học kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống.
Và trong xã hội hiện nay, bạn có nghĩ điều này là cần thiết?

Câu hỏi tu từ đó chắc cũng chả cần ai trả lời . Mình nghĩ ai cũng biết rõ điều đó, nhưng việc biến mục tiêu trở thành nỗ lực để cố gắng là cả một vấn đề :)

Có thể bạn học rất giỏi các môn tự nhiên, thậm chí là người cực kì xuất sắc
Nhưng xã hội đâu chỉ chấp nhận những kẻ chỉ biết làm việc và làm việc.
Không biết cách thể hiện thì liệu ý kiến của bạn có được mọi người tiếp thu, năng lực của bạn có được xã hội thừa nhận

Vân vân và vân vân

Mình là người THỰC DỤNG (cái này thì chắc chắn).
Nhưng ở mọt mức độ nào đó. Những cái mình nói ở trên không phải lí do để doigiaythuytinh thích-viết văn.

Mình chỉ hy vọng rằng những ý kiến đó giúp VĂN HỌC có thể thay đổi vị trí của mình trong mắt các bạn


Àk còn về topic này :)..
Chúng mình có thể trao đổi tất cả những gì thuộc
phạm trù VĂN HỌC ở đây

Đó có thể là thắc mắc về một tác phẩm, một nhân vật trong chương trình phổ thông hay một những tác phẩm nổi tiếng khác

"Quán văn học" không chỉ giành cho những người yêu văn
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh


Hiện nay, trên các phương tiên thông tin, có rất nhiều tác phẩm được gọi là :DÀNH CHO TUỔI MỚI LƠN

Đa số những tác phẩm này đều nói về "tình yêu tuổi học trò" và tất tần tật những gì dính líu đến nó; và tất nhiên do phù hợp với tâm lí của tuổi mới lớn chúng mình nên những truyện ngắn (phần lớn) đó được đón nhận khá là nhiệt tình

Bạn có nghĩ đó là một hình thức thị trường hoá văn học :)
 
C

congchuatuyet_lc

Em nghĩ là có...:D
vì khi tác phẩm này ra đời nó sẽ gần gũi vs học sinh hơn là những tác phẩm văn học trong nhà trường.
Những tác phẩm văn học trong chương trình đôi khi khiến các bạn cảm thấy nhàm chán vì phải học và phân tích nhiều.
Nhưng vs tác phẩm kiểu "tình yêu tuổi teen" thì đc bạn đọc đón nhận vs trào lưu rộng lớn,theo sở thích từ đó
hình thành quan điểm về tình yêu đẹp và nếu nói rộng hơn,xa hơn là hiểu thêm về cách viết văn và khiến các bạn có cách nhìn khác về văn học và cách phân tích ấy chứ :)
 
D

doigiaythuytinh

Chị thì không nghĩ như thế

Hầu hết các truyện ngắn đó chỉ có tính cuốn hút nhờ nội dung phù hợp với những cái RUNG của nhiều bạn mà thôi :)

Đã nói là một tác phẩm văn học thì nó phải đảm bảo về nội dung lẫn nghệ thuật. Về nội dung thì...
Ầy. Nói thật là chị cũng rất hay đọc (nếu ko nói là chưa bỏ sót tí teo nào :))). Vừa đọc mấy câu đẫu đã biết được kết cục cuối cùng
Còn nghệ thuật thì...chả biết nó trốn mô :))

Tóm lại là NHẠT NHẼO :)
 
C

congchuatuyet_lc

Hì.....
em cũng rất hay đọc những truyện đó....những truyện của tác giả "nổi" ý
cũng thỉnh thoảng đọc một số truyện trong zing....
nội dung thì đc mà chj < theo em là thế > vì ở những câu chuyện: vd như là chuyện Biệt Thự Hoàng Tử (trong zing) truyện của nhà văn TQ trẻ < em quên tên oy > hay một số truyện trong zing như truyện Thằng bạn hàng xóm,truyện Phải chi anh k0 là thiên thần....em phải nói đó là những truyện có sức hút rất cao.
Bên cạnh những truyện có giá trị nhân văn là đề cao tình yêu đẹp thì có một số truyện k0 đc hay cho lắm,em cũng nghĩ như chj,một số truyện chỉ đọc vài câu đầu đã biết ngay đoạn kết ví dụ như truyện có tuyến nhân vật là Wangzi,guigui...thường có cách viết tương tự như nhau...
song một số truyện giá trị về nội dung như em kể trên thường có nghệ thuật hay chứ ạ,có thể kể đơn giản như lối tự sự điêu luyện nhờ góc nhìn của tác giả vs mọi vật và có những nét nghệ thuật hay mà chưa khai thác hết.
Em k0 phủ nhận ý kiến của chj nhưng những dòng em nói trên đây là đưa ra cái nhìn về những tác phẩm giá trị mà thế hệ teen đáng đọc mà thôi.....thanhs
 
D

doigiaythuytinh


Tiếp theo là về thực trạng của box Văn nhà mình hiện nay :)

Nhiều mem, phải nói là phần lớn mem vào box văn chỉ để post đề và...chờ người khác làm giúp

Suy nghĩ ;;) ???
 
T

thuyhoa17

Ngày nay người ta thường nói đến là: Việc nền nhạc trẻ Việt Nam trở thành một nền âm nhac Thị trường, bởi vì sao, vì những bài hát đó sáng tác ra chỉ để thỏa mãn cái nhu cầu nghe cho vui của khán giả. Rồi lại đi dần vào dĩ vãng, những bản nhạc mà người ta gọi là hit của những ca sĩ tuổi teen có thể ví như 1 con diều, đột ngột vút cao rồi lại đột ngột hạ cánh.
Cô giáo con nói thứ âm nhạc đó là MÌ ĂN LIỀN. :x

Rồi ta liên hệ với những tác phẩm dành cho tuổi teen hiện nay (chủ yếu đọc trên báo^^) thật sự mỗi tác phẩm là 1 tâm sự của mỗi tác giả (teen). Nhưng vẫn có tác phẩm .... :-?

Mõi cái đều có mặt này mặt khác, bên cạnh những tác phẩm viết cho vui, ko có nghệ thuật thì vẫn có nhưng tác phẩm chứa chất tất cả tâm sự của người viết. Chẳng hạn con đọc trên báo được 1 truyện ngắn mà nhớ mãi (ko quên :)) ) là Thiên sứ không khóc bao giờ. :x
rất ý nghĩa.
Nói tóm lại là: bên cạnh những tác phẩm hay thì vẫn chúa những tác phẩm viết để mua vui, ko có nghệ thuật.
Nhưng gọi là Thị truòng hóa thì con nghĩ chắc chưa đến mức nớ ;))
 
T

thuyhoa17


Tiếp theo là về thực trạng của box Văn nhà mình hiện nay :)

Nhiều mem, phải nói là phần lớn mem vào box văn chỉ để post đề và...chờ người khác làm giúp

Suy nghĩ ;;) ???
quá chuẩn :D
nhiều cái đề trùng nhau, đi mô cũng thấy câu trả lời là dẫn link học mãi vì đã có bài viết từ trước ;))

Suy nghĩ: ;;) :-? ....
 
T

tomcangxanh


Hiện nay, trên các phương tiên thông tin, có rất nhiều tác phẩm được gọi là :DÀNH CHO TUỔI MỚI LƠN

Đa số những tác phẩm này đều nói về "tình yêu tuổi học trò" và tất tần tật những gì dính líu đến nó; và tất nhiên do phù hợp với tâm lí của tuổi mới lớn chúng mình nên những truyện ngắn (phần lớn) đó được đón nhận khá là nhiệt tình

Bạn có nghĩ đó là một hình thức thị trường hoá văn học :)


Mặc dù đã đưa ra chủ đề 2, nhưng tớ thích chủ đề này hơn :">

Tớ, thực ra đã từng có ý định lập cái hội "Những người ghét báo HHT" :">

Có người bảo tớ là bà già, ừ tớ cổ hủ, ừ tớ lạc hậu. Tớ ko thik nghe nhạc trẻ VN, chẳng thik justin bia bơ, tớ thik nghe The beatles, thik bethoven, bach, mozart, thị vilvadi...

Tớ đặc biệt ghét truyện hiện đại trung quốc. Đó là Minh Hiểu Khê, là Tào Đình...Đừng vội ném đá tớ. Những câu chuyện tình tay ba, cùng một mô típ lặp đi lặp lại đến nhàm chán, như 1 món sốt chỉ thay thịt bò bằng mực. Là những chàng hoàng tử hoàn hảo đến từng milimet, là những hình mẫu của các cô gái tuổi mộng mơ, ko tì vết.

Nó ko có thật. Tớ thik sự hoàn hảo, nhưng riêng con người, đó là điều ko thể. Sống vs thực tại, đó mới là hạnh phúc. Tớ ko đi tìm giấc mơ, ko trốn tránh thực tại trong những điều mà ng` khác tưởng tượng ra...

mark twain, JKRowling, dan Brown, hecto melot, là La quán trung...

Có lẽ tớ là bà già thật chăng?
 
C

cuncon_baby

theo em trước kia thì đúng nhưng bây h thì mem cũng tự ý thức rằng không há miệng chờ sung nữa.Nhưng lại hầu như theo em thấy thì nếu có bài văn nào thì cũng được cop lại, có thể của diễn đàn mình hoặc trên các 4rum khác. Cái lười suy nghĩ, cái lười tư duy hình như đã có chút rì tồn tại trong suy nghĩ của mem. =((=((=((=((=((=((=((=((.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại răng:Thời đại hiện nay, tuy biết rằng các học sinh và phụ huynh đều thích con cái theo học khoa học tự nhiên, chứ theo nghiệp cầm bút thì rất hiếm. Nên việc đầu tư cho văn là rất ít hoặc củng có thể họ học đối phó với môn văn, nhưng hậu quả sau này thì khôn lượng.Vì học ko có 1 vốn về từ vựng,....khó giao tiếp.
Cũng có thêm 1 lí do nữa là viết khá tốn thời gian cần đầu tư suy nghĩ nhiều để có 1 bài viết đặc sắc nên khá lười:|:|:|:|:|
 
L

lucky_star114

Hiện nay, trên các phương tiên thông tin, có rất nhiều tác phẩm được gọi là :DÀNH CHO TUỔI MỚI LƠN

Đa số những tác phẩm này đều nói về "tình yêu tuổi học trò" và tất tần tật những gì dính líu đến nó; và tất nhiên do phù hợp với tâm lí của tuổi mới lớn chúng mình nên những truyện ngắn (phần lớn) đó được đón nhận khá là nhiệt tình

Bạn có nghĩ đó là một hình thức thị trường hoá văn học :)
tớ nghĩ đó hok hẳn là một hình thức thị trường hóa văn học!
tớ định nghĩa văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống con người. Thực tế tớ đã từng thấy có những câu chuyện teen như thế trong cuộc sống ( nhưng phải nói là thuộc dạng nằm trong "sách đỏ" thế giới thôi) nên đưa vào những trang văn cũng tốt có dịp để hiểu thêm về cuộc sống.
điều thứ hai tớ phản đối một số người do thấy xu hướng các bạn teen rất chuộng loại truyện này nên đã sáng tác ra những motip nhân vật "thần tượng" để hút hồn bạn đọc. Những câu truyện thế này thường thiếu tính nghệ thuật và rất rất nhàm chán. Điều này thật sự hok tốt vì nó làm mất đi vẻ đẹp vốn có của văn học......
...............................................................đây là ý kiến chủ quan chủ quan của tớ thôi
*còn về chủ đề 2
tớ đồng ý là có nhju người post bài và chờ người khác làm giúp ( tớ cũng thế :D ) tớ thấy làm như vậy là hok tốt nhưng đâu phải ai cũng đủ khả năng để một mình làm hết mọi việc cùng nhau thảo luận đưa ra ý kiến cũng hay mà! Còn những người hok có tinh thần học hỏi mà chỉ vì lười hok chju làm rồi nhờ người khác làm giùm thì hok nói rồi!
 
M

meobachan




Mặc dù đã đưa ra chủ đề 2, nhưng tớ thích chủ đề này hơn :">

Tớ, thực ra đã từng có ý định lập cái hội "Những người ghét báo HHT" :">

Có người bảo tớ là bà già, ừ tớ cổ hủ, ừ tớ lạc hậu. Tớ ko thik nghe nhạc trẻ VN, chẳng thik justin bia bơ, tớ thik nghe The beatles, thik bethoven, bach, mozart, thị vilvadi...

Tớ đặc biệt ghét truyện hiện đại trung quốc. Đó là Minh Hiểu Khê, là Tào Đình...Đừng vội ném đá tớ. Những câu chuyện tình tay ba, cùng một mô típ lặp đi lặp lại đến nhàm chán, như 1 món sốt chỉ thay thịt bò bằng mực. Là những chàng hoàng tử hoàn hảo đến từng milimet, là những hình mẫu của các cô gái tuổi mộng mơ, ko tì vết.

Nó ko có thật. Tớ thik sự hoàn hảo, nhưng riêng con người, đó là điều ko thể. Sống vs thực tại, đó mới là hạnh phúc. Tớ ko đi tìm giấc mơ, ko trốn tránh thực tại trong những điều mà ng` khác tưởng tượng ra...

mark twain, JKRowling, dan Brown, hecto melot, là La quán trung...

Có lẽ tớ là bà già thật chăng?

Bạn không phải là bà già, mỗi người có một quan điểm, một cái nhìn riêng, và quan điểm của mình cũng giống bạn :). Nếu bạn lập hội: "Những người ghét báo HHT", mình sẽ là người gia nhập đầu tiên. Nếu trở lại mấy năm về trước, khi báo HHT không "teen hóa" như hiện nay, khi mỗi truyện ngắn trong báo đều đậm tính nhân văn, tình cảm hồn nhiên giữa người với người, mang đến cho người đọc những bài học quý, chân tình, sâu sắc mà mỗi hồi kết đều đọng lại trong lòng người nỗi băn khoăn khó tả, thì bây giờ, giở cuốn báo HHT ra, thật sự mình rất thất vọng, báo không còn giũ được phong cách như xưa nữa, đã bị cuốn theo cái dòng "teen hóa" hiện nay...

Sống vs thực tại, đó mới là hạnh phúc. Tớ ko đi tìm giấc mơ, ko trốn tránh thực tại trong những điều mà ng` khác tưởng tượng ra...

Bạn nói câu này rất hay và mình cũng đồng ý với bạn về điều đó. Cứ đắm mình trong những giấc mơ, ảo tưởng về một thế giới của những con người hoàn hảo không có thật thì chỉ đem lại sự hụt hẫng, thất vọng với cuộc sống hiện tai và muốn trốn tránh nó. Sống như thế chẳng khác nào ta giống như những nhà văn lãng mạn thời kì 1930 - 1945, thoát li khỏi thế giới thực, bay bổng trong thế giới họ tạp dựng ra để rồi càng rơi vào tuyệt vọng, bế tắc, bi kịch hơn. Hạnh phúc không nằm ở đâu xa mà ngay bên cạnh chúng ta đó.

Nhưng mình cũng không đồng ý với cách gọi "thị trường hóa văn học". Đồng ý là có rất nhiều truyện ngắn tuổi teen quá "nhảm", đọc một lần là quên ngay, như gói mì ăn liền nhưng bên cạnh đó cũng có những tập san, những sân chơi dành cho các bạn yêu thích văn học với những truyện ngắn do tuổi teen viết xúc động lòng người, chẳng hạn như báo "Áo trắng", thuộc báo Tuổi trẻ. Vì vậy, cũng không nên vội quy kết truyện nào do teen viết cũng đều không đáng đọc.

Còn về chủ đề thứ hai: Theo mình thấy, nếu có đưa ra yêu cầu thì không nên đòi hỏi phải viết giùm thành một bài văn, chỉ nên nhờ gọi ý đưa ra dàn bài chi tiết đề có ý mà tự viết thành bải. Các bạn có biết điểm khác biệt giữa các môn tự nhiên và môn văn không? Đó là mỗi bài toán trong các môn tự nhiên thì luôn có một cách giải còn mỗi đề của môn văn thì có vô số cách giải, tùy theo cảm thụ của mỗi người ^^

 
D

doigiaythuytinh

@tomcangxanh: Mình nghĩ cái khái niệm thẩm mĩ của mỗi người là không như nhau
Bạn cảm nhận được các thể loại nhạc có thể nói là cổ điển đó cho thấy bạn có một đời sống nội tâm khá là phong phú. Thích nhạc "già" đâu phải là già chứ :))

Sáng nay lớp tớ làm bài viết số 3, đề là: (mình chỉ nhớ sơ cái ý chính thôi. Hờ!! Cái đề mà viết hết 6 dòng =)) )

"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam khong hay nhờ những chi tiết hấp dẫn, bất ngờ. Nó gây cuốn hút người đọc bởi những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống được khám phá ra bằng sự cảm nhận tinh tế và nét bút tài hoa của Thạch Lam.
Em có nhận xét gì về nhận định trên


Các bạn nghĩ với đề này thì cần viết vè cái gì
Hix. Lớp Toán mà cô cho cái đề trời đánh này :(( :((
Mình vchả biết có viết đúng khog nữa :(
 
M

meobachan

Mình nghĩ với đề này thì cần phải viết những ý chính thế này:
"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam không có cốt truyện, không có những chi tiết hấp dẫn bất ngờ nhưng nó vẫn có khả năng lay động tâm hồn con người và có sức hấp dẫn được thể hiện qua hai phương diện:
1. Nội dung: Nhà văn đã khám phá ra được những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống qua:
+ Bức tranh thiên nhiên của phố huyện vào chiều tàn được vẻ nên qua sự quan sát tinh tế, đầy chất thơ của tác giả: "Một chiuề êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng thoe gió nhẹ đưa vào ...". Trong thảm chiều, đêm phố huyện được dệt nên bằng cảm giác, từng con chữ của Thạch Lam như những nốt nhạc, những chấm sáng, thỉnh thoảng chúng lại ánh lên bao vẻ đẹp kín đáo nhưng rất có hồn: "trống thu không từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh ..."
+ Hiện lên trên bức tranh thiên nhiên ấy là những kiếp người tàn, nghèo khổ, sống vật vờ, tẻ nhạt, đơn điệu, tù túng nhưng bên trong họ vẫn khát khao một mơ ướ, vẫn hy vọng dù cho rất mơ hồ: "Mơ ước về một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ".
=> Nhà văn đã thể hiện được niềm cảm thương chân thành đối với những kiếp người nghèo khổ; trân trọng với nhựng mong ước bé nhỏ, thiết tha của họ. Điều này thể hiện được giá trị nhân bản sâu sắc và chạm đến tần số rung cảm của con người -> cuốn hút người đọc, aly động ở họ những tình cảm tốt đẹp của con người.
2.Nghệ thuật: Những cảm nhận hết sức tinh tế của Thạch Lam trong việc quan sát bức tranh phố huyện lúc chiều tà, miêu tả nội tâm, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Liên bằng nét bút tài hoa, điêu luyện.
Đó là suy nghĩ và cách làm của mình nếu cô giáo cũng cho mình cái đề như thế ^^
 
T

tomcangxanh

@tomcangxanh: Mình nghĩ cái khái niệm thẩm mĩ của mỗi người là không như nhau
Bạn cảm nhận được các thể loại nhạc có thể nói là cổ điển đó cho thấy bạn có một đời sống nội tâm khá là phong phú. Thích nhạc "già" đâu phải là già chứ :))

Sáng nay lớp tớ làm bài viết số 3, đề là: (mình chỉ nhớ sơ cái ý chính thôi. Hờ!! Cái đề mà viết hết 6 dòng =)) )

"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam khong hay nhờ những chi tiết hấp dẫn, bất ngờ. Nó gây cuốn hút người đọc bởi những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống được khám phá ra bằng sự cảm nhận tinh tế và nét bút tài hoa của Thạch Lam.
Em có nhận xét gì về nhận định trên


Các bạn nghĩ với đề này thì cần viết vè cái gì
Hix. Lớp Toán mà cô cho cái đề trời đánh này :(( :((
Mình vchả biết có viết đúng khog nữa :(


Nói thế thôi, ko già đâu :">

Thạch Lam là nhà văn có biệt tài viết truyện ngắn, đặc biệt là truyện không có cốt truyện. Ông ko phải là nhà văn đầu tiên( ngưòi đầu tiên viết thế loại này là Xuân Diệu), nhưng có lẽ trong Tự lực văn đoàn nói riêng và trong các nhà thơ VN nói chung, ông là tác giả duy nhất có những tác phẩm vượt qua đc thử thách của thời gian. Đó là do những tác phẩm của ông có giá trị, chất lượng nghệ thuật cao. Ông ko tập trung vào
việc xây dựng tình tiết, cốt truyện hấp dẫn, hồi hộp, gay cấn như những nhà văn hiện thực đương thời như Vũ trọng phụng, ng công hoan, ngô tất tố, nam cao, mà tập trung khai thác thế giới nội tâm nhân vật, diễn tả những biến thái mong manh, mơ hồ, tinh vi, huyền diệu trong cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn con người.

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, ta lại càng thấy rõ hơn điều đó.

1. Bức tranh thiên nhiên bàng bạc, héo úa, mòn mỏi nhưng ko kém phần gần gũi, thơ mộng, gợi cảm

Đc miêu tả cụ thể qua các phương diện: màu sắc, âm thanh, mùi vị.

2. Từ bức tranh thiên nhiên chúng ta cảm nhận đc bức tranh đời sống của mỗi kiếp nguời "bé mọn" nơi đây

- Phiên chợ họp giữa phố: chợ là nơi thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của ng` dân quê, ko j vui bằng lúc chợ đông và ko j buồn = lúc chơ vãn. Ngày chợ phiên mà ế ẩm, hiu hắt, ko nghe tiếng ồn ào náo nhiệt, tươi vui..Thứ đồ bỏ lại cũng đủ cho ta hiểu đời sống khốn khó ở đây:"rác rưởi, lá thị, lá nhãn, vỏ bưởi, vỏ mía". Một mùi âm ẩm bốc lên....mùi nghèo khổ đến thân thuộc.

- Những đứa trẻ con nhà nghèo gần chợ, đợi đến khi mọi ng` đi hết mới ra kiếm ăn. Cái cách bọn trẻ "cúi lom khom" mò tìm thức ăn, mà chỉ nhặt đc những thanh tre, thanh nứa, làm ta liên tưởng đến những con dơi chỉ ra kiếm ăn khi đêm xuống

- Mẹ con chị Tí.: Khi những cư dân hoạt động ban ngày quay trở về nhà thì những cư dân sinh sống về đếm mới bắt đầu hoạt động. Nhưng mẹ con chị Tí dường như kiêm nhiệm cả 2 loại nguời đó. ban ngày thì mò cua bắt tép, ban đêm thì dọn hàng nước, mà gia sản nảo có nhiều nhặn j. Ng` mua còn nghèo hơn, họ là những ng` phu gạo, phu xe, lính lệ, mà "cao hứng" lắm họ mới vào, vì thế chị chẳng kiếm đc là bao. cuộc sống như đang vít cong, ghì sát mẹ con chị xuống đất

- Bác phở Siêu: vốn liếng có khá hơn 1 chút nhưng chẳng đáng là bao nhiêu. Phở bây h là 1 thức quà xa xỉ và nhiều tiền, mà chị em Liên ko bao h mơ đến. Cuộc sống của bác ko phải là sống, mà là sự cầm chừng trong vô vọng.

- Vợ chồng bác xẩm: dù sống trong bóng tối nhưng vợ chồng bác vẫn còn có chút ánh sáng soi đường, đó là đứa con, là niềm tin, là hi vọng.
Nhìn đứa con bò ra đất, ta thấy vc bác nghèo quá, ko thể nào lo cho con 1 đời sống vật chất đầy đủ, ta hiểu rằng cs của bác chưa đi vào lòng đất nhưng đã quá ư gần vs đất rồi.

- Bà cụ Thi điên. Bà già "hơi điên" ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Bà mất trí nhưng vẫn có khẳ năng giao tiếp. qua câu nói của bà vs ce Liên "..."Cho ta cảm nhận, hôm nào vào cái tầm này, bà già nghiện ngập ây cũng ra đây mua rượu. Ha bà già ấy "ngửa cổ ...", "đi lần.....tiếng cười khanh khách nhỏ dân...." gợi cảm giác ghê rợ, tội nghiệp, vì ng` điên, ng` còn nhưng đời đã tàn quá nửa.

Chị em Liên: ko khấm khá j hơn, gđ cô trc kia ở HN nhưng do cha cô mất việc nên cả nhà phải chuyển về phố huyện. sinh sống. Cuộc sống khó khăn, vất vả (dẫn chứng) nhưng điều đáng quý là chị em Liên vẫn giữ đc tâm hồn mong manh, nhạy cảm của những đứa trẻ mới lớn (con đom đóm đậu ở mặt dưới cái lá bàng, hoa bàng rụng trên vai...và đặc biệt là thức chờ đoàn tàu)

đoàn tàu đi-> để lại ko gian vắng lặng và tịch mịch...quay trở lại bóng tối quẩn quanh, tăm tối...

Chú trọng diễn tả sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng...

đi ăn cơm đã, viết chẳng đủ ý j cả, ko dẫn chứng =''=
 
V

vjtran

Cám ơn em :)! Chị thích topic này ;)), và nói cái vấn đề đầu tiên đã ;))

Hiện nay, trên các phương tiên thông tin, có rất nhiều tác phẩm được gọi là ÀNH CHO TUỔI MỚI LƠN

Đa số những tác phẩm này đều nói về "tình yêu tuổi học trò" và tất tần tật những gì dính líu đến nó; và tất nhiên do phù hợp với tâm lí của tuổi mới lớn chúng mình nên những truyện ngắn (phần lớn) đó được đón nhận khá là nhiệt tình

Bạn có nghĩ đó là một hình thức thị trường hoá văn học

Theo chị thì muốn khẳng định đầu tiên pải xét đến nội dung của nó.
Thực chất thì bây h cái ji` cũng theo xu hướng "Thị trường hóa" và cả nghệ thuật cũng thế, từ văn, nhạc, đến cả hội họa.
Tuy nhiên nếu xét về văn học thì nó vẫn cứ là tấm gương phản chiếu thời đại, nó bắt nguồn từ đời sống, tuy nhiên chỉ nói là bắt nguồn từ đời sống thôi thì chưa gọi là 1 tác phẩm văn học, nó có thể là 1 mẫu tin trên 1 tờ báo..., muốn nó là văn hay ko thì pải nói đến nội dung, giá trị giáo dục, nhận thức và quan trọng là giá trị THẨM MĨ mà tác phẩm đó có. Có đủ cả 3 giá trị trên đó mới là VĂN.
Vì thế nếu muốn nói đến những tác phẩm "DÀNH CHO TUỔI MỚI LỚN" như em nói, ngay cái tiêu đề nó đã mang hơi hướng của thị trường (tức chỉ dành để đáp ứng cho tuổi mới lớn) và đa số tập trung vào "tình yêu học trò" tuy nhiên cũng có không ít những tác phẩm có giá trị nội dung thật sự. Vì thế muốn xét nó có pải là 1 hình thức thị trường hóa văn học ko thì còn pải coi tác phẩm đó có GIÁ TRỊ ko, và ng` đọc tìm đến những tác phẩm đó để làm gì?

Ý kiến chủ quan của chị ;)) pic phát triển nhá :x yêu box văn 11 quá :x
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

@ đề của Doigiaythuytinh dựa vào 3 bức tranh của phố huyện cùng với nhạc văn mang âm điệu nhẹ nhàng đậm phong cách của Thạch Lam, một phong cách mang hơi hướng của thơ, sâu lắng, đi vào lòng người một cách tự nhiên và êm ả.

@ chủ đề 1: truyện teen k thể đánh đồng với văn học :| truyện teen chỉ là sáng tác nhất thời của lứa tuổi mới lớn vốn mang cảm xúc cũng "nhất thời", nó k có phong cách, k có nghệ thuật, k có cảm hứng...hoàn toàn trống rỗng... Đánh đồng nó vào dòng văn học là sai lệch :| những truyện đó chỉ là giải trí mà thôi.

@ chủ đề 2: đã mang theo chữ "thị trường" thì khó lòng có thể xem đó là âm nhạc được, loại nhạc đó chỉ như gió, bay qua rồi thôi, k ấn tượng, k dư âm, k vang vọng, hoàn toàn trống rỗng... Cái gọi là âm nhạc phải đi sâu vào lòng người, gây nên cảm xúc, sống và ngân vang trong lòng người nghe, nâng lên cái đẹp, tôn vinh tình thương con người... Đó mới là giá trị thực sự của âm nhạc. !

@: quán này phải là quán thời sự mới đúng !
 
D

doigiaythuytinh


Tiếp tục về tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Có một câu hỏi khá hay trong phần kiểm tra bài cũ của lớp tớ:

"Như chúng ta đã biết, "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện. Nhưng về thể loại, tác phẩm này thuộc thể loại văn tự sự (cái này thì chắc chắn, không bàn cãi :) ). Mà tự sự thì tức là các câu chuyện, nhận vật.
Vậy thi: "Hai đứa trẻ" có chuyện hay không?


@Câu hỏi hay quá :x :x :x :x
 
D

doigiaythuytinh


Sau khá là nhiều ý kiến, thầy đưa ra câu trả lời cực hay :x :x

Rằng:

Một nhà văn (tên thì tớ ko nhớ :D) đã nói rằng : " Văn học là sự chính xác của những cái mơ hồ"

Thật vậy, bởi trong văn học không có khái niệm HỆ QUI CHIẾU CỐ ĐỊNH.

Do đó, sự chính xác trong văn học cũng chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ dựa trên một cái nhìn chủ quan hay khách quan nào đấy.

Voiws đề này thì ta có thể kết luận một cách chính xác, àk không, chỉ là tương đối chính xác thôi, rằng: "Hai đứa trẻ" có chuyện mà cũng như không :)



Từ câu trả lời tạm-gọi là chính xác đó + cái gợi ý nữa

Bạn có thể đưa ra lời giải thích hợp lý được không ;;) ?
 
T

thuyhoa17

Văn học làm cho con người lạc giữa cái hư và cái thực ^^
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom