Hóa 10 Vì sao khí hiếm từng được gọi là khí trơ ?

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thành phần chính trong khí quyển của Trái Đất là khí nitơ (chiếm khoảng 78% thể tích), tiếp theo là oxi (chiếm khoảng 21%) . Còn các loại khí khác như heli (He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe) và radon (Rn) chỉ chiếm 0,94%, một hàm lượng cực nhỏ trong tầng khí quyển. Chính vì vậy, người ta gọi chúng là khí hiếm .
So với nitơ, oxy, những khí này chiếm chưa tới 1% thì thật sự không thể xem là nhiều được, nhưng trong khí quyển còn nhiều khí “hiếm hơn”. Ví dụ, argon chiếm 0,9% trong khí quyển , nhiều hơn gấp 30 lần khí CO2 (0,03%). Hoặc như heli , dù trong tầng khí quyển thì rất hiếm , nhưng hàm lượng trong vũ trụ không hề thấp , ước khoảng 27%, chỉ xếp sau hiđrô.
upload_2018-12-17_21-45-8-png.94226

Con người từ lâu đã muốn biết trong không khí mà chúng ta đang hít thở đây có chứa những gì. Đến những năm 70 của thế kỉ 18, các nhà hóa học cuối cùng đã phát hiện ra khí oxi duy trì sự cháy và hô hấp , và nitơ là một khí lành tính. Nhưng do độ hoạt động hóa học cực yếu, nên 100 năm sau khi phát hiện các khí trên, người ta vẫn chưa biết đến sự tồn tại của khí hiếm. Chỉ đến cuối thế kỉ 19, các nhà khoa học lần lượt phát hiện các nguyên tố heli (He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xn), không lâu sau đó lại phát hiện ra radon (Rn) có tính phóng xạ.
Lúc đầu khi nghiên cứu các nguyên tố này, các nhà hóa học phát hiện ra rằng các nguyên tố này đều có số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử đề bão hòa (tuân theo quy tắc bát tử). Với cấu tạo bền vững như vậy, chúng hoạt động hóa học cực kì yếu. Ở điều kiện thường, các nguyên tố này rất khó phản ứng hóa học với các vật chất khác, để hình thành các hợp chất. Đến ngay cả giữa những nguyên tử nguyên tố này không thể kết hợp với nhau (như oxi hay clo) ,vì thế mà phân tử của chúng đều do một nguyên tử đơn lẻ cấu thành. Chính vì tính chất hóa học của các khí này tỏ ra “lười biếng”, hơn nữa lại giống nhau nên người ta đặt tên cho chúng là “khí trơ”. Cũng do đặc tính này , chúng mang hóa trị 0 và liệt vào nhóm có hóa trị 0 trong bảng tuần hoàn.
Tuy nhiên đến năm 1962, nhà hóa học trẻ người Anh Neil Bartlett lần đầu tiên điều chế ra một hợp chất chứa khí trơ xenon, đó là XePtF6 , viết lại lịch sử cho khí trơ, khi cho rằng khí trơ không có hợp chất, khiến cho học thuyết truyên thống về khí trơ hoàn toàn trơ về mặt hóa học tồn tại trong 70 năm hoàn toàn bị sụp đổ, Sự kiện này khi đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên toàn thế giới và được đánh giá cao bởi giới khoa học. Sau này, các hợp chất chứa khí trơ ngày càng được điều chế ra nhiều hơn, từ đó khiến tên gọi “khí trơ” không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, hiện nay người ta gọi chúng với tên gọi mới là “khí hiếm”
 
Top Bottom