Hóa Xác định công thức

3

3t29

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hòa tan 6.58 gam hợp chất vô cơ A vào 100 gam [tex]H_2O [/tex] thì được dung dịch B chứa 1 chất tan duy nhất. Cho 1 lượng muối [tex]BaCl_2 [/tex] khan vào B, thấy tạo ra 4.66 gam kết tủa trắng, lọc bỏ kết tủa, được dung dịch C. Cho 1 lượng [tex]Zn [/tex] dư vào C thấy thoát ra 1.792 lít khí [tex]H_2 [/tex] (đktc), còn lại dung dịch D.
a) Xác định công thức phân tử chất A
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch D

2. Hòa tan hết 23.8 gam hỗn hợp A gồm muối axit và muối trung hòa của 1 kim loại kiềm R trong dung dịch [tex]HCl [/tex] 7.3% vừa đủ, được dung dịch B và 4.48 lít khí [tex]CO_2 [/tex] (đktc)
a) Xác định R và tính % Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A
b) Tính C % chất tan trong dung dịch B và tính lượng [tex]ROH [/tex] thu được khi cho A tác dụng với 1 lượng dư dung dịch [tex]Ca(OH)_2 [/tex].
 
Last edited by a moderator:
G

gororo

1. Hòa tan 6.58 gam hợp chất vô cơ A vào 100 gam [tex]H_2O [/tex] thì được dung dịch B chứa 1 chất tan duy nhất. Cho 1 lượng muối [tex]BaCl_2 [/tex] khan vào B, thấy tạo ra 4.66 gam kết tủa trắng, lọc bỏ kết tủa, được dung dịch C. Cho 1 lượng [tex]Zn [/tex] dư vào C thấy thoát ra 1.792 lít khí [tex]H_2 [/tex] (đktc), còn lại dung dịch D.
a) Xác định công thức phân tử chất A
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch D

2. Hòa tan hết 23.8 gam hỗn hợp A gồm muối axit và muối trung hòa của 1 kim loại kiềm R trong dung dịch [tex]HCl [/tex] 7.3% vừa đủ, được dung dịch B và 4.48 lít khí [tex]CO_2 [/tex] (đktc)
a) Xác định R và tính % Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A
b) Tính C % chất tan trong dung dịch B và tính lượng [tex]ROH [/tex] thu được khi cho A tác dụng với 1 lượng dư dung dịch [tex]Ca(OH)_2 [/tex].
Bài 1: Dễ thấy dd B là dd H2SO4
nH2=0,08=nH2SO4
Nếu A là H2SO4 thì nA=6,58/98=0,067 < 0,08 =>Loại
=>A là oleum
G/s A: H2SO4.nSO3
H2SO4.nSO3 => (n+1) H2SO4
a mol.......................an + a
Ta có: an+ a=0,08
Mà mA=98a + 80an=18a + 80(an+a)=6,58
=>a=0,01
=>n=7
=>A: H2SO4.7SO3

nBaSO4=0,02
=>nH2SO4 dư=0,02' nHCl tạo thành=0,02
=>dd D gồm 0,02 mol ZnSO4 và 0,01 mol ZnCl2
=>C%

Bài 2:
hh A: RHCO3; R2CO3
nCO2=0,2 =nA (bảo toàn nguyên tố nhé)
=> M trung bình= 119
Có: R+61 < 119 < 2R+60
<=> 29.5 < R < 58
=> R là K (39)
Từ đây em tự tính tiếp
 
B

binbon249

[hóa 9] xác định công thức _ hóa vô cơ

Bài 1: Một oxit kim loại có công thức MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khôi lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8g kim loại M. Hòa tan M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 0,9 mol khí NO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định oxit kim loại
----------------------
Bài 2: Khử 2,4g hỗn hợp CuO và một sắt oxit bằng hidro thấy còn lại 1,76g chất rắn. Nếu lây chất rắn đó hòa tan bằng dung dịch HCl thì thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Xác định công thức của sắt oxit. Biết rằng số mol của 2 oxit trong hỗn hợp bằng nhau

giúp mình với, cần gấp lắm!! :D
 
N

nhoc_maruko9x

Bài 1: Một oxit kim loại có công thức MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khôi lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8g kim loại M. Hòa tan M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 0,9 mol khí NO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định oxit kim loại
[tex]n_e = n_{NO_2} = 0.9 \Rightarrow n_M = 0.3 \Rightarrow M = 56[/tex] là Fe.

[tex]m_{oxit} = \frac{16.8}{0.7241} = 23.2g \Rightarrow m_O = 23.2 - 16.8 = 6.4g \Rightarrow n_O = 0.4[/tex]

[tex]\Rightarrow Fe_3O_4[/tex]

Bài 2: Khử 2,4g hỗn hợp CuO và một sắt oxit bằng hidro thấy còn lại 1,76g chất rắn. Nếu lây chất rắn đó hòa tan bằng dung dịch HCl thì thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Xác định công thức của sắt oxit. Biết rằng số mol của 2 oxit trong hỗn hợp bằng nhau
[tex]n_{Fe} = n_{H_2} = 0.02 \Rightarrow m_{Fe} = 1.12g \Rightarrow m_{Cu} = 0.64 \Rightarrow n_{Cu} = 0.01 \Rightarrow n_{oxit} = 0.01[/tex]

[tex]\left\{n_{Fe} = 0.02\\n_{oxit} = 0.01 \Rightarrow Fe_2O_3[/tex]
 
B

binbon249

[hóa 9] xác định công thức _ hóa vô cơ

bài 3: Khi nung 6,06g một muối nitrat của một kim loại kiềm ta thu được 5,1g chất rắn (nitrit). Hỏi phân hủy muối nitrat của kim loại gì?
-------------------
bài 4: Để xác định thành phần của muối kép A có công thức p(NH4)2SO4.qFex(SO4)y.tH2O người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Lấy 9,64g muối A hòa tan vào nước , sau đó cho tác dụng với Ba(OH)2 dư, khi đun nóng ta thu được kết tủa B và khí C. Lấy kết tủa B nung ở nhiệt độ cao (có mặt không khí) ta thu được 10,92g chất rắn. Cho toàn bộ khí C hấp thụ vào 200ml dung dịch H2SO4 0,1M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 200ml dung dịch NaOH 0,1M
1) Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra
2) Xác định các giá trị x, y, p, q, t?
 
S

sot40doc

bài 3: Khi nung 6,06g một muối nitrat của một kim loại kiềm ta thu được 5,1g chất rắn (nitrit). Hỏi phân hủy muối nitrat của kim loại gì?
ta có nhiệt phân muối nitrat của KL kiềm -> có 2 TH
1 là của [TEX]2 Ba(NO_3)_2 -----^{t^*}-----> 2 BaO +4 NO_2 + O_2[/TEX]
cái này bạn tự xét ( chắc là loại )

TH 2 là của các KL kiềm còn lại
theo ĐL bảo toàn m => [TEX]m O_2[/TEX] sinh ra = 6,06 - 5,1 = 0,96 gam
=> [TEX]n O_2 =\frac{0,96}{32} = 0,03 mol [/TEX]
theo ĐL bảo toàn e => số e mà [TEX]O_2[/TEX] cho = 0,03 . 4 = 0,12 mol
ta có [TEX]N^{+5} + 1 e = NO_2[/TEX]
=> [TEX]n NO_3^- = 0,12 mol[/TEX]
=> m KL = 6,06 - 0,12 . 62 = âm ( bó tay )
 
N

nhoc_maruko9x

Ba đâu phải KL kiềm hả bạn sot40doc.

bài 3: Khi nung 6,06g một muối nitrat của một kim loại kiềm ta thu được 5,1g chất rắn (nitrit). Hỏi phân hủy muối nitrat của kim loại gì?
[tex]2MNO_3 \rightarrow 2MNO_2 + O_2[/tex]

[tex]m_{O_2} = 6.06 - 5.1 = 0.96g \Rightarrow n_{O_2} = 0.03 \Rightarrow n_{MNO_3} = 0.06 \Rightarrow MNO_3 = 101 \Rightarrow M = 39[/tex]

Vậy muối là [tex]KNO_3.[/tex]

bài 4: Để xác định thành phần của muối kép A có công thức p(NH4)2SO4.qFex(SO4)y.tH2O người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Lấy 9,64g muối A hòa tan vào nước , sau đó cho tác dụng với Ba(OH)2 dư, khi đun nóng ta thu được kết tủa B và khí C. Lấy kết tủa B nung ở nhiệt độ cao (có mặt không khí) ta thu được 10,92g chất rắn. Cho toàn bộ khí C hấp thụ vào 200ml dung dịch H2SO4 0,1M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 200ml dung dịch NaOH 0,1M
1) Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra
2) Xác định các giá trị x, y, p, q, t?
[tex](NH_4)_2SO_4 + Ba(OH)_2 \rightarrow BaSO_4 + 2NH_3 + 2H_2O[/tex]

[tex]Fe_x(SO_4)_y + yBa(OH)_2 \rightarrow yBaSO_4 + xFe(OH)_{\frac{2y}{x}}[/tex]

[tex]4xFe(OH)_{\frac{2y}{x}} + (3x - 2y)O_2 \rightarrow^{t^o} 2xFe_2O_3 + 4yH_2O[/tex]

[tex]2NH_3 + H_2SO_4 \rightarrow (NH_4)_2SO_4[/tex]

[tex]2NaOH + H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4 + 2H_2O[/tex]
[tex]n_{H_2SO_4} = 0.02 - 0.5n_{NaOH} = 0.01 \Rightarrow n_{NH_3} = 0.02[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{BaSO_4}[/tex] từ [tex](NH_4)_2SO_4 = 0.01 \Rightarrow m_{Fe_2O_3} + m_{BaSO_4} = 10.92 - 0.01*233 = 8.59g[/tex]

[tex]\left\{n_{BaSO_4} = yn_{Fe_x(SO_4)_y}\\n_{Fe_2O_3} = \frac{x}{2}n_{Fe_x(SO_4)_y} \Rightarrow n_{BaSO_4} = \frac{2y}{x}n_{Fe_2O_3}[/tex]

[tex]160n_{Fe_2O_3} + 233n_{BaSO_4} = 8.59 \Rightarrow 232n_{Fe_2O_3} + \frac{466y}{x}n_{Fe_2O_3} = 8.59[/tex]

[tex]\left\[x = y = 1 \Rightarrow n_{Fe_2O_3} = 0.013722...\\x = 2;\tex{ }y=3 \Rightarrow n_{Fe_2O_3} = 0.01[/tex]

Lấy cái số đẹp mà tính vậy, chứ tính theo số xấu kia vẫn ra 1 công thức muối đúng.

[tex]n_{Fe_2(SO_4)_3} = n_{Fe_2O_3} = 0.01 \Rightarrow m_{H_2O} = 9.64-m_{Fe_2(SO_4)_3}-m_{(NH_4)_2SO_4} = 4.32 \Rightarrow n_{H_2O} = 0.24[/tex]

[tex]\Rightarrow p:q:t=0.01:0.01:0.24 = 1:1:24 \Rightarrow (NH_4)_2SO_4.Fe_2(SO_4)_3.24H_2O[/tex]
 
D

daongoc1609

co the lam ho em bai nay khong :cho dong khi COdu di qua ong su nung nong chua m g hon hop X gom hai oxit cua hai kim loai thu duoc chat ran A va khiB cho toan bo khi B vao dd nuoc voi trong du thu duoc 1.5 g ket tua cho toan bo chat ran A vao dd axit sunfuric 10%(vua du)thi thu duoc dd muoi co nong do 11.243% khong co khi thoat ra va con lai 0.96 g chat ran khong tan.xac dinh cong thuc cua hai oxit biet phan ung xay ra hoan toan
 

hoanglinh11022003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng tám 2017
20
10
6
Ninh Bình
Bài 3: Gọi CTHH của muối nitrat là [tex]A(NO_{3})_{x}[/tex] ( x là hóa trị của A)
PT:
[tex]2 A(NO_{3})_{x} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2 A(NO_{2})_{x} + x O_{2}[/tex]
Số mol muối nitrat là : [tex]n_{A(NO_{3})^{_{x}} = [tex]\frac{[tex]m_{A(NO_{3})_{x}}[/tex] }{M_{A(NO_{3})_{x}}}[/tex] = [tex]\frac{6.06}{M_{A}+62x}[/tex]

Số mol muối nitrit là: n_{A(NO_{2})_{x}} = [tex]\frac{5.1}{M_{A}+46x}[/tex]
Theo phương trình: Cứ 2 mol muối nitrat tạo ra 2 mol muối nitrit
=> [tex]\frac{6.06}{M_{A}+62x}[/tex] mol muối nitrat tạo ra [tex]\frac{5.1}{M_{A}+46x}[/tex] mol muối nitrit
Giải phương trình ta có: [tex]0.96.M_{A} - 37.44x=0[/tex] (1)
Vì A là kim loại nên sẽ có hóa trị từ I đến III , thay x = 1, x = 2 ,x = 3 vào (1) => A là kali khi x = 1[/tex]
 
Top Bottom