Topic tích phân 12

  • Thread starter djbirurn9x
  • Ngày gửi
  • Replies 178
  • Views 18,419

D

djbirurn9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Topic nguyên hàm tích phân 12

Link topic log, mũ , lũy thừa: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=92198

Link topic lượng giác : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1009530#post1009530

Link topic pt, hệ pt, bpt đại số : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=103991

Link BĐT toán 9 :http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=84812

Mình lập TOPIC này để các mem 12 rèn luyện kĩ năng làm bài tập nguyên hàm & tích phân. Muốn học tốt phần này chúng ta cần rất nhiều kiến thức cơ bản như các công thức lượng giác ; các phép biến đổi đa thức ; đồng nhất đa thức, công thức về hàm số mũ,log,lũy thừa....@-) :eek:

Vì vậy mình mong các bạn ủng hộ, vào làm bài tập và post những bài NH - TP hay cho anh em chém :D (tuyệt đối không spam hay post bài không có nội dung của topic này):cool:

:eek:Bảng nguyên hàm của 1 số hàm số thường gặp:eek:

:rolleyes:Bảng nguyên hàm 1:rolleyes:
1. [TEX]\int{}^{}c.dx = c.x + c'[/TEX]
2. [TEX]\int{}^{}x^n.dx = \frac{x^n+1}{n+1} + c (n\not=-1)[/TEX]
3. [TEX]\int{}^{}\frac{1}{x}dx = ln|x| + c[/TEX]
4. [TEX]\int{}^{}sinxdx = -cox + c[/TEX]
5. [TEX]\int{}^{}cosxdx = sinx+ c[/TEX]
6. [TEX]\int{}^{}\frac{1}{cos^2x}dx = tanx + c[/TEX]
7. [TEX]\int{}^{}\frac{1}{sin^2x}dx = -cotx + c[/TEX]
8. [TEX]\int{}^{}e^xdx = e^x + c[/TEX]
9. [TEX]\int{}^{}a^xdx = \frac{a^x}{lna} + c (0<a\not=-1)[/TEX]


:cool:;)Các tính chất của nguyên hàm;):cool:

1. [TEX]\int{}^{}[f(x) \pm g(x)]dx = \int{}^{}f(x)dx \pm \int{}^{}g(x)dx[/TEX]
2. [TEX]\int{}^{}k(f(x)dx) = k\int{}^{}f(x)dx[/TEX]
3. Nếu [TEX]\int{}^{}f(x)dx = F(x) + c[/TEX]
thì [TEX]\int{}^{}f(u)du = F(u) + c[/TEX]​

Dựa vào tính chất 3 ta có bảng nguyên hàm sau:
Bảng nguyên hàm 2: Giống bảng nguyên hàm 1 nhưng thay toàn bộ biến x và dx thành u và du (với u = u(x)) :|

Xét [TEX]u = ax + b \Rightarrow du = adx[/TEX]

:-SSBảng nguyên hàm 3:-SS

1. [TEX]\int{}^{}(ax+b)^ndx = \frac{1}{a}\frac{(ax+b)^n}{n+1} + c[/TEX]
2. [TEX]\int{}^{}\frac{1}{ax+b}dx = \frac{1}{a}ln|ax+b| + c[/TEX]
3. [TEX]\int{}^{}sin(ax+b)dx = -\frac{1}{a}cos(ax+b) + c[/TEX]
4. [TEX]\int{}^{}cos(ax+b)dx = \frac{1}{a}sin(ax+b) + c[/TEX]
5. [TEX]\int{}^{}\frac{1}{cos^2(ax+b)}dx = \frac{1}{a}tan(ax+b) + c[/TEX]
6. [TEX]\int{}^{}\frac{1}{sin^2(ax+b)}.dx = -\frac{1}{a}cot(ax+b) + c[/TEX]
7. [TEX]\int{}^{}e^{ax+b}.dx = \frac{1}{a}e^{ax+b} + c[/TEX]
8. [TEX]\int{}^{}c^{ax+b}.dx = \frac{1}{a}\frac{c^{ax+b}}{lnc} + c' (c\not=-1)[/TEX]

Phương pháp đổi biến số và tích phân từng phần mình không đề cập đến vì ABC (Ai Chả Biết) :D:D:D

:) o=&gt;Phương pháp đổi biến đặc biệto=&gt; :)

Dạng 1
[TEX]I = \int\limits_{a}^{b}f(x)dx[/TEX]
trong đó [TEX]f(x)[/TEX] chứa [TEX]\sqrt{k^2 - x^2}[/TEX]
Đặt [TEX]x = ksint[/TEX] ; [TEX]t\in[-\frac{\pi}{2} ; \frac{\pi}{2}][/TEX]​

Dạng 2
[TEX]I = \int\limits_{a}^{b}f(x)dx[/TEX]
trong đó f(x) chứa [TEX]\sqrt{k^2 + x^2}[/TEX] hay [TEX] \frac{1}{k^2 + x^2}[/TEX]
Đặt [TEX]x = ktant [/TEX]; [TEX]t\in(-\frac{\pi}{2} ; \frac{\pi}{2})[/TEX]

Dạng 3
[TEX]I = \int\limits_{a}^{b}{\frac{1}{\sqrt{x^2 + k}}dx[/TEX] [TEX]( k \in R)[/TEX]
Đặt [TEX]t = x + \sqrt{x^2 + k}[/TEX] ( dạng này luôn ra [TEX]\frac{dt}{t})[/TEX]

Dạng 4
[TEX]I = \int\limits_{-a}^{a}f(x)dx[/TEX]
với a>0 và f(x) chẵn hay lẻ

[TEX]I = \int\limits_{-a}^{a}\frac{g(x)}{b^x + 1}dx[/TEX]
(g(x) chẵn)
Đặt [TEX]x = -t[/TEX]​

Dạng 5
[TEX]I = \int\limits_{0}^{\pi}{x.f(sinx)dx[/TEX]
Đặt [TEX]x = \pi - t[/TEX]

Dạng 6
[TEX]I = \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}}f(sinx)dx[/TEX]
Đặt [TEX]x = \frac{\pi}{2} - t[/TEX]

[TEX]\Rightarrow I = \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}}f(cosx)dx = J[/TEX]
Tính được I + J \Rightarrow I

Dạng 7
[TEX]I = \int\limits_{a}^{b}ln[f(x)]dx[/TEX]
với f(x) là hàm số lượng giác
Đặt [TEX]x = a+b - t[/TEX]


:DChém vài bài nào :D

[TEX]1/\int{}^{}{\frac{1}{(sinx + cosx)^2}dx [/TEX]
DONE​

[TEX]2/ \int{}^{}{\frac{1}{cos^3x}dx [/TEX]
DONE​

[TEX]3/ \int{}^{}{\frac{1}{sin^3x}dx [/TEX]
DONE​

[TEX]4/\int{}^{}{tan^3xdx [/TEX]
DONE​

[TEX]5/\int{}^{}{\frac{sin(x+\frac{\pi}{4})}{sinx - cosx +2}dx[/TEX]
DONE​

[TEX]6/\int{}^{}{\frac{sin^3x}{1+cos2x}}dx[/TEX]
DONE​

[TEX]7/\int{}^{}{\frac{lnx}{\sqrt{x}}dx[/TEX]
DONE​

[TEX]8/\int{}^{}{\frac{1}{\sqrt{x^2-x-1}}}dx[/TEX]
DONE​

[TEX]9/\int{}^{}{\frac{1}{2 - cos^2x}dx[/TEX]
DONE​

[TEX]10/\int\limit_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}{\frac{cos^6x}{sin^4x}}dx[/TEX]
DONE​

BÀI NÀO LÀM RỒI SẼ CÓ CHỮ "DONE" Ở BÊN CẠNH
 
Last edited by a moderator:
L

lovebrit

1)sin x +cosx =\sqrt[n]{sin (x+pi/4} roi ok ..................................
 
Last edited by a moderator:
L

lovebrit

bai 2 va bai 3 ta bien doi 1=(cos x)^2+(sịn x)^2
bai 4 doi (tan )^3 thnh sin ^3/cos^3 roi phan tich la dc
 
D

djbirurn9x

Phương pháp TP hàm hữu tỉ

TÍCH PHÂN CỦA HÀM HỮU TỈ

Xét [TEX]\int\limits_{}^{}{\frac{P(x)}{Q(x)}dx[/TEX] với P(x) và Q(x) là đa thức /:)

(I) Nếu bậc P(x) > bậc Q(x): Lập phép chia đa thức để viết

[TEX]\frac{P(x)}{Q(x)} = W(x) + \frac{R(x)}{Q(x)}[/TEX] với bậc R(x) < bậc Q(x)

(II) Nếu bậc P(x) < bậc Q(x): ta phân tích [TEX]\frac{P(x)}{Q(x)}[/TEX] thành tổng các phân thức đơn giản hơn, theo 1 trong 3 qui tắc sau: o=&gt;

Qui tắc 1: [TEX]\frac{P(x)}{(x-a)^m} = \frac{A_1}{(x-a)} + \frac{A_2}{(x-a)^2} + ... + \frac{A_m}{(x-a)^m}[/TEX] :-SS

Qui tắc 2: [TEX]\frac{P(x)}{(Ax^2 + Bx + C)^n} = \frac{M_1x + N_1}{Ax^2 + Bx + C} + \frac{M_2x + N_2}{(Ax^2 + Bx + C)^2} + ... + \frac{M_nx + N_n}{(Ax^2 + Bx + C)^n}[/TEX] (với [TEX]\Delta = B^2 - 4AC < 0[/TEX]) :rolleyes:

Qui tắc 3: [TEX]\frac{P(x)}{(x-a)^m.(Ax^2 + Bx + C)^n} = \frac{A_1}{(x-a)} + \frac{A_2}{(x-a)^2} + ... + \frac{A_m}{(x-a)^m} + \frac{M_1x + N_1}{Ax^2 + Bx +C} + ... + \frac{M_nx + N_n}{(Ax^2 + Bx + C)^n}[/TEX] :|

Với 3 quy tắc đó ta xét các trường hợp cụ thể thông dụng sau: :mad:

[TEX]\frac{P(x)}{(x-a_1)(x-a_2)...(x-a_n)} = \frac{A_1}{(x-a_1)} + \frac{A_2}{(x-a_2)} + ... + \frac{A_n}{(x-a_n)}[/TEX]

[TEX]\frac{P(x)}{(x-a)(x-b)(x-c)^2} = \frac{A}{x-a} + \frac{B}{x-b} + \frac{C}{x-c} + \frac{D}{(x-c)^2}[/TEX]

[TEX]\frac{P(x)}{(x-a)(x^2 + px +q)} = \frac{A}{x-a} + \frac{Bx + C}{x^2 + px + q}[/TEX]

[TEX]\frac{P(x)}{(x-a)(x^2 + px + q)^3} = \frac{A}{x-a} + \frac{B_1x + C_1}{x^2 + px +q} + \frac{B_2x + C_2}{(x^2 + px + q)^2} + \frac{B_3x + C_3}{(x^2 + px + q)^3}[/TEX] :p

Các hệ số [TEX]A_1, A_2, A_3...., B_1, B_2, B_3,......, M_1, M_2,...[/TEX] trong các quy tắc trên được tìm bằng cách đồng nhất các tử số sau khi quy đồng mẫu số chung cho 2 vế, hoặc ta có thể gán một giá trị thích hợp x nào đó (thường nên gán cho nghiệm của mẫu số) sau khi đã quy đồng mẫu số :)

Còn nhiều bài tập lắm nè, mọi người vào spam giải đi. Ai mún bài khó thì pm mình post cho :D
 
Last edited by a moderator:
S

s0rry.anhdasaj

không cóp về đc
giúp mình với...mình muốn cóp về wod rồi làm
 
D

djbirurn9x

Tiếp

[TEX]11/\int\limit_{}^{}{cosxcos2xsin4xdx[/TEX]
DONE​

[TEX]12/\int\limit_{}^{}{cos^3xsin8xdx[/TEX]
DONE​

[TEX]13/\int\limit_{}^{}{\frac{2x}{x + \sqrt{x^2 + 1}}dx[/TEX]
DONE​

[TEX]14/\int\limit_{}^{}{(\frac{1}{1 - x^2})ln(\frac{1+x}{1-x})dx[/TEX]
DONE​

[TEX]15/\int\limit_{}^{}{tan^4xdx[/TEX]
DONE​

[TEX]16/\int\limit_{}^{}{tan3xdx[/TEX]
DONE​

[TEX]17/\int\limit_{}^{}{ln(cosx)dx[/TEX]

[TEX]18/\int\limit_{}^{}{(\frac{1}{ln^2x} - \frac{1}{lnx}) dx[/TEX]
DONE​

[TEX]19/\int\limit_{}^{}{xln(\frac{1+x}{1-x}) dx[/TEX]
DONE​

[TEX]20/\int\limit_{}^{}{xe^{\sqrt{x}}dx[/TEX]
DONE​

Spam làm bài đi pà kon, mấy bài này cũng hay đó :D :cool:
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Phần 11 nhóm [tex] cosxdx[/tex] thành [tex] dsinx[/tex] rồi xử lí bình thường.
 
T

thuhoa181092

[TEX] [TEX]14/\int\limit_{}^{}{(\frac{1}{1 - x^2})ln(\frac{1+x}{1-x})dx[/TEX]
Đặt [tex] \frac{1+x}{1-x}=t--> I=\frac{-1}{2} \int \frac{ln t.dt}{t} [/tex]
[TEX]15/\int\limit_{}^{}{tan^4xdx[/TEX]
Dặt [tex] t=tanx--> dt=\frac{2dx}{cos2x+1}, cos2x=\frac{t^2-1}{t^2+1}[/tex]

[TEX]20/\int\limit_{}^{}{xe^{\sqrt{x}}dx[/TEX]

Spam làm bài đi pà kon, mấy bài này cũng hay đó :D :cool:
Đặt [tex] \sqrt{x}=t-->...........[/tex]
 
D

djbirurn9x

trình bày kĩ cho mọi người xem dễ hiểu nha bạn thuhoa. Biết làm bài nào nữa thì post tiếp đi :D

Dặt [tex] t=tanx--> dt=\frac{2dx}{cos2x+1}, cos2x=\frac{t^2-1}{t^2+1}[/tex]

Dòng này đạo hàm ra [TEX]dt = (1+tan^2x)dx \Rightarrow dx = \frac{dt}{1+t^2}[/TEX]

thế vào làm tiếp, đâu cần đến cos2x làm gì :p
 
Last edited by a moderator:
T

thuhoa181092

[TEX] [TEX]17/\int\limit_{}^{}{ln(cosx)dx[/TEX]
Đặt[tex] cosx =t--> dx=\frac{-dt}{\sqrt{1-t^2}[/tex]
--> tích phân từng phần là ra

[TEX]18/\int\limit_{}^{}{(\frac{1}{ln^2x} - \frac{1}{lnx}) dx[/TEX]
[tex] I=\int\limit_{}^{}{\frac{dx}{ln^2x}-( \frac{x}{lnx}+\int\limit_{}^{}{\frac{dx}{ln^2x})= \frac{x}{lnx} [/tex]
[TEX]19/\int\limit_{}^{}{xln(\frac{1+x}{1-x}) dx[/TEX]
[tex] I=\int xln(1+x)-\int xln(1-x) [/tex]
 
Last edited by a moderator:
C

cold_person

18/ [tex]I=\int \frac{1}{ln^2x}dx-\int \frac{1}{lnx}dx=I_1-I_2[/tex]
[tex] I_2=\int \frac{1}{lnx}dx[/tex]
Đặt [tex]u=\frac{1}{lnx} => du=-\frac{x.ln^2x}dx[/tex]
[tex]dv=dx => v=x[/tex]
[tex]I_2=\frac{x}{lnx}+\int \frac{1}{ln^2}dx=\frac{x}{lnx}+I_1[/tex]
=>[tex] I=\frac{x}{lnx}[/tex]
 
C

cold_person

diễn đàn gì mà ko có chức năng xóa bài viết sao.............................................
 
Last edited by a moderator:
D

djbirurn9x

Đặt[tex] cosx =t--> dx=\frac{-dt}{\sqrt{1-t^2}[/tex]
--> tích phân từng phần là ra


[tex] I=\int\limit_{}^{}{\frac{dx}{ln^2x}-( \frac{x}{lnx}+\int\limit_{}^{}{\frac{dx}{ln^2x})= \frac{x}{lnx} [/tex]

[tex] I=\int xln(1+x)-\int xln(1-x) [/tex]

Xem lại cách giải bài 17 và 18 nha bạn, hình như có vấn đề rồi đấy :)
 
C

cold_person

cho một ít tích phân đi. Đại học ít ra nguyên hàm lắm. Giải nguyên hàm và tích phân khác nhau nhiều lắm
 
Top Bottom