[Võ] Tìm hiểu võ đạo / võ thuật

A

anhtien_nguyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Vịnh Xuân Quyền] Chân dung- Chuyện về vị võ sư cao đồ Vịnh Xuân Kim Long Quyền

Đoạt nhiều giải thưởng về võ thuật cổ truyền, võ sư Tô Xuân Trường là một cao đồ của Vịnh Xuân Kim Long Quyền. Anh còn học, nghiên cứu về đông y để chữa bệnh, nghiên cứu võ học và sáng tạo ra những bài quyền mới.
Võ sư Tô Xuân Trường nổi tiếng trong làng võ về những thành tích thi đấu ở các giải võ thuật cổ truyền Việt Nam. Bộ sưu tập huy chương của anh ở các giải đấu khiến nhiều người ao ước. Anh vừa biểu diễn, vừa thi đấu đối kháng, đối luyện. Riêng bộ huy chương biểu diễn của Tô Xuân Trường cũng tới trên 20 cái huy chương vàng, thi đấu thì có một huy chương vàng…
Y VÕ SONG HÀNH
Mê phim và coi Lý Tiểu Long là thần tượng, 9 tuồi, Tô Xuân Trường đã học võ. Trường học khá nhiều thầy võ khác nhau. Và mỗi môn phái đều mang lại cho anh những khám phá thú vị, hữu ích. Nhưng phải đến năm 18 tuổi, khi Trường thọ giáo võ sư Nguyễn Hữu Phước- chưởng môn, người sáng lập phái Vịnh Xuân Kim Long Quyền- thì năng khiếu võ thuật của anh mới có cơ hội phát triển. Môn phái Vịnh Xuân Kim Long Quyền là sự kết hợp giữa hai phái Vịnh Xuân và phái Kim Long. “Bởi vì thấy Phước trước đây là học trò của thầy Hồ Hải Long thuộc phái Vịnh Xuân và thầy Hoàng Thái Long thuộc phái Kim Long nên sáng tạo ra phái này. Đòn thế của phái này cũng dựa trên nền tảng của hai phái đó, kết hợp với những chiêu thức sáng tạo khác của thầy Phước. Đòn thế là những đòn đánh triệt, “liên tiêu đới đả”- nghĩa là công thủ cùng lúc- và “đả thủ tắc vi tiêu thủ”- tức là dùng sức tấn công của đối phương mà đánh lại đối phương. Chủ yếu nó dùng mộc nhân để luyện.”- võ sư Tô Xuân trường giải thích.

vosu_vocotruyen_vietnam_vtndec2011.jpg


Nhờ khổ luyện, Trường đã thủ đắc những chiêu thức của bổn phái. Anh được đánh giá là người có tố chất võ học rất tốt, giỏi nhiều mặt về võ thuật, từ biểu diễn quyền thuật, biểu diễn binh khí, thi đấu đối kháng, song luyện… Bản thân Trường từng thi đấu nhiều giài và đoạt rất nhiều huy chương. Có thể kể: Tại giải Võ thuật cổ truyền trẻ TP.HCM dánh cho đối tượng dưới 18 tuổi, anh đoạt huy chương đồng, giải tòan thành thì tổng cộng được 2 huy chường vàng, 3 huy chương đồng… Tháng 5- 2010, Trường đoạt Huy chương vàng tại Đại hội Võ thuật cổ truyền toàn quốc tao63 chức ở Nghệ An. Tại giải Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần hai, tổ chức tại TP.HCM, anh đoạt huy chương vàng với màn biểu diễn bài Hùng kê quyền. Võ sư Tô Xuân Trường tâm sự: “Học võ có nhiều cái hay: rèn sức khỏe, rèn ý chí niềm tin, rèn đạo đức và tính kiên nhẫn. học võ cổ truyền cũng là một cách để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và phát huy nó.”
Không chỉ giỏi võ, Tô Xuân Trường còn nghiên cứu về y thuật nữa. May mắn có bố vợ là võ sư- lương y Nguyễn Thanh Sơn, chỉ giáo, Trường đang từng bước nắm bắt về y thuật. Anh tỏ ra là người có năng khiếu và nhiều tiến bộ. “Y học cổ truyền và võ học cổ truyền là song hành, có thể kết hợp cùng nhau được. Và cũng có thể hỗ trợ nhau, phát tiển được theo đúng nghề. Vì chúng đều dựa trên nguyên lý của triết học âm dương, ngũ hành. Trong thực tế, người luyện võ thường hay bị chấn thương nên cần chữa bệnh. Do vậy, họ thường học y, tự nghiên cứu để trước hết là chữa bệnh cho mình và cứu người. Nghề võ, khi mình lớn tuổi rồi sẽ không đi thi đấu được, lúc đó sẽ chuyển làm thuốc.”- Võ sư Trường bộc bạch.

Nghiên cứu về y thuật và võ học, Tô Xuân Trường thấm nhuần và ngộ ra những điểm tương đồng giữa chúng. “Y và võ đều chú trọng về Đức, Tâm Đức. Người có tài mà không có Đức cũng không có ích, mà trái lại là có hại. Tôi mong muốn mình sẽ hiểu được tinh hoa của y và võ để bảo tồn và truyền bá nó.”- Tô Xuân Trường chia sẻ.

van_bang_VCT_vndec11.jpg


NHỮNG SÁNG TẠO VÕ HỌC
Từ những năm tháng miệt mài luyện võ, thi đấu và nghiên cứu đó, võ sư Tô Xuân Trường đã sáng tạo ra một số bài quyền của riêng mình, nhưng anh chưa công bố. Khoảng năm 2008, qua nhiều lần chiêm nghiệm và luyện tập, Trường nghĩ bài ra quyền binh khí Thanh Long Thiền trượng dài khoảng gần hai phút biểu diễn. Bài quyền này là sự kết hợp những tinh hoa từ những bài quyền Bát Quái Côn, Lục Điểm Long Côn, Quán Tú Thanh Long Đao và Kim Long Đao. Võ sư Trường nói: “Trượng là một binh khí trấn giữ môn phái. Nó có thể đánh được tất cả các loại binh khí. Trong hình thù, cấu tạo của cây Trượng là sự tổng hợp thế mạnh của các loại binh khí. Kiếm thích (đâm), đao phạt, thương điểm (thọc vào), côn đập… Thiền trượng có đủ những điểm đó. Do vậy, tôi mới nghĩ ra bài quyền này.” Khi tôi ghé thăm, anh đã biểu diễn cho tôi xem bài quyền Thanh Long Thiền Trượng. Bài quyền khá dài và phức tạp, chỉ nhìn qua không thể nhớ hết. Những đòn thế của nó vừa uy mãnh vừa đẹp mắt.
Ngoài bài quyền này, anh còn sáng tạo ra một loại binh khí dùng cho bài quyền khác. Binh khí đó là dùng sợi dây thừng để đánh. Tên bài quyền và chiêu thức, anh vẫn chưa tiết lộ. Anh nói thêm: “Học võ, cũng như những nghề khác, muốn thành công, phải đam mê và tìm tòi. Từ đó mới tìm ra, lĩnh hội được tinh hoa của nó. Nhờ đó mới có những sáng tạo,những chiêu thức mới.”
Trong tương laidự định của Trường là sẽ mở một trung tâm, hoặc một trường học dạy về võ và y. Anh sẽ nhận những trẻ mồ côi về nuôi rồi đào tạo về võ thuật, dạy nghề y. Trường sẽ mời các thầy cô về lương y hỗ trợ mình, dạy cho các em. Hiện nay, khi chưa có điều kiện mở trường, thực hiện ý tưởng đó, hàng ngày Trường vẫn theo sư phụ phụ huấn luyện cho các môn đệ. Điều may mắn và hạnh phúc nhất với anh là gia đình luôn ủng hộ anh hết mình. Vợ anh, con gái của võ sư- lương y Nguyễn Thanh Sơn, vốn cũng là một võ sĩ, nên hết lòng ủng hộ anh theo đuổi con đường võ thuật và y học. gần như trận đấu nào của Trường, vợ anh cũng đi theo, ủng hộ.
Thành công đếnvới võ sư Tô Xuân Trương cũng nhiều. Nhưng thất bại cũng không ít. Sau mỗi lần thất bại, Trường lại rút ra những bài học cho mình, để đứng lên, nhẫn nhịn luyện tập thêm. Bởi Trường nghĩ: “Có được đã khó, giữ được càng khó hơn”.

(sưu tầm)​
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[võ cổ truyền] Làng võ gọi người ấy là Sư phụ Hoàng Nam

Võ sư Hoàng Nam là người đã mang võ cổ truyền châu Á vào Pháp những năm 50. Võ Việt Nam, Thái cực quyền KungFu, Karate,… ông đều cao cường.
Ở những ngôi trường học… can đảm
Gốc gác gia đình ở miền Nam, lên bảy tuổi, Hoàng Nam đã được người cha thích võ nghệ gửi đến trui rèn ở nhà người chú lão luyện các môn võ cổ truyền. Vào thời buổi đó, trẻ con không dễ gì được học võ, lại càng không được học võ có quy củ, chỉ vì sự lo sợ của chính quyền phong kiến thuở ấy. Nhưng cần gì võ đường, cũng không cần thiết phải học ban ngày, cậu bé Hoàng Nam học võ với chú tại nhà, hoặc với những võ sư cổ truyền lão luyện kể cả những “sư phụ” người Tàu vào ban đêm. Lúc này, các võ sinh như Hoàng Nam hoàn toàn bị chinh phục bởi huyền thoại “Thiếu Lâm tự”.
Năm 1945, người Nhật xâm lăng Đông Dương, Việt Nam nằm trong địa bàn chiến lược của quân Nhật. Với Hoàng Nam, đây là dịp ông khám phá, tìm đến với Karate, võ gươm và võ gậy của Nhật. Thế là Hoàng Nam tìm cách đến với các sĩ quan Nhật để học hỏi.





Năm 1948, Hoàng Nam tham gia giải tranh chức vô địch sinh viên thuộc các trường đại học ở Sài Gòn và đoạt chức vô địch môn võ truyền thống Thiếu Lâm.
Sau này, khi nhắc đến đoạn đường trui luyện ấy, Hoàng Nam thường cho đó là những ngôi trường rèn luyện đức tính cam đảm và lòng kiên trì luyện tập dù chúng chẳng phải là trường, mà cũng chẳng phải là võ đường.
Trên đường lưu lạc…
Năm 1950, Hoàng Nam khăn gói đến nước Pháp. Hoàng Nam sống phiêu bạt giang hồ 41 năm không trở về quê mẹ lấy một lần dù trong lòng rất nhớ, rất thương. Tại Pháp, Hoàng Nam được gặp và kết thân với võ sĩ Henri Pelée, người tiền phong của phong trào Karate ở châu Âu. Một khoảng đời may mắn đã đến với ông. Sau lần gặp gỡ ấy, Hoàng Nam được mời vào Hàn lâm viện Võ truyền thống Pháp để giảng dạy võ truyền thống Trung Hoa – Việt Nam. Lúc ấy, những cuốn phim võ thuật kiểu Lý Tiểu Long dồn dập quay, nhưng thuật ngữ của võ Karate cũng như KungFu thì nhóm làm phim không hiểu nhiều nếu không bảo là mù tịt. Thế là Hoàng Nam được mời trực tiếp tham gia thực hiện loạt phim ấy.
Lúc ấy, Judo cũng đang trên đà phát triển, Hoàng Nam lúc bấy giờ đã trở thành một trong những môn sinh xuất sắc của Henri Pelée cả về Karate lẫn Judo, rồi sau đó trở thành một võ sĩ quyền Anh kiểu Pháp trong những lần gặp gỡ thân hữu.

su-phu-Hoang-Nam2.jpg


Tới năm 1957, Hiroo Mochizuki, một võ sư lão luyện của môn phái Shotokan đến Pháp, Hoàng Nam lại tìm đến thụ giáo. Cùng năm đó, Hoàng Nam thành lập liên đoàn “Võ Việt Nam” tại Pháp. Dạo ấy, ở Paris cũng như tại những thủ đô của các nước châu Âu, mỗi lần Hoàng Nam thượng đài biểu diễn là mỗi lần người xem say sưa với những đường võ cổ truyền Việt Nam, Thái cực quyền và khí công. Dù đã là một “cao thủ” nhưng Hoàng Nam không ngừng học hỏi, năm 1965 ông lại lên đường sang Hòa Lan (tức nước Hà Lan ngày nay) ở và cùng nghiên cứu võ thuật với Anton Geesing, một người bạn tiền phong của phong trào võ truyền thống ở châu Âu.
Võ đạo: Môn võ có phong cách thích hợp với công chúng châu Âu
Sống với châu Âu, võ sư Hoàng Nam đã cố mang tư tưởng triết học có trong võ cổ truyền của các dân tộc mà võ sư đã biết vào những bài dạy của mình cho các môn sinh. Trước kia võ sư kiên trì, bền gan, cố vượt qua chính mình… như thế nào thì nay võ sư dạy các môn sinh như thế ấy.
Ở Việt Nam, trong năm đầu nhập môn, ông chỉ được học 2 kỹ thuật: trung bình tấn mỗi ngày hai giờ trong suốt sáu tháng đầu và di chuyển bộ pháp trong sáu tháng sau đó. Ở Pháp, võ sư cũng đã áp dụng phương pháp huấn luyện này, nhưng chỉ trong một tuần lễ đầu, một số môn sinh đã xử sự một cách điên rồ và họ đã bỏ võ sư mà đi… Thất bại ấy đã làm ông suy nghĩ và sớm nhận ra ý thích của công chúng Pháp. Võ sư nhanh chóng nghĩ ra phương pháp giảng dạy và hệ thống hóa cũng như đơn giản hóa các bài tập. Võ sư Hoàng Nam liền nghĩ đến “Võ đạo” (chân lý của võ thuật). Lần này, môn sinh ùn ùn kéo đến. Võ sư đã khéo léo lồng vào chương trình huấn luyện “Võ đạo” là những bài tập về Thái cực, Bát quái kể cả KungFu và võ Việt Nam. Theo ông, cái chính của “Võ đạo” là tập cho suốt cả cuộc đời người học võ chứ không chỉ dành cho những giờ tranh chức vô địch trên võ đài. Những bài tập về kỹ thuật thở nhằm tăng thêm nội lực cho võ sinh cũng chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình rèn luyện của ông.
Giữa hai quê hương…
Vào những năm 1970, vì lý do ngoài ý muốn, võ sư Hoàng Nam lui về ẩn cư ở Antibes. Dù ở xa xôi, nhưng cộng đồng những người hâm mộ và quan tâm đến võ cổ truyền vẫn tìm đến với võ sư. Tại đây, võ sư lại tạo một quan hệ mới có tính chất quốc tế về võ thuật. Năm 1985, võ sư sang Trung Quốc và dạy một thời gian tại Viện Đại học Bắc Kinh. Năm 1991, võ sư trở về Việt Nam gặp gỡ số đông võ sư Việt Nam cùng chia sẻ tâm sự, trao đổi kinh nghiệm và tìm hướng phát triển võ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là mời các bậc danh võ Việt Nam đến Pháp. Vừa trở lại Pháp, võ sư Hoàng Nam đã được tạp chí Karate Bushido chuẩn bị giới thiệu một con người toàn diện, nhưng không kịp nữa rồi. Không kịp những dòng giới thiệu về một võ sư thật sự là bậc tiền phong trong nền võ đạo phương Đông, đặc biệt là võ truyền thống Việt Nam – một mẫu người giản dị và biết chọn con đường hiệu quả nhất khi hành động. Tháng giêng 1992, nước Pháp và những người thích võ cổ truyền đã khóc vĩnh biệt võ sư Hoàng Nam – người luôn mang trong tim thực hiện chương trình mời cho được các bậc danh võ Việt Nam đến Pháp và phát triển cho được võ Việt Namở nước ngoài.
(st)
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[võ cổ truyền]THIỀN VÀ VÕ * Võ sư Trương Văn Bảo (Thiếu Lâm Phật Gia Quyền - Đà Lạt)

THIEN-VA-VO-1.jpg

THIEN-VA-VO-2.jpg

(st)
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Bình Định] Đệ tử phật thầy Tây An và cọp núi Sam

Không ai tin loài thú dữ như loài cọp lại có thể trở nên một con vật khôn ngoan và có tình nghĩa như một con người hiền lương. Câu chuyện truyền kể sau đây đã cho thấy một trường hợp thực tế vượt xa hẳn ý nghĩ của con người.
Đức Phật Thầy Tây An tên thật là Đoàn Minh Huyên vốn tinh thông nghề võ và có rất nhiều đệ tử. Một đại đệ tử của thầy Đoàn là ông Quản Cơ, Trần Văn Thành. Hai đại đệ tử khác của Đức thầy là Tăng Chủ và Đình Tây. Ông Đình Tây tên thật là Bùi Văn Tây, nổi tiếng trong vụ con sấu năm chân mà dân miền Nam gọi một cách tôn kính là “ông Năm Chèo”. Con sấu này đã làm một nghĩa cử cao đẹp: lúc nghĩa quân Gia Nghị rút lui, gặp lúa dày quá, thuyền chống không đi, “ông Năm Chèo” đã xuất hiện bò cho lúa rạp một luồng để thuyền theo đó mà chống.
Còn ông Tăng Chủ tên thật là Bùi Văn Thân, cũng thường được gọi là Bùi thiền sư. Sỡ dĩ có tên Tăng Chủ là vì ông được thầy Đoàn giao cho làm chủ coi trại ruộng Thới Sơn.
Hai ông có đức lớn, đạo pháp uyên thâm, vũ dũng phi thường nên rất được nhân dân tùng phục. Những nông trại tại Hưng Thới, Phước Điền, Xuân Sơn đều do hai ông thừa lệnh thầy Đoàn mà dựng nên.

Những người dân lam lũ, chất phác cần phải được sự hướng dẫn chân chính. Chính hai ông Tăng Chủ và Đình Tây là người có đủ tác phong đạo đức để làm việc đó. Ban ngày tín đồ đi khai hoang, đêm về thì lễ bái, niệm Phật, tham thiền và lĩnh hội những lời hay ý đẹp của các ông. Những ngày sóc, vọng (đầu tháng và rằm) các ông thuyết pháp, giảng kinh. Người ta thấy nếp sống gần gũi với thiên nhiên này rất thi vị và thoát tục nên vui lòng theo đuổi mãi công việc.

daho231211.jpg


Lúc bấy giờ, từ Châu Đốc vô núi Sam (chỉ có 5 cây số) cũng phải đi 2 ngày, còn từ núi Sam vô trại ruộng Thới Sơn (trên 10 cây số), phải mất 3 ngày, vì người bộ hành phải lội càn lau sậy, đường lối quanh co lạc một cái là mất mạng với thú dữ!
Để chống lại thú dữ, tín đồ ban ngày thì làm việc tập thể, không đi lẻ loi một mình ở những nơi có bụi rậm; còn ban đêm thì đóng kín cửa, ngủ trên gác cao, không đi ra ngoài.
Tuy nhiên, có cọp dữ thì cũng có người tài để hạ cọp, đó là ông Tăng Chủ – Bùi Văn Thân.
Theo lời kể lại của một ông Quản Tự một ngôi chùa tại trại ruộng Thới Sơn năm 1951 (ông là cháu nội của một tín đồ cùng thời với ông Tăng) thì ông Tăng võ nghệ rất giỏi, hình vóc to lớn, miệng rộng tai dài, chân tay lông lá đầy kịt, tiếng nói sang sảng như sấm mà tâm tánh lại hồn nhiên, quả quyết. Ông đã làm chúa tể của… chúa sơn lâm ở đây một thời.
Một lần cọp về xóm vào chập tối, mọi người rút lên trên gác đóng cửa kín mít, đánh mỏ tre báo động vang trời. Ông Tăng một mình cầm mác thong trèo xuống thang rượt cọp. Dưới ánh trăng mờ, cọp nhào tới phủ lên mình ông Tăng. Ông lẹ làng ngồi xuống, một tay dựng đứng mác thong lên, một tay thủ thế chờ cọp rơi xuống, cọp hoảng hốt khi gặp tọa bộ của ông Tăng cùng ánh sang lấp lánh của ngọn mác thong, liền né sang một bên. Trong lúc cọp mất thăng bằng chao mình trên lưng chừng, ông Tăng đấm nhẹ vào hông nó một quả thôi sơn, và thuận chân bồi vào hạ bộ nó một cú đá trời giáng. Cọp rống lên một tiếng vang rừng rồi ngã lăn ra bất tỉnh!
Ông Tăng không giết cọp, bước tới giục nó dậy, miệng lẩm bẩm:
- Tao tha cho, từ nay phải bỏ tánh ngang tang, đừng tới đây nữa mà mất mạng!
Cọp cúi gầm mặt xuống đất, kéo lê lết cái chân què vào rừng, và từ đó không dám bén mảng tới xóm nữa!
Sỡ dĩ ông không giết con cọp là vì ông không muốn sát sanh, mà chỉ muốn tâm phục loài thú dữ đó thôi.
Việc đánh cọp như trên không phải chỉ xảy ra một lần, mà đếm năm ba lần như vậy. Và lần nào ông cũng tha mạng cho chúng! Riết rồi con nào con nấy cũng chạy mặt lùi xa. Buồn cười và khó tin hơn nữa là có lúc chúng bị nạn, còn trở lại cầu cứu với ông Tăng!
Chuyện xảy ra tại đình Xuân Sơn, cũng trong khu trại ruộng, một hôm ông Tăng đi thăm ruộng về thì trời đã tối, khi tới gần cửa ông trông thấy một con cọp nằm lù lù bên mé đường mòn. Thấy ông, nó đứng dậy, há miệng, quào cổ rồi tỏ vẻ đau đớn lắm.
Ông Tăng hiểu ý, bảo:
- Mắc xương rồi đó chớ gì! Sao không tới đây sớm tao cứu cho mà đến nỗi ốm o quá vậy? Thôi, nếu quả mắc xương thì ngay cổ ra!
Cọp riu ríu vâng lời. Ông Tăng co tay ấn vào cổ nó một cái. Lập tức nó sặc lên mấy tiếng rồi khạc ra một thỏi xương lớn.
Vài hôm sau, cọp cũng tới trước sân trại của ông Tăng nhưng vác theo một con heo rừng vừa vật chết để đền ơn cứu mạng!
Câu chuyện ông Tăng đánh cọp trên đây phổ biến trong dân chúng miền quê Nam bộ, và là một niềm hãnh diện của nghề võ miệt rừng.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Bình Định] Cây me, giếng nước nhà anh em Tây Sơn

TTCT - Về thăm Bảo tàng Quang Trung, được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà mà ba anh em Tây Sơn đã ra đời và khôn lớn, tận mắt chiêm ngưỡng cây me già tỏa bóng sum sê, uống ngụm nước mát ngọt từ chiếc giếng cổ, có cảm giác như lời hiệu triệu “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng...” (*) vẫn đang vang vọng đâu đây. Dù đã 200 năm trôi qua...

536045-241211.jpg


Trở lại bảo tàng ngay sau ngày cây me trong khu vườn Tây Sơn tam kiệt được vinh danh di sản, chúng tôi gặp cụ Mạc Ái năm nay đã 80 tuổi và gần 20 năm nhận lãnh công việc chánh bái khu điện thờ trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định).

536045-241211%20(1).jpg


Hằng ngày, sau mỗi lần vào hương khói, chăm nom điện thờ, cụ Ái thường đến ngồi dưới tán me cổ thụ, trầm ngâm hồi tưởng bao thăng trầm của thời cuộc mà cây me lão này là một chứng nhân đặc biệt. Cụ Mạc Ái kể rằng ngay từ bé, ông và hàng trăm bè bạn cùng lứa trong làng đến đây học võ, vui đùa tập luyện dưới tán me già.


“Cây me ngày ấy cũng to lớn như bây giờ, quanh năm sum sê cành lá, tán che rợp cả một góc vườn, mùa trái lúc nào cũng dày đặc. Không ai bảo ai, từ người lớn đến con trẻ không bao giờ bẻ phá cành lá cây me. Ai có việc gì cần nguyện cầu, họ đến cây me khấn. Ai có chuyện buồn cũng đến ngồi dưới cây me, cứ lặng yên ngồi hàng giờ tự nhiên thấy lòng thanh thản, vơi bớt nỗi buồn lo”- cụ Ái kể.


Theo ông Trần Xuân Cảnh - phó giám đốc Bảo tàng Quang Trung, người có nhiều công trình nghiên cứu về những chứng tích của nhà Tây Sơn, sau khi rời quê vợ ở làng Phú Lạc, ông Hồ Phi Phúc cùng vợ đến định cư ở làng Kiên Mỹ, bên dòng sông Côn thơ mộng. Ngày ấy, Phú Lạc và Kiên Mỹ thuộc ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, về sau đều thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn. Ông Hồ Phi Phúc dựng một ngôi nhà khang trang, đồng thời trồng cây me bên trái và đào một giếng nước bên phải ngôi nhà, phía trước là cánh đồng trù phú, màu mỡ xanh ngắt trải dọc sông Côn. Đây cũng là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lần lượt chào đời.


Đến giờ người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về tuổi thơ của ba anh em Tây Sơn gắn bó với cây me trong vườn nhà. Đó là nơi hằng ngày ba anh em học võ, luyện công và sau khi khởi nghiệp, dưới tán me này, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì bao cuộc luận bàn đại sự cùng văn thần võ tướng về thời cuộc, đất nước, về phạt Bắc chinh Nam. Sự nghiệp vẻ vang của nhà Tây Sơn đã gắn bó với cây me, giếng nước trong vườn nhà ngay từ buổi khởi đầu và kéo dài suốt một thời kỳ lịch sử lẫy lừng.


Về sau này, khi nhà Nguyễn thi hành chính sách báo thù, ngôi nhà từ đường do cụ Hồ Phi Phúc tạo dựng trước đây bị san phẳng. Thế nhưng cây me già vẫn uy nghi đứng đó bên cạnh giếng nước trong vắt, mát lành đến ngày nay, không ai giải thích được vì sao những chứng tích này không bị tàn phá ngoài những tương truyền dân gian đầy tôn kính.


Một lần nữa, để tỏ lòng biết ơn, người dân Tuy Viễn đóng góp tiền của, công sức xây dựng lại ngôi nhà anh em Tây Sơn ngay trên nền đất cũ, làm nơi thờ tự ông bà Hồ Phi Phúc, song ngôi từ đường này cũng bị nhà Nguyễn tiếp tục cho phá hủy. Không thoái chí, người dân trong vùng về sau dựng một ngôi đình ngay trên nền nhà cũ, cạnh cây me, gọi là đình Kiên Mỹ, bí mật thờ “ba ngài Tây Sơn”. Để che mắt vua quan nhà Nguyễn, bề ngoài đình Kiên Mỹ thờ thành hoàng, có xin sắc nhà Nguyễn dù thực chất thờ Tây Sơn tam kiệt.


Cụ Trần Cự - nay đã 91 tuổi, người có gần 40 năm làm chánh bái khu điện thờ Tây Sơn - kể: “Rằm tháng 11 âm lịch hằng năm, dân làng Kiên Mỹ tổ chức cúng giỗ “ba ngài Tây Sơn” nhưng thường chỉ dâng hương, hoa và chỉ “mật cáo” chứ không có văn tế. Lời “mật cáo” này được bí mật truyền khẩu từ đời người phụng tế này đến người phụng tế khác”. Cụ Trần Cự cho biết thêm năm 1947 đình Kiên Mỹ bị phá để tiêu khổ kháng chiến và dân làng lập một miếu nhỏ ngay dưới gốc me già tiếp tục thờ cúng ba ngài Tây Sơn. Đến năm 1960, người dân trong vùng xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn, lấy tên là Điện Tây Sơn cũng ngay bên tán me già.

“Thật ra, ngay sau khi nhà Tây Sơn suy vong, tượng đài người anh hùng áo vải cờ đào đã được tạc ngay trong lòng dân. Ba bức tượng thờ hoàng đế Quang Trung cùng hai danh tướng Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở tại chùa Bộc, Hà Nội được các nhà nghiên cứu phát hiện năm 1962, mặc dù các bức tượng này đã được chế tác từ năm 1846. Bảo tàng Quang Trung đã phục chế các bức tượng này.

Nhìn vào cụm tượng, trong buổi thiết triều, vua thì vén áo bào lên, một chân mang hài, một chân để lộ ra ngoài; hai danh tướng ngồi với tư thế thoải mái, tự nhiên, người gác chân lên ghế, người ngồi xếp bằng, đó là hình ảnh của vị hoàng đế xuất thân từ nông dân, bình dị mà lẫm liệt” - ông Trần Xuân Cảnh nói.

Cụ Mạc Ái kể: “Trong kháng chiến chống Pháp, cây me là nơi thờ tự chính ba ngài Tây Sơn. Hồi ấy, giặc Pháp bắn phá dữ lắm nhưng đặc biệt riêng vùng Kiên Mỹ không hề bị gì, người dân trong vùng tin rằng đó là nhờ cây me che chở dân lành. Ngày ấy, phía trước cây me có một con đường làng rộng, hằng ngày nhiều người qua lại. Mỗi khi đi qua cây me ai cũng kính cẩn cúi đầu.

Dù đang thời kỳ chiến tranh nhưng vào ngày giỗ các ngài Tây Sơn hay những ngày trọng lễ, bà con vùng Kiên Mỹ đều tổ chức cúng tế linh đình dưới tán me. Những người tham gia tế lễ, khách thập phương và bà con quanh vùng đến chiêm bái đều phải tắm rửa sạch sẽ tinh tươm. Đặc biệt khi đến khấn nguyện dưới gốc me phải ăn mặc chỉnh tề, cung kính như một nơi tôn nghiêm trường tồn còn lại trong khu vườn nhà Tây Sơn tam kiệt thuở nào”.

Nhiều bô lão ở Kiên Mỹ kể rằng ngày trước, ngay cả các quan Pháp, các chức sắc người Việt thân Pháp cũng tỏ ra rất tôn kính cây me già vì biết rằng đó là nơi thờ tự Tây Sơn tam kiệt. Cụ Lâm Đắc Tiễu (79 tuổi, phó ban nghi lễ điện Tây Sơn) kể: “Mỗi khi đi càn, lính Pháp không dám lại gần cây me. Các quan người Pháp, người Việt mỗi khi đi qua đoạn đường trước mặt cây me đều phải xuống xe, xuống ngựa, đi bộ qua”. Nhờ đó dù đang thời kỳ chiến tranh, ngay trước con đường, đối diện cây me, chợ Kiên Mỹ vẫn hoạt động nhộn nhịp vào ban đêm mà không sợ giặc Pháp bắn phá.

Phải chăng nhờ vậy suốt hơn 200 năm qua, trong đó có một quãng thời gian dài tưởng chừng bị lãng quên trong bối cảnh chiến tranh tàn phá, cây me không hề có một dấu tích tổn thương từ bàn tay con người. Cụ Mạc Ái kể: “Lúc tôi còn nhỏ, mỗi lần họp dân làng, các cụ cao niên luôn căn dặn mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ cây me, giữ gìn giếng nước luôn trong sạch bởi đó là hai di tích cực kỳ quý báu còn lại nơi cội nguồn của phong trào nông dân áo vải cờ đào”.

Ông Trần Xuân Cảnh cho biết cây me cổ thụ này cao 24m, đường kính thân 1,2m, tán rộng che phủ hơn 600m2. Từ khi xây dựng Bảo tàng Quang Trung đến nay, mỗi năm một lần nhân viên bảo tàng phun thuốc diệt trừ sinh vật gây hại để bảo vệ thân cây chứ không mất nhiều công sức chăm sóc. Như hàng trăm năm trôi qua, cây me vẫn sum sê cành lá, đến mùa ra trái trĩu cành.

536045-241211-2.jpg


Từ năm 2005, Bảo tàng Quang Trung đã nhân giống me từ cây me cổ thụ này. “Hằng ngày có rất nhiều du khách đến từ mọi miền đất nước xin thỉnh những cây me con nhân giống từ cây me cổ thụ về trồng như tin vào sự linh thiêng, may mắn, như một nghĩa cử lưu truyền, gìn giữ một giai đoạn rực rỡ của nhà Tây Sơn tuy hữu hạn mà vĩnh hằng trong lòng dân Việt”- ông Cảnh nói.

Ông Nguyễn Thành Nhân, du khách đến từ TP Châu Đốc (An Giang), chia sẻ: “Mỗi lần đến thăm Bảo tàng Quang Trung, ngồi dưới tán cây me cổ thụ, lòng như lắng lại, thấy mình bình tâm hơn, thanh thản hơn và được đắm mình trong mối giao cảm tâm linh giữa người với cây và hồn thiêng sông núi, đất trời”.

Sau hơn 200 năm với bao biến cải thời cuộc và lịch sử, giờ đây dưới tán me già trong vườn xưa của Tây Sơn tam kiệt vẫn diễn ra những lớp tập võ buổi chiều, những buổi luyện đao kiếm khi trăng sáng. Anh Hồ Sỹ - huấn luyện viên võ cổ truyền, võ Tây Sơn, thành viên đội nhạc võ của Bảo tàng Quang Trung - đang duy trì một lớp dạy võ cho trẻ em làng Kiên Mỹ.

“Dọc sông Côn là miền đất võ và chính nơi này, trong khu vườn này, dưới tán me này như là nơi hội tụ của khí thiêng sông núi. Ngày ngày thầy trò cùng luyện tập dưới tán me, dưới tượng hoàng đế. Tập xong, các em được uống nước giếng xưa. Chúng tôi thật tự hào bởi mình là con cháu trên quê hương nguồn cội của người anh hùng áo vải” - anh Hồ Sỹ nói.

Song hành trường tồn cùng cây me, giếng nước cổ trong khu vườn cũ của Tây Sơn tam kiệt cũng nhuốm màu lịch sử theo thời gian. Ngày xưa, giếng được xây bằng đá ong, về sau dân làng vét sâu thêm, xây thành để làm giếng nước uống chung cho cả làng.

Quanh năm, dù thời tiết nắng hạn hay mưa bão, giếng cổ lúc nào cũng trong vắt, mát ngọt như bao đời nay. Đây là nơi du khách nán lại, tự tay mình xách một gàu nước, uống một ngụm rồi rửa mặt, chỉnh trang quần áo tươm tất trước khi vào dâng hương trong điện thờ.
(st)

P/S: riêng mình đã đến nơi này, nên cũng có cảm giác nhớ về cái gì đó xa xưa...
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Võ cổ truyền] TẢN MẠN VỀ RỒNG TRONG VĂN HỌC - VÕ THUẬT - Võ sư Trương Văn Bảo

images_vtn_21122011.jpg


1. Rồng trong văn học.

Rồng là con vật không có thật, là sản phẩm của trí tưởng tượng loài người. Cho đến nay chưa có tài liệu khoa học lịch sử nào chứng minh thời gian rồng xuất hiện, ở đâu, hình dáng, quá trình biến hóa như thế nào. Chỉ biết rồng “sống” nhiều trong thần thoại Đông phương và Tây phương, trong văn học, nghệ thuật, hội họa, điêu khắc, lễ nghi, tôn giáo và cả trong võ thuật. Rồng biểu thị cho sự linh thiêng, cao quý, có khả năng phi thường. Các triều đại vua chúa, quan quyền đến đình, chùa, đền, miếu và những nơi thờ tự khác cũng chọn rồng làm biểu tượng.

Rồng không có hình dáng thống nhất, tùy ý tưởng con người mà khắc họa. Rồng Châu Á thường có thân hình như rắn, vảy cá, sừng hươu, bờm sư tử, có chân và biết bay. Rồng là một trong tứ linh: Long, lân, quy, phụng. Trong bốn con vật linh này chỉ có rùa là hiện thực. Sách Lễ Ký - Thiên Lễ Vận chép: “Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh.” Một số loài sinh vật có tên rồng nhưng chỉ là loài bò sát như rồng Komodo. Ở Việt Nam, một số tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Kiên Giang, có loài bò sát quý hiếm gọi tên là rồng đất, thân hình màu xanh thẫm, bụng trắng, vảy thân nhỏ đều, có mào cổ và mào lưng, mặt trong đùi có 4-8 lỗ, sống ở hang hốc trong bụi cây ven suối, ăn sâu bọ, đẻ 8-10 trứng.



Theo các tài liệu nghiên cứu thì rồng Việt Nam có thân hình lượn sóng, 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm. Thân hình rồng mềm mại thể hiện sự biến hóa, trên lưng nhiều vảy nhỏ đều và liền mạch. Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không có sừng, mắt lồi to, hàm mở rộng, có răng nanh, mào mũi, miệng ngậm ngọc châu.

Trong 12 con giáp, rồng ở vị trí thứ năm gọi là Thìn (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn…) Có nhiều quan niệm và tử vi về tuổi Thìn: Tuổi Thìn vị tha, thông minh, bền bỉ, quyết đoán, tạo ảnh hưởng, gây sự chú ý đến ngưới khác, kiêu hãnh, xuất sắc và nhất là đào hoa. Tuổi Thìn biết lợi dụng thời thế “thà ôm súng…không đạn mà bắn chứ không chịu buông súng”. Dũng mãnh, oai hùng là thế nhưng khi sa cơ thì cũng “gậm mốt khối căm hờn trong cũi sắt” như Hổ nhớ rừng. Một câu nói cay đắng về “Thế chiến quốc, thế Xuân Thu; gặp thời thế, thế thời phải thế” về rồng là: “Con rồng bay trên mây nhưng nếu không mây con rồng cũng không hơn gì con rắn mối!”

Sử Việt Nam chép truyền thuyết Lạc Long Quân (Cha Rồng) kết duyên cùng Âu Cơ (Mẹ Tiên) là nguồn gốc dân tộc Việt Nam, chính vì vậy hình tượng rồng ăn sâu vào tiềm thức mọi người con đất Việt. Hà Nội với tên gọi đầu tiên là Thăng Long. Vùng Đông Bắc Việt Nam có Hạ Long. Đồng bằng Nam Bộ có dòng sông mang tên Cửu Long. Thành ngữ, ca dao nói về rồng như: Rồng bay phượng múa. Rồng đến nhà tôm. Rồng mây gặp hội. Rồng rống theo nạ, quạ theo gà con…Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu.

2. Rồng trong võ thuật.

Long là tên gọi của rồng trong võ thuật. Điều kỳ thú, đặc thù trong võ thuật là có nhiều hình tượng làm nên đòn thế, quyền pháp, trong đó có long quyền. Nói đến long quyền giới võ học nghĩ ngay đến Ngũ hình quyền của Thiếu Lâm tự. Võ công Thiếu Lâm nguyên thủy từ Phật giáo dựa trên nền tảng La Hán thập bát thủ, sau các chân sư sáng tạo chia làm 5 loại hình mô phỏng 5 loài vật khác nhau đó là Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc. Mỗi vật đều có nét đặc thù phi thường nổi bật riêng.

Long hình linh hoạt tại thần. Kỹ thuật cơ bản của long quyền là long trảo, thân pháp long quyền mềm mại, uyển chuyển; nội ngoại công phu kết hợp biểu thị cho năng lực và tinh thần của long quyền. Ngoài các kỹ thuật trảo, long quyền còn sử dụng các thế đánh dựa trên La hán thập bát thủ như chưởng (ức bàn tay), chỉ (các ngón tay), phượng dực (cùi chỏ), cương đao (cạnh bàn tay) và cả cước pháp như các loại hình khác. Các thế tiêu biểu long quyền như: Song long xuất hải, Giao long bãi vĩ, Thần long triển trảo, Kim long thí trảo, Thần long nhập hải.

Luyện long quyền cũng đòi hỏi cơ bản như các môn công phu khác, đặc biệt là khí, phương pháp thở trong long quyền từ mềm nhẹ đến dứt điểm hắt ra khi tung đòn quyết định. Tinh thần của việc triển khí là thần, thần lấy tâm làm gốc, dùng phần dưới của cơ thể tụ lực hơn chỉ là dùng khí từ lồng ngực. Thần lực định tâm chủ tiên cơ (Thần lực có được trước hết là yếu tố định tâm). Thần xuất ư nhãn trung (Thần phát ra từ trong mắt).

Thiếu Lâm Long hình quyền có các thế: Ngẩng đầu độc lập; Long hình thủ; Vận khí nhu thủ; Phi long hồi đầu; Long khí hoành giang; Bàn long thủ; Song long thông thiên pháo.

Võ cổ truyền Bình Định Việt Nam có bài Huỳnh Long quyền: Huỳnh long quyển địa thích thông thiên; Luyện diệp liên hoa đả diện tiền; Hạ địa tầm châu tung ấn chưởng; Thanh long xuất hải tấn song quyền.

Sách Five-pattern Hung Kuen (Ngũ hình quyền) do Tiến sĩ Leung Ting, 10 đẳng Hội Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền (Dr. Leung Ting, 10th level Wing Tsun Martial Art Association) biên soạn, Hong Kong xuất bản tháng 6 năm 1980, có bài The Dragon form (Long hình quyền) do đại sư Yuen Yik Kai (Grandmaster Yuen Yik Kai) truyền dạy với các chiêu thức: The golden dragon offering its claws (Kim long hiến trảo), The black dragon wagging its tial (Ô long bãi vĩ), The black dragon emitting a pearl (Hắc long phún châu), The black dragon thrusting out its claws (Hắc long phóng trảo), The double dragons playing with the pearl (Song long hí châu), The coiled dragon’s kick (Bàn long cước) The venomous dragon grabbing the pearl (Mãnh long đoạt ngọc)

Các võ phái, võ đường mang tên rồng khá phổ biến trong làng Võ cổ truyền Việt Nam như: Thăng long võ đạo, Giao long võ đạo, Thanh long võ đạo, Tiên long võ đạo, Tiên long quyền đạo, Huỳnh long võ phái, Võ đường Kim Long… Kiếm pháp Võ cổ truyền Việt Nam có nhiều bài mang tên rồng như Huỳnh Long độc kiếm, Thanh long độc kiếm, Ngũ long kiếm trận, Ngũ long kiếm pháp, Ngũ long quyền pháp…

Rồng tuy là con vật tưởng tượng nhưng rồng đã sống trong dân gian, gần gũi, tôn kính và dân tộc Việt Nam vẫn mãi tự hào là con Rồng cháu Tiên.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Bình Định] Võ Tây Sơn trên đất Hội An

Dạy võ cổ truyền cho du khách

Nhân dân Hội An vốn có truyền thống thượng võ. Truyền thống ấy được xem như một trong những đức tính cao quí của người dân phố Hội.
Đức tính ấy thể hiện ở tính tình người dân: Bộc trực, thẳng thắng trong lời nói, nhân hậu, nghĩa hiệp trong việc làm, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh vào thời bình; trung thành, kiên định và sẵn sàng xả thân bảo vệ đất nước, quê hương vào thời chiến.

Đức tính ấy là kết quả của quá trình chịu nhiều gian lao, khổ cực, hiểm nguy xuất phát từ những ngày ông cha ta mở cõi vào Nam tìm con đường "sống trong cái chết", là kết quả của nhiều thế kỷ ông cha chịu đựng, hy sinh để mưu tìm cuộc sống sung túc, hạnh phúc cho con cháu đời sau.

Để tồn tại trên một vùng đất còn hoang hoá, sơ khai cách nay năm, sáu trăm năm với rừng thiêng nước độc, ác thú đầy rẫy, người Quảng Nam nói chung, người Hội An thời ấy nói riêng, phải tìm ra một phương pháp rèn luyện thể lực và tự trang bị cho mình khả năng chiến đấu tự vệ.

Để làm chủ một vùng đất phong phú về tài nguyên, giàu có về sản vật với đầy đủ ruộng đồng, sông nước, cù lao, biển cả, phố thị và thương cảng, người Hội An phải khôn ngoan, dũng cảm, bất khuất và nhất định phải biết tạo ra cho mình một khả năng chiến đấu hữu hiệu chống lại nhiều đối thủ để tự vệ và bảo vệ giang sơn tài sản của mình .

Ý thức và ý chí sinh tồn đó đã bồi đắp cho người Hội An một nền võ thuật có nguồn gốc từ Bắc Trung bộ chuyển vào, được tô bồi bởi những dòng võ Trung Hoa, võ Nhật du nhập sang và đặc biệt được tiếp thu đầy đủ, trọn vẹn dòng võ Tây Sơn từ cuối thế kỷ thứ 18.

Những bài bản, phương pháp truyền dạy, thi đấu của võ cổ truyền trên đất Hội An còn lưu truyền đến ngày nay đã khẳng định Võ Tây Sơn chiếm gần 80% nền võ thuật Hội An và Võ Tây Sơn đã được nhân dân Hội An tiếp thu, khổ luyện và biến hóa để trở thành di sản văn hóa phi vật thể mang đậm nét đặc trưng phố Hội, vừa kiên cường, quyết liệt vừa tú lệ, phong nhã.

Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Võ Tây Sơn trên đất Hội An đang bị "tam sao thất bổn", thậm chí có một số bài bản có nguy cơ thất truyền. Một số dòng võ nổi tiếng trước đây trên 50 năm đang có biểu hiện bỏ nghiệp võ hoặc không có truyền nhân, một số vật thể lưu truyền nhiều đời (gồm binh khí, dụng cụ tập luyện, sân tập võ đường xưa ...) đang bị xâm hại, phá bỏ, những võ sư cao niên đã lần lượt qua đời. Những người kế thừa các võ sư quá cố cũng đã bước vào tuổi ngũ tuần, lục tuần. Biểu hiện rõ rệt nhất là hiện nay có khá nhiều các võ sĩ, huấn luyện viên chỉ đặt nặng thành tích thi đấu trên võ đài, thậm chí có không ít võ sĩ dùng hai từ "võ múa" khi nói đến bộ môn Hội thi quyền, xem thường việc trau dồi quyền thuật. Có những võ sư luống tuổi vẫn chưa đầu tư, quan tâm cho nhiệm vụ bảo tồn cổ bản Võ Tây Sơn chính thống, chỉ miệt mài đi tìm một lối đánh thực dụng nhằm mục đích thủ thắng cho dù phải "tổng hợp" mọi thứ đòn thế lai căng, hỗn tạp. Chính vì vậy mà mất dần cách dạy truyền thống, dẫn đến sai lệch, biến dạng các động tác đặc trưng của Võ Tây Sơn. Những động tác đã minh chứng một thời và mãi mãi ưu thế tuyệt đối vô song trên võ đài và trong cận chiến của những cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta.

vocotruyen091211.jpg


Trước khi Võ Tây Sơn đến Hội An, ở miền đất này đã có hai dòng võ: Thứ nhất là võ cổ truyền miền Thanh-Nghệ du nhập vào theo dòng người Việt đi mở đất phương Nam. Thứ hai là võ Trung Hoa du nhập vào Hội An theo chân thương nhân người Hoa và những người lính phản Thanh phục Minh sau khi Nhà Mãn Thanh chiếm Trung quốc năm 1640.

Võ Tây Sơn hình thành và phát triển trên đất Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng, có thể chia ra nhiều giai đoạn:

Một- Võ Tây Sơn tiền khai theo bước chân quân Tây Sơn tiến ra đánh lấy Quảng Nam lần đầu tiên vào năm 1771, sau khi hạ thành Qui Nhơn .

Hai- Võ Tây Sơn truyền bá trên đất Quảng nam sau khi Nguyễn Nhạc thoả hiệp với chúa Trịnh để tiếp tục cai quản đất Quảng nam từ năm 1775.

Ba- Võ Tây Sơn phát triển mạnh sau năm 1787 khi Nguyễn Huệ được vua anh là Thái Đức Nguyễn Nhạc nhường thêm phần đất Quảng Nam.

Bốn- Võ Tây Sơn được gìn giữ tại Quảng Nam như một mật khu sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, truy diệt những giá trị, thực thể liên quan đến Nhà Tây Sơn. Trong giai đoạn này, vừa để qua mắt chính quyền đương thời, vừa để phù hợp với quan điểm chiến thuật của người dân Quảng Nam, võ Tây Sơn đã có những biến hoá về bông quyền và nghệ thuật dụng lực nhu quyền.

Năm- Võ Tây Sơn bị ngăn cấm sau khi Pháp đặt chân lên đất Việt Nam, nhưng các võ sư, võ sĩ Quảng Nam vẫn tập luyện, truyền dạy trong con, cháu, họ hàng.

Sáu- Võ Tây Sơn có điều kiện công khai sau khi Pháp du nhập Quyền Anh vào Việt Nam từ những năm 1950.

Bảy- Võ Tây Sơn được truyền bá có trường dạy, có chương trình sau khi Tổng cuộc quyền thuật Việt Nam ra đời và cấp giấy phép cho các võ đường đầu tiên hoạt động hợp pháp tại Quảng Nam vào những năm 1970-1973. Tuy nhiên ở giai đoạn này các võ đường vẫn chưa có bài bản chung thống nhất.

Chỉ đến năm 1991, sau khi Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam ra đời, Võ Tây Sơn trên đất Hội An - Quảng nam mới thực sự đi vào nề nếp: Các kỳ hội nghị chuyên môn, các giải Vô địch, giải Trẻ, các lớp tập huấn trọng tài, huấn luyện viên, các cuộc hội thảo xây dựng luật thi đấu của Liên đoàn đã tác động rất lớn đến võ cổ truyền Quảng Nam nói chung, Võ Tây Sơn trên đất Hội An - Quảng Nam nói riêng. Trong thời gian này, bài Lão Mai Quyền do võ sư Trương Chưởng, người sáng lập võ đường Kỳ Sơn (Võ đường lâu đời nhất Quảng Nam, tại 51/2 Phan Châu Trinh, phố cổ Hội An) lưu truyền đã được tuyển chọn thành một trong sáu bài quy định đầu tiên của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Đứng trước nguy cơ "thất bổn" dẫn đến nguy cơ thất truyền những bài võ cổ bản của Võ Tây Sơn chính thống trên đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung; hơn ai hết, chính các võ sư, võ sĩ võ cổ truyền Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, là những người cần phải nhận thức sâu sắc và có những hành động thực tiễn, cụ thể tập trung cho việc nghiên cứu bảo tồn những bài bản Võ Tây Sơn chính thống trên quê hương mình. Đồng thời đề nghị các ngành chuyên môn của Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho lĩnh vực này, để bảo tồn và phát huy di sản cổ truyền của ông cha./.

P/S: võ sư Trần Xuân Mẫn là sư bá của mình, võ đường này ở Hội An là do sư tổ để lại. sư phụ mình hiện đang ở Hoa Kì
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[võ cổ truyền] Võ sư hà trọng ngự -người nằm giữ những tuyệt kỹ võ công

Hà Trọng Ngự là võ sư, chưởng môn phái Việt Nam Võ Ta- Tây Sơn Bình Định. Phái võ này xuất phát từ vùng đất tây Sơn- Bình Định, quê hương của tam kiệt Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Trải qua những tháng ngày rèn luyện công phu của bổn phái, võ sư Hà Trọng Ngự đã luyện cho mình những tuyệt kỹ như: Bài quyền ba chân hổ, Bạch miêu quyền, Linh miêu độc chiến...

Căn nhà của võ sư Hà Trọng Ngự nằm trong một con hẻm trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM. Nhìn vẻ ngoài của ông, khó biết đó là một võ sư dày dặn kinh nghiệm và từng đào tạo hàng ngàn môn đệ. Trong đó nổi bật nhất là bốn học trò của ông từng vô địch nhiều năm ở hai môn võ cổ truyền và quyền Anh. Một người chính là em ruột ông, võ sư Hà Trọng Khánh, hiện dạy võ cùng ông ở TP.HCM. Một người là Hồ Đắc Sơn, võ sĩ của đội tuyển võ thuật cổ truyền thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hai người còn lại là hai con trai của ông: Hà Trọng Kha Vy và Hà Trọng Kha Ly. Kha Vy hiện là Phó chủ nhiệm CLB võ thuật phường 8,quận Gò Vấp.

1319847812_H2pt.jpg

võ sư Hà Trọng Ngự

Từ miền đất võ
Miền đất Bình Định là miền đất võ lâu nay. Trước cuộc khởi nghĩa của anh em Nguyễn Huệ, nơi đây từng có nhiều môn võ khác nhau. Khi anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, họ đã tập hợp các môn võ lại và sáng tạo nên môn võ riêng, sau này gọi là võ Tây Sơn Bình Định. Võ phái Tây Sơn Bình Định chủ yếu dùng những đòn đánh cận chiến, tấn công địch thủ bằng những đòn ngắn, hiểm. Điều đó được thể hiện trong những bài quyền của môn phái này, như các bài quyền: Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền, Lão mai quyền, Lão hổ thượng sơn... Về binh khí, Tây Sơn Bình Định sử dụng những binh khí cổ như: song phụng kiếm, thanh long đao, độc đăng thương… với những bài quyền đi kèm.

Sinh ra từ miền đất võ, gia đình ông vốn có truyền thống võ thuật nên võ sư Hà Trọng Ngự đến với võ thuật rất sớm. 6 tuổi, cậu bé Hà Trọng Ngự đã được bác thúc bá là võ sư Hà Trọng Sơn truyền thụ võ nghệ. Vốn có tư chất thông minh và năng khiếu bẩm sinh, cậu bé Hà Trọng Ngự tiến bộ rất nhanh. Những chiêu thức của môn phái đã dược cậu lĩnh hội, nhập tâm.

Hà Trọng Sơn là một võ sư danh tiếng. Trước giải phóng, võ sư Hà Trọng Sơn từng được mệnh danh là “hùm xám miền Trung”. Với kỹ thuật tuyệt kỹ triệt ngựa đối phương, của mình, võ sư Hà Trọng Sơn từng đánh bại nhiều cao thủ trên sàn đài thời đó. Kỹ thuật triệt ngựa tức là chặn, khóa đòn chân của đối phương để đánh phản công bằng cả tay, chân, gối, chỏ. Theo lời võ sư Hà Trọng Ngự, võ sư Trọng Sơn từng tham gia rất nhiều cuộc tỉ thí trên võ đài.Võ sư Trọng Sơn từng giao đấu với võ sư Trọng Đãi, một cao thủ của Thiếu lâm bắc phái, đấu với Trịnh Thiếu Anh… Nhưng trận đấu hay nhất, nổi nhất của võ sư Hà Trọng Sơn là trận đấu với võ sĩ Huỳnh Tiền, một tay đấm quyền Anh danh tiếng khắp vùng Nam kỳ bấy giờ. Cả hai người đã đấu với nhau rất nhiều lần, nhưng bất phân thắng bại. Những trận đấu giữa võ sư Trọng Sơn và võ sĩ Huỳnh Tiền, võ sĩ Hà Trọng Ngự đều được chứng kiến. Nhờ đó, anh học được nhiều từ họ.

1319848583_H4pt.jpg

Võ sư Hà Trọng Kha Vy- con trai võ sư Ngự- đang biểu diễn bài Quyền hổ ba chân

Đến cuộc lữ hành phương Nam

Với dân võ, tỉ đấu trên võ đài là một cách chứng tỏ bản lĩnh võ công và cũng là cách học tập, rèn luyện bản thân. Cũng như thầy mình, thời trẻ, trước giải phóng, võ sư Hà Trọng Ngự từng tham gia nhiều trận đánh. Thời đó, dọc một dải miền Trung Nam bộ, danh tiếng võ sư Hà Trọng Sơn và các học trò Hà Trọng Ngự, Hà Trọng Khánh đều khiến dân trong làng võ và giới hâm mộ võ thuật kính nể.

Năm 1970, tại Nha Trang, Hà Trọng Ngự có một trận đánh vang danh. Trận đó, anh đánh với võ sĩ Trọng Dũng là học trò của võ sư Trọng Đãi, đấu thủ năm xưa của thầy mình. Cả hai cùng trạc tuổi nhau. Với những thế đánh của Thiếu lâm bắc phái, Trọng Dũng liên tiếp ra những đòn chân mạnh mẽ tấn công Hà Trọng Ngự. Hà Trọng Ngự điềm tĩnh, chuyển bộ, xoay mình tránh né và phản công những đòn tay, chân hiểm hóc. Suốt trận, cả hai ăn miếng và trả miếng. Sau ba hiệp đấu, họ hòa nhau. Đó có thể coi là trận đấu hay và trận đấu sau cùng của võ sư Hà Trọng Ngự.

Năm 1972, võ sư Hà Trọng Ngự mở võ đường tại quê nhà. Lúc đó, anh 25 tuổi. tại võ đường của mình, anh đã đào tạo ra nhiều thế hệ học trò từng vô địch nhiều năm. Nhờ danh tiếng, tài năng và đức độ, võ đường của ông thu hút nhiều người đến học. Điều đặc biệt ở oông là phương pháp dạy võ sáng tạo. Từ kinh nghiệm của mình, ông căn dặn học trò rằng: Trên sàn đấu, phải giành được khoảng trống để có điểm tấn công và thối bộ để dụ đối phương tấn công vào để phản công bằng chỏ lật và đá gót hậu vào đối phương. Còn ở ngoài đời, nếu bị đám đông tấn công thì phải biết phân tán mỏng lực lượng, trá bại dụ địch đuổi theo, lần lượt hạ gục từng cá nhân. Võ sư Hà Trọng Ngự lý giải: “Ông bà nói: “Mãnh hổ nan địch quần hồ” mà. Mình bị đám đông vây đánh thì phải có chiến thuật đó mới thắng được. Giống như bẻ một bó đũa, nếu bẻ cả bó thì không được. Nhưng lần lượt bẻ từng cây đũa thì sẽ hết bó đũa.”

Tuyệt kỹ võ công của bổn phái

images133286_voduong.jpg

Võ đường Hà Trọng Ngự là nơi đào tạo nhiều thế hệ võ sinh

Trong gia tài của dòng họ Hà Trọng, còn để lại nhiều tuyệt kỹ võ công quý báu. Trong đó có các bài quyền như: bài Quyền ba chân Hổ, bài Bạch Miêu quyền, Linh Miêu độc chiến… Võ sư Hà Trọng Ngự đã được sư phụ Hà Trọng Sơn truyền lại bài “Quyền ba chân hổ”. Bài quyền này có gần 200 năm trước do một người tiều phu sáng tạo ra. Chuyện kể rằng: ở khu vực Núi Bà, huyện Phù Cát, Bình Định, có xuất hiện một con cọp ba chân “thành tinh” hung dữ, đã ăn thịt nhiều người dân. Một bữa, có ông tiều phu đốn củi rất giỏi võ, gánh củi về lúc trời xẩm tối thì con cọp này nhảy tới vồ. Ông tiều phu rút cây đòn xóc làm vũ khí đánh lại hổ nhiều giờ liền. Sau đó, cọp bị thương, bỏ chạy. Ông tiều phu cũng thương tích đầy mình.
Về nhà, nhớ lại những đòn thế mình dùng để chiến đấu với con hổ, ông sáng tạo nên bài quyền ba chân hổ.
Để luyện bái quyền này, võ sư Hà Trọng Ngự đã mất cả tháng trời với bao khổ luyện. Võ hổ, quan trọng nhất là bộ trảo, vì hổ chuyên dùng móng vuốt tát địch thủ. Để luyện bộ trảo, ông Sơn bắt Ngự dùng sạn đổ vào một cái chảo to, có hòa lẫn thuốc võ vào rồi bắc trên lửa xào nóng, rồi dùng hai tay bấu, hốt cho tay chai lại, có độ cứng… Khi tay chai cứng thì dùng tay chụp vô thân cây chuối, vào bao cát, lốp bánh xe để tay thêm sắc bén. Song song đó phải luyện tấn pháp thật vững vàng.
Để luyện thân pháp nhanh nhẹn, có thể nhảy cao hổ, người luyện đào một cái hố có diện tích 1m2 , sâu tùy mức độ (bằng ngực, nách) rồi từ dưới đáy hố nhảy lên cao. Luyện nhảy cao xong, người luyện cột thêm vào hai ống chân hai bao cát hoặc chì để tăng sức nặng. Luyện thành công thì võ sĩ đó có thể nhảy cao đến 2m. Tuyệt kỹ này có hai người luyện thành nữa đó là võ sư Hà Trọng Khánh, em ruột ông Ngự và võ sư Hà Trọng Kha Vy, con trai ông Ngự.
Từ những cống hiến cho nghề võ của mình, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền thành phố Quy Nhơn.
Thời gian sau, võ sư Hà Trọng Ngự rời quê vào thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, sinh sống. ông mở lớp dạy võ ở phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa. Ít lâu sau, ông gây dựng được bốn phòng tập tại bốn phường ở thành phố Biên Hòa (Tân Hiệp, Hố Nai, Tân Biên, Trảng Dài). Bốn phòng tập do các học trò của ông đứng lớp.
Sau đó, gia đình ông chuyển lên TP.HCM. Đầu tháng 11-2007, võ sư Hà Trọng Ngự khai trương lớp võ ở chùa Đồng Hiệp, P.8, quận Gò vấp, TP.HCM, do ông đích thân dạy. Ông huấn luyện cả hai môn võ cổ truyền và quyền Anh. Nhiều năm liền, ông từng làm trọng tài giám định, giám khảo quốc gia về võ thuật cổ truyền.
Hiện ông mở thêm lớp dạy võ ở 126/4A Lê Văn Thọ- P.11- Gò Vấp- TP.HCM.
Trải qua bao gian lao trong học tập, rèn luyện và lăn lộn ở các sàn đấu, điều đọng lại trong ông lại là chữ Đức. Ông tâm sự: “Người học võ cần lấy võ đức làm đầu, sự nhẫn nhịn là căn bản trong đối nhân xử thế. Có vậy mới thành công”. Lới ấy thật chí lý, không chỉ với người học võ nghệ mà thôi.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Thiếu lâm] Một số kỹ thuật Cầm nã thủ

Camna1.jpg



Trong tiếng Hoa,Cầmcó nghĩa là bắt, chộp theo kiểu một con đại bàng bắt mồi hay một viên cảnh sát bắt một tội phạm.Nãcó nghĩa giữ gìn kiểm soát. Như vậy,Cầm Nãlà nghệ thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát. Cũng cần phải nói rõ là bêncạnh những kỹ thuật khóa đúng theo tên gọi còn có những kỹ thuật ấn,áp, điểm … Các kỹ thuật trước có tính cơ bản còn các kỹ thuật sau thuộcdạng cao cấp.

Camna2.jpg



Các chiêu thức Cầm Nã giúp kiểm soát đối phương bằng các thế khóa nhắm vàocác quan tiết cơ, dây chằng cho đến khi y hoàn toàn như bất động và bịtriệt tiêu khả năng tiếp tục chiến đấu. Các kỹ thuật ấn, điểm trong CầmNã tác động lên đối phương bằng cách làm tê liệt các chi, gây bất tỉnhhoặc đôi khi là tử vong. Chúng nhằm vào các huyệt của khí để gây xaotrộn trong việc lưu thông của khí đến các phủ tạng chính yếu hoặc nãobộ. Chúng cũng tác động lên các đầu dây thần kinh khiến tạo ra một cơnđau kinh khủng và đôi khi bất tỉnh.

Camna8.jpg


Các kỹthuật điểm huyệt trong Cầm Nã chủ yếu nhắm vào các trọng huyệt và do đócó thể dễ dàng gây tử vong. Trong trường hợp này cũng vậy, các điểmđược nhắm vào thường nằm trên các kinh mạch hoặc những nơi mà một đòntấn công có thể làm vỡ một động mạch.

Camna9.jpg


Dù loại kỹ thuật cầm nã được sử dụng là gì chăng nữa thì đại lược nó cũng nhằm nắm bắt và kềm giữ một đối phương.

Camna7.jpg


Thế khóa trong cầm nã

Thông thường cầm nã được sắp sếp như sau:

1.Tác động lên cơ / dây chằng
2.Tác động trên xương / quan tiết
3.Tác động trên hô hấp
4.Tác động trên tuần hoàn
5.Tác động trên huyệt, kinh mạch và thần kinh

Phân Cân, Thác cốt thủ
Thông thường học Phân cân,Thác cốt hay các kỹ thuật Bế khí thì tương đối đơn giản và cũng dễ nắmbắt được các nguyên lý được sử dụng. Các chiêu thức đó chỉ đòi hỏi mộtít sức mạnh cơ bắp và không nhiều công phu để thủ đắc được hiệu quảtrong lúc thi triển, nhưng nếu muốn làm gãy xương hay làm tổn hại mộtquan tiết, một dây chằng ở sâu bên trong thì cần phải sử dụng đến kìnhlực … Về phần các kỹ thuật phong bế khí mạch hay huyết mạch thì cầnphải nắm vững vị trí chính xác các huyệt, độ sâu của chúng và thời điểmchúng dễ bị thương tổn nhất, ngoài ra còn có một số thủ thuật đượcluyện tập đặc biệt cùng với việc quán triệt được Ý – Khí và Kình. Lúcnày hành giả cần phải được hướng dẫn bởi một vị thầy đủ trình độ để hyvọng có thể tiến, bởi vì đây là một kiến thức phong phú và thâm sâu màviệc nghiên cứu rất tinh tế và gắn liền một cách thiết yếu với sự cảmnhận tế vi phức tạp.

Camna10.jpg


Mộtsố các kỹ thuật đó có thể gây ra tử vong, do đó sư phụ chỉ truyền lạicho những đệ tử xứng đáng về mặt đạo đức mà ông có thể tin cậy … Dotính kiến hiệu của chúng trong thực dụng, các kỹ thuật cầm nã được họckèm theo các hình thức chiến đấu khác trong các môn võ thuật Trung Hoatừ khi mới được phát sinh cách đây nhiều ngàn năm, dù không có một hệthống võ thuật nào chỉ dựa trên cầm nã để phát triển, hầu hết các bộmôn võ thuật đều đã dung nạp các chiêu thức phù hợp với bộ môn. Ngay cảtại Nhật, Hàn Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào ở Đông Phương được thấmnhuần văn hóa Trung Quốc, thì các bộ môn võ thuật địa phương cũng đềuchịu ảnh hưởng cầm nã ở mức độ khác nhau.

Camna11.jpg


Thườngngười ta công nhận rằng các môn phái võ miền Nam Trung Quốc do thườngchuyên về các kỹ thuật, các chiêu thức quyền pháp và về cận chiến nêncó khuynh hướng phát triển các kỹ thuật cầm nã và về mặt đấu pháp dựavào chúng nhiều hơn các môn phái Bắc Trung Hoa. Cũng vì vậy các phái võHoa Nam thường lưu tâm đến việc công phu quyền pháp và việc thi triểncầm nã đòi hỏi nhiều sức lực hơn trong các kỹ thuật nắm bắt hoặc bế huyệt.

Camna12.jpg


Mặtkhác, vì lưu tâm đặc biệt đến cận chiến nên các trường phái miền Namthường nhấn mạnh đến việc thính kình và niêm kình với đối thủ và cácchiêu thức thường được thực hiện theo dạng vòng cầu khiến người ta cóthể áp dụng cầm nã mà kẻ địch không cảm nhận được việc chuẩn bị trướcđó. Cước pháp cũng là một phần quan trọng trong việc luyện tập của họ.

Camna13.jpg


Tuynhiên điều cần nhớ là đây chỉ là những ý niệm khái quát: Các trườngphái vùng Hoa Bắc đôi khi cũng phát triển những đặc tính như vậy. Trongcác môn phái nội gia như Thái Cực, Lục Hợp Bát Pháp, việc vô hiệu hóađối phương thường được thực hiện bằng một động tác vòng cầu, dạng thứcđó giải thích cho ta khuynh hướng của cầm nã là sự nhu nhuyễn và tròntrịa trong mọi thực hiện kỹ thuật … Các kỹ thuật vòng tròn này gắn liềnvới những bộ pháp vòng cung cho phép đẩy bật bất cứ đối thủ nào và némy xuống đất.

Camna14.jpg


HiệpKhí Đạo và các môn Jujutsu của Nhật và Hàn Quốc cũng hoạt động trênnguyên lý đó. Chắc hẳn phép cầm nã cũng như các khía cạnh khác của vănhóa Trong Quốc nói chung đã ảnh hưởng một cách rõ ràng lên các đấu phápcủa chúng …

nguyên lí phân cân thác cốt
Trong tiếng Hoa, Phân cân bao gồm dây chằng, gân hoặc cơ bắp.

Phâncân hoặc trảo cân là nhằm chỉ các thế chộp cơ thể gây rách dây chằnghay cơ của đối thủ và đôi khi làm bung điểm nối dài dây chằng và xương.

Cơchứa đựng các dây chằng và nhiều đường khí. Nếu bạn xé rách cơ hoặc dâychằng, không chỉ bạn gây ra cảm gác đau được não ghi nhận mà bạn càntác động lên khí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và sự hoạt động bìnhthường của các cơ quan.

Mộtcơn đau cao độ có thể làm với xáo trộn việc luân lưu của khí và làmthương tổn trầm trọng nội tạng thậm chí có thể đem đến tử vong. Đo đó,trường hợp cảm giác đau dâng cao quá mức não bộ có thể gây kích ngất đểhóa giải.

Khibị rôi vào tình trạng bất tỉnh, sự luân chuyển của khí giảm hẳn tốc độ,và điều này giúp hạn chế các thương tổn gây ra cho các cơ quan và cóthể cứu được sinh mạng.
hinh1-1.jpg

hinh1-2.jpg


Phépcầm nã phân cân chính yếu có hai cách làm giãn cơ và dây chằng. mộtcách là vặn và gập khớp. vặn khớp đồng nghĩa với việc vặn cơ và dâychằng của khớp liên hệ (hình 1.1). khi bạn gập khớp lại bạn có thể làmbung dây chằng hay làm rách cơ. Cách thứ hai là căng dãn cơ và dâychằng thay vì vặn. phương pháp này áp dụng vào các ngón tay rất dễ dàng(hinh1.3, 1.4)

new_of_hinh1-3.jpg

hinh1-4.jpg


[Đối với các bạn đồng môn Aikido hình ảnh trên đây gợi ta liên tưởng đến đòn Kotegashi]

Mặcdù các 1đòn cầm nã được gọi là trảo cân thường được xếp cùng các chiêuthức của phân cân thế nhưng nhiều hành giả Trung Hoa phân biệt hai loạikhác nhau vì phương thức dùng để tác động vào cơ nó khác nhau. Trảo cânsử dụng công lực của các ngón tay để chộp, ấn và bấm, kéo các cơ lớnhoặc các dây chằng của đối thủ. Sức kéo tạo ra cơn đau do căng dãn quámức của các sợi cơ hoặc sợi dây chằng vai là một trong những mục tiêuưu tiên đối với các loại cầm nã này (hình 1.5, 1.6).
hinh1-5.jpg

hinh1-6.jpg


ChữThác theo Thiều Chửu có nghĩa là mài dũa, lẫn lộn, lầm lẫn, lệch lạc.Như vậy Thác Cốt là những kỹ thuật cầm nã làm cho xương bị di dịch khỏivị trí tự nhiên. Các chiêu thức cầm nã nầy được áp dụng trên các quantiết. Nếu người ta xem xét cơ cấu của một khớp, người ta có thể thấy làxương được nối kết lại với nhau bằng gân và sụn và với các cơ bằng dâychằng. Khi khớp bị bẻ ngược hướng tự nhiên của nó hoặc bị vặn tức thìcó một cảm giác đau cao độ, gân có thể bị tước ra và xương bị lệch vị.

Nóicho đúng thông thường rất khó tách rời các kỹ thuật phân cân và tháccốt. Vì hiếm khi có phân thân mà không thác cốt và ngược lại.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Vịnh Xuân Quyền] Diệp Vấn – sư phụ của Lý Tiểu Long

Diệp Vấn sinh ra ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Nam Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý và giàu nức tiếng ở địa phương. Như có một cơ duyên với võ thuật, không giống với những đứa trẻ cùng trang lứa khác sống trong điều kiện gia đình giàu sang, ngay từ năm 13 tuổi, Diệp Vấn đã bắt đầu thụ giáo Vịnh Xuân với một lão võ sư ngoài 70 tuổi, tên là Trần Hoa Thuận và trở thành truyền nhân thứ 16 của ông này.


di%E1%BB%87p-v%E1%BA%A5n51.jpg

Chân dung lão võ sư Diệp Vấn (trái) cùng Lý Tiểu Long
Vốn có thiên khiếu, công thêm tư chất thông minh, Diệp Vấn tiến bộ rất nhanh. Lão võ sư Trần Hoa Thuận như đã nhìn thấy được ở người thiếu niên họ Diệp những nhân tố tốt đẹp, có thể trở thành một truyền nhân của môn phái Vịnh Xuân nên bên cạnh những hướng dẫn cơ bản của mình, ông cũng đã truyền bảo cho các đệ tử giỏi giang của môn phái như: Ngô Tiểu Lỗ, Ngô Trọng Tố, Trần Nhữ Miên, Lôi Nhữ Tế,… tận tình dẫn dắt thêm cho Diệp Vấn. Vài năm sau, trước lúc lâm chung, lão võ sư Trần Hoa Thuận đã không quên dặn dò người học trò trưởng tràng của mình là Ngô Trọng Tố tiếp tục nhiệm vụ truyền dạy môn Vịnh Xuân Quyền cho Diệp Vấn. Nhờ vậy, Diệp Vấn đã sớm trở thành một trong những tay cao thủ Vịnh Xuân Quyền, từng nổi tiếng bách chiến bách thắng qua các trận so tài trong bổn môn cũng như những lần thử lửa với các môn phái võ thuật khác ở khu vực Phật Sơn, Quảng Đông.

Khi chuẩn bị bước vào tuổi trưởng thành, Diệp Vấn đã được gia đình gửi sang học văn hóa ở trường Cao đẳng Stephen tại Hồng Kông. Đây là giai đoạn sôi nổi của cuộc đời học sinh Diệp Vấn, bởi vốn là một người Trung Hoa nhỏ con nhưng Diệp đã luôn “đụng độ” với bọn thanh thiếu niên người Anh to lớn hơn nhưng không một lần nào Diệp Vấn bị thất bại cả.

Những ngày học ở Hồng Kông, Diệp Vấn có một cơ may làm phong phú vốn liếng sở học Vịnh Xuân Quyền nhờ vào việc dạy dỗ thêm của sư thúc, tức thầy Lương Bích (nguyên là trưởng nam của Lương Tán, thầy của Trần Hoa Thuận). Cuộc hội ngộ giữa Diệp Vấn và Lương Bích diễn ra sau một trận tỉ thí quyết liệt giữa một chàng trai trẻ và một người bước vào tuổi ngũ tuần. Dĩ nhiên, người thanh niên Diệp Vấn, vốn chưa một lần thất bại trong bất cứ cuộc so tài nào trước đó, nhưng lần này đã thất bại trước một người trung niên dày dạn kinh nghiệm. Sau đó, cả hai đã nhận ra nhau ngay nhờ vào kỹ thuật đặc thù của Vịnh Xuân Quyền, và Lương Bích đã rất hài lòng chỉ dạy thêm cho Diệp Vấn. Với sự chỉ dạy của Lương Bích, Diệp Vấn như được chắp thêm đôi cánh để bay vào không gian mênh mông của kỹ thuật Vịnh Xuân Quyền. Và đến năm 24 tuổi, khi trở về Phật Sơn, Diệp Vấn đã trở thành một bậc thầy của môn phái.

Tuy vậy, mãi đến năm 56 tuổi, Diệp Vấn mới thu nhận đồ đệ và ông đã nhanh chóng trở nên một bậc sư phụ nổi tiếng hơn cả các bậc tiền bối của mình nhờ vào tài nghệ thực thụ của chính bản thân thông qua nhiều cuộc so tài từ thuở thiếu thời cho tới lúc ông mở võ đường. Có thể nói, ngoại trừ lần thất bại duy nhất trước sư thúc Lương Bích, Diệp Vấn chưa biết nhường bước trước bất cứ đối thủ nào. Chính tinh thần say mê luyện tập võ thuật đã tạo cho Diệp Vấn trình độ tuyệt vời như vậy. Sau này, mãi cho đến những năm cuối đời, người ta vẫn thấy Diệp Vấn ngày ngày cần mẫn luyện tập, hết dạo quyền đến niêm thủ, hết luyện mộc nhân đến tập binh khí, như một nhu cầu thiết yếu.

di%E1%BB%87p-v%E1%BA%A5n2.jpg


Diệp Vấn còn nổi tiếng là một con người có tư chất khác thường, không chút tơ màng đến những bon chen trần thế như tiền tài và danh vọng, không kiêu căng tự phụ như nhiều võ sư nổi danh khác. Tiếp xúc với bất cứ ai, Diệp Vấn đều có biệt tài khiến họ thấy thoải mái, dễ chịu. Sự chân thật, nồng hậu và hiếu khách của Diệp Vấn thể hiện thật rõ nét trong cung cách giao tiếp. Một tác giả viết bài cho tạp chí Vịnh Xuân công phu xuất bản trong những năm 70 đã từng nhận xét về Diệp Vấn như sau: “Ông quả là một bậc chính nhân quân tử, một nhà nho đích thực, biểu hiện cho sự thanh thản và tinh tế”.

Ngoài ra, Diệp Vấn còn nổi tiếng qua việc đào tạo được những môn đệ tài giỏi. Người thứ nhất chính là Lý Tiểu Long, đã từng học Vịnh Xuân Quyền với Diệp Vấn từ năm 1953 đến năm 1956 và một số thời gian từ năm 1956 đến năm 1972. Người học trò họ Lý này đã làm vinh danh môn phái Vịnh Xuân trên toàn thế giới. Có thể nói, trước khi các bộ phim võ thuật của Lý Tiểu Long xuất hiện, chưa dễ gì đã có nhiều người quan tâm đến môn phái Vịnh Xuân trong nhiều phái võ đặc sắc ở Trung Quốc! Một môn đệ nổi tiếng thứ hai của Diệp Vấn là Lương Đính, người thừa kế ngôi vị chưởng môn Vịnh Xuân phái sau khi Diệp Vấn qua đời vào năm 1972. Họ Lương là một tiến sĩ, cộng với khả năng võ học tuyệt luân đã sáng lập Hội võ thuật Vịnh Xuân quốc tế, đồng thời có những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về môn võ này, và đã đóng góp rất lớn trong việc phổ biến Vịnh Xuân ra khỏi phạm vi Hồng Kông, lan rộng đến nhiều nước trên thế giới một cách mạnh mẽ và trung thực.

Trong thực tế, dù Diệp Vấn và Lý Tiểu Long đều đã qua đời từ lâu nhưng tiếng tăm của người thầy vĩ đại môn phái Vịnh Xuân là Diệp Vấn vẫn còn lan tỏa đến tận ngày nay. Tên tuổi của người thầy Diệp Vấn như không thể tách rời khỏi tên tuổi của người học trò nổi tiếng của ông là Lý Tiểu Long, một người mà mãi mãi vẫn còn như một huyền thoại của võ thuật và dĩ nhiên tên tuổi của ông cũng gắn liền với sự phát triển không ngừng của môn phái Vịnh Xuân Quyền vô cùng kỳ bí và thú vị.
(st)
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

[Taekwondo] Cú đá bay – Thực dụng hay nặng phần trình diễn?

Trong Taekwondo và vài môn phái Kung Fu chúng ta thường thấy các võ sĩ tung ra những cú đá như bay lượn trên không, trông thật ngoạn mục. Với những cú đá như vậy, uy lực thực sự ra sao, cho đến ngày nay vẫn còn là những “huyền thoại” xoay quanh nó. Có nghĩa là, người ta đã thêu dệt nên nhiều điều khá ghê gớm về cú đá bay này, như là một “độc chiêu” lợi hại vô song, một ngón đòn phản công bí hiểm… Nhưng đồng thời cũng có nhiều người hoài nghi, họ cho rằng những cú đá bay chỉ nặng phần trình diễn, chứ hiệu quả thực sự thì không. Thực hư ra sao có lẽ chúng ta nên tham khảo bài sau đây của một võ sư danh tiếng, người đã áp dụng thành công những cú đá bay.


bay.jpg


Các nhà phê bình – thuộc phe hoài nghi về cú đá bay – đã nhận xét rằng cú đá bay (flying kick hay còn gọi là airborne kicking technique – kỹ thuật đá bay trên không) đặc biệt áp dụng trong Taekwondo thường có hại cho người sử dụng, bởi phần nhiều do thiếu luyện tập, chỉ cốt phô trương, nặng phần trình diễn. Nhất là mỗi khi bay lên đá, võ sĩ thường tự làm mất thế trụ của mình, sẽ là yếu huyệt cho địch thủ phản công, hay nói một cách khác, cú đá bay chỉ làm cho hao tổn năng lượng một cách không cần thiết mà thôi.

Trước những lời chỉ trích này, người có đủ tư cách trả lời nhất có lẽ là võ sư Hee ll Cho, một cao thủ Taekwondo nổi tiếng thế giới, người có những cú đá bay kiệt xuất. Hee thừa nhận một phần sự thật trong những lời chỉ trích, nhưng ông nhấn mạnh: Cú đá bay không hề là phô trương, mà thực sự nó là một độc chiêu nếu người sử dụng tập luyện có căn cơ, hay nói một cách thẳng thắn là phải khổ luyện. Phê phán một kỹ thuật trong võ thuật không thể chỉ đơn thuần mang tính võ đoán hay chỉ nhìn qua một vài người, một vài chiêu thức,…

Võ sư Hee ll Cho vào năm 1994 đã 40 tuổi, là một huấn luyện viên Taekwondo có võ đường ở Santa Monica, California, mang thất đẳng huyền đai. Ông nói thêm: “Muốn đánh giá về hiệu quả thực sự của cú đá bay thì phải dựa trên những võ sĩ qua sự khổ luyện đạt mức thành công nhất định. Bởi vì tuyệt kỹ võ công không phải dành cho mọi người, những gì người này có được không hẳn có ở người kia, mặc dù họ cùng học, cùng luyện một thầy. Những nhà phê bình có thể đúng khi nhìn thấy một võ sĩ kém nào đó áp dụng cú đá bay”.

Pande%20Dollyo%20Chagi%20im%20Olympiapark%20in%20M%FCnchen.jpg


Võ sư Hee giải thích thêm: “Dù có bằng chứng về sự giống nhau giữa các chiêu thức của cú đá bay, nhưng tùy theo trình độ sẽ có hiệu quả khác nhau. Những cú đá bay có sự kết hợp giữa nhiều kỹ thuật nhưng nguồn gốc xuất phát của nó ở võ thuật Hàn Quốc. Qua nhiều nghìn năm lịch sử, võ Hàn Quốc đã chứng minh sự lợi hại của những cú đá bay, nhưng nên nhớ, hiệu quả thật sự của nó là vũ khí phản công chứ không phải là đòn tấn công. Chính vì có sự nhầm lẫn, hoặc do lạm dụng, nên nhiều người sử dụng cú đá bay đã rước lấy thất bại. Tôi lặp lại, cú đá bay chỉ hiệu quả và phát huy hết uy lực của nó khi nào bạn dùng nó như một đòn phản công. Có nghĩa là phải để nó có tính bất ngờ thì địch thủ mới không kịp trở tay. Nếu dùng nó như một đòn tấn công thì bạn sẽ nhận sự phản công bằng những cú quét chân, kể cả đòn cầm nã, bởi khi nhảy lên đá qua tư thế tấn công thì bạn sẽ bị hở, bị mất thế, dễ rước lấy thảm bại. Đây cũng là câu trả lời chung cho mọi người về việc khi nào thì áp dụng cú đá bay? Như tôi đã nói, đó là lsuc phản công bất ngờ, phản công để knock out địch thủ và để kết thúc nhanh chóng cuộc đấu. Hiệu quả nhất là khi địch thủ tấn công ta với khí thế hung hăng, điên cuồng và dùng những cú đấm dài. Đó là lúc ta tung cú đá bay đắc dụng nhất”.

Theo võ sư Hee thì hiệu quả cú đá bay nằm ở hai mặt: sự di chuyển và cú phản đòn chớp nhoáng, thêm vào đó là sự cân bằng thân thể một cách có tính toán. Bạn đừng bao giờ quá ham biểu diễn khi tung thân người quá cao rồi mới ra đòn, bởi làm như vậy mặc nhiên bạn tạo cho mình sự mất thế trụ. Tốt hơn hết là lúc vừa tung cú đá ra, bạn đồng thời lộn người xoay 180 độ và ra đòn chớp nhoáng ở tầm ngang thắt lưng trở lên tới mặt. Dùng lực dồn xuống gót chân trụ, đồng lúc lực ở chân đá cao sẽ phát huy được uy lực cao nhất của nó. Cú đá bay này vừa bất ngờ lại vừa chắc chắn, nhờ vào yếu tố chớp nhoáng, làm cho kẻ địch lung túng.

Tại phòng tập riêng, võ sư Hee thường trực tiếp huấn luyện cho đệ tử của mình thật nhuần nhuyễn từng thế đá và thường lặp đi lặp lại lời dặn: không thể có một cú đá lộn vòng nào một lúc đá trúng 6 hay 7 mục tiêu như thiên hạ từng khoe khoang.

bay2..jpg


Thực tế cho thấy muốn đá trúng và hiệu quả vài mục tiêu đã là việc khó và phải khổ luyện. Một cú đá bay không chuẩn xác, không đúng cách thì chắc chắn sẽ rước lấy thất bại thảm hại nữa là đằng khác. Quan trọng bậc nhất đối với một võ sĩ là phải biết khi nào và làm cách nào để tung ra một cú đá bay. Theo tôi, một vỗ sĩ nhỏ mà có động tác nhanh, phản xạ nhạy, khi gặp một địch thủ lớn hơn mình thì việc áp dụng những cú đá bay sẽ vô cùng hiệu quả. Thông thường, khi tình huống xảy ra trên đường phố thì kẻ địch khỏe hơn thường hay chủ quan, hắn nghĩ rằng chỉ vài cú đấm là có thể hạ được địch thủ. Chính sự chủ quan đó sẽ làm hại hắn ta khi bạn bất ngờ tung những cú đá bay phản công. Những cú đá bay lộn vòng trong tình huống đó là vô cùng đúng điệu, cần thiết. Nhưng, có một điều nữa các bạn phải nhớ, phải thuộc nằm lòng là phải biết tung ra những cú đá nhử (đá giả) nhằm làm cho địch thủ chủ quan, trước khi tung ra cú quyết định.

Tại phòng tập của ông, võ sư Hee thường di chuyển những bao cát nặng cứ mỗi hai tháng một lần, ông giải thích: “Phải luôn thay đổi vị trí để tập cho các học viên sự đa dạng hóa những cú đá, cho họ quen với nhiều tư thế, bởi vì chiến đấu thật kẻ địch đâu có tấn công từ một phía. Tôi cũng thường lưu ý các học viên rằng một khi muốn ứng dụng những cú đá bay lộn vòng thì phải tập trước tiên thế trụ trước khi nhảy và đứng vững lại sau cú nhảy dù đá trúng địch thủ hay không. Mọi sự mất thăng bằng sẽ rước lấy thảm họa. Hơn nữa, khi bạn trụ được vũng vàng thì uy lực phát ra ở chân còn lại mới tăng lên, mới có hiệu quả thật sự. Có nhảy lộn vòng để đá chỉ là động tác tiếp theo của cái lực đã được chuẩn bị. Một cú đá ngang với hai chân tạo thành một góc thẳng theo đường chân trời là cú đá lý tưởng nhất, do vậy nếu có thực hiện cú đá lộn vòng trên không các bạn cũng luôn phải ở tư thế đó, bởi vì mọi cú đá với đá dốc ngược lên vừa không hiệu quả vừa tốn nhiều lực không cần thiết, lại rất khó thực hiện”.

Tóm lại, theo ý của võ sư Hee ll Cho thì đừng ảo tưởng về một cú đá bay như trong huyền thoại, nhưng cũng đừng xem thường nó. Thực sự có những cú đá bay lộn vòng trên không như làm xiếc vẫn đầy uy lực và hiệu quả, khi thực hiện bởi những người khổ luyện.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

Các kỹ thuật phòng thủ được sử dụng để bảo vệ bản thân khi bị đối phương tấn công. Né tránh trước bất cứ một đòn tấn công nào của đối phương cũng là một trong những phương pháp tự bảo vệ mình. Người ta thường nói rằng tránh nguy hiểm là một trong những kỹ thuật tốt nhất để phòng thân hay có câu: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Tuy nhiên đây là một điều rất quan trọng để vận dụng các kỹ thuật gạt đỡ trước những đòn tấn công của đối phương trong trường hợp mặt đối mặt. Một người có kỹ thuật phòng thủ tốt là người không nhất thiết phải đánh trả mà vẫn có thể chiến thắng. Ngược lại một người khi không có khả năng phòng thủ mà lại dám thách thức đối phương điều đó có nghĩa là anh ta tự chứng minh rằng mình là một người *** nát. Tự phòng thủ đơn phương cũng không thể đi đến một giải pháp cuối cùng nếu đối thủ vẫn tiếp tục tấn công, do đó cần phải vận dụng các kỹ thuật nhằm làm giảm bớt những uy lực tấn công của đối phương.

clip3.jpg


Đó chính là lý do mà phần lớn các kỹ thuật phòng thủ của Taekwondo được hình thành nhằm làm chấn thương đối thủ khi người phòng thủ sử dụng các phần cơ thể như cổ tay, cạnh tay, những phần này nếu được rèn luyện rắn chắc, có thể sẽ gây ra những tác động mạnh lên những phần nguy hiểm của đối phương làm cho chân tay của đối phương mất hết khả năng để tiếp tục ra đòn.

Do đó các kỹ thuật phòng thủ phải được rèn luyện thật công phu vì chúng có chức năng ngang bằng với các kỹ thuật tấn công. Hơn nữa nó thể hiện sự rộng lượng của bản thân, không phải bởi việc tấn công để chiến thắng đối phương mà vì vận dụng những kỹ thuật phòng thủ đơn thuần để giành chiến thắng không phải tốn nhiều sức lực. Thực vậy đó là phương pháp chính trực của con người có đạo đức mà Taekwondo cần học tập.

Taekwondo_Vector_Illustration_by_digitalfragrance.png


Chính vì lý do đó mà trong tập luyện taekwondo các kỹ thuật đỡ được bắt đầu ngay sau khi tập các kỹ thuật tấn công. Điều đó thường được nói rằng, Taekwondo không bao giờ cho phép bất cứ một hành vi kích động tấn công nào trong các kỹ thuật của nó.
Taekwondo sử dụng các phần của cơ thể rắn chắc và sắc bén để khai cuộc cũng như để vận dụng vào các kỹ thuật tấn công, trong khi đó các bộ phận cơ thể có độ dài và chắc chắn khác được áp dụng vào các kỹ thuật phòng thủ. Kỹ thuật phòng thủ có giá trị hiệu quả cao hơn khi sử dụng các phần cơ thể cứng rắn và trong một tư thế vững trãi.

Phòng thủ bằng cẳng chân hoặc bàn chân có thể sẽ đủ sức mạnh, nhưng cẳng chân hoặc bàn chân còn lại sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể như vậy với bất cứ một sai sót nào trong việc thực hiện kỹ thuật đều có thể dẫn đến những nguy hiểm trầm trọng. Do đó hai tay luôn luôn phải sẵn sàng đưa ra để trợ giúp. Nói cách khác, hai cánh tay là bộ phận được sử dụng để phòng thủ tốt nhất khi hai chân đã giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó hình thành một quy tắc đó là sử dụng hai phần cổ tay, đặc biệt là cạnh ngoài của cổ tay để phòng thủ và kỹ thuật đó được gọi là “Palmok-makki”(đỡ bằng cạnh cổ tay).
IE000835772_STD.jpg


Có một kỹ thuật đỡ khác được gọi là “Sonnal makki” (đỡ bằng cạnh bàn tay), kỹ thuật này được hình thành từ cạnh ngoài của bàn tay khép kín và nó không khỏe so với cánh tay. Do đó phải tuân thủ một nguyên tắc là khi tay này đỡ thì phải có tay kia trợ giúp. Kỹ thuật đỡ bằng cạnh cổ tay “Palmok makki” luôn được thực hiện bằng một tay, nhưng đôi khi vẫn có thể phải được trợ giúp bằng tay kia trong trường hợp sử dụng kỹ thuật đỡ “Kodureo makki” (đỡ bằng 2 tay). Ngược lại đôi khi kỹ thuật đỡ bằng cạnh bàn tay được thực hiện bằng một tay và nó được gọi là “Hansonal makki” (đỡ bằng cạnh bàn tay).
Tuy nhiên thuật ngữ các kỹ thuật đỡ không giải thích việc vận dụng đơn độc một phần cơ thể. Các thuật ngữ chính được miêu tả như sau:
* Các thuật ngữ chính được công nhận:
Các bộ phận cơ thể được dùng trong kỹ thuật đỡ + Mục tiêu + cách thức đỡ = thuật ngữ chính được công nhận.
Ví dụ:
1. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ lên cao = Olgul-makki (đỡ thượng đẳng).
2. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = Olgul-bakkat makki (đỡ thượng đẳng cạnh tay hướng ra ngoài).
3. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = Anpalmok-olgul-makki (đỡ thượng đẳng bằng cổ tay trong).
4. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = Sonnal momtong makki (đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay từ ngoài vào).
5. Một cạnh bàn tay + phần thân + Đỡ từ ngoài vào trong = Hansonnal momtong anmakki (đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay từ ngoài vào trong).
 
A

anhtien_nguyen

Mô tả kỹ thuật:

1. Cách thức đỡ cao phần mặt bằng cách nâng cao cạnh ngoài cổ tay lên là một kiểu thông thường của đỡ thượng đẳng “olgul makki”. Tuy nhiên còn có nhiều kỹ thuật khác để đỡ phần thượng đẳng.
2. Cạnh ngoài cổ tay cũng có thể được dùng để đỡ cao phần mặt bằng cách đẩy cạnh cổ tay về phía trước, chếch lên trên. Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật đỡ (bakkat-makki) được thực hiện bằng cạnh cổ tay: và nó được gọi theo cách thông thường là “olgul bakkat-makki”.
3. Cạnh bàn tay (sonal) thông thường được sử dụng trong kỹ thuật đỡ phần trung đẳng bakkat-makki; kỹ thuật này có tên là “hansonal momtong anmakki” (đỡ trung đẳng bằng cạnh trong bàn tay). Để giải thích cho những thắc mắc của bạn các thuật ngữ sẽ được minh họa bằng các bức ảnh của “poom” (“poom” là các động tác hỗn hợp cũng như là toàn bộ các phần của những cử động được sử dụng trong kỹ thuật Taekwondo).
* Các thuật ngữ kỹ thuật phòng thủ:
1. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ tay lên cao = olgul-makki.
2. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = olgul bakkat-makki.
3. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok olgul bakkat-makki.
Kỹ thuật đỡ ngang (“yop”) theo nguyên tắc phải được thực hiện bằng cạnh trong cổ tay, vì vậy nếu sử dụng cạnh ngoài cổ tay thì nó phải được mô tả rõ trong thuật ngữ kỹ thuật.
4. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = olgul an-makki.
Nếu sử dụng cạnh trong cổ tay và đỡ từ ngoài vào trong thì sẽ rất gượng gạo và không có lực; việc sử dụng cạnh ngoài cổ tay là rất thông dụng do vậy cần phải giải thích rõ thế nào là cạnh ngoài cổ tay trong thuật ngữ kỹ thuật.
5. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ vòng tay = olgul bitureo-makki.
6. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ đỡ hất lên trên = olgul hecho-makki.
7. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ tay đan chéo nhau = olgul otgoreo-makki.
8. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = momtong bakkat-makki.
9. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ ra ngoài 2 tay = kodureo momtong-makki.
10. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ sang ngang = bakkatpalmok momtong yop-makki.
Khi thực hiện kỹ thuật đỡ từ ngoài vào trong bằng cạnh ngoài cổ tay phải ở thế tấn chân phải (hoặc chân phải bước lên trước, tay phải chuyển về trước trùng tấn xuống tạo thành thế con hổ).
11. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = momtong – makki.
Khi cạnh ngoài cổ tay trái thực hiện kỹ thuật đỡ từ ngoài vào trong phần trung đẳng và ở thế tấn chân phải.
12. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = momtong an-makki.
13. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ vòng tay = momtong bitureo-makki
14. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ tay đẩy ra = momtong hecho-makki
15. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ ấn xuống = momtong nullo-makki.
16. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = arae-makki.
17. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ ra ngoài bằng 2 tay = korudeo arae-makki
18. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ sang ngang = arae yop-makki.
19. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ vòng tay = arae bitureo-makki.
20. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ đẩy ra = arae hecho-makki.
21. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ đan chéo tay = otgoreo arae-makki.
22. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok olgul bakkat-makki.
23. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ ngang = olgul yop-makki.
24. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ ngang bằng 2 tay = kodureo olgul makki.
25. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ vòng tay = anpalmok olgul bitureo-makki.
26. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ hất lên = hecho santul (mở rộng)-makki.
Đây là nguyên tắc chung khi thực hiện kỹ thuật đỡ sang ngang bằng cạnh trong cổ tay, tương tự như vậy nếu đỡ bằng cạnh ngoài cổ tay người tập sẽ cảm thấy căng cơ, giảm sức mạnh và tốc độ kỹ thuật.
27. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok momtong bakkat makki.
28. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ 2 tay ra ngoài = anpalmok kodureo momtong makki.
Cạnh trong cổ tay không thể dùng để đỡ phần hạ đẳng được.
29. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ sang ngang = momtong yop-makki.
30. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ vòng tay = anpalmok bitureo momtong-makki.
31. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ đẩy ra = anpalmok momtong hecho-makki.
32. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonal momtong makki.
33. Cạnh bàn tay + phần mặt + đỡ sang ngang = sonal olgul yop-makki.
34. Cạnh bàn tay + phần mặt + đỡ 2 tay đan chéo = sonal olgul otgoreo-makki.
35. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonal momtong-makki.
36. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ sang ngang = sonal momtong yop-makki.
37. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ hất lên = sonal momtong hecho-makki.
38. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ từ trong ra ngoài = sonal arae-makki.
39. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ hất lên = sonal arae hecho-makki.
40. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ 2 tay đan chéo = sonal arae otgoreo-makki.
41. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ lên trên = hansonal olgul chukhyo-makki.
42. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài=hansonal olgul bakkatmakki
43. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ sang ngang = hansonal olgul yop-makki.
44. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal olgul an-makki.
45. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ vòng tay = hansonal olgul bitureo-makki.
46. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal bakkat-makki.
47. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ sang ngang = hansonal momtong yop-makki.
48. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal momtong-makki
49. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal momtong an-makki.
50. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ vòng tay = hansonal momtong bitureo-makki.
51. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ trên xuống = hansonal momtong nullo-makki.
52. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal arae-makki.
53. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ sang ngang = hansonal arae yop-makki.
54. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ vòng tay = hansonal arae bitureo-makki.
55. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal olgul -makki.
56. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ hất lên = hansonal olgul hecho-makki.
57. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal momtong-makki.
58. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ hất lên = sonaldeung momtong hecho-makki.
59. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonaldeung momtong hecho-makki.
60. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ hất lên = hansonal olgul hecho-makki.
61. Cạnh trong bàn tay + phần thân + đỡ nâng lên = kuphinsonmok momtong-makki.
62. Cạnh trong bàn tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài= kuphinsonmok bakkat-makki.
63. Lòng bàn tay + phần mặt + đỡ nâng lên = batangson olgul chukhyo-makki.
64. Lòng bàn tay + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = batangson olgul-makki.
65. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ nâng lên = kuphinsonmok momtong chukhyo-makki.
66. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong= batangson momtong-makki.
67. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ từ trên xuống = batangson momtong nullo-makki.
68. Lòng bàn tay + phần thấp + đỡ từ trên xuống = batangson arae-makki.
69. ức bàn chân + phần mặt + đá lên trên = olgul apchaollyo-makki.
70. ức bàn chân + phần thân + đá lên trên = momtong apchaollyo-makki.
71. Cạnh bàn chân + phần mặt + đá lên trên = olgul yopchaollyo-makki.
72. Cạnh bàn chân + phần thân + đá lên trên = momtong yopchaollyo-makki.
73. Cạnh bàn chân + phần thấp + đỡ đảo ngược = arae bada-makki.
74. Cạnh trong bàn chân + phần mặt + đá từ ngoài vào trong = olgul an chonae-makki.
75. Cạnh trong bàn chân + phần thân + đá từ ngoài vào trong = momtong an chonae-makki.
76. Cạnh trong bàn chân + phần thấp + đá về phía trước = anuro kodeonaegi.
77. Lưng bàn chân + phần mặt + đá tạt ra ngoài = olgul bakkatchonae-makki.
78. Lưng bàn chân + phần thân + đá tạt ra ngoài = momtong bakkatchonae-makki.
79. ống đồng + phần thấp + đỡ nghịch = jeonggangyi bada-makki.
* Các kỹ thuật đỡ đặc biệt (Teuksu makki):
Từ những diễn giải trên cho thấy các kỹ thuật đỡ với mục đích bảo vệ từng bộ phận của cơ thể, bằng cách sử dụng các phần như cổ tay, cạnh bàn tay hoặc bàn chân v.v… Sau đây toàn bộ động tác gồm 2 phần gọi là “Teuksu poom” (các kỹ thuật đặc biệt). Những kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong thực tiễn và là các động tác kỹ thuật phòng thủ nâng cao, được trình bày sau đây:
1. Kkureo olligi (kéo lên).
2. Khun-doltzeogi (hình bản lề lớn)
3. Jageun-doltzeogi (hình bản lề nhỏ)
4. Hakdari-doltzeogi (hình con hạc)
5. Santeul-makki (đỡ mở rộng tay)
6. Hecho santeul-makki (đỡ hất lên tay mở rộng)
7. Sonnaldeung santeul-makki (đỡ mở rộng bằng cạnh trong bàn tay)
8. Wesanteul-makki (đỡ mở rộng bằng một bàn tay)
9. Sonal wesanteul-makki (đỡ mở rộng bằng cạnh một bàn tay)
10. Kawi-makki (đỡ cắt kéo)
11. Sonbadak kodureo yop-makki (đỡ 2 tay sang ngang bằng lòng bàn tay
12. Hwangso-makki (đỡ hình sừng bò)
13. Kodureo olgul yop-makki (đỡ 2 tay sang ngang phần thượng đẳng)
14. Keumgang-makki (đỡ hình thoi)
15. Keumgang momtong-makki (đỡ hình thoi phần trung đẳng)
16. Sonal keumgang-makki (đỡ hình thoi bằng cạnh bàn tay)
17. Hakdari keumgang-makki (đỡ hình con hạc)
18. Pyojeok-makki (đỡ hình cái bia)
19. Bawi-milgi (đỡ đẩy lên)
20. Taesan-milgi (đỡ đẩy lên hình ngọn núi)
21. Meong-ppaegi (chộp cổ kéo về)
22. Nalge-phyogi (đỡ hình cái quạt xoè ra)
23. Mithuro ppaegi (chộp cổ kéo xuống đất)
24. Wiro-ppaegi (chộp cổ kéo lên)
 
A

anhtien_nguyen

Sự cần thiết phải khởi động trước khi tập luyện Võ thuật

I / Đặc điểm sinh lý của các trạng thái
A) Trạng thái khởi động
B) Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai :

korean-kid-taekwondo-u10256595-1--983057.jpg


e1baa3nh-19.jpg


IMG_0029_800x600.jpg


II / Phương pháp tiến hành một buổi tập

A) Khởi động :

Khởi động được chia ra làm 2 phần :
a) Khởi động chung :
Khởi động chung nhằm mục đích động viên kích động cơ thể , làm cân bằng trạng thái chức năng của các cơ quan nội tạng với chức năng của các cơ quan vận động , để phát huy tối đa năng lực hoạt động của cơ thể .
Khởi động chung là làm cho cơ bắp từ từ nóng lên ( bằng các động tác thể dục tay không như : tay , lườn , bụng , vặn mình , chân , toàn thân , nhảy , chạy nhẹ nhàng , hay bằng xoa bóp … ) ; làm cho các khớp được dẻo ra và linh hoạt hơn ( bằng cách xoay các khớp : cổ tay , cổ chân , gối , hông , vai , khuỷa , và khớp cổ ) , tiếp theo là các động tác căng các cơ …
b) Khởi động chuyên môn :
Khởi động chuyên môn nhằm làm cho cơ thể sẵn sàng thích ứng được với cường độ hoạt động chuyên môn và đặc điểm của các môn thể thao khác nhau , gổm các động tác có biên độ , cường độ , mang tính nhịp nhàng , nhịp điệu giống như các hoạt động trong tập luyện hoặc thi đấu .
B) Trọng động :
Đây là phần chính của buổi tập , bằng cách thông qua các bài tập , phần này sẽ bao gồm các nội dung cần được huấn luyện , đó là :
- Kỹ thuật động tác
- Chiến thuật
- Thể lực ( khối lượng , cường độ )
- Tâm lý thể thao
C) Hồi phục , hồi tỉnh
Khi tham gia tập luyện hoặc thi đấu , cơ thể sẽ đi dần vào mệt mỏi do trong quá trình vận động cơ thể bị tiêu hao năng lượng , để cơ thể có thể trở lại trạng thái bình thường , ngay sau buổi tập , người tập phải tiến hành những bài tập thả lỏng để hồi phục như : chạy chậm , đi bộ kết hợp với hít thở sâu , thực hiện các bài tập căng cơ … Thời gian thả lỏng hồi phục phải tỷ lệ tương ứng với ( tính chất của buổi tập ) thời gian – khối lượng – cường độ khi tập luyện .
Người tập cần phải thả lỏng tích cực , có nghĩa là cần phải kết hợp với tắm rủa , nghỉ ngơi ( giải trí … ) , dinh dưỡng tốt ….Khi cơ thể bắt đầu hoạt động chính thức ( vào khoảng 5′-6′ ) người tập có thể cảm thấy tức ngực , khó thở , động tác chậm lại , cảm thấy chân nặng nề , giảm sút hưng phấn nên dễ bị dao động về mặt tâm lý muốn bỏ cuộc .
- Nguyên nhân : Do chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng ( tim , phổi , gan … ) chưa đáp ứng được với cường độ hoạt động của cơ bắp , do vậy việc cung cấp oxy không đầy đủ và tích luỹ acid lactic trong máu nhiều , đưa đến sự rối loạn hoạt động của hệ hô hấp cà hệ tuần hoàn ( nhịp thở , nhịp tim , dòng chảy của máu .. )
- Cách khắc phục : Đối với VĐV có kinh nghiệm thường họ kiên trì hoạt động kết hợp hít thở sâu , thả lỏng vai và chân sẽ vượt qua được giai đoạn cực điểm ( chỉ sau một thời gian ngắn ) VĐV đó sẽ trở lại trạng thái bình thường , đó gọi là trạng thái ” hô hấp lần hai ” .
Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai phụ thuộc vào trình độ huấn luyện . Trình độ huần luyện càng cao thì trạng thái cực điểm không xuất hiện , bởi vì khả năng điều tiết ( nhanh ) giữa chức năng các cơ quan nội tạng và cơ quan vận động là tối ưu .
1. Định nghĩa khởi động :
Khởi động là một hình thức dùng các bài tập ( tay không , đi , chạy chậm … ) để kích thích cơ thể từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động , đồng thời nâng dần cường độ hoạt động để cơ thể thích ứng với khối lượng , cường độ tập luyện và thi đấu .
2. Ý nghĩa của khởi động :
Khởi động mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với những người tham gia luyện tập TDTT , nó giúp :
- Nâng cao quá trình trao đổi chất , nâng cao nhiệt độ cơ thể để hạn chế tính ỳ của cơ bắp ( do các sợi cơ được liên kết bởi chất dẻo nên nó cần phải được hâm nóng lên để cho cơ được dẻo và linh hoạt ) . Năng lực hoạt động của cơ thể có mối quan hệ với nhiệt độ cơ thể , biểu hiện qua thành tích , có liên quan đến nhiệt độ cơ thể
- Khởi động nâng cao được khả năng và chức năng tuần hoàn , hô hấp ( tăng lưu lượng / phút của tim , tăng lượng thông khí phổi tối đa –> bảo đảm quá trình cung cấp oxy và năng lựõng cho cơ thể )
- Khởi động để điều tiết hoạt động của cơ quan thần kinh , kích thích các phản xạ có điều kiện của kỹ năng động tác , nó chuẩn bị cho quá trình thực hiện kỹ năng động tác chính xác hơn .
- Điều tiết được trạng thái trước khi thi đấu , gây hưng phấn của vỏ não thích ứng với tình huống thi đấu .
- Khởi động tốt giúp cho VĐV tránh được chấn thương trong tập luyện và thi đấu .
3. Hình thức khởi động đa dạng tuỳ thuộc vào :
- Đặc điểm của môn thể thao
- Trình độ tập luyện của VĐV
- Đặc điểm cá thể của VĐV ( ví dụ như tâm sinh lý : có VĐV cần phải khởi động nhiều để giải tỏa ức chế –> để có thể đạt được trạng thái thi đấu , hoặc trước đó cần phải có những buổi thi đấu tập … )
- Qui mô thi đấu , điều kiện thi đấu
- Môi trường thi đấu ( nhiệt độ , thời tiết … )
 
A

anhtien_nguyen

Taekwondo: Các kỹ thuật bằng tay

Sau khi người mới học biết được những kỹ năng cơ bản của tay, họ sẽ thường luyện tập bằng cách sử dụng thật nhanh ba động tác một lúc kèm với tiếng quát Ki yap cho lần tấn công cuối cùng.


Đấm ngang bằng tay
don-tay.jpg


A. Đứng tấn, hai nắm tay đều có ngón tay cái xoay lên trên, đặt ngang thắt lưng ngay phía trên đai. Trước hết vung ngón tay về phía trước ở tầm cao ngang bụng, phía trước điểm giữa của cơ thể bạn.

B. Khi gần duỗi thẳng cánh tay (khoảng 95%), xoay nắm đấm đế những khớp ngón tay với bàn tay xoay xuống dưới (khi bước về phía trước với cú đấm lực trung bình, bàn tay tấn công lập tức được kéo về ở vị trí ngang với đai trong lúc đồng thời phóng nắm tay bên kia về phía trước).

C. Cú đấm tiếp theo (của bàn tay bên kia) phóng ra với lực lớn hơn hiều so với cú đấm ban đầu, bởi vì những động tác tương ứng và đối nghịch của vật lý học đã xuất hiện ở đây. Động tác tiếp theo được trình diễn bằng cách giật mạnh bàn tay vừa đấm ra sau và phóng cú đấm của bàn tay kia về phía trước trong cùng một thòi điểm. Một khi tung một đòn đấm về phía đối phương, bàn tay lập tức kéo giật lại ngay cạnh đai ở vị trí ngang tầm với hông.


Đấm bằng cả hai tay
A. Kỹ thuật này giống hệt như đấm một tay nhưng thay vì đấm lần lượt bằng mỗi nắm tay thì cả hai nắm tay đồng thời được phóng vè phía trước.

B. Xoay nắm tay xuống dưới vào khoảnh khắc cuối cùng.
dam-hai-tay.jpg

* Một cú đấm kép được hoàn tất dưới đây có thêm một lần xoay tay. ngay vào khoảnh khắc trước khi tác động đến mục tiêu, cả hai cổ tay cùng xoay để các ngón tay xoay xuống dưới và đòn tác động sẽ đi kèm hai khớp xương đầu tiên. Ở đây nắm tay bên trái nhắm tới cằm đối thủ còn nắm tay bên phải nhắm vào cơ bụng.


Đấm cao
dam-cao.jpg



Cú đấm ngang
cú đấm ngang bắt đầu khi người tập ở tư thế sẵn sàng và kết thúc với tư thế đứng tấn
A. Trong tư thế sẵn sàng, hai nắm tay xoay lên phía trên, bạn sẽ thực hiện cú đấm ngang.
dam-ngang-163x300.jpg

B . Bước lên một bước hướng về phía mục tiêu. Khi làm như vậy, nắm tay ra đòn vẫn cố định ở vị trí của nó trên hông 5 cm. Nắm tay bên kia đưa thẳng sang phía trước người và ngang qua nắm tay sẽ tấn công, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Nhìn thẳng mục tiêu khi xoay nữa người trên 90 độ.

C. Giữ hai bàn chân vững chắc bất động khi bạn chuyển sang đứng tấn. Vung nắm tay bên phải , quay lòng bàn tay xuống dưới ngay trước khi đến mục tiêu. Đồng thời kéo nắm tay phía bên kia về vị trí của nó ở độ cao ngang hông. Khi hoàn tất đòn tay, hãy giữ nửa thân người phía trên thật thẳng.
dam-ngang-2-640x430.jpg
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

Xỉa tay

Xỉa tay sử dụng cùng một kỹ thuật và đà tới như cú đấm ở chiều cao trung bình. Ngoại trừ một điểm : thay vì dùng nắm tay, các ngón tay duỗi thẳng và cứng chắc để chuẩn bị cho một đòn tấn công mạnh. Ngón cái gập vào trong lòng bàn tay.

xia-tay.jpg

cú xỉa tay có mục tiêu là cổ họng đối phương
A. Trong ký năng xỉa tay hãy nhớ rằng đầu ngón tay trỏ luôn thẳng, các ngón tay thứ hai và thứ ba hơi cong một chút để cả ba ngón tay này tạo thành một mặt phẳng nghiêng. sở dĩ như vậy để tránh thương tích có thể đến với xương của ngón tay trỏ bằng cách chắc chắn rằng phản lực sẽ được tất cả các ngón tay cùng chịu một lực.


Xỉa tay kép
Xỉa tay kép cùng hoàn tất giống như cú đấm kép, ngoại trừ bạn sử dụng cách xỉa tay thay vì nắm tay. đây là một đòn phản công hữu dụng có thể cản phá đòn tấn công của đối phương dễ dàng và nhanh chóng trong lúc tung ra một cú tấn công mạnh mẽ vào cơ hoành đối phương.
xia-hai-tay.jpg

A. Các ngón tay duỗi thẳng trong lúc hai bàn tay vẫn để sát bên người. Trong đòn xỉa tay kép, cả hai bàn tay đều được sử dụng như hai mũi dao đâm thẳng về phía trước.

B. Vung hai bàn tay thẳng về phía trước trong một cử động mạnh mẽ và mau lẹ.


Đòn xỉa khớp tay
Đây là phương pháp dùng những ngón tay, chỉ nắm một nửa để các ngón tay gập vào phía trong, phần mềm dưới móng tay chạm vào gốc các ngón tay. Các ngón tay không cuộn vào trong để tạo thành một nắm đấm như bình thường. Đòn xỉa các khớp tay sẽ làm giảm diện tích của vùng lực tác động và như vậy đặt mọi sức mạnh của lần tấn công lên một khu vực nhỏ hơn nhiều. Đòn này sẽ gây ra tác động mạnh hơn khi ngắm vào vùng cơ thể dưới mũi, bụng hoặc cổ họng.
xia-khop-tay-300x189.jpg

* Ngón tay cái đặt ở phía dưới, phần đầu các ngón tay khác cong vào trong . Khớp xương thứ hai của ngón trỏ và ngón giữa sẽ là nơi tập trung lực tấn công. Bề mặt tấn công sẽ là các khớp xương nhô lên cao hơn của các ngón tay.

* Khi nắm tay theo cách này, khớp tay của ngón giữa sẽ cao hơn các ngón khác một chút. Đây là nơi sẽ tác động lực trước nhất. Để hỗ trợ cho những khớp tay nhô cao hơn và tránh thương tích, hãy đặt ngón tay cái ngay dưới đầu các ngón tay trỏ và ngón tay giữa.
 
A

anhtien_nguyen

Đòn chặt

Đòn chặt tay trước
Đây là một đòn mạnh mẽ có thể hạ gục đối phương. Nó tạo ra một lực tác động mạnh qua một bề mặt nhỏ của bàn tay tấn công và như vậy lực tác động tăng rất nhiêu. Một cú chặt tay có khả năng làm gãy xương bả vai. Nếu tác động đến cổ của đối phương sẽ gây ra đòn gnuy hiểm chết người.
chat-tay-300x267.jpg

A. Với cú chặt bằng tay phải, đưa bàn tay phải lên ngang tai bên phải.

B. Kéo bàn tay trái sat bên mình, trong luc bàn tay phải đồng thời vung lên một đường bằng một nữa đường tròn và tác động vào thái dương của đối phương.


Đòn chặt tay sang ngang
Để thực hiện thao tác hiệu quả, bàn tay phải duỗi thẳng như một con dao nhưng lòng bàn tay hướng xuống phía dưới.
chat-tay-ngang-640x361.jpg


A. Hai cánh tay bắt chéo ngáy trước ngực. Phần trên của cánh tay và bàn tay đóng vai trò là một vũ khí tấn công hiệu quả.

B. Đưa cánh tay dưới trở lại ngang sườn. Bàn tay tấn công vung mạnh sang ngang thành một hình vòng cung nằm ngang.

* Khi vung cánh tay tấn công về phía mục tiêu và tác động vào đối thủ theo một hình vòng cung nằm ngang, cánh tay bên kia sẽ thu lại bên người bằng một cử động thật nhanh gọn. Bàn tay nắm chặt thành một nắm tay chắt chắn. Động tác này biến kỹ năng chặt tay sang ngang thànhh động tác lấy thăng bằng nhờ ” lực tương đương và đối nghịch”. Kết quả sẽ là một lực tấn công mạnh mẽ.
 
A

anhtien_nguyen

tấn công 1 số điểm trên tay

Tấn công bằng lòng bàn tay


Trong đòn tấ n công ở gốc bàn tay, mmột bàn tay xòe rộng sẽ phóng về phía trước hướng tới cằm của đối phương. Các ngón tay duỗi nhưmg cong về phía trước để tạo lực mạnh và tác động đến vùgn cơ thể gần mắt của đối phương trong cùng một thời điểm. Mặt dù đòn tấn công này chủ yếu nhắm vào cằm đối phương, tác động mạnh sẽ biến nó thành một lợi thế tuyyệt vời khi hướng nó tới bất cứ đâu trên vùng mặt, ngực, và bụng của đối phương.
long-ban-tay--300x214.jpg

A. Đòn tấn công mạnh mẽ này nhắm tới cằm đối thủ. Lòng bàn tay đóng vai trò như một mặt phẳng tấn công với toàn lực.

* Đòn này có thể cản phá được những đòn đến từ bên phài và bên trái.


Đấm bằng mu bàn tay
Đòn tấn công này có chung nguyên tắc như chặt tay sang ngang. Nhưng thay vì bàn tay duỗi thẳng như một con dao thì bây giờ nắm chặt với ngón tay út xoay xuống dưới và ngón trỏ ở trên cùng.
mu-ban-tay-2-300x224.jpg

A. Hai canh tay bắt chéo trong một chuyển động tạo lực tấn công ” tương đương và đối nghịch:. Hãy nhớ nắm tay ở vị trí thẳng đứng cho phép cac khớp ngón tay là điểm tiếp xúc đầu tiên.

B. Một đòn tấn công nhanh và mau lẹ sẽ sử dụng đầu các khớp tay thay vi lòng bàn tay phía trước.

* Đòn tấn công mạnh mẽ này nhằm vào thái dương hoặc phía dưới tai của đối thủ va làm đối thủ mất thăng bằng. Nếu nhắm thẳng vào mặt đối phương, đòn này sẽ tạo một cú đấm gây thương tích cho vùng mặt.
mu-ban-tay-440x480.jpg



Nắm tay hình búa
Đòn tấn công này thương được thực hiện sang ngang trong một chuyển động nhanh nhạy và mạnh mẽ. Cũng như trước, nắm tay không ra đòn sẽ được lôi trở lại cạnh đai trên hông. Đồng thời, cánh tay ra đòn nâng cao ở vị trí thẳng đứng so với mặt đất và tiếp tục tấn công bằng một đòn mạnh mẽ về phía trước.

nam-tay-300x193.jpg

A. Để hoàn tất đòn tay này, bắt chéo hai cánh tay cánh tay ngay trước mặt để có được lực tấn công ngang bằng và đối nghịch. Cánh tay tấn công ( trái ) và bàn tay trái ở bên trên. cả hai tay đều nắm chặt.

B. Nhìn thẳng mục tiêu và chuẩn bị tấn công đầu hoặc nữa phần phía trên của đối thủ . Giơ cao bàn tay trái trước mặt và hơn cao hơn đầu.

C. Khi tấn công xuống bằng bàn tay trái, bàn tay bên phải thu về vị trí ngang thắt lưng. Đòn tấn công này được hoàn tất với phần dưới của nắm tay.
 
A

anhtien_nguyen

Tuyệt chiêu Karate

images60.jpg



Tuyệt chiêu là gì:
Là một đòn thế đã được trau đồi công phu và đạt kết quả gần như là tới ngưỡng giới hạn trên của đòn thế đó.


Lợi ích của việc luyện tuyệt chiêu:
Chiến thắng bản thân mình: Trong tất cả các chiến thắng thì chiến thắng bản thân mình được cho là vinh quang nhất, nhưng cũng là chiến thắng nhọc nhằn nhất. Luyện thành công một tuyệt chiêu cũng có nghĩa là bạn đã biết cách vượt qua và chiến thắng bản thân mình.
Học cách đào sâu nghiên cứu: Khi chuyên sâu vào một vấn đề, bạn sẽ cảm nhận được vấn đề đó ở nhiều góc độ khác nhau. Bạn sẽ phải hiểu rõ vấn đề ở mức tổng thể cũng như mức chi tiết. Và bạn cũng sẽ phải đầu tư nghiên cứu nhằm tìm kiếm một lộ trình tối ưu để đi đến đích.
Tạo “thói quen” thành công: Một khi bạn đã luyện được tuyệt chiêu này, bạn sẽ rất tự tin để luyện một tuyệt chiêu khác. Và dần dần thói quen thành công sẽ xuất hiện trong bạn, cả trong võ thuật lẫn trong cuộc sống đời thường.
Cảm nhận được sự “viên mãn” trong cuộc sống: Bạn đã là một trong số rất ít những người đang đứng trên “đỉnh”, dù chỉ là trong một khía cạnh nhỏ. Khi đó bạn sẽ có cơ hội “nhìn xuống” để cảm nhận những gì mình đã trải qua. Cuộc sống có nhiều gian nan vất vả nhưng cũng có nhiều niềm hạnh phúc. Và một trong những niềm hạnh phúc đó đến từ việc bạn đã thành công trên con đường đã chọn.


Khi nào thì nên luyện tuyệt chiêu:

Sau khi trở thành huyền đai, bạn đã bước vào một nấc thang mới về võ học. Tuy nhiên đây cũng chính là thời điểm bạn cảm thấy lấn cấn nhất về bước đường tiếp theo của mình. Có quá nhiều bài quyền cũng như những đòn thế khiến bạn không biết mình thực sự đang muốn gì. Trở thành một chuyên gia về quyền thuật? Hay trở thành một tay đấm bất khả chiến bại?
Trong quá trình tìm tòi và suy nghĩ đó, cùng với thời gian, bạn sẽ dần chọn được cho mình một hướng đi tích cực. Và đến một lúc nào đó, ý nghĩ luyện tuyệt chiêu sẽ dần xuất hiện trong đầu bạn. Sẽ có những vấp váp, gian nan trong những ngày đầu khổ luyện. Nhưng với một ý chí phi thường và một niềm tin mãnh liệt, đích đến của bạn sẽ ngày một gần hơn.
Như thế trong thực tế, thời điểm để bạn quyết định luyện tuyệt chiêu sẽ không bao giờ xác định trước được. Bạn chỉ chắc chắn được một điều rằng: niềm đam mê tập luyện + quá trình tìm tòi suy nghĩ = xuất hiện quyết định luyện tuyệt chiêu.


Phương pháp tập luyện:
Luôn luôn nghĩ đến đòn thế trong từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm,…
Luôn luôn nghĩ đến đòn thế trong từng hành động, từng cử chỉ, từng ngữ cảnh,…
Luôn luôn cố gắng thực hành đòn thế ngay khi có thể.
Luôn tìm tòi, cải thiện để đòn thế nhanh hơn, mạnh hơn, đa dạng hơn,…
Cảm nhận và ghi lại những thay đổi của bản thân và của đòn thế.


Lựa chọn đòn thế:
Trong karate có rất nhiều đòn thế để luyện tuyệt chiêu. Sở thích, điểm mạnh của cơ thể, cùng với quá trình tìm tòi sẽ quyết định tuyệt chiêu nào là phù hợp với người tập.
Tuy nhiên, xét về tổng thể thì đòn chân (geri), đòn đầu (atama) thường ít được chọn vì tính phổ dụng của nó. Bên cạnh đó các đòn tay nắm (teken, ura teken,…) cũng ít được chọn do tính đột biến (mức độ “quái” của đòn thế) và mức độ sát thương không cao.
Như vậy đa số các tuyệt chiêu thường rơi vào những đòn tay mở (nukite, ipponken, hiraken, kumade, shuto,…) và một số đòn cùi chỏ (hiji). Những đòn thế này ngoài tính sát thương cao, còn là những đòn phổ dụng, dễ hòa nhập với các hoạt động thường ngày.


Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn!
 
A

anhtien_nguyen

Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh bàn về võ học

Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh, một trong những đệ nhất cao thủ của võ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ về việc luyện võ qua đó giúp chúng ta có dịp nhận thức về Tam Pháp Nhập Môn, về các bộ thần công, trước hết là Lục Bộ Thần Công và về cả các bài võ đấu như Kim Mộc Giáp Đấu, Long Hổ Tranh Hùng, Thủy – Hỏa Đối Chiếu…

images41.jpg


Tác dụng đầu tiên của việc luyện võ

Một câu hỏi luôn luôn được nêu ra với những người học võ: Học võ để làm gì? Tất nhiên đã có rất nhiều lời giải đáp này chắc chắn đều nhắm đề cao võ học. nhưng không phải dụng ý đề cao nào cũng hoàn toàn biến thành hiện thực ngay trong các lý lẽ đưa ra. Nhiều khi, các lý lẽ đã trở thành các mũi giáo nhọn phóng thẳng vào chính dụng ý thúc đẩy sự xuất hiện của chúng. Những lầm lẫn do thành kiến, do ngộ nhận, do thiếu suy nghĩ chin chắn hoặc do mức hạn chế về kiến thức thường rất dễ có. Thành thử, thay vì hấp tấp trả lời thẳng vào câu hỏi được nêu, có lẽ ta nên ngừng lại một chút để nhìn vào phía võ học tác động lên bản thân những người tìm đến với nó. Để có thể nhìn tương đối ít lầm lạc, ta cần trở lại không khí võ đường của những thời mà võ học biểu hiện đúng vị thế và vai trò của nó. Ở những thời đó, những thời đã trở nên cách biệt thăm thẳm với không khí ngày nay, ngày trở thành môn đồ một võ phái là ngày trọng đại của một người. Dấu tích của tính trọng đại in hằn ngay trong những chuyển biến tâm lý không thể nào không có. Sự chuyển biến tâm lý này đương nhiên giữ vai trò cốt lõi trong sựu hình thành nếp suy tư, hướng cảm nghĩ, trạng thái tâm tư,… nói gọn lại là hình thành toàn bộ nếp sống của một người từ ý thức tới tình cảm. không khí võ đường và việc rèn luyện sau ngày trọng đại đó chỉ hoàn tất cái việc đã được sự chuyển biến tâm lý mở ra: tạo nên một con người mới.

Xin đừng vội nghĩ rằng cái mới sẽ hiện diện trong các khả năng phi thường so với sự không có gì của những ngày cũ. Thực ra, tác động đầu tiên hoặc sự cống hiến đầu tiên của võ học không liên hệ tới khía cạnh kỹ thuật. Cái mới mà kẻ vừa đặt chân vào võ đường nhận được là xu hướng nghiêm túc trong hành xử và suy nghĩ. Thường thì người ta tới các võ đường từ thuở thơ ấu, có thể chưa đủ hiểu biết để nhận rõ mọi sự, nhưng dù ở cỡ tuổi nào, xu hướng trên vẫn cứ hiện đến. Thế rồi, không khí võ đường với những quy luật nghiêm ngặt và nội dung giảng huấn bao gồm cả phần chỉ dẫn về tinh thần sẽ khai triển them xu hướng trên trong khi gieo vào đầu người môn đồ những hạt giống đã được chọn lựa kỹ càng. Chỉ cần một thời gian ngắn thôi, mọi võ sinh đều đã có thể xác định không do dự một chút nào về con đường mà bản thân mình sẽ tuân theo. Ở trong võ đường thì con đường đó không thể rời xa những đòi hỏi tận lực bảo tồn uy danh môn phái, thành kính ân sư và hòa thuận yêu thương bằng hữu. Những nhược điểm thường hữu nơi con người như buông lưng, sơ khoáng, đố kỵ, tham lam,… sẽ khó khăn trong việc tìm lấy một đất đứng. Thời gian rèn luyện càng dài, mức độ nghiêm túc sẽ càng tăng cùng với sự hiểu biết để thực sự đi tới cái kết quả như đã nêu ở trên: hình thành nếp sống tinh thần của người luyện võ. Khi người luyện võ đã khôn lớn để nhìn xa ra ngoài khuôn khổ võ đường thì môn phái sẽ hội nhập trong hình ảnh quốc gia, bằng hữu trở thành xã hội và ân sư chính là mái ấm gia đình. Lúc đó, có thể người ta vẫn chưa kịp nhận ra tác động mà võ học đã có với chính mình, nhưng theo đúng môn qui của mọi võ phái thì một môn đồ đã đương nhiên đạt tới 3 trụ cột tinh thần là Trung với nước, Hiếu với Nhà, Hòa với Xã hội.

voviet2.jpg

Thanh Hư Chân nhân Đoàn Tâm Ảnh


Thời gian không cho phép một cái gì ngừng lại, nhưng mọi biến đổi sẽ mãi mãi thoe hướng vun bồi để tăng trưởng thêm cho những điều tốt đẹp, qua đó, hình thức của những cột trụ Trung, Hiếu, Hòa có thể chuyển hóa nhưng thực chất của chúng thì chắc chắn vẫn vậy. Trước mắt người đang kể chuyện cùng các bạn, đây là những cung ứng đầu tiên của võ học và chính là căn bản thứ nhất mà bất kỳ người luyện võ học nào cũng không thể bỏ qua. Nhìn vào thực tế này để trả lời câu hỏi: “học võ để làm gì” có thể ai cũng sẽ phát biểu không khó lắm rằng: “học võ để trở thành một người tốt lành”. Hai tiếng “tốt lành” ở đây bao hàm các tính chất rất cụ thể qua sự qui định cách hành xử trong cả 3 phạm vi tương quan của cuộc sống là gia đình, xã hội, đất nước. Bởi lẽ không không tốt lành, khi luôn luôn đóng góp xây dựng đất nước, không thể không tốt lành khi là đứa con ngoan của gia đình và cũng không thể không tốt lành khi nỗ lực thể hiện sự hòa thuận với xã hội. Vậy, cung ứng đầu tiên của võ học là những phẩm chất của tinh thần. Quên căn bản này thì việc luyện võ mất đi phần lớn ý nghĩ, mà ngay cả thành quả của việc luyện võ cũng khó đạt tới mức phù hợp với mong mỏi. Xin đừng vội cho rằng kết luận như thế là gò ép theo khuôn của một xu hướng tư kiến. Bởi lẽ, trước cùng một kỹ thuật, một kẻ hoang tưởng và một người nghiêm túc không bao giờ thẩm thấu theo cùng một cách. Sự hoang tưởng luôn luôn đặt một người trước hai ngả đường: hoặc là mau chóng thất vọng hoặc là tham lam, ôm đồm một cách vội vã. Cả hai ngả đường này đều không hứa hẹn thành tựu.

Bộ máy căn bản

Dù chú trọng nhiều về tinh thần cũng không một ai vừa long khi bước vào võ học để chỉ nhận được một phẩm chất về riêng tinh thần thôi. Nói tới võ bao giờ cũng phải nói tới công phu kỹ năng vốn là phần trọng yếu nhất. Bằng sự dễ dãi, người ta thường nghĩ ngay tới các đòn thế và kiểm trả trình độ người luyện võ qua số lượng chiêu thức. Thực ra, các chiêu thức, thậm chí cả các bài võ, cũng chỉ là kết quả sự hòa hợp của một bộ máy. Điều quan trọng của người luyện võ là phải nắm được bộ máy này. Nhưng để đạt mục tiêu, hẳn không thể không biết rõ bộ máy bao gồm những gì và vận hành ra sao. Phạm vi bao quát và cách vận hành bộ máy dù thế nào vẫn qui về mục tiêu khai triển tối đa năng lực cơ bắp và tinh thần con người. Thông thường một người chỉ có thể mang nổi một vật nặng nhất là 100kg. Nhưng đó không phải là giới hạn sức mạnh của cơ bắp. Thực ra con người dừng lại ở mức đó chỉ vì không nắm được cách khai thác hết sức mạnh cơ bắp mà thôi. Võ học sẽ giúp con người qua khỏi tình trạng này bằng những phương thế tạo thành bộ máy căn bản của nó.

Ta sẽ gặp trước hết trong bộ máy này 2 phương thế vận động nằm trong 2 phạm vi: đó là cách vận dụng hơi thở và cách vận dụng các bộ phận cơ thể. Vận dụng hơi thở là phương thế tạo điều hòa âm dương để tác động trực tiếp vào những khả năng tiềm ẩn trong cơ bắp. Nói cách khác thì đây là cách để tăng trưởng nguồn năng lực của con người. Phương thế này phải được hiểu là nền tảng quan yếu nhất để đưa tới những thành tựu. Bởi mọi kỹ năng vận động dù tinh vi tới đâu mà thực hiện trong tình trạng vô lực thì có khác gì trò múa rối. Cho nên, bước vào luyện võ không thể quên một căn bản là tập thở. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng không chỉ do riêng tập thở mà nguồn năng lượng sẽ khai triển đúng mức. Kỹ năng vận động các bộ phận cũng là một phương thế phụ họa cho cách thở trong hướng đạt tới mục tiêu trên. Thở cho đúng cách trong khi thực hiện đầy đủ các động tác tay chân là căn bản hoàn hảo nhất để đưa tới một nguồn năng lực cao.
doantamanh1.jpg


Nói về cách thở thì các tài liệu cổ thư như Dịch Cân Kinh, Bát Đạo Cẩm, Đạo Dẫn Thuật đều đã hướng dẫn cặn kẽ.

Vậy phần còn lại của bộ máy căn bản gồm các kỹ năng vận động là những gì? Phác họa một cách tổng cương, người xưa đã thu gọn toàn bộ kỹ năng này dưới một tên gọi “Qui Môn Tam Pháp”. Qui Môn Tam Pháp là Bộ Pháp, Thủ Pháp, Cước Pháp. Tiếng “Pháp” ở đây sẽ dễ dàng gợi ta nghĩ ngay tới các phương thế vận động, và trong mỗi phạm vi nêu trên chắc chắn sẽ bao gồm rất nhiều phương thế. Chẳng hạn, trong Bộ Pháp ta sẽ bắt gặp 3 hình thức khác nhau của các phương thế là Thượng Bộ, Trung Bộ, Hạ Bộ. Hệ thống phương thế này hình thành 12 thế đứng khác nhau được gọi là những thế Tấn căn bản. Những thế Tấn này cùng tất cả các cách thức diễn hóa chuyển đổi của chúng sẽ trở thành cái nền để ta xây dựng thành tòa nhà kỹ năng võ học. Phóng trí tưởng tượng tới đây ta có thể liên tưởng tới cả những tòa nhà chọc trời, nhưng dù là nhà nào thì cũng phải có cột, có tường, có mái. Cái tòa nhà kỹ năng võ học cũng không thể vượt khỏi các định luật đó mà những thứ không thiếu ở đây là Thủ Pháp và Cước Pháp. Qua tên gọi, ai cũng hiểu ngay nội dung diễn tả là gì, nhưng cũng cần hiều theo một hệ thống chặt chẽ có tính căn bản đã được phân bố là Thủ Chỉ Bộ, Hùng Chưởng Bộ, Thôi Sơn Bộ, Cương Đao Bộ, Phượng Dực Bộ. Mọi phương thế vận động của tay dù ảo diện biến hóa tới đâu cũng khởi từ các thế thức căn bản nằm trong 5 bộ kể trên, tức 5 bộ hợp thành Thủ Pháp.

doantamanh2.jpg


Cũng theo cùng một cách hệ thống hóa, Cước Pháp với nhiều cách vận dụng đôi chân khác nhau được gom lại trong 4 bộ là Tiền Bộ, Hậu Bộ, Hoành Bộ và Phi Bộ. Trong mỗi bộ này sẽ có những phương thế vận động căn bản được ổn định là 18 thế để từ đó chuyển hóa thành vô số kể những kỹ năng về chân của võ học. Đó là toàn thể bộ máy căn bản mà người luyện võ cần nắm vững. Mọi thành tựu trong rèn luyện sẽ đều tùy thuộc vào trình độ thẩm thấu các kỹ năng căn bản. Mọi chiêu thức, mọi bài võ chỉ là cách để vận dụng cao độ các kỹ năng căn bản mà thôi. Nói một cách khác thì tất cả chỉ là những cái ngọn, những nhánh cành chứ không phải là gốc rễ. Cành, lá bao giờ cũng rườm rà, xum xuê còn gốc rễ thì đơn sơ, nhiều khi trần trụi. Nhưng nếu không còn gốc rễ thì sẽ không thể có lá cành.

Lời nhắc thêm về bộ máy căn bản


Sự luyện võ luôn luôn nhắm 2 hướng là tăng trưởng sức lực và đạt tới sự vận dụng ảo diệu các bộ phận cơ thể. Do đó, cách tập cũng được phân thành 2 là tập chậm và tập nhanh. Tập chậm kèm theo cách thở để điều hòa khí âm dương hầu tăng cường sức lực. Tập nhanh để vận chuyển thân thể, phát động sức mạnh cương nhu để tăng cường hiệu năng vận dụng tay, chân nói riêng hoặc các bộ phận cơ thể nói chung.
 
Top Bottom