Văn 11 Viết 1 đv ngắn (10 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
khcotenBạn tham khảo qua nhé!
Nguyễn Tuân- người một đời đi tìm cái đẹp đã làm nên vẻ đẹp cho sự nghiệp văn chương của chính mình. Với ngòi bút tài hoa, độc đáo, ông đã khắc họa thành công một Huấn Cao không chỉ đẹp trong "Chữ người tử tù" mà còn tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam.

---------- Nguyễn Tuân qua cách xây dựng nhân vật Huấn Cao một lần nữa làm nổi bật lên vẻ đẹp của bức tượng đài trong lịch sử- Cao Bá Quát. Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ con người tài hoa, đức độ Cao Bá Quất và mang trong mình vẻ đẹp của tài năng, khí phách, thiên lương.

------------- Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Chữ của ông được coi như báu vật ở trên đời. Người ta sẵn sàng đánh đổi tính mạng, nghề nghiệp của mình để có được chữ Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao trở thành niềm mơ ước của đời người, nó thể hiện hoài bão tung hoành, khí phách ngang tàng của con người "chọc trời khuấy nước".

---------- Đồng thời, Huấn Cao là một người có lí tưởng, vì nghĩa lớn. Khi bị lãnh án tử hình, Huấn Cao vẫn trung thành với lí tưởng, không vì cái chết, cường quyền mà tỏ ra ân hận với con đường mình đã chọn. Với người anh hùng ấy, chốn ngục tù là nơi dừng chân, bến nghỉ: "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù", cái chết là minh chứng cho sự kiên cường, bất khuất trước tội ác kẻ thù. Sự quát nạt và đe dọa của bọn canh tù không làm ông để ý. Huấn Cao đã muốn làm và làm cho bằng được , không có một thế lực nào có thể cản trở, không một trò hèn hạ, ti tiện nào trong chốn ngục tù này lại khiến ông lo sợ. Ngay cả khi được đối xử biệt đãi, trước thái độ ân cần của viên quản ngục, ông điềm nhiên không để ý đến, hơn thế còn tỏ thái độ khinh bạc "Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm."

--------------- Ở Huấn Cao không chỉ sáng lên vẻ đẹp của tài năng, khí phách mà còn ở thiên lương trong sáng. Trong ngục tối, ông vẫn giành tài hoa của mình cho người khác :"Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Nơi ngục tù tăm tối ánh sáng dường như không thể soi tới bất ngờ bừng sáng lên với nét chữ tung hoành, với thiên lương trong sáng. Huấn Cao muốn truyền cái tài hoa, trong sáng cho những người tri âm, tri kỉ. Lời dặn dò cuối cùng của ông với viên quản ngục cũng thể hiện quan niệm đẹp đẽ của ông với cuộc đời, đồng thời đó cũng là quan điểm nghệ thuật của Nguyên Tuân: " Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện.

------------ Huấn Cao là bức tranh toàn mĩ cho vẻ đẹp con người. Ông là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng. Và đặc biệt, càng tỏa sáng khi Nguyễn Tuân đã mang cái đẹp vào nơi ngục tối, nơi mà chưa bao giờ thắp lên cái đẹp. "Chữ người tử tù" của Nguyên Tuân đã trở thành bức tượng đài trong văn học Việt Nam, như nhà văn Nguyễn Khải từng thốt lên rằng: "Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết "Chữ người tử tù". Đó là thần mượn tay người viết nên những trang văn bất hủ ấy".

Trích nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/n...ng-truyen-chu-nguoi-tu-tu.399022/post-2718625
 
  • Love
Reactions: Sily vũ
Top Bottom