- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


1. Cư dân: một nhánh của người Môn cổ ở lưu vực sông Semun (vùng Khorat)
Họ xuất hiện vào thế kỷ III, chủ yếu làm nông trên ven sông suối, kết hợp đánh cá và săn bắt, làm "công trình đất tròn" để sản xuất và tránh lụt. Cư dân tiếp thu chữ Phạn, lúc đầu thần phục Phù Nam. Đến thế kỷ V thì họ đổi tên gọi là "Khmer" (hậu duệ của thần Kambu, tức Kambuja)
2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Giữa thế kỷ VI, người Khmer đánh bại Phù Nam, lập ra nước Chân Lạp. Kinh đô là Sambor Preikuk (nay thuộc tỉnh Kongpong Thơm, Campuchia). Đến thời Jayavarman I thì Chân Lạp tan rã, bị quân Java xâm chiếm vào cuối thế kỉ VIII
- Năm 802, Jayavarman II khôi phục nước Chân Lạp (ông dời đô 4 lần, lần cuối cùng là Mahendraparvata). Ông là người đầu tiên khởi xướng nghi lễ Thần Vua, tự xưng là Maharaja (Đại vương). Đến thời Ta Chạy (1336) thì bãi bỏ, đổi thành tước "Preah" (biến âm của Vrah, nghĩa là "thiên liêng)
* Năm 889, vua Yasovarman I tạo lập một kinh đô là tiền thân của Angkor là kinh đô mới Yasodhapura. Nhưng sau khi ông mất, đất nước lại suy yếu do tranh ngôi hoàng tộc.
* Năm 944, Rajendravarman II củng cố đất nước. Các vua Suryavarman I và Suryavarman II mở rộng đất nước Campuchia, cực thịnh nhất là thời Jayavarman VII
* Sau khi Jayavarman qua đời vào năm 1218, Campuchia suy sụp hẳn. Năm 1350, nước Ayutthaya của người Thái đánh 5 lần khiến người Khmer rời bỏ Angkor vào năm 1434, chuyển về Srey Santhor, rồi Lovek (1529), Udong (1620). Năm 1893 thì Pháp xâm lược
2. Kinh tế và xã hội
- Người Khmer canh tác trên đất giồng (Chamcar), dựa vào nước mưa để sản xuất
- Thời Yasovarman I, ông cho xây Hồ nước Yasodharatataka, dài 7 km và rộng 1,8km. Đến thời Udayadityavarman II thì xây thêm hồ Baray Tây (ở phía tây Angkor) hình chữ nhật dài 9km, rộng 2,2km
- Nông dân: đắp hồ chứa nước, xây dựng đền tháp.
- Nô lệ: một văn bia (K.559) năm 611 nói vua Mahendravarman cúng cho ngôi đền (dấu tích của kinh đô Phù Nam cũ) 36 thửa ruộng, 1 vườn cây, 100 bò, 20 trâu, 1 vũ nữ, 15 nhạc công và ca công, 59 nô lệ
3. Văn hóa và kiến trúc:
- Rajendravarman II phát triển chữ Phạn (về sau thì vua Ta Chay đổi sang tiếng Pali), củng cố Phật giáo Đại thừa song song với thờ Shiva. Đến thời Jayavarman VII rất đề cao Phật giáo Đại thừa và không khắc khe với Hindu giáo.
- Người Khmer ở phía tây Đồng Tháp, Óc Eo đều có dựng bia và đền thờ thần (thế kỷ VIII)
- Udayadityavarman II xây đền vàng thờ Shivalinga (đền Baphuon), xây thêm hồ Baray Tây.
Jayavarman VI và người kế nhiệm xây nhiều đền thờ Shiva ở Preah Vihear, Phnom Sandak, Vat Phu, Pimai... Suryavarman II xây dựng công trình Angkor Wat.
- Jayavarman VII xây dựng nhiều công trình Phật giáo như đền Banteay Kdei, Ta Prohm, Preah Khan, Banteay Chmar, Wat Nokor... Kinh đô Angkor Thom với đền Bayon. Bayon có 5 cửa, 49 tháp tượng
- Tín ngưỡng Thần Vua (vua là thần Indra, linga tượng trưng cho vương quyền) thời Jayavarman II
- Tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, thể hiện ở vua Indravaman III xây 6 tháp thờ
Nguồn: Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, nxb Giáo dục, 2005
Họ xuất hiện vào thế kỷ III, chủ yếu làm nông trên ven sông suối, kết hợp đánh cá và săn bắt, làm "công trình đất tròn" để sản xuất và tránh lụt. Cư dân tiếp thu chữ Phạn, lúc đầu thần phục Phù Nam. Đến thế kỷ V thì họ đổi tên gọi là "Khmer" (hậu duệ của thần Kambu, tức Kambuja)
2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Giữa thế kỷ VI, người Khmer đánh bại Phù Nam, lập ra nước Chân Lạp. Kinh đô là Sambor Preikuk (nay thuộc tỉnh Kongpong Thơm, Campuchia). Đến thời Jayavarman I thì Chân Lạp tan rã, bị quân Java xâm chiếm vào cuối thế kỉ VIII
- Năm 802, Jayavarman II khôi phục nước Chân Lạp (ông dời đô 4 lần, lần cuối cùng là Mahendraparvata). Ông là người đầu tiên khởi xướng nghi lễ Thần Vua, tự xưng là Maharaja (Đại vương). Đến thời Ta Chạy (1336) thì bãi bỏ, đổi thành tước "Preah" (biến âm của Vrah, nghĩa là "thiên liêng)
* Năm 889, vua Yasovarman I tạo lập một kinh đô là tiền thân của Angkor là kinh đô mới Yasodhapura. Nhưng sau khi ông mất, đất nước lại suy yếu do tranh ngôi hoàng tộc.
* Năm 944, Rajendravarman II củng cố đất nước. Các vua Suryavarman I và Suryavarman II mở rộng đất nước Campuchia, cực thịnh nhất là thời Jayavarman VII
* Sau khi Jayavarman qua đời vào năm 1218, Campuchia suy sụp hẳn. Năm 1350, nước Ayutthaya của người Thái đánh 5 lần khiến người Khmer rời bỏ Angkor vào năm 1434, chuyển về Srey Santhor, rồi Lovek (1529), Udong (1620). Năm 1893 thì Pháp xâm lược
2. Kinh tế và xã hội
- Người Khmer canh tác trên đất giồng (Chamcar), dựa vào nước mưa để sản xuất
- Thời Yasovarman I, ông cho xây Hồ nước Yasodharatataka, dài 7 km và rộng 1,8km. Đến thời Udayadityavarman II thì xây thêm hồ Baray Tây (ở phía tây Angkor) hình chữ nhật dài 9km, rộng 2,2km
- Nông dân: đắp hồ chứa nước, xây dựng đền tháp.
- Nô lệ: một văn bia (K.559) năm 611 nói vua Mahendravarman cúng cho ngôi đền (dấu tích của kinh đô Phù Nam cũ) 36 thửa ruộng, 1 vườn cây, 100 bò, 20 trâu, 1 vũ nữ, 15 nhạc công và ca công, 59 nô lệ
3. Văn hóa và kiến trúc:
- Rajendravarman II phát triển chữ Phạn (về sau thì vua Ta Chay đổi sang tiếng Pali), củng cố Phật giáo Đại thừa song song với thờ Shiva. Đến thời Jayavarman VII rất đề cao Phật giáo Đại thừa và không khắc khe với Hindu giáo.
- Người Khmer ở phía tây Đồng Tháp, Óc Eo đều có dựng bia và đền thờ thần (thế kỷ VIII)
- Udayadityavarman II xây đền vàng thờ Shivalinga (đền Baphuon), xây thêm hồ Baray Tây.
Jayavarman VI và người kế nhiệm xây nhiều đền thờ Shiva ở Preah Vihear, Phnom Sandak, Vat Phu, Pimai... Suryavarman II xây dựng công trình Angkor Wat.
- Jayavarman VII xây dựng nhiều công trình Phật giáo như đền Banteay Kdei, Ta Prohm, Preah Khan, Banteay Chmar, Wat Nokor... Kinh đô Angkor Thom với đền Bayon. Bayon có 5 cửa, 49 tháp tượng
- Tín ngưỡng Thần Vua (vua là thần Indra, linga tượng trưng cho vương quyền) thời Jayavarman II
- Tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, thể hiện ở vua Indravaman III xây 6 tháp thờ
Nguồn: Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, nxb Giáo dục, 2005