[Võ] Tìm hiểu võ đạo / võ thuật

A

anhtien_nguyen

Huỳnh Võ Đạo và giai thoại Cố võ sư Huỳnh Tiền

Huỳnh Võ Đạo (Huynh’s Martial Arts) do Đại Võ Sư Huỳnh Tiền một cựu vô địch Đông Dương Quyền Tự Do sáng lập tại Việt Nam. Cố Võ sư Huỳnh Tiền là một con người không khi nào biết “rét” trước một địch thủ dù cho hung hãn cách mấy, và các môn đệ cũng theo cung cách của “Anh Ba”, luôn luôn làm chủ trên sàn đấu.
cvshunhtin.jpg


Cố Võ sư Huỳnh Tiền người đã đi rồi, nhưng tiếng tăm vẫn con đây! Nhắc tới Huỳnh Tiền không một ai làng võ Việt Nam không biết một “Con Cáo Già” lừng danh trong làng đấm. Cáo có nghĩa là không phải lúc nào cũng đâm đầu vào để cho địch thủ làm bao cát… mà con cáo già này biết tiến thối tuỳ lúc, địch mạnh ta thủ, địch yếu ta tấn công, địch khiêu khích ta bình thản, nhưng khi địch sơ hở là con cáo ra đòn hạ gục đối thủ. Đối phương mà leo lên sàn đài thách thức là chỉ có đường thân bại danh liệt.

Thầy tôi nói: ”đánh võ như đánh giặc, tại sao mình tốn sức với kẻ còn quá dũng mãnh, hãy chờ đến khi nó hết hơi thì mình tấn công, thắng hết chín mươi chín phần trăm” (Người viết là học trò Cố Võ sư Huỳnh Tiền). Kinh nghiệm của thầy tôi lúc nào cũng là kinh nghiệm sống. Khi còn sinh tiền gần bên ông, thỉnh thoảng nghe những lới dạy của “Anh Ba“, tuy bình dân đơn giản nhưng đó là vàng ngọc! “Mầy đừng lo, nếu mày tập dợt đầy đủ, dù chung xuống sàn chúng vẫn kéo mầy ra cho được, nhưng chớ để chúng lợi dụng phải hỏi tiền trước tiên, vì thầy của mày tên là TIỀN, Hùynh là Vàng, là TIỀN VÀNG đó!”. Cố Đại Võ Sư – thầy tôi là một người ít chữ, ông ta đã đào tạo các huynh đệ chúng tôi trở thành những kẻ it nhất hơn một lần làm cho người ta kính nể ! Ông ta là thầy của các thầy. Thật vậy, Hàng loạt Võ sư mang họ Huỳnh đã làm nên HUỲNH VÕ ĐẠO.

cvshunhtin1.jpg


Khi nghe tin thầy tôi khép mắt lìa đời là lúc tôi ở xa ngàn dặm. Thế sự thăng trầm trong hư vô không biết thầy có nghe và thấy được gì không? Tôi bùi ngùi rơi lệ nhớ ngày nào, thầm nghĩ kể từ nay không còn Huỳnh Tiền nữa, việc tôi có thể là làm thế nào để Huỳnh Võ Đạo mãi mãi tồn tại. Cố Đại Võ Sư Huỳnh Tiền đã đi vào vùng miên viễn, nhưng họ Huỳnh vẫn sống và sống mãi trong làng võ, để mọi người không quên được một Huỳnh Tiền – Tay Đấm lừng danh một thời khắp võ đài Miền Nam Việt-Nam. Một cựu vô địch Đông Dương vào cuối đời ra đi trong tịch mịch!
 
A

anhtien_nguyen

3 ngôi sao 9X của võ thuật Việt Nam

Họ là những ngôi sao tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có bước tiến thần kì ở SEA Games 26 và là niềm hy vọng vàng của thể thao Việt Nam…


Lê Bích Phương (Karatedo, 14/8/1992)

Bắt đầu tập luyện karate từ năm 2005 nhưng đến năm 2008, Bích Phương mới lần đầu tiên được tập trung đội tuyển quốc gia. Trước khi tham dự ASIAD 16, bảng thành tích thi đấu quốc tế của Lê Bích Phương còn khá nghèo nàn nhưng có lẽ, đó cũng chính là lý do khiến cô không phải chịu bất kỳ sức ép nào, thoải mái thi đấu và mang vinh quang về cho tổ quốc.

t411167.jpg


Từ một cô gái hay khóc nhè, Lê Bích Phương đã trưởng thành vượt bậc. Sau tấm HCV ASIAD 16, Bích Phương tiếp tục mang vàng về cho Karatedo Việt Nam. Cuộc hành trình tại SEA Games 26 của Phương bắt đầu từ chiến thắng trước Phommachan (Lào, tỷ số 6-0) ở tứ kết và Soriano (Philippines, 3-1). Cô kết thúc thành công chiến dịch săn vàng trên đất Indonesia khi hạ Pustitasari 4-0 tại nhà thi đấu Tennis Indoor Jakarta.

Thạch Thị Trang (Karatedo, 1/1/1991)


Thạch Thị Trang sinh ra trong một gia đình nghèo nơi cô phải làm những công việc đồng áng nặng nhọc để giúp đỡ cha mẹ cũng như 6 anh chị em của mình. Cuộc sống khó khăn đã rèn luyện cho cô ý chí mạnh mẽ, dũng cảm không quản ngại khó khăn trước hoàn cảnh nào. Điều này được thể hiện rõ trên sàn đấu SEA Games, nơi cô liên tiếp tạo ra những bất ngờ.
t411170.jpg

Mới lần đầu tiên tham dự SEA Games, lại có thể hình bất lợi, nhưng Thạch Thị Trang đã bất ngờ đánh bại Jamalliah và Mardiah Nasution của nước chủ nhà Indonesia để giúp Karatedo Việt Nam giành tấm HCV đầu tiên. Trong trận chung kết, Trang bị chảy cả máu mũi vì bị đối thủ đánh phạm luật, nhưng cô gái được sinh ra trong gia đình nghèo có 7 anh chị em ở Trà Vinh vẫn chiến đấu kiên cường để giành chiến thắng áp đảo.

Ngay sau chiến công đoạt HCV và nhận được phần thưởng 500 USD, Trang đã tâm sự rất thật lòng: “Tôi đến từ một gia đình rất nghèo, được đi máy bay ra nước ngoài là điều tôi chưa mừng mơ đến. Tôi sẽ dùng số tiền thưởng để giúp đỡ gia đình mình. Chính cuộc sống khó khăn đã biến tôi thành một con người mạnh mẽ và dũng cảm như hôm nay…”

Nguyễn Mai Phương (Wushu, 2/8/1990)


Võ sĩ wushu xinh đẹp đã rất nỗ lực khắc phục chấn thương để lên thảm, chiến đấu hết mình và đem về tấm HC vàng duy nhất cho đội wushu Việt Nam tại SEA Games ở các nội dung biểu diễn. Ở SEA Games hai năm trước tại Lào, Mai Phương phải làm khán giả vì chấn thương. Lần này, ở Indonesia mới lành vết đau cũ nhưng cô gái xinh đẹp rất nỗ lực để tái xuất tại nội dung biểu diễn trường quyền nữ. “Quá trình tập luyện của em rất gian khổ bởi em vừa trải qua ca phẫu thuật và mới quay trở lại. Tấm HC vàng này rất có ý nghĩa với em, là nguồn động lực lớn và phần thưởng cho quyết tâm trong suốt thời gian qua”, Mai Phương chia sẻ.

t411172.jpg


Bằng sự uyển chuyển, mềm mại và đẹp mắt trong bài biểu diễn của mình, Phương đã chinh phục được hội đồng trọng tài để đạt 9,71 điểm, hơn Susyana Tjhan (Indonesia) 0,01 điểm. Chiếc HCV của Phương còn ấn tượng hơn bởi ở các nội dung biểu diễn quyền, chủ nhà Indonesia luôn chiếm ưu thế.
 
A

anhtien_nguyen

Triệu Tử Long học võ

Thuở nhỏ Triệu Vân ham mê võ thuật với ước mong học thông quyền cước lẫn binh khí; năm 18 tuổi, ông quyết tâm đi “tầm sư học đạo”. Chủ ý đã định, ông bèn quẩy lương khô đi xuống Sơn Tây.

100523CineT17.jpg


Triệu Vân đi, đi mãi suốt 20 ngày tới núi Thái Hàng, mình mẩy ướt đẫm mồ hôi, chân rã rời hết đi nổi mới dừng chân ở một thôn nhỏ tên Tây Dương Cao, ngồi nghỉ, rồi tìm một nơi trú đỡ để ngày mai lên đường. Chợt thấy một ông lão râu trắng, tựa cánh tay nằm trên cành đào đang “khò khò” ngủ say sưa, Triệu Vân giật mình nghĩ “công phu cụ này quả thật phi thường”.
tulong.jpg


Triệu Vân định gọi lão ông, nhưng cảm thấy như vậy là vô lễ, nên ngồi chờ. Thật ra, lão ông tựa hồ như ngủ mà không phải ngủ, mỗi nhất cử nhất động của Triệu Vân, ông đều thấy rõ hết. Được một lúc, bỗng thấy lão ông với tư thế “giao long đảo hải” đã bay người xuống, rơi đúng giữa một chạc cây tùng kế bên, và cũng nằm ngủ với tư thế cũ. Triệu vân rất đổi ngạc nhiên, vội khấu đầu nói:

- Công phu lão bá, thật khiến vãn bối kinh ngạc và bội phục, xin lão bá thu vãn bối làm đồ đệ!

Lão ông một lời chưa thốt, lại khò khò ngáy tiếp. Triệu Vân càng khấu đầu kêu, lão ông càng ngáy lớn, cuối cùng làm chấn động lá cây rụng rào rào, một chiếc lá rơi trên đầu Triệu Vân làm u một cục như quả trứng. Triệu Vân càng thêm khâm phục, mặc cho lá rơi trúng đầu, một mực quỳ mãi. Lão ông chưa tỉnh, ông sẽ không đứng dậy.

Đến lúc mặt trời dần khuất sau núi, lão ông râu trắng mới vươn mình ngàp dài, từ từ ở chạc cây ngồi dậy. Bỗng Triệu Vân nghe lão nói:

- Xem ngươi cũng có thành tâm, không miệng lưỡi mồm mép, thay lòng đổi ý, lão phá lệ nhận ngươi làm đồ đệ.

Triệu Vân nghe xong vui mừng khôn xiết, dập đầu lạy một hồi nữa.

100523CineT16.jpg


Thì ra, lão ông râu trắng này không ai khác chính là Bích Vân Đại sư chùa Huyền Chung trên núi Thái Hàng. Triệu Vân bèn theo lão ông lên núi. Đêm ấy Bích Vân Đại sư ở trong động giảng nguồn gốc cách sử dụng ảo bí kỹ xảo, cách công, cách phòng của thập bát ban binh khí về đao, thương, kiếm, kích cho Triệu Vân nghe.

Đến ngày thứ tám mươi hai, Bích Vân Đại sư cho phép Triệu Vân chọn lựa binh khí. Triệu Vân giơ tay rút đại đao, nhưng Đại sư truyền cản lại, bảo:

- Trước kia thầy có một đồ đệ đã luyện đao rồi, nay con luyện thương vậy!

Nói xong, Bích Vân Đại sư lấy ra một cây Hồn Điểm cương thương đưa cho Triệu Vân.

tuong%20Trieu%20Tu%20Long.jpg



Từ đó, Triệu Vân tiếp tục ở bên thầy luyện tập đánh thương. Hạ luyện Tam phục, đông luyện Tam cửu. Thấm thoát đã được hai năm hai tháng, tay thương của Triệu Vân đã luyện tới mức lô hỏa thuần thanh, biến hóa tuyệt vời. Vào một sáng mùa Thu trời trong khí mát, Triệu Vân từ biệt Bích Vân sư truyền, dấn bước vào thiên hạ
 
A

anhtien_nguyen

Binh khí xưa: Câu và câu liêm

Câu là một loại binh khí nhiều lưỡi sắc được liệt vào loại binh khí cổ do diễn biến mà tạo thành. Thời Xuân Thu Chiến Quốc thì qua, câu, kích đều cùng dùng. Từ mộ cổ nức Vệ xưa người ta đào đươc một cây câu đồng thì thấy có hình dáng tựa kích, chỉ khác chỗ mé trên cây kích là lưỡi sắc còn mé trên cây câu là một đường có hình móc câu nên người xưa mới gọi là “câu”.


Liêm gồm có đao liêm và thương liêm đều có loại dài, ngắn khác nhau. Loại dài 6, 7 thước, loại ngắn 2 thước 4 tấc. Phàm những loại binh khí ngắn đều dùng 1 đôi như song kích, song kiếm… Lại có Hổ trảo liêm, còn gọi là Nhật nguyệt song bút. Đây là loại binh khí có một lưỡi quắm hình lưỡi liềm lắp vào cán dài, dùng để móc vào mà giật, cắt
images



Nhan Sư Cổ có chú rằng “Câu cũng là binh khí, tựa kiếm mà cong, vì thế câu cũng giết người được vậy”. Trên chiến trường xưa người sử dụng câu rất đông. Thời Lưỡng Tấn (tức Đông Tấn và Tây Tấn) có võ sĩ anh dũng thiện chiến “là Nhiễm Mẫn đã” tay trái cầm mâu hai lưỡi, tay phải cắp câu kích để đánh quân Yên, chém người hơn 300 thủ cấp.
570691.jpeg


Trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am, Tống Giang đã rèn rất nhiều câu liêm cho quân sĩ luyện tập “câu liêm trận pháp” để phá thế trận “liên hoàn mã” của quân triều đình do Hồ Duyên Chước chỉ huy. Tống Giang có võ tướng rất giỏi về câu liêm là Từ Ninh đã dạy cho quân sĩ cách sử dụng câu liêm như sau:

“Phàm ngồi trên mình ngựa đánh Câu Liêm sang thì phải lấy cở từ thắt lưng mà đánh, trên giữa bảy đường ba lần giật bốn lần lượn một lần đâm ba lần gạt cộng có chín phép biến. Bằng đánh Câu Liêm dưới bộ thì trước hết đi tám thước vung ra bốn mặt để lấy thế, rồi cở mười hai bước một lần biến, mười sáu thước một lần giở mình chia Câu Liêm vừa đâm vừa giật, hai mươi bốn bước hất lên đè xuống móc bên Đông đánh bên Tây, ba mươi sáu bước quay mình như lọng che cướp đánh lung tung không đâu không vỡ. Đó là phép chính đánh Câu Liêm sang có bốn câu thơ phải thuộc lòng để luyện :

Bốn vung ba móc thông bảy đường
Chín lần biến đổi khác tay sang
Hai mươi bốn bước vung sau trước
Mười sáu bước nay chuyển khác thường”

Câu cử dụng trong võ thuật có đơn câu, song câu, lộc giốc câu (câu sừng hươu), hổ đầu câu, hổ thủ câu… Kỹ pháp thì có đẩy câu, đè, giật, nâng, băm, xẻ, đỡ, lướt, hoa, dâng nguyệt… khi diễn luyện thì yêu cầu phải phối hợp với thân pháp, lên, xuống, nuốt, nhả. Chính vì vậy mới có cánh nói “câu tẩu lãng thế” – câu đi theo làn sóng.
 
A

anhtien_nguyen

Binh khí xưa: Chủy thủ

Chủy thủ (kiếm ngắn hoặc dao găm) là loại binh khí ngắn lấy đâm là chính, có thể kiêm cả chặt chém. Hình thù của chủy thủ như kiếm nhưng không dài bằng kiếm.


Thoạt đầu là chủy thủ đá chả xã hội nguyên thủy. Từ thời Thương, Chu trở đi thì đổi làm bằng đồng xanh hoặc gang thép, cốt để đánh giáp lá cà phòng thân. Cũng có khi bôi thuốc độc vào lưỡi, đâm vào người là có thể chết ngay.
DSC03340.jpg

DSC03344.jpg


Thời Hán, chủy thủ thường được dùng với trường kiếm, các kỵ sĩ dùng phối hợp ngắn dài càng nhiều.

Thời Tấn kiếm chủy thủ hình tròn, dạng như mũ sa, sống kiếm chia trở xuống, thân kiếm rộng, bằng, chuôi ngắn, lưỡi dài, về hình dáng rõ ràng khác hẳn trước thời Tần.
Trang_15_hinh_1.jpg

guong_dong.jpg

images


Trương Tải đời Tấn từng miêu tả chủy thủ qua bài “Chủy thủ minh” (bài văn ca tụng chủy thủ): “Làm ra chủy thủ, phải lẹ dùng gần cốt ở bất ngờ lúc không phòng bị, không được coi nhẹ. Sắc ở hình thù, tấn công vững vàng”.

Đời Đường chủy thủ được dùng rất thịnh hành. Lý Bạch trong bài thơ “Hiệp khách hành” viết:

“Thiếu niên học kiếm thuật

Chủy thủ kèm Ngô Hồng

Dũng từ trăm người đến

Áp tới sinh oai phong.”

Từ đời Tống về sau chủy thủ trở thành vũ khí trong võ thuật và đượ lưu truyền cho thới nay.
ec08090900068.jpg


2009224214555781_2.jpg


Về cách dùng thì có đâm, thọc, kều, cứa, rạch v.v.. khi diễm luyện thì có hai kiểu chủy thủ là chủy thủ đơn và chủy thủ đôi. Hiện tại, trong các bài diễn luyện võ thuật người biểu diễn thường mỗi tay dùng một chủy thủ để diễn luyện.

Về đối luyện thì có: chủy thủ đánh thương, cướp chủy thủ, đôi chủy thủ đấu thương, đôi chủy thủ đấu bài (một laoij vũ khí đơn hoặc đôi hình chữ nhật có cạnh sắc, dùng như mộc), đấu đơn đao…

Trong tiểu thuyết võ hiệp “Lộc Đỉnh ký” của nhà văn nổi tiếng Kim Dung, nhân vật Vi Tiểu Bảo – Tiểu Quế Tử có thanh chủy thủ vô cùng sác bén, chém sắt như chém bùn, nhờ nó mà không ít lần Vi Tiểu Bảo vượt qua nguy hiểm.
 
A

anhtien_nguyen

Binh khí cận chiến: Quải (柺)

Quải (柺) là một loại khí giơí trong võ thuật, thường được gọi là “quải tử”. Gọi theo tiếng Okinawa là tonfa (kana: トンファー, tonfaa), là một vũ khí đặc trưng của người Okinawa. Một số tên khác của nó là tong fa hay tuifa. Theo truyền thống nó được làm từ gỗ sồi đỏ và sử dụng thành từng cặp hai cái trong khi chiến đấu. Một vũ khí tương tự mang tên là mae sun sawk được dùng trong môn võ Krabi Krabong

quaitu.jpg

Quải làm bằng gỗ bọc sắt hoặc bằng sắt, cán dài từ hai đến bốn thước ta. Quải dài thì dùng một chiếc, dài khoảng bốn thước ta. Ở cán quải gần đằng cuối lắp một dóng ngang ngắn như cái sừng là một thứ “cán ngắn” (đoản bính) nên gọi là “quải sừng trâu” (ngưu giốc quải).

Nguồn gốc của quải cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu tin rằng chúng bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc Indonesia.

250px-Tonfas.jpg



Quải được sử dụng trong các môn võ của Đông Nam Á lẫn Trung Hoa và có lẽ đã được đưa tới Okinawa bởi ảnh hưởng của các môn võ này. Người Trung Hoa tin rằng quải được phát triển từ cái nạng chống cho người già hay người yếu chân, người tàn tật (chữ “quải” nghĩa là “nạng”), nhưng theo các truyện kể dân gian của Okinawa, trong thời kỳ trị vì của vua Thượng Chân (1477-1526), những lệnh cấm vũ khí đã được ban hành để ngăn chặn sự bạo loạn và duy trì ổn định trong vương quốc. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của những vũ khí tự vệ khác thường từ những công cụ của người nông dânỞ đây, cặp quải được phát triển từ tay cầm gỗ của thớt cối xay. Hiện nay, thiết kế của quải chính là hình mẫu cơ bản của loại dùi cui PR-24 dùng cho cảnh sát, mặc dù cách dùng của chúng có những điểm khác biệt.
police%20style%20tonfa.jpg


Cách cầm quải là một tay cầm cán ngắn, một tay cầm cán dài hoặc cả hai tay cầm cán dài, hay một tay cầm cán ngắn hoặc cán dài thay phiên nhau mà sử dụng, tiến hành diễn luyện. Quải ngắn (đoản quải) thường là đôi quải, khi diễn luyện thì mỗi tay một chiếc. Về hình dạng quải thì theo hai đoạn cán ngắn dài chắp thẳng góc vào nhau gọi là quải “chữ đinh” (đinh tự quải), cán ngắn mà bẹp giống mỏ vịt thì gọi mà quải “mỏ vịt” (áp chủy quải), cả đến loại quải trên cán dài cách bốn phân đóng vào một cái mấu hình như cái cán ngắn nữa gọi là “lý công quải”. Lại có thứ quải có thân như thanh đơn đao, đầu quải lại nhọn như mũi thương, trên cán ngắn khoằm như câu liêm gọi là “sách lai quải” v.v…

Sự cấu tạo của quải cũng lắm hình lắm dạng nhưng phép luyện nói chung là giống nhau, khi sử dụng thì phương hướng tấn công biến hóa đa đoan. Phép đánh của quải đơn thì có bổ, đập, lăn, nhảy, chồm, chống, vỗ, tóm, móc, gác, cắt, đánh,vv… Dùng song quải thì có thêm các phép ôm, che, xoay, đập… Bằng cả hai tay.

tonfa.gif


Quải có thể được cầm tại tay cầm ngắn vuông góc với thân chính, hoặc được cầm ngay tại thân chính. Trong việc phòng thủ, nếu người dùng cầm nó ở phần tay cầm ngắn, thì phần thân chính sẽ bảo vệ cẳng tay trong khi quả đấm ở tay cầm bảo vệ ngón cái. Nếu người dùng cầm quải ở cả hai đầu thân chính, phần thân chính sẽ được dùng để đỡ gạt còn tay cầm có thể dùng để móc lấy vũ khí của đối thủ.

Trong tấn công, người dùng có thể vung quải để đánh vào đối thủ. Động lượng lớn của việc vung quải có thể được truyền vào phần thân chính bằng việc xoay tròn nhanh quải tại phần tay cầm. Người dùng cũng có thể cầm quải tại một đầu bất kỷ của thân chính để đập phần tay cầm vào đối thủ. Quải cũng có thể được dùng để đâm. Và bằng việc cầm giữ phần thân và tay cầm của quải cùng một lúc, người dùng có thể chặn hoặc phá đòn tấn công của đối thủ.

Theo truyền thống, quải được dùng theo cặp hai cái, một chiếc quải cầm ở một tay – trong khi đó dùi cui cảnh sát tuần tiễu ban đêm thường chỉ được dùng mỗi người một chiếc. Vì quải có thể được dùng bởi nhiều cách khác nhau và được cầm ở các tư thế khác nhau, việc huấn luyện cách dùng quải thường bao gồm học cách chuyển tư thế cầm trong thời gian ngắn – những kỹ thuật như thế yêu cầu sự khéo léo rất cao. Giống như tất cả các vũ khí Okinawa khác, các tư thế dùng quải phản ánh các đòn thế của karate.
 
A

anhtien_nguyen

Binh khí xưa: Lưu tinh chùy

Lưu tinh chùy là một loại chùy, một đầu là dây buộc còn đầu chùy thì nắm trong tay, dùng sức nhằm mục tiêu ném ra tấn công; đây là một loại vũ khí ngầm (ám khí) thuộc loại binh khí mềm, còn được gọi là phi chùy (chùy bay), lưu tinh chùy có nghĩa là chùy bay như sao đổi ngôi.

Lưu tinh chùy là thứ công cụ săn bắn thời xưa, từ “lưu tinh sách” – dây thòng lọng quăng phát triển mà thành, về sau đưa vào loại khí cụ dùng trong chiến tranh.

Thời Chiến Quốc, trong tranh công kích thành có vẽ hai tay thi triển phóng lưu tinh chùy để tấn công địch. Những người đi lại giang hồ mãi võ đời Thanh thường sử dụng lưu tinh chùy để biểu diễn.
images
[/IMG][/IMG]

Lưu tinh chùy không chỉ có thể cuốn lấy đối phương mà còn có thể đả kích đối phương. Dân gian vùng Tứ Xuyên Trung Quốc lưu truyền câu ca dao:

“Lưu tinh!

Lưu tinh,

Chuyên đánh trúng mũi

Chẳng nhằm con ngươi…”

Trong “Thủy Hử” tả Hổ Tam Nương sử dụng “Hồng cẩn sáo sách”(dải lụa đỏ mềm) làm công cụ bắt đối thủ. Từ cơ sở đó môn ám khí: binh khí phi qua, phi chùy, lưu tinh chùy hình thành và phát triển. “Võ bị chí” chép rằng: “Môn phi qua bằng sắt, giống như vuốt chim ưng vậy. Dùng dây dài xuyên qua một đầu, dùng người có sức ném vào đối phương rồi kéo về”. Phi chùy tức lưu tinh chùy, chia làm hai loại là cứu mệnh chùy và chính chùy. Lưu tinh chùy sử dụng trong chiến đấu là dùng sợi dây dài 15-17 thước, 2 đầu dây có buộc 1 quả cầu bằng đồng hoặc sắt cỡ quả trứng vịt, giữa dây và quả chùy có chuôi tròn, thắt sợi màu. Có loại đơn lưu tinh chùy thì chỉ buộc một quả ở 1 đầu dây.

20101271021201263.jpg

Có một loại Lưu tinh chùy thường được sử dụng là loại hai đầu dây có buộc một quả cầu bằng đồng hoặc sắt, giữa dây và quả chùy có chuôi tròn, thắt sợi màu. Có loại đơn lưu tinh chùy thì chỉ buộc một quả ở một đầu dây, song lưu tinh chuỳ là hai quả cầu.

Lưu tinh chùy rất gọn, khi thu cất thì quấn quanh lưng, cho cái đuôi tròng qua quả chùy là xong, y như thắt lưng vậy. Thắt lưng này bỏ trong áo quần, chẳng ai biết. Nếu không thóp bụng lại thì không thể tháo ra được. Người sử dụng nó, cho dù có chạy nhảy đến mấy cũng khỏi lo bảo quản để binh khí không rơi mất lúc đi đường. Còn lúc cần ngả lưng, thì bện tóc này không làm người đang mang binh khí phải cởi ra khỏi thân thể… Cả hai loại chùy đều có thể dùng để leo trèo, vượt tường rất thiện nghệ, hoặc để đánh đu khi ẩn nấp nơi có độ cao cheo leo, hiểm trở…

Môn binh khí này hợp đủ lý “cương nhu”, tức là một cứng một mềm – một dài một ngắn – một công một thủ… Đặc biệt hơn hết là, một được rèn đúc từ chất liệu thiên nhiên, còn một thì phải được công phu “nuôi dưỡng” nơi “búi tóc” một đời người do “khí huyết” sinh ra… Ngày xưa, cha ông ta để tóc búi như một biểu tượng tôn quý nhất cần phải gìn giữ, nó gồm hai ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ “Trung – Hiếu”… Khi chiết búi tóc ra làm binh khí, người chế tác tự coi như đã ứng lấy một lời thề suốt đời đi theo, không lay chuyển… Vật còn người còn, vật mất người mất. Binh khí “bất ly thân”, giúp người vượt khó thoát nguy. Người giúp binh khí không để mang tiếng vật bất trung, bất hiếu…
Khi diễn luyện có thể dùng kỹ xảo cho dây thừng cuốn vào hông, ngực, lưng, vai, khuỷu tay, đùi, cẳng chân mình, rồi sau đó mới rung tay phóng chùy bay ra tấn công đối phương kèm theo động tác xoay mình thả dây ra.

Phương pháp sử dụng lưu tinh chùy có các động tác chính là vung, quay, ném, quét. Điều quan trọng là phải khéo léo sử dụng kình lực trong vận động quán tính, các động tác thường theo đường tròn. Khi thâu vào có thể tùy ý cho chùy cuốn vào quanh cổ, thân, chân mà không cần dùng tay hỗ trợ, đạt đến mức “thâu phóng tự như” (phóng ra, thâu vào tùy ý). Thuộc loại binh khí mềm, lưu tinh chùy bề ngoài mềm yếu nhưng bên trong dũng mãnh, trong nhu có cương, lực điểm chính xác, rất lợi hại.
 
A

anhtien_nguyen

Binh khí xưa: Kích

Nhân vật Lã Bố trong Tam Quốc diễn nghĩa tay cầm phương thiên họa kích, cưỡi ngựa Xích thố một mình địch muôn người. Chỉ cần nhắc đến phương thiên họa kích của Lã Bố là khiến địch thủ kinh sợ đến vỡ mật.

Kích là một loại vũ khí bắt đầu từ đời Thương, Chu, từ vũ khí cổ đại diễn biến mà thành. Kích có thuyết bảo đó là “tượng hình một con rồng” tức là có đầu rồng, miệng rồng, thần rồng, bốn vuốt rồng, đuôi rồng. Đầu có thể thọc tới miệng có thể lừa, thân có thể dựa ép, vuốt có thể vồ, đuôi có thể vẫy. Vì thế có các thức đặt tên dính đến rồng: thanh long thám trảo (rồng xanh thò vuốt), hắc long nhập động (rồng đen vào động), lãn long phiên thân (rồng lười lật mình), ô long bài vĩ (rồng đen vẫy đuôi)…

Kích chia làm kích đánh trên ngựa và kích dùng dưới đất. Có thể hai tay cầm kích, cũng có thể một tay cầm cán còn tay kia nắm lấy cái sống sắt trong vành cung. Kích cán dài bằng cán đại đao không thể (múa) hoa (tức múa tít thành một vầng). Ngạn ngữ có câu: “Kiếm chẳng quấn đầu, kích chẳng (múa) hoa”. Kích có thể đổi từ tay trái sang tay phải, trước sau để sử dụng, có thể tung theo thế như đâm côn, người xưa gọi là “thế kích đâm thọc”. Các phái kích pháp khác nhau rất nhiều, có sáu “đường” kích pháp là đẹp nhất. Phép dụng cơ bản nhất của kích là áp, dựa, đè, cứa, móc, ôm, lừa, nâng…

images


Kích chia ra làm kích một cán dài và kích cặp cán ngắn. Kích dài lại chia thành phương thiên kích (đầy có 2 vành trăng), trên cán kích có hình vẽ, viết chữ, sơn đỏ để trang điểm, xưa gọi là họa kích. Lại còn đeo ngù năm màu trên buộc đồng tiền vàng gọi là “kim tiền ngũ sắc phan” (tiền vàng phướng năm màu. Còn thanh long kích có một vành trăng (một bên) trên cán vẽ rồng cuốn, sơn đỏ cho đẹp, treo thêm đồng tiền vàng và ngù màu gọi là “kim tiền báo vĩ tử” (tiền vàng đuôi báo). Xà long kích mũi kích tạo hình rắn, còn ngoài ra giống thanh long kích. Nguyệt nha kích, đông phương kích, hộ thần kích và kích liềm, thường thắng kích… Kích đôi cán ngắn chia làm một vành trăng, hai vành trăng. Lại còn buộc ngù tròn màu, bây giờ toàn buộc ngù màu đỏ.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhân vật Lã Bố được mô tả là một viên tướng dũng mãnh bậc nhất Tam quốc. Ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích thố. Người ta thường nói “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố).

Kích thoạt ban đầu là binh khí dùng để chiến đấu, về sau diễn biến thành vật làm nghi trượng (vật bày khi rước xách, tế lễ) và vật trang trí. Như trước xe vua có vệ sĩ ôm kích đứng.

Như Vu Khiêm đời Minh trong bài thơ “Mạn đề ô bích” có câu:

“Trước cửa không bày kích,

Nhận nhầm nhà dân quê…”

“Bày kích” là tượng trưng cho chốn cung khuyết. Ở các nhà giàu sang thời xưa, trước án có lọ cổ cắm kích bạc, vì “kích” và “cho” là hài âm (hài âm là từ có âm giống nhau hay gần giống nhau, đây là lối chơi chữ của người Trung Quốc vì “kích” và “cho” phát âm tương tự – tượng trưng cho sự giàu sang, tự cấp tự túc! Trên tường vách có treo trang kích, vẽ kích trên vách ở giữa là thanh long kích hai vành trăng, hai bên cheo chếch hai thanh long kích thành một vành trăng.
 
A

anhtien_nguyen

Xoa và phi xoa

Khi biểu diễn, không được dùng tay bắt soa mà bất kỳ soa chạm vào tay, chân, lưng, vai đều phải tức thì lăn xoay vòng tròn mà di chuyển. Muốn thế phỉa vận dụng cơ bắp căng co hay thảo lỏng đồng thời phải dùng lực ít nhiều để điều chỉnh trọng tâm và tốc độ bay soa bay, khống chế các đông tác lên, xuống, xoay, vào , ra của phi soa.

xoa.png

Sao là một trong các loại vũ khí dài chuyên dùng dâm trong đánh nhau thời cổ đại, được liệt vào thập bát ban (18 loại) binh khí. Thoạt đầu soa là một công cụ sản xuất. theo sách vở ghi lại thì người xưa đia săn, bắt cá phần lớn dùng soa. Trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am, hai anh em Giả Trân, giả bảo dùng cương soa giết hổ. Sách binh thư “Võ bị chí” đời Minh có ghi lại một loại binh khí gọi là “mã soa” trên có thể đâm người, dưới có thể đâm ngựa.

Dựa vào hình dáng có thể chia soa thành các loại: ngưu giác soa (soa sừng trâu) còn gọi là hổ soa (soa răng hổ), tam tu soa (soa ba râu hay ba chạc thường gọi là đinh ba), tam giác soa (soa ba sừng), long tu soa (soa râu rồng) còn gọi là lưỡng cổ soa (soa hai chạc còn gọi là đinh hai)… Soa dài độ năm sáu thước (ta) pr chỗ soa cắm vào cán có lắp mảnh sắt hoặc buộc dây thao tơ màu.
xoa%2525201.png

Soa diễn luyện có phong cách độc đáo. Khi sử dụng thì đầu soa, cán soa đều có thể sát thương. Theo lời truyền lại thì dùng sao có 32 khiểu: ngăn, che, gõ, móc, khều… Trong làng võ, ít thấy người diễn luyên soa. Những bài múa soa truyền thống nổi tiếng có Thái Bảo soa, Phi Hổ soa, Long tu soa…

Phi soa, tục gọi là “khai lộ” (mở đường) cũng là do diễn biến mà thành. Xưa người ta phóng soa đâm cá lớn ở cán có buộc dây thừng, khi sử dụng thì ném soa ra sau đó cầm đầu thường kéo giật soa trở về. ném không trúng thì phải giật thừng thu soa về và phải phóng tiếp ngay vì vậy chuyển hướng bay của soa, bắt ném ở trên không cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất định. Do đó kỹ xảo ném soa chính từ cơ sở kỹ thuật phóng soa bắt cá mà hình thành nên. Ngoài ra soa là công cu sản xuất lại là vũ khí chiến đấu nên có quan hệ chặt chẽ với đời sống con người.

Trong các dịp Tết Nguyên tiêu, thường thấy biểu diễn phi soa với ánh sáng lấp lóa, tiếng kêu lẻng xẻng cũng để đảm nhiệm công việc “mở đường” trước các tiết mục vui chơi lễ hội. Tổ chức tập luyện phi soa biểu diễn còn được gọi là “khai lộ hội” (hội mở đường).

Biểu diễn phi soa cần kĩ xảo rất cao. Khi biểu diễn, không được dùng tay bắt soa mà bất kỳ soa chạm vào tay, chân, lưng, vai đều phải tức thì lăn xoay vòng tròn mà di chuyển. Muốn thế phỉa vận dụng cơ bắp căng co hay thảo lỏng đồng thời phải dùng lực ít nhiều để điều chỉnh trọng tâm và tốc độ bay soa bay, khống chế các đông tác lên, xuống, xoay, vào , ra của phi soa. Lại còn có thể làm nhiều kiểu cách hoa mỹ như hất cao, đá cao, các kiểu Hoài Trung Bão Nguyệt (ôm trăng trong lòng), Quá Ô Thước Kiều (qua cầu Ô Thước)
(st)
 
A

anhtien_nguyen

Binh khí xưa: Phủ (búa) và việt

Khi sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa…


Phủ và việt là loại binh khí hiếm thấy. Thời xưa phủ và việt không phân biệt, phủ cán dài lưỡi lớn gọi là việt mà cũng gọi là đại phủ (búa lớn). Do phương pháp sử dụng không giống nhau nên phủ và việt cũng có chỗ khác nhau để phân biệt: Phàm là phủ mà trên sống lưng có móc (câu) hoặc đầu phủ có thương nhọn để đâm thì đó là việt.

Phủ và việt cán dài là loại binh khí nặng, thời cổ thường dùng trên ngựa. Phủ cán ngắn gồm có độc phủ và song phủ là thứ vũ khí bộ binh thời xưa dùng. Loại cán ngắn vì hình dáng hơi rộng nên gọi là “bản phủ”. Trong truyện “Thủy Hử”, Hắc Toàn Phong Lý Quỳ dùng đôi “bản phủ” khiến kẻ thù khiếp đảm.
image_38861_luquy1.jpg

Song phủ của Lý Quỳ trong Thủy Hử

Phủ và việt có từ lâu đời, năm 1972 ở tỉnh Hà Bắc (Trunng Quốc) đào được một cây việt đời Thương, ở tỉnh Thiểm Tây cũng đào được một cây đời Tần được đúc và trang trí hoa văn khá tinh xảo.

Khi sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa… Cây việt có móc, có mũi thương nên có thêm hai cách: đâm và móc. Để sử dụng được loại binh khí này đòi hỏi phải có sức khỏe bền bỉ của đôi cánh tay và thân pháp linh hoạt. Vì phủ và việt khi diễn luyện khá nặng nề, hơn nữa nhiều bài võ truyền thống đã bị thất truyền hoặc gần bị thất truyền nên trong võ lâm hiện đại ít thấy người sử dụng phủ việt.
(st)​
 
A

anhtien_nguyen

Đao, gan mật của trăm binh khí

Tập tục luyện đao phảimãnh liệt đã trải qua ngàn năm. Thời xưa, khi lính tráng đấu nhau bằng khí giới ngắn, người dùng đao rất đông. Múa đao lên, đao rít vù vù, hàn quang (ánh sáng lạnh) khiếp người, chỉ nghe gió đao rít không thấy bóng người, dũng mãnh oai võ, hùng mạnh có thừa. phong cách “hung mãnh như mãnh hổ” do cấu tạo và phép luyện tập của đao quyết định.
images

Đơn đao gồm mũi đao, thân đao, lưỡi đao, sống đao, vành che tay (“đao bàn”), cán đao.v.v.. cấu tạo nên. Mũi đao, lưỡi đao là bộ phận nhọn sắc nhất chủ về tấn công, sống đao rộng dày kiên cố chuyên về phòng thủ.

Xét về kỹ pháp, đơn đao dùng nhiều các động tác bổ, chặt, thọc, đập, đâm, khều.v.v.. (phách, khảm, thích, cách, trát, liêu…) với mức độ tương đối lớn. Thời cổ đao lại khá nặng, muốn khi chặt, bổ nhát nào nhát ấy đều khiến hiệu thì ra đao phải mau lẹ có lực. Để biểu hiện đặc điểm mạnh của đao thuật thì cần phải thành thạo, nắm vững các loại đao pháp và lực pháp, phối hợp chặt chẽ khi được thân pháp, bộ pháp, nhãn pháp, đao pháp. Khi luyện tập đao thì khí đầy lực mạnh, thân với đao hòa hợp, đao theo thân chuyển, từ thân thể đẩy kéo tứ chi để giúp đao phát lực; bộ pháp thì phải nhẹ nhàng, linh hoạt, mau lẹ, vọt nhảy, xoay chuyển, tiến lùi tự nhiên thoải mái, hai mắt mau lẹ, ánh mắt hừng hực, vung đao nhanh chậm, nặng nhẹ tương ứng, thu duỗi tự nhiên.

Các chủng loại đao rất nhiều, có đơn đao, đại đao Quan Công, Xuân Thu đại đao, cửu hoàn đại đao, Thanh Long đại đao, Nam Dương đại đao, cửu hoàn đại đao, Thanh Long yển nguyệt đao (rồng xanh ngửa hớp trăng), phác đao, đoản đao, yêu đao, miêu đao, song thủ đới (trăm mã đao – chém ngựa), tiểu song thủ ( còn gọi là chùy thủ), nguyên tên là Hắc Hổ đao – dao hổ đen).v.v..Về phương pháp và yêu cầu sử dụng từng loại có chổ khác nhau.

2603200908_quancong.jpg


Đao pháp cơ bản của đơn đao có quấn đầu, ôm gáy, múa hoa, bổ, chặt, khều, thọc, cắt đỡ, quấy, , theo, chọc, thúc, đâm, chém, gác.v.v… Trong bài múa thực dụng có “xuyến đao” (xoắn liền đường đao), tam hợp đao và “dạ chiếc bát phương đao” (đêm đánh nhau tám phương).

Đại đao được gọi là “soái của trăm quân”, phần lớn dùng cả hai tay cầm chắc mà vũ động. Đao pháp chủ yếu có: chém, bổ, miết, xoay, khều, gác, đẩy, kéo v.v… Cái gọi là “Đại đao xem lưỡi” chính là các loại đao pháp đều có vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao. Khi diễn luyện mỗi chiêu thức đều bổ mạnh chém rộng, một động một tĩnh đều uy vũ đường đường. Trong chiến tranh xưa, đại đao thường dùng cho chiến tướng làm vũ khí đánh ở trên ngựa, uy lực rất lớn. Hoàng kỳ đời Minh trong “ Tam tài quốc hội” đã nói : Yển nguyệt đao của Quan Công uy lực rất mạnh, trong 36 đường đao pháp, quân mai phục mà gặp không ai là không chịu khuất phục. Trong các loại đao, đây là hàng đầu”. Phác đao có trọng lượng nhẹ hơn so với các đao lớn nhất, có loại cán ngắn hơn, vũ động lên thì linh hoạt nhanh nhẹn, phần lớn dùng trong đánh bộ, nên gọi là “ song thủ đới” (kéo hai tay”. Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu, là bốn bộ phận lớn nhất cấu tạo nên.
 
A

anhtien_nguyen

Nodachi Samurai – Ác mộng trên chiến trường

Để sử dụng được Nodachi, người kiếm sĩ phải rất khỏe và cực giỏi trong cách sử kiếm.


Nodachi là loại kiếm Nhật to bản mang hình dáng giống như loại kiếm bình thường nhưng lớn hơn hẳn về kích cỡ và cân nặng. Để sử dụng được Nodachi một cách thành thục, người sử kiếm không chỉ đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe mà còn phải có kỹ thuật thuộc hàng siêu việt. Bản thân thanh kiếm này dài tới gần 1 mét rưỡi và rất nặng, đủ để người ta thấy được sức mạnh của nó so với một thanh katana bình thường.
0404111no.jpg


Chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh, thời kỳ Sengoku, người ta dùng Nodachi trong các trận lớn vì kích cỡ và chiều dài của nó không thích hợp để có thể đánh trong nhà. Tuy nhiên thực tế thì rất ít khi Nodachi xuất hiện vì vũ khí kiểu như Naginata hay Nagamaki tỏ ra ưu việt hơn hẳn trong trận chiến trong khi đó, đòi hỏi kỹ thuật và sức mạnh ít hơn. Sử dụng Nodachi hay nhất phải kể đến Sasaki Kojiro, bậc thầy kiếm thuật Nhật Bản, người đã từng quyết đấu một chọi một với kiếm sĩ lừng danh Miyamoto Musashi.

Trong Shogun 2, để tăng thêm yếu tố hoành tráng với một tựa game, Creative Assembly đã đưa cả đơn vị Nodachi Samurai vào trong game. Và đúng như tính chất uy mãnh của thanh bá kiếm này, Nodachi Samurai là nỗi kinh hoàng trên chiến trường khi được sử dụng để tấn công. Đặc biệt là khi bạn đóng vai nhà Date, sử dụng Nodachi kết hợp với kỹ năng Banzai bên cột Bushido. Sức tàn phá mãnh liệt của Nodachi đủ để cuốn phăng những hàng rào phòng ngự chắc chắn nhất.

0404112no.jpg


Điều đáng kể nhất phải nhắc đến ở các đơn vị Nodachi Samurai đó là sức Charge cực cao, lên tới… 28 – ngay cả kỵ binh cũng không đạt được đến mức điểm Charge cao ngất đến như vậy. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử Total War, một đơn vị bộ binh có khả năng Charge cao hơn cả kỵ binh. Xét về mặt này, Nodachi Samurai chỉ thua có đội kỵ binh danh tiếng nhà Takeda (Takeda Yari Cavalry và Takeda Imperial Guard).

Điểm Charge cao như vậy nhưng điểm phòng thủ cá nhân và giáp trụ của các Nodachi Samurai lại cực thấp, lần lượt là 1 và 2. Điều này đồng nghĩa với việc các Nodachi Samurai tỏ ra rất yếu khi phải đánh nhau quá lâu. Không chỉ có thể, giáp 2 cũng khiến đơn vị này trở thành “mồi ngon” cho đám cung thủ hay súng của đối phương. Vì thế, tuyệt đối không nên để Nodachi Samurai xông lên hứng “mưa tên” từ phía quân địch, việc hứng tên ban đầu nên để đám “khiên thịt” Ashigaru hay các Naginata làm thì hơn.

0404113no.jpg


Có thể coi vai trò của Nodachi Samurai trong trận đấu giống với kỵ binh – một loại “bộ binh gây shock” đích thực, chỉ khác rằng tốc độ của họ thấp hơn nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng Nodachi Samurai để charge thẳng vào 2 cánh hoặc sau lưng của quân địch (thường là phía 2 cánh vì bộ binh không đủ tốc độ để có thể luồn ra phía sau nhanh chóng). Điều mà kỵ binh không thể làm được đó là Charge trực diện vỡ nát hàng Yari Samurai hay Yari Ashigaru của quân địch thì Nodachi Samurai lại có thể làm được rất tốt.

Xét về kẻ địch trên chiến trường, các đơn vị Nodachi Samurai có thể dễ dàng làm tan nát hàng phòng ngự của đối phương nhưng hoàn toàn có thể bị đánh bại nếu bạn để họ đánh theo kiểu lì lợm như các Naginata. Sử dụng Nodachi không chỉ mang lại nhiều lợi thế trên chiến trường mà nó còn mang đến cho người ta cảm giác uy mãnh thực thụ, đúng như phương châm Tấn công làm trọng của nhà Date.

0404114no.jpg


(st)​
 
A

anhtien_nguyen

Tìm hiểu về Côn

Côn (棍) là một loại gậy được sử dụng làm binh khí phổ thông trong các hệ phái võ thuật cổ truyền nhiều nơi trên thế giới, nó cũng là một trong những binh khí nổi tiếng trong thập bát ban võ nghệ.

Ly-Tieu-Long.jpg

Tên gọi

Côn trong tiếng Việt thường chỉ một dạng Gậy cứng. Tuy nhiên, ngôn ngữ của các võ phái Bình Định Việt Nam lại dùng Roi để chỉ côn, mặc dù thuật ngữ roi trong nhiều võ phái khác, đặc biệt là các võ phái Trung Hoa, thường chỉ các vũ khí dài và mềm như dây xích hay các đoạn côn ngắn nối với nhau bằng xích, âm Hán Việt gọi là Tiên (鞭) như cửu tiết tiên (roi 9 đốt làm bằng sắt), thất tiết tiên(roi 7 đốt làm bằng sắt).

Võ thuật Trung Quốc và Nhật Bản còn dùng chữ Bổng (棒) để chỉ côn, gọi khái quát là côn bổng (棍棒), tuy nhấn mạnh hơn đến những loại trường côn và cũng không hiếm khi bổng được chỉ một vũ khí khác hẳn.

Đặc điểm

Côn có hình dạng rất phong phú tùy theo mục đích và thói quen sử dụng của người tập, nhưng thường thấy côn có hai đầu tròn đường kính bằng nhau, có một độ dài đa dạng và thường hiếm khi có quy ước cụ thể đầu côn hay đuôi côn. Tuy nhiên, một số loại côn có đầu và đuôi côn bằng nhau nhưng thân giữa hơi phình to một chút, một số loại côn khác lại có đầu to hơn đuôi, như côn nhị khúc hay song hổ vĩ côn.

Chất liệu làm côn rất đa dạng. Côn thường làm bằng gỗ, tre, tầm vông, cây song (mây) cứng hoặc song mềm. Tuy ít phổ biến hơn nhưng vẫn thấy có côn làm bằng kim loại (sắt, đồng, nhôm). Các võ phái xuất xứ từ Nhật Bản thường sử dụng gỗ sồi để làm côn, trong khi Việt Nam thịnh hành các loại côn làm bằng tre, song mây, tầm vông, mật cật, căm xe.

Một số loại côn

Dựa trên cấu tạo của côn và tùy thuộc võ phái, có thể phân chia côn thành hàng trăm tiểu loại. Tuy nhiên, trong ứng dụng thực chiến côn thường nằm trong hai loại: côn một khúc và côn gồm nhiều khúc nối vào nhau.

Côn một khúc

Cac-vu-khi-cua-Tieu-Ngao-Giang-Ho-4.jpg

Trường côn: cây gậy rất dài, có thể cao bằng đầu, cao hơn đầu một nửa cánh tay, hoặc thậm chí dài tới 2,5 mét được các chi phái Vịnh Xuân quyền sử dụng trong bài Lục điểm bán côn. Ảnh Nguồn Internet


VS_Sang.jpg

Tề mi côn: côn ngắn tới ngang chân mày người tập, thịnh hành trong các võ phái cổ truyền Việt Nam. Các hệ phái võ thuật ở Bình Định còn gọi Tề mi côn là Roi chiến. Ảnh nguồn Internet

Trung côn: cao tới ngang nách người tập.

images-22.jpg

Đoản côn: gậy ngắn, thường dài bằng một cánh tay người tập. Có thể sử dụng cả hai đoản côn gọi là song côn. Một biến thể của nó được ứng dụng thời hiện đại rất phổ biến dưới tên gọi dùi cui.. Ảnh Nguồn Internet

Tiểu đoản côn: loại côn được các hệ phái Karatedo ưa chuộng, chỉ dài cỡ 10-15cm có thể để gọn trong lòng bàn tay, thường dùng ngón út để đẩy đầu côn lên và ngón cái để đẩy đầu côn xuống khi đâm, chọc hỗ trợ đòn đánh gia tăng lực sát thương hàng chục lần.



ESPTeleTonfa2.jpg

Quải (tonfa): một dạng dùi cui hay đoản côn có cán chĩa ngang hình chữ L, xuất xứ từ Okinawa, rất thịnh hành trong Karate. Nguồn ảnh Internet



kiemdao14.jpg

Kiếm gỗ (Nhật Bản) làm bằng gỗ sồi cũng có thể coi là một dạng côn vì sức công phá mạnh mẽ của nó. Nguồn ảnh Internet Côn nhiều khúcTử mẫu côn: một trung côn nối với một đoản côn bằng sợi dây chắc, thịnh hành trong các võ phái Việt Nam với tên gọi Thiết lĩnh. Trong võ thuật Trung Hoa, nguyên khởi từ Tống thái tổ Triệu Khuông Dẫn có tên gọi “đại bàn long côn”, thời cận đại ở phương Bắc lại gọi là “đại tảo tử” và “tiểu bàn long côn” (tiểu tảo tử). Nguồn ảnh Internet


12218110848503_yume_photo.jpg

Côn nhị khúc (nunchaku): còn gọi là lưỡng tiết côn, song tiết côn, xuất xứ từ Okinawa.Nguồn ảnh Internet


uij1222915122.jpg

Côn tam khúc: còn gọi là tam tiết côn. Loại côn này thường dùng ba đoản côn dài bằng nhau được nối với nhau bằng dây mềm. Nguồn anh Internet


12455-lg.jpg

Song hổ vĩ côn: dạng côn gồm 3 đoạn nối vào nhau tương tự như côn tam khúc, nhưng ba đoạn có chiều dài không đều nhau nối theo thứ tự từ dài đến ngắn. Song hổ vĩ côn thường sử dụng cả đôi (song). Nếu sử dụng đơn được gọi tên là hổ vĩ côn, thịnh hành trong Côn Luân phái và môn phái Bắc Mã Sơn Việt Nam.Nguồn ảnh Internet



Kỹ thuật sử dụng

Kỹ thuật đánh côn rất đa dạng: có thể là loan hay khuyên (quay tròn), chặn, đả (đánh), thương (đâm), bật, xiết (thường ứng dụng với côn nhiều khúc) v.v. Nguyên lý sử dụng côn thường dựa trên cơ sở lực ly tâm khi đánh và phản lực khi giật.

Ứng dụng trong các võ phái

1.gi542643.gif


Trong võ thuật Trung Hoa, côn được sử dụng rất phổ thông. Thiếu Lâm tự nổi danh về côn pháp với nguyên tắc “kẻ xuất gia từ bi bác ái, thà dụng côn bất dụng thương”. Bởi tuy côn có khả năng gây thương tích cho đối thủ nhưng ít khi gây chết người như đao hay thương, do đó phù hợp hơn với tăng ni phật tử. Nhiều loại côn từ các võ phái Trung Quốc lan truyền đến các nước vùng Á Đông khác như côn tam khúc, trường côn, đoản côn, song hổ vĩ côn. Wushu hiện đại cũng có mục thi đấu và biểu diễn côn pháp trong các bài sáo lộ mang tên trường côn.

Vùng đất thượng võ Okinawa Nhật Bản được coi như nguyên ủy của côn nhị khúc, tiểu đoản côn, quải.
images-31-300x137.jpg

Việt Nam cũng là cái nôi của những tuyệt kỹ sử dụng côn (roi) trong các võ phái Bình Định và các võ phái miệt vườn Nam bộ như Tân Khánh Bà Trà. Những câu ca dao: “Con gái Bình Định múa roi đi quyền”, rồi “Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái”, “roi kinh, quyền Bình Định” (Kinh thành, Bình Định) cho thấy một truyền thống không thể phai nhòa với thời gian. Tuy nhiên, hiện nay trong các hệ phái Bình Định nhiều kỹ pháp côn đã thất truyền, mặc dù một số bậc thầy của Bình Định gia sử dụng côn vẫn vang danh, như cố võ sư Hồ Ngạnh với đường roi tuyệt kỹ “hẹn ngày chết”. Võ pháiTân Khánh Bà Trà cũng có những bậc tiền bối từng nổi danh với những đường roi, đường côn kỳ tuyệt đả bại nhiều cao thủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ, như Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị), đây cũng là võ phái sáng tạo nhiều bài côn danh tiếng như Tấn nhứt, Tứ môn, Giáng hoả, Thái sơn v.v.

Đặc điểm của nhiều đòn thế côn Việt Nam là công phá hai đầu và luôn đánh theo chiều nghịch, luôn lấy nghịch để chế thuận, làm cho đối phương mất phương hướng rơi vào lúng túng, bất ngờ. Song song đó, côn pháp được áp dụng triệt để phép âm dương ngũ hành cùng năng lực biến hóa của đồ hình bát quái trong khai triển đấu pháp, cũng như khi di chuyển, chế ngự của hai chân (bộ pháp). Khi bị đối phương tấn công thì không đỡ để thủ thân mà lập tức vung roi áp sát và lượn theo chiều côn của địch thủ để công đòn, đồng thời khống chế tầm roi để thực hiện thế “đâm so đũa”, một thế võ bí truyền chưa có cách hóa giải. Đây chính là ngọn roi cộng lực “tuyệt kỹ”, “xuất quỷ nhập thần” có một không hai của môn binh khí lừng danh đất Việt.
Wikipedia​
 
A

anhtien_nguyen

Tanto Nhật

Người chiến binh Nhật Bản xem cái chết nhẹ nhàng và đẹp tựa như đóa hoa anh đào của xứ sở Phù Tang. Có rất nhiều thứ mà một Samurai luôn mang theo bên mình và cây tanto là một vật bất ly thân của các dũng sĩ samurai…

Nhật Bản nổi tiếng bởi những vẻ đẹp truyền thống mang đậm bản sắc riêng của mình. Những vẻ đẹp truyền thống ấy đã tạo cho nước Nhật những cái tên riêng đặc trưng mà người Nhật rất đổi tự hào, đó có thể là tên gọi “xứ sở sương mù” là “đất nước mặt trời mọc”, hay là “xứ hoa anh đào”, với mỗi cái tên đều ẩn chứa vẻ đẹp thanh khiết của dân tộc Nhật.

Những vẻ đẹp thuần khiết, thanh nhã ấy đã gắn với lịch sử Nhật và trở thành những biểu tượng vô cùng tự hào của những người dân xứ anh đào. Samurai chính là một trong những biểu tượng đẹp của người Nhật, đó là một phần tâm hồn của người Nhật.

Tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử phong kiến, Samurai đã trở thành một biểu tượng đẹp trong tâm thức của người dân Nhật Bản. Tinh thần võ sĩ đạo với phương châm “chết vinh hơn sống nhục” theo thời gian đã trở thành giá trị vĩnh cửu của người Nhật.

Chiến binh Samurai Nhật xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 12 và bị xóa bỏ hoàn toàn khi nước Nhật hiện đại thành lập vào những năm giữa thế kỷ 19. Có thể nói, tinh thần Samurai có nguồn gốc từ Khổng giáo của Trung Quốc. Quan niệm sống của chiến binh Samurai là một lòng tận trung với chủ, khi thất bại trước kẻ thù, Smurai liền mổ bụng tự sát để bảo toàn danh dự.

Người chiến binh Nhật Bản xem cái chết nhẹ nhàng và đẹp tựa như đóa hoa anh đào của xứ sở Phù Tang. Có rất nhiều thứ mà một Samurai luôn mang theo bên mình và cây tanto là một vật bất ly thân của các dũng sĩ samurai.

Lưỡi kiếm tanto có cấu tạo cong, chuôi không dài nhưng có thể nắm bằng cả hai tay. Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên người. Không giống như các cây kiếm bình thường khác, Tanto có cấu tạo gần giống dao găm. Tato được sử dụng khi cận chiến với kẻ thù hoặc trong nghi thức mổ bụng tự sát.

Samurai có một cuộc sống anh hùng, một cuộc sống đầy danh dự, một cái chết cũng đầy danh dự của một anh hùng.

Dưới đây là những hình ảnh đẹp của cây Tanto Nhật bản, vật đã gắn liền với tâm hồn và khí chất của Samurai. Bởi khi một Samurai đeo tanto bên mình, họ đã chuẩn bị sẵn tâm thế sẵn sàng mổ bụng tự sát bất cứ lúc nào. Samurai được người đời ca ngợi là những người đàn ông dũng cảm, trung thành và chân chính vì thế những người đàn ông Nhật hôm nay vẫn mong muốn mình trở thành những samurai xưa.

17.jpg

15.jpg

20.jpg

19.jpg

24.jpg

23.jpg

21.jpg


(st)​
 
B

boylov3_shin

Đây là kiếm dành cho các samurai.Nhìn cũng đẹp vì nó cong kiểu hay hay....:))
 
Y

yenngay

Đúng là kiếm Nhật 100% không lệch tí nào (chẳng may lệch thì hơi buồn đới ^-^)
 
M

mystory

Mystory ghi nhận những đóng góp của anhtien... nhưng anh nên dồn chúng lại 1 pic cho box đỡ loãng
Em giúp anh rồi đó
Thân!
 
Top Bottom