- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đối với 1 số mạch điện phức tạp, không phải nối tiếp, song song hay hỗn hợp đơn thuần, ta phải dựa vào một số quy tắc để biến đổi đưa các mạch điện phức tạp về các mạch điện thông thường. Với kiến thức đã học+ kinh nghiệm rút ra từ chính bản thân, hôm nay mk xin hướng dẫn các bạn một số quy tắc biến đổi mạch điện như sau:
*Quy tắc 1: Chập những điểm có cùng hiệu điện thế và vẽ lại sơ đồ mạch điện tương tương.
VD: Nhìn vào sơ đồ hình 1.1, ta khó có thể hình dung được các điện trở được mắc với nhau như thế nào.
+Vẽ lại sơ đồ mạch điện ở hình 1.1 bằng cách chập các điểm C,D,B có chung điện thế. Dĩ nhiên hai cực của nguồn điện phải vẽ ngoài cùng, các điện trở được mắc vào các điểm nào thì trả về nguyên các điểm đó như hình 1.2.
#Chú ý: Điểm C trùng với điểm B nên [tex]U_{CB}=0[/tex], không có dòng điện qua $R_{3}$ nên có thể bỏ $R_{3}$ đi.
*Quy tắc 2: Tách nút
-Với những mạch điện có tính đối xứng thì mới áp dụng được quy tắc tách nút, tách 1 nút thành nhiều điểm khác nhau, nếu các điểm vừa tách ra có cùng hiệu điện thế.
VD: Cho mạch điện như hình 2.1, mỗi đoạn thẳng trong mạch có điện trở bằng $R$
+ Với sơ đồ này ta không thể phân tích đc mạch điện, cần phải vẽ lại mạch điện.
+Vì mạch AC có tính đối xứng và O là tâm đối xứng nên có thể tách nút O thành 2 điểm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] như hình 2.2. Mạch điện này vẫn có tính đối xứng nên 2 điểm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] có điện thế bằng nhau.
+Phân tích mạch điện của hình 2.2 như sau :[tex][R nt(2R//2R)ntR]//[Rnt(2R//2R)ntR][/tex]
*Quy tắc 3: Bỏ điện trở.
- Ta có thể bỏ đi các điện trở không hoạt động nếu hiệu điện thế hai đầu của nó luôn bằng nhau.
VD: Ta không thể tính được điện trở tương đương của mạch điện ở hình 3.1.mỗi đoạn thẳng trong mạch có điện trở bằng $R$
+Muốn giải bài toán này cần phải vẽ lại mạch điện.
+Nhận xét: Mạch điện MN có tính đối xứng. Các điểm P,O,Q có cùng điện thế nên ta có thể bỏ các điện trở nối giữa hai điểm P,O và O,Q. Như vậy, mạch điện chỉ còn lại như hình 3.2
+Phân tích mạch điện của sơ đồ hình 3.2 như sau: [tex]4R//2R//4R[/tex]
*Quy tắc 4: Mạch tuần hoàn vô hạn:
-Nếu một mạch điện được lặp đi, lặp lại một mắt xích điện trở kéo dài đến vô tận thì điện trở tương tương của mạch sẽ không thay đổi khi ta thêm hoặc bớt một mắt xích vào đầu mạch
VD: Tính điện trở tương tương trong hình 4.1. Trong đó mỗi điện trở là $r$
+Vì mạch có tính tuần hoàn, đoạn ACDB được lặp đi, lặp lại và được coi như một mắt xích.
+Do mạch còn vô hạn nên có thể tưởng tượng cắt bớt đi một mắt xích ACDB mà điện trở toàn mạch không thay đổi. Ta đc một mạch điện tương đương như hình 4.2
+ Mạch gồm: [tex](R_{MN}//r)nt 2r[/tex]
[tex]\Rightarrow R_{MN}=2r+\frac{R_{MN.r}}{R_{MN}+r}\Rightarrow R_{MN}=(1+\sqrt{3})r[/tex]
Mong rằng những gì mk chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trước những bài tập điện nâng cao.Mk sẽ post những kĩ năng làm bài tập Vật lý lên nữa nha.
Hãy tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho mk và BQT box Lý HMF nhé! Cảm ơn các bạn nhiều!
*Quy tắc 1: Chập những điểm có cùng hiệu điện thế và vẽ lại sơ đồ mạch điện tương tương.
VD: Nhìn vào sơ đồ hình 1.1, ta khó có thể hình dung được các điện trở được mắc với nhau như thế nào.
+Vẽ lại sơ đồ mạch điện ở hình 1.1 bằng cách chập các điểm C,D,B có chung điện thế. Dĩ nhiên hai cực của nguồn điện phải vẽ ngoài cùng, các điện trở được mắc vào các điểm nào thì trả về nguyên các điểm đó như hình 1.2.
#Chú ý: Điểm C trùng với điểm B nên [tex]U_{CB}=0[/tex], không có dòng điện qua $R_{3}$ nên có thể bỏ $R_{3}$ đi.
*Quy tắc 2: Tách nút
-Với những mạch điện có tính đối xứng thì mới áp dụng được quy tắc tách nút, tách 1 nút thành nhiều điểm khác nhau, nếu các điểm vừa tách ra có cùng hiệu điện thế.
VD: Cho mạch điện như hình 2.1, mỗi đoạn thẳng trong mạch có điện trở bằng $R$
+ Với sơ đồ này ta không thể phân tích đc mạch điện, cần phải vẽ lại mạch điện.
+Vì mạch AC có tính đối xứng và O là tâm đối xứng nên có thể tách nút O thành 2 điểm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] như hình 2.2. Mạch điện này vẫn có tính đối xứng nên 2 điểm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] có điện thế bằng nhau.
+Phân tích mạch điện của hình 2.2 như sau :[tex][R nt(2R//2R)ntR]//[Rnt(2R//2R)ntR][/tex]
*Quy tắc 3: Bỏ điện trở.
- Ta có thể bỏ đi các điện trở không hoạt động nếu hiệu điện thế hai đầu của nó luôn bằng nhau.
VD: Ta không thể tính được điện trở tương đương của mạch điện ở hình 3.1.mỗi đoạn thẳng trong mạch có điện trở bằng $R$
+Muốn giải bài toán này cần phải vẽ lại mạch điện.
+Nhận xét: Mạch điện MN có tính đối xứng. Các điểm P,O,Q có cùng điện thế nên ta có thể bỏ các điện trở nối giữa hai điểm P,O và O,Q. Như vậy, mạch điện chỉ còn lại như hình 3.2
+Phân tích mạch điện của sơ đồ hình 3.2 như sau: [tex]4R//2R//4R[/tex]
*Quy tắc 4: Mạch tuần hoàn vô hạn:
-Nếu một mạch điện được lặp đi, lặp lại một mắt xích điện trở kéo dài đến vô tận thì điện trở tương tương của mạch sẽ không thay đổi khi ta thêm hoặc bớt một mắt xích vào đầu mạch
VD: Tính điện trở tương tương trong hình 4.1. Trong đó mỗi điện trở là $r$
+Vì mạch có tính tuần hoàn, đoạn ACDB được lặp đi, lặp lại và được coi như một mắt xích.
+Do mạch còn vô hạn nên có thể tưởng tượng cắt bớt đi một mắt xích ACDB mà điện trở toàn mạch không thay đổi. Ta đc một mạch điện tương đương như hình 4.2
+ Mạch gồm: [tex](R_{MN}//r)nt 2r[/tex]
[tex]\Rightarrow R_{MN}=2r+\frac{R_{MN.r}}{R_{MN}+r}\Rightarrow R_{MN}=(1+\sqrt{3})r[/tex]
Mong rằng những gì mk chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trước những bài tập điện nâng cao.Mk sẽ post những kĩ năng làm bài tập Vật lý lên nữa nha.
Hãy tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho mk và BQT box Lý HMF nhé! Cảm ơn các bạn nhiều!