CLB lịch sử Vì sao Đức và các nước châu Âu khác lại đổi giờ khi mùa đông đến?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra, Đức là quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp dụng quy ước đổi giờ. Ở những nước ôn đới như Đức, vào mùa Hè ngày dài, đến 9 giờ tối trời vẫn sáng, trong khi mùa Đông 4 giờ chiều trời đã tối. Do đó, áp dụng đổi giờ để sử dụng ánh sáng ban ngày hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm năng lượng.
Năm 1916, Đức ban hành quy định giờ tiết kiệm năng lượng. Sau đó, nước Anh cũng nối gót Đức khi thông qua Luật Tiết kiệm Ánh sáng Ban ngày năm 1916.
Tại Pháp, từ năm 1923, quốc gia này căn chỉnh giờ theo kinh tuyến của Greenwich (GMT). Khi xâm chiếm Pháp vào năm 1940, quân đội Đức Quốc xã đã đặt lại "giờ" của họ. Nước Pháp chênh lệch giờ với Đức một giờ do nằm xa hơn về phía đông. Sau khi được giải phóng, Paris không quay trở lại sử dụng giờ GMT mà để nước Pháp sử dụng giờ GMT +1.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quy ước đổi giờ bị xóa bỏ cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Quy ước đổi giờ mùa Đông và mùa Hè chính thức được áp dụng tại đa số các nước châu Âu vào năm 1977, Đức tái áp dụng vào năm 1980. Theo đó, giờ mùa Đông được dùng từ chủ nhật cuối cùng của tháng 10, cũng là lúc kết thúc giờ mùa Hè. Vào lúc 3 giờ sáng, kim đồng hồ sẽ được quay lại 1 giờ, tức từ 3 giờ sang 2 giờ.
#internet

inbound5863384322212963885.jpg

Nguồn: dân tộc Đức - hành trình văn hoá và lịch sử
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra, Đức là quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp dụng quy ước đổi giờ. Ở những nước ôn đới như Đức, vào mùa Hè ngày dài, đến 9 giờ tối trời vẫn sáng, trong khi mùa Đông 4 giờ chiều trời đã tối. Do đó, áp dụng đổi giờ để sử dụng ánh sáng ban ngày hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm năng lượng.
Năm 1916, Đức ban hành quy định giờ tiết kiệm năng lượng. Sau đó, nước Anh cũng nối gót Đức khi thông qua Luật Tiết kiệm Ánh sáng Ban ngày năm 1916.
Tại Pháp, từ năm 1923, quốc gia này căn chỉnh giờ theo kinh tuyến của Greenwich (GMT). Khi xâm chiếm Pháp vào năm 1940, quân đội Đức Quốc xã đã đặt lại "giờ" của họ. Nước Pháp chênh lệch giờ với Đức một giờ do nằm xa hơn về phía đông. Sau khi được giải phóng, Paris không quay trở lại sử dụng giờ GMT mà để nước Pháp sử dụng giờ GMT +1.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quy ước đổi giờ bị xóa bỏ cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Quy ước đổi giờ mùa Đông và mùa Hè chính thức được áp dụng tại đa số các nước châu Âu vào năm 1977, Đức tái áp dụng vào năm 1980. Theo đó, giờ mùa Đông được dùng từ chủ nhật cuối cùng của tháng 10, cũng là lúc kết thúc giờ mùa Hè. Vào lúc 3 giờ sáng, kim đồng hồ sẽ được quay lại 1 giờ, tức từ 3 giờ sang 2 giờ.
#internet

View attachment 137471

Nguồn: dân tộc Đức - hành trình văn hoá và lịch sử
Mỹ cũng vừa mới chỉnh lại giờ về như cũ nhỉ. Nhưng hình như việc đổi giờ này không có tác dụng mấy trong tiết kiệm năng lượng đâu.
 
Top Bottom