Sử 11 Vụ ám sát Thái tử Áo - Hung

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày 28/6/1914, một gã lông bông người Czech gốc Bosnia tên là Gavrilo Princip đã nã hai phát súng vào một cặp vợ chồng trên quãng trường Sarajevo tại Bosnia. Hai vợ chồng đều chết sau đó, đây là một trong những vụ ám sát thành công nhất lịch sử, nhưng hậu quả của nó là 4 năm đánh nhau tơi bời khói lửa, biến Châu Âu thành bãi chiến trường với gần 10,000,000 người chết rải đều trên 4 châu lục Á Âu Phi Mỹ, chính là cuộc chiến vĩ đại (Great War) - cuộc chiến để kết thúc mọi cuộc chiến (The war to end all wars) – hay sau này được thống nhất sửa lại là Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhất.

I. THÙNG THUỐC SÚNG BALKAL
Hôm trước có nhắc sơ về lịch sử của vùng này trong bài Nam Tư rồi, anh chị muốn hiểu rõ thì đọc lại, ở đây chỉ nói về giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau thập niên 1870 thì đế chế Ottoman trả quyền độc lập cho cư dân bán đảo Balkal, tuy nhiên, các nước lớn quanh khu vực nhanh chóng nhảy vào giành ảnh hưởng: Italia tạo ảnh hưởng lên Hy Lạp, Áo – Hung chi phối Rumania, Anh – Pháp nắm Serbia. Năm 1908, lợi dụng tình hình Bosnia đang rối ren sau một loạt các vụ ám sát, lật đổ và đế chế Ottoman nhăm nhe quay lại nắm quyền (vì đa số cư dân ở Bosnia theo đạo Hồi), đế chế Áo-Hung thông qua một loạt các biện pháp ngoại giao và đe dọa, quyết định sáp nhập luôn Bosnia vào đế chế. Hành động này làm Serbia rất không thích, họ luôn xem đất Bosnia đó là một phần không thể tách rời của đế chế Đại Serbia xưa kia nên tập trung quân đội chuẩn bị chơi khô máu. Tuy nhiên, các nước chống lưng cho Serbia là Anh và Pháp do đã ăn rơ với Áo-Hung từ trước nên ép Serbia bãi binh, nếu ko tao cắt viện trợ, ok? – Thế là không đánh đấm gì nữa. Tuy nhiên, như tôi đã nói với các anh/chị, đất Serbia nơi sản sinh những con người chảy rừng rực trong huyết quản dòng máu chiến binh, không đời nào họ chịu thua. Bãi binh là việc của chính quyền, còn dân chúng thì lập … tổ chức khủng bố, một tổ chức nổi nhất trong số này là Bàn Tay Đen. Phương châm của tổ chức này là "Thống nhất hay là chết" còn trên dấu hiệu của tổ chức này vẽ hình một cái đầu lâu với hai khúc xương bắt chéo, bên cạnh là trái bom, con dao găm và thuốc độc và nhiệm vụ của tổ chức là thống nhất dân tộc Serbia.

II. CHÂU ÂU TRƯỚC CƠN BINH LỬA
Châu Âu thời điểm này chưa văn minh và yêu chuộng hòa bình như hiện nay các bạn ạ, nó là một nùi những mâu thuẫn: Người Pháp từng là bá chủ Châu Âu hồi đầu thế kỷ 19 với những cuộc chinh phạt của Napoleon vĩ đại, ngài từng bắt cả Châu Âu phải quy phục, tất nhiên trừ bọn Anglais (Anh), sau khi ngài thoái vị, toàn bộ đàn ông Pháp ở Walterloo đã chết theo thất bại của ngài, 50 năm sau, năm 1870, người Phổ đánh vào tận Paris bắt nước Pháp đầu hàng nhục nhã.
Theo đà thắng lợi ấy của quân Phổ, cũng trong năm 1871, thủ tướng thiên tài của Phổ Otto Von Bismack gây sức ép buộc Áo rút ra khỏi khối liên hiệp Bắc Đức, theo đó Đức và một loạt các quốc gia trong Đế Chế La Mã Thần Thánh tách ra và thành lập Đế Chế Đức, đứng độc lập với Áo (hay nói văn vẻ là Áo vs Phổ cùng là một dân tộc, cùng nói tiếng Đức như nhau nhưng Phổ đá Áo ra ngoài và lập thành quốc gia với cá nước chư hầu cũ của Áo). Áo rất cay, nhưng trước đó đã bị Đức đập sml hồi năm 1860 nên đành ngậm miệng, Áo quay sang với Hungary, thành lập một thể chế mới gọi là Song Quốc Quân Chủ (Vua Chung Hai Nước) – tạm gọi là Đế Chế Áo – Hung. Hãy nhớ, đây là hai quốc gia kết hợp lại với nhau nhưng Hungary không hề bị Áo chinh phục, vẫn giữ độc lập, kinh tế và quân đội riêng, nhưng cầm quyền trên hình thức thì Hoàng Đế Áo ở thứ bậc cao hơn.
Sau khi lập quốc thì Đức phát triển kinh khủng, sản lượng công nghiệp vượt Pháp, khai khoáng vượt Anh, dần dần trở thành một cường quốc công nghiệp Châu Âu nhưng thiếu nguồn nguyên liệu và thiếu thị trường tiêu thụ để quay vòng vốn, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi đều bị Anh Pháp chiếm hết từ trước, Đức bắt buộc phải chiếm bằng vũ lực nên chỉ chờ cái cớ để nổ trước.
Đức thấy Anh - Pháp ký hiệp ước với Nga nên đoán rằng thể nào chúng nó cũng bề hội đồng mình. Học thuyết quân sự nước Phổ từ TK18 đã nhấn mạnh rằng: Phổ bị kẹp giữa 2 cường quốc Pháp ở phía tây và Nga ở phía Đông, khi xảy ra chiến tranh, Phổ bắt buộc phải hòa hoãn với một bên. Trường hợp không thể hòa hoãn được thì phải tập trung binh lực giải quyết dứt điểm một bên trước rồi chuyển quân sang giải quyết nốt bên còn lại. Điều đó giải thích vì sao quân đội Phổ (Đức) sau này luôn lấy yếu tố tốc độ, bất ngờ và táo bạo làm yếu quyết, thời Napoleon, Phổ tập trung phát triển kỵ binh và sau này trong thế chiến thứ 2 như các bạn biết, họ phát triển bộ binh cơ giới. Thế nên khi Pháp - Nga đã về một phe thì Đức cũng nhanh chóng kiếm đồng minh. Đức liên minh với 2 đế chế già cỗi ở Châu Âu là Áo - Hung và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giúp họ kiềm chế quân Nga ở phía đông, Đức sẽ rảnh tay rảnh chân mà "tính sổ" với Anh - Pháp ở phía tây.

III. TIẾNG SÚNG SARAJEVO
Nhân vật chính của chúng ta, thái tử Franz Ferdinand tuy sinh ra trong gia đình hoàng tộc nhưng ban đầu ông này không chưa phải là ứng cử viên cho ngôi vua Áo - Hung. Tuy vậy, con tạo luôn xoay vần và tạo nên những bất ngờ theo cách riêng của nó:
Năm 1875, khi mới 12 tuổi, một người anh họ của ông là Công tước vùng Modena (Italia) bệnh chết, ông này để lại toàn bộ gia sản cho Ferdinand, nhấc cậu bé này vào top những người giàu nhất đế chế Áo - Hung thời bấy giờ. Thời trẻ Ferdinand có 2 thú vui khá tốn kém: Săn bắn và Du lịch, ngta nói rằng ông này đã bắn tới 5000 con hươu trong cuộc đời ông ta, ông cũng đi du lịch vòng quanh Địa Trung Hải trong suốt thời trẻ của mình.
Đến năm 1889, chân mạng đế vương phát lộ: Ông anh họ đang là Thái tử bỗng dưng buồn tình rút súng tự tử ở lâu đài riêng. Vì bác ông (vua Áo Hung) ko còn con trai nên thứ tự thừa kế chuyển sang cho cha Ferdinand, tới lượt ông già cũng từ chối, thế là tước vị Thái tử lại chuyển sang ông con. Lại phải nói lại với anh/chị là đã có chân mệnh đế vương rồi thì đúng ngày đúng giờ ngai vàng nó sẽ tự rớt thẳng vô đầu, muốn né cũng không được đâu...
Vì chỉ còn chờ tới lúc ông bác chết thôi là Ferdinand sẽ lên ngôi vua, cho nên ông rất hay đi thăm thú bên trong đế chế. Sáng ngày 28/6/1914, Thái tử và Thái tử phi sẽ tham dự một buổi lễ duyệt binh ở Sarajevo của quân đội Áo. Dù trước đó đã có cảnh báo về một âm mưu ám sát, Thái tử vẫn quyết định không hoãn buổi duyệt binh. Đúng 10 giờ khi đoàn xe chạy qua cầu, từ đám đông một thanh niên xông ra ném bom vào phía xe thái tử. Trái bom rơi đúng vào nóc xe, lăn xuống vỉa hè rồi rơi vào bánh trước và nổ tung. Thái tử ngay lập tức ra lệnh cho đoàn xe dừng lại và cử hai người trong tùy tùng đoàn đi thăm hỏi những người bị nạn. Tổng cộng có 22 người bị thương trong đó có 2 viên quan hộ tống. Tuy vậy thái tử vẫn tiếp tục ra lệnh cho xe đi tiếp. Vương phi bất ngờ phát hiện cổ bà bị một mảnh bom bắn vào tuy nhiên bà lại không thấy có cảm giác. Thái tử vô cùng tức giận và vội vàng dẹp bỏ cuộc đón tiếp và ra lệnh đến quân y viện gần nhất nhưng vương phi vẫn kiên quyết đi tiếp cùng chồng và ngồi hàng ghế sau cùng với thái tử. Chiếc xe phóng nhanh dọc theo phố Apple Ki và bắt đầu rẽ về bên phải hướng về phía ngôi thánh đường. Người lái xe phanh gấp để kịp quay mũi xe (do xe thời trước không có số lùi). Bất ngờ từ trong đám đông một thanh niên tóc sẫm màu - chính là Gavrilo Princip - rút súng bắn vào xe. Viên cảnh sát đứng cạnh xông vào bắt kẻ sát nhân nhưng đồng bọn của hắn đã đánh mạnh vào đầu gối ông. Người thanh niên không ai ngăn cản bước gần tới xe và bắn thêm một viên nữa trước khi bị bắt. Viên đầu tiên trúng bụng vương phi, còn viên thứ hai mới trúng cổ thái tử, phá vỡ tĩnh mạch. Vương phi ngã lăn xuống sàn xe. Thái tử lấy thân mình đè lên che cho bà, môi mấp máy những lời cuối cùng: Chúa ơi... Sophia, hãy sống... vì các con...
Về phần gã Princip, toan rút súng tự tử nhưng một đám đông lớn đã bủa vây hiện trường án mạng, khiến hắn ta không thể nào cử động nổi tay. Song, hắn nhớ ra trong túi vẫn còn viên Xi-a-nua. Hắn nhét vào miệng nhưng không chết, chỉ bị nôn. Hóa ra viên thuốc độc đã hết hạn bao giờ không hay. Hắn liền chạy thật nhanh đến một cây cầu gần đó và quyết định nhảy cầu tự tử nhưng chỉ bị què chân. Cảnh sát sau đó đã bắt được hắn. Đáng ngạc nhiên là phiên tòa sau đó lại không xử hắn án tử, hắn và các đồng phạm nhận án tù khổ sai 20 năm, tuy nhiên năm 1918, Princip chết trong tù do viêm phổi. Lại một chân lý nữa các bạn cần rút ra: Diêm Vương bắt người canh ba không thể để qua canh năm, chưa tới lúc chết thì có muốn tự tử cũng không chết được đâu!
 
Top Bottom