Sử 12 Việt nam 1954-1975, Lập trường hòa giải mang tên Trương Đình Du

nguyenan182510

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
44
10
6
22
Đắk Lắk
thực hành cao nguyên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mk cop lại , mấy bạn đọc tham khảo
Lập trường hòa giải mang tên Trương Đình Du
Johnson thực sự là một tay điếm thúi chính trị. Tao nói điều này bởi lẽ khi ông ta thắng cử vào năm 1964
trước đối thủ Goldwater của Đảng Cộng hòa bằng một vai diễn “bồ câu” đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên.
Goldwater thì thuộc loại diều hâu chính hiệu, tuyên bố sẽ nghiền nát chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới
bằng chiến tranh, trong khi Johnson thì vờ vịt đi theo đường lối ôn hòa, đến khi đặt mông vào ghế tổng
thống rồi thì phản bội những lời hứa hẹn lúc tranh cử của mình một cách trắng trợn. Cuộc leo thang
quân sự khủng khiếp của Mỹ ở Việt Nam càng lúc càng khiến Johnson khó ăn khó nói với quốc dân đồng
bào, nên từ nửa đầu năm 1966, ổng bắt đầu tìm kiếm một khả năng chính trị để thoát khỏi chiến tranh,
đồng thời vực lại uy tín cá nhân và cả Đảng Dân chủ vào năm 1968 (lần trước tao có nói ổng thuộc Đảng
Cộng hòa, xin lỗi các bro nhé, nhầm nhọt một cách nghiêm trọng:))
Tháng 2 năm 1966, Johnson đã cử phó tổng thống của mình là Hubert Humphrey đi Sài Gòn. Trong
chuyến tháp tùng ông này về Sài Gòn có Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, Humphrey đột ngột hỏi
Thiệu về luật sư Trương Đình Du và nói:
“Chắc Tổng thống Johnson đã nói chuyện với ông. Đã đến lúc chúng ta phải sắp xếp những cuộc nói
chuyện tay đôi với Cộng sản để chấm dứt chiến tranh. Đã hai năm nay, khói lửa ngập trời, tưởng cũng là
một bài học đích đáng cho miền Bắc rồi. Bây giờ cần phải ngồi lại bàn hội nghị để chuẩn bị cho cuộc
tranh cử của Đảng chúng tôi và của tổng thống Johnson vào năm 1968. Nếu được Thống đốc Phù Luân
Hội Trương Đình Du làm Thủ tướng chính phủ thay Thiếu tướng Kỳ để chuẩn bị các cuộc thương thuyết
thì thật hay lắm”.
Sở dĩ Mỹ một hai muốn dùng đến luật sư Du vì đây từng là một nhân vật đối lập khiến Diệm phải lo ngại.
Ông Du là người biện bác giỏi và cũng biết cách đàm phán ôn hòa với các đối thủ của mình đến nỗi dễ
dàng thuyết phục ngược được họ, nên trong trường hợp phải đàm phán với Bắc Việt cũng có thể có
nhiều hi vọng. Giải pháp do Mỹ đưa ra lúc này là thành lập một chính phủ liên hiệp và trung lập tại miền
Nam Việt Nam, trong đó Mặt Trận Dân tộc Giải phóng chỉ là một bên của chính phủ này.
Chưa cần biết ông Du có đàm phán thành công với Mặt trận lẫn phía Bắc Việt hay không, nhưng khó
khăn lớn nhất lúc này chính là thuyết phục được Nguyễn Cao Kỳ ưng thuận với quyết định của Mỹ.
Thiệu vốn biết mình chưa đủ sức lật Kỳ để đưa ông Du vào ghế thủ tướng, chỉ có thể hứa hẹn xã giao
(lèo) với Humphrey là cùng. Bản thân Thiệu cũng trung thành với chính sách 4 không: Không liên hiệp với
Cộng sản. Không cắt đất cho Cộng sản. Không nhượng bộ Cộng sản và không thương thuyết với Cộng
sản.
Một người bạn của ông Du đã bình luận rằng “Lính Mỹ vào càng đông, nhiều người càng dễ làm ăn phát
tài phát lộc. Quân đội Hoa Kỳ ra đi rất dễ làm mất cơ hội làm tiền của họ. Bởi lẽ đó, nói chuyện hợp tác
với Cộng sản lúc bấy giờ quả là một điều cấm kỵ như chuyện ăn trái cấm của ông bà Adam, Eva trên
thiên đàng vậy”.
Luật sư Du biết rằng lúc này phải ngồi yên chờ thời cơ đến, và thời cơ đến cũng chỉ sau một năm từ cuộc
gặp với phó tổng thống Humphrey là năm 1967. Lúc này Johnson chính thức thúc Thiệu hoàn thành sớm
bản Hiến pháp do Quốc hội miền Nam đang thảo để miền Nam chính thức có một chính quyền dân cử
hợp pháp, nghĩa là luật sư Trương Đình Du đã đủ khả năng ra tranh cử chính thức và công khai với tư
cách ứng viên Tổng thống. Lập trường tranh cử dự tính của ông là thành lập một chính phủ liên hiệp ở
miền Nam Việt Nam, bào gồm cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và các thành phần
thứ ba khác. Về lâu dài, sẽ tiến đến chủ trương dùng Chính phủ liên hiệp đàm phán với Hà Nội để tái
thống nhất đất nước thông qua bầu cử theo đúng tinh thần Hiệp định Genève 1954.
Ông Du còn được em trai của Tổng thống Kennedy là Robert Kennedy khích lệ trong một cuộc gặp năm
1967: “May ra nhờ cuộc tranh cử này, như lập trường hợp tình hợp lý của ông, thì phong trào chống
chiến tranh Việt Nam của chúng tôi ở Hoa Kì sẽ dựa vào đó mà vươn lên”.
Thực tế là Trương Đình Du là ứng cử viên Tổng thống duy nhất được cả Mỹ và Mặt trận Dân tộc Giải
phóng cảm tình, thậm chí ở phía Mỹ, nhiều chính khách thuộc cả hai phe chống và phản chiến ở Mỹ đều
có những ủng hộ nhất định đối với ông. Trong quá trình tranh cử, ông Du cũng trở nên khác biệt với các
liên danh còn lại một mực chủ trương chống Cộng sản bằng chiến tranh, nên dễ hiểu là ông thu hút
được nhiều sự chú ý về phía mình.
Thiệu và Kỳ vốn không muốn đứng cùng một liên danh với nhau, nhưng khi nhận thấy nguy cơ thất cử
vào tay Trương Đình Du ngày càng rõ, phía Hội đồng tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa phải ép cả hai đứng
chung một chiến tuyến và đại diện cho phe quân đội. Liên danh của Du với Trần Văn Chiêu lấy biệt danh
là Hòa Bình với biểu tượng Bồ Câu Trắng, liên danh Kỳ Thiệu lấy biệt danh và Việt Nam với biểu tượng
bản đồ Việt Nam (tao thấy vụ này hơi bị ngược, các mày ạ:)
Cuộc vận động tranh cử bắt đầu từ tháng 8 năm 1967. Liên danh của Trương Đình Du nổi bật hơn cả bởi
cũng chỉ có ông là người duy nhất dám tuyên bố sẽ thương thuyết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam. Lập trường 6 điểm của ông Du cụ thể như sau:
1. Hoa Kỳ phải chấm dứt vô điều kiện việc oanh tạc Bắc Việt.
2. Đôi bên Nam Việt Nam nghĩa là Mặt trận và chính quyền Sài Gòn phải ngưng chiến tại chỗ.
3. Một hội nghị hai bên giữa Mặt trận và chính quyền Sài Gòn phải được tổ chức ngay lập tức,
càng sớm càng tốt.
4. Đôi bên phải thỏa thuận được với nhau để thành lập Chính phủ liên hiệp có cả thành viên Mặt
trận tham dự.
5. Quân đội ngoại quốc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức trong 6 tháng tối đa.
6. Vấn đề thống nhất đất nước giữa hai miền Nam-Bắc sẽ do Chính phủ liên hiệp mới được bầu ra
của miền Nam thương thuyết với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với lập trường tranh cử này, ông Du trở thành đối tượng bị chỉ trích trong nôị bộ các phe phái ở miền
Nam. Các liên danh đối thủ quy cho ông vi phạm Điều 4 Hiến pháp mới là cấm đối thoại hay hợp tác với
Cộng sản. Báo chí Sài Gòn thóa mạ ông như đám nghệ sĩ Showbiz la làng đòi cấm Chi Pu đi hát, thậm chí
Nguyễn Cao Kỳ còn đòi nhốt ông vào “chuồng chó” cùng những lời lẽ bất lịch sự khác. Mặc dù phía phản
chiến của Mỹ và dư luận thế giới ca ngợi giải pháp của ông, quyên góp cả tiền để ông vận động tranh cử
thì đám Thiệu – Kỳ vẫn quyết tâm làm khó ông cho bằng được. Hơn ai hết, Kỳ hiểu rằng để ông Du thắng
cử còn mình làm phó tổng thống thì mọi bổng lộc rủng rỉnh từ thời làm Thủ tướng sẽ mất sạch. Cuối
cùng Kỳ ngọt giọng đưa ra đề nghị sẽ cùng phe phái của mình đưa du làm Tổng thống, với điều kiện Du
phải để cho mình tiếp tục làm Thủ tướng.
Ông Du thẳng thắn từ chối đề nghị này, và bật lại như sau:
“Ông Thiếu tướng (Nguyễn Cao Kỳ) là Thủ tướng nội các chiến tranh trong khi lập trường của tôi là hòa
bình và hòa đàm với Mặt trận. Hai lập trường đối chọi nhau rõ rệt như thế, nếu nhận lời đề nghị của
Thiếu tướng, hóa ra tôi phản lại lập trường của tôi sao? Và tôi nói dối với đồng bào miền Nam sao?”
Trương Đình Du đã không hiểu rằng hợp tác với Nguyễn Cao Kỳ lúc đó có lợi hơn là chống y ra mặt.
Quyền lực của Kỳ lúc đó là mạnh nhất ở miền Nam việt Nam. Nếu muốn Du thất cử, Kỳ thừa sức làm
điều đó và y đã làm thật. Kết quả cuộc bầu cử là liên danh Thiệu-Kỳ thắng với khoảng 34% số phiếu ủng
hộ trong khi liên danh của Du về nhì với 17% phiếu ủng hộ. Trò gian lận phiếu bầu một lần nữa được áp
dụng để hạ bệ kẻ thù của đám tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Cao Kỳ sau đó còn trắng trợn
tuyên bố trước Quốc hội: “Tổng thống Johnson muốn liên danh chúng tôi thắng, các anh không nên làm
trái ý ông ấy”.
Trương Đình Du tiếp tục bị bắt hai lần. Một lần ngay tại trụ sở tranh cử của ông, được thả sau khi Thiệu-
Kỳ đã nhậm chức ổn thỏa. Một lần vào ngày 1 tháng 5 năm 1968, đúng một tháng sau khi ông tuyên bố
với báo chí Mỹ và Anh rằng: “Một chính phủ liên hiệp tại miền Nam là một điều không thể tránh được”.
Lần này chính quyền Sài Gòn đưa ông ra Tòa án Mặt trận Vùng 3 chiến thuật vì tội: “Hành động phá rối
trị an, đâm sau lưng chiến sĩ, gây xáo trộn ở hậu phương”. Luật sư Trương Đình Du cuối cùng bị kết án 5
năm tù khổ sai.
Một luật sư có tài, cũng có tâm, đặc biệt
lập trường của ông đã thực sự hướng đến một giải pháp hòa bình thực sự, dù không biết có thực hiện
được hay không nhưng ông đã hơn đứt đám diều hâu ấu trĩ suốt ngày kích động chiến tranh để làm lợi
cho mình, kệ mẹ nhân dân hứng chịu mọi tai họa khi bom đạn đổ xuống. Hai lần có cơ hội tham gia
chính trường cũng là hai lần thất bại cay đắng vì tư duy của lũ tiểu nhân. Poor U.
Thế là kết thúc giải pháp Trương Đình Du, những tính toán chiến tranh vẫn sẽ được tiếp tục. Đến năm
1968 rồi, các mày nhớ sự kiện nổi bật nhất trong năm này là gì rồi đấy:3 Trong phần tiếp theo, tao sẽ
đến tác động của sự kiện đó đối với chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam, với một cuộc chiến tranh cơ
bản đã khác so với tiến trình từ năm 1961 đến 1968. Hẹn gặp lại ở phần
 
  • Like
Reactions: Inazuku - chan
Top Bottom