[Vật Lý 9] ★tổng hợp công thức và bài tập vật lí 9★

K

kienduc_vatli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐẲNG CẤP LÀ NHẤT ĐỜI PHONG ĐỘ LÀ MÃI MÃI​
DẠO NÀY BOX LÍ 9 BUỒN QUÁ. NHÂN TÀI ĐÂU HẾT RỒI SAO KHÔNG KHÔNG TRỔ TÀI RA.
NAY MÌNH LẬP TOPIC NÀY VỚI MỤC ĐÍCH ĐƯA RA CÔNG THỨC VÀ BÀI TẬP THEO TỪNG CHUYÊN ĐỀ ĐỂ CÁC BẠN TỰ LUYỆN
"NẾU BẠN NÀO GIẢI ĐÚNG BÀI TẬP MÌNH ĐƯA RA SẼ ĐƯỢC MÌNH VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CẢM ƠN'
RẤT MONG CÁC BẠN THAM GIA ỦNG HỘ



CHUYÊN ĐỀ 1: ĐIỆN HỌC
I.Định luật Ohm:
[TEX]I=\frac{U}R[/TEX] từ đó suy ra các đại lượng còn lại

Đoạn mạch nối tiếp:

[TEX]I=I_1=I_2=...=I_n[/TEX]

[TEX]U=U_1+U_2+...+U_n[/TEX]

[TEX]R_{td}=R_1+R_2+...+R_n[/TEX]

Nếu [TEX]R_1=R_2=...=R_n [/TEX] thì [TEX]R_{td}=nR_1[/TEX]

[TEX]\frac{U_1}{U_2}=\frac{R_1}{R_2}[/TEX]

Đoạn mạch song song:

[TEX]I=I_1+I_2+...+I_n[/TEX]

[TEX]U=U_1=U_2=...=U_n[/TEX]

[TEX]\frac{1}{R_{td}}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}+...+ \frac {1}{R_n}[/TEX]

Nếu [TEX]R_1=R_2=...=R_n[/TEX] thì [TEX]R_{td}=\frac{R_1}n[/TEX]

[TEX]\frac{I_1}{I_2}=\frac{R_2}{R_1}[/TEX]
Đoạn mạch hỗn hợp :
[TEX](R_1 nt ( R_2 // R_3 ) . I = I_1 = I _{23} = I_3 + I_2 .[/TEX]
[TEX]U = U_1 + U_{23}[/TEX] (mà [TEX]U_{23} = U_2 = U_3[/TEX] ) .
[TEX]R_{td} = R1 + R_{23}[/TEX] ( mà )
$( ( R_1 nt R_2 ) // R3 .
I = I12 + I3 ( mà I12 = I1 = I2 ) .
U = U_{12} = U_3 (mà U_{12} = U_1 + U_2 )
; ( mà R_{12} = R_1 + R_2 ) .
(1KΩ = 1000 Ω
(1MΩ = 1000 000 Ω $
 
K

kienduc_vatli

bài tập định luật ôm

1/Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 ; R2 = 5 ; R3 = 7 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
2.Cho ba điện trở R1 = 6 ; R2 = 12 ; R3 = 16 được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.


 
V

vipboycodon

1.a điện trở tương đương :
$R_{tđ} = R_1+R_2+R_3 = 3+5+7 = 15$ (ôm)
b. Cường độ dòng điện mạch chính là:
$I = \dfrac{U}{R_{tđ}} = \dfrac{6}{15} = 0,4$ (A)
Hiệu điện thế $U_1$ là:
$U_1 = I_1.R_1 = 0,4.3 = 1,2$ (V)
Hiệu điện thế $U_2$ là:
$U_2 = I_2.R_2 = 0,4.5 = 2$ (V)
Hiệu điện thế $U_3$ là:
$U_3 = I_3.R_3 = 0,4.7 = 2,8$ (V).
 
Last edited by a moderator:
L

letrang2404

bài 1
Rtđ=R1+R2+R3=3+5+7=15
I=U/R=6/15=0,4A
U1=I.R1=0,4.3=1,2V
U2=I.R2=0,4.5=2V
U3=I.R3=0,4.7=2,8V
 
V

vipboycodon

2.a: Điện trở tương đương là:
$\dfrac{1}{R_{tđ}} = \dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}+\dfrac{1}{R_3} = \dfrac{1}{6}+\dfrac{1}{12}+\dfrac{1}{16} = \dfrac{5}{16}$
=> $R_{tđ} = \dfrac{16}{5} = 3,2$ (ôm)
b.Cường độ dòng điện mạch chính:
$I = \dfrac{U}{R_{tđ}} = \dfrac{2,4}{3,2} = 0,75 (A)$
Cường độ dòng điện $I_1$ là:
$I_1 = \dfrac{U_1}{R_1} = \dfrac{2,4}{6} = 0,4 (A)$
Cường độ dòng điện $I_2$ là:
$I_2 = \dfrac{U_2}{R_2} = \dfrac{2,4}{12} = 0,2 (A)$
Cường độ dòng điện $I_3$ là:
$I_3 = \dfrac{U_3}{R_3} = \dfrac{2,4}{16} = 0,15 (A)$
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY
“Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”
Công thức: $ R=p\frac{l}{s} $ với: R: điện trở dây dẫn(ôm);l: chiều dài dây dẫn (m);
S: tiết diện của dây (m2); : điện trở suất (ôm .m)



* Ýnghĩa của điện trở suất
 Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1m2.
 Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT
1/ Biến trở
 được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
 Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp).Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
2/ Điện trở dùng trong kỹ thuật
 Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.
 Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:
- Trị số được ghi trên điện trở.
- Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở.
CÔNG SUẤT ĐIỆN
1/ Công suất điện
Công suất điện trong một đọan mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = U.I

2/ Hệ quả:
Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:
P = I^2.R hoặc P = U^2/R

3/ Chú ý
 Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
 Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.
- ĐIỆN NĂNG – CÔNG DÒNG ĐIỆN
I- Điện năng
1/ Điện năng là gì?
Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi
nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.
2/ Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Ví dụ:
- Bóng đèn dây tóc: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơn điện, bàn là: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơn nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
3/ Hiệu suất sử dụng điện
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công thức: H=(A1/A).100%
- A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
- A: điện năng tiêu thụ.

- Công dòng điện (điện năng tiêu thụ)
1/ Công dòng điện
Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
Công thức: A = P.t = U.I.t với: A: công dòng điện (J)
P: công suất điện (W)
t: thời gian (s)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
2/ Đo điện năng tiêu thụ
Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (kW.h). *1 kW.h = 3 600 000J = 3 600kJ
- ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ
(Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)
“Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua”
Công thức: Q = I^2.R.t
với:
Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: cường độ dòng điện (A)
R: điện trở ( ôm)
t: thời gian (s)
* Chú ý: nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q=0,24.I^2.R.t
 
K

kienduc_vatli

bài tập tự luyện

1.Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 20oC thì mất một thời gian là 14phút 35 giây.
1/ Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
2/ Mỗi ngày đun sôi 5lít nước ở điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho biết giá 1kWh điện là 800đồng.
2.Một dây dẫn bằng nikêlin có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.
a/ Tính điện trở của dây. b/ Tính cường độ dòng điện qua dây.
 
T

tamaharu

Tóm tắt với đổi đơn vị mình không ghi nữa nhé.

Bài 1,

Ta có: U = $U_{đm}$ = 220 V
\Rightarrow Bếp điện hoạt động bình thường
P = $P_{đm}$ = 1000 W
1, Nhiệt lượng thu vào của 2,5 kg nước:
$Q_{1}$ = m.c.\Delta$t^o$ = 2,5.4200.($100^o$ C - $20^o$ C) = 840000 (J)
Nhiệt lượng bếp điện tỏa ra:
$Q_{2}$ = $I^2$ . R . t = P .t = 1000 . 875 = 875000 (J)
Hiệu suất của bếp điện là:
H = $\frac{Q1}{Q2}$ . 100% = $\frac{840000}{875000}$ . 100% = 96 %

2, Trong một ngày điện năng tiêu thụ để đun sôi 5 lít nước gấp 2 lần điện năng tiêu thụ để đun sôi 2,5 lít nước.

Ta có: Nhiệt lượng bếp tỏa ra mỗi ngày là:
Q3 = 2. Q2 = 2 . 875000 = 2. 875000 = 1750000 (J)
Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày:
A = Q3 . 30 = 1750000 . 30= 52500000 J = 14,6 kWh
Tiền điện phải trả là:
14,6 . 800 = 11680 (đồng)

Bài 2,

Đổi S = $0,5 mm^2$ = 0,5 . $10^-6$ $m^2$

a, Điện trở của dây nikelin:

R=p . $\frac{l}{S}$ = 0,4.$10^-6$ . $\frac{100}{0,5 . 10^-6}$= 80 (ôm)

b, Cường độ dòng điện chạy qua dây:

I = $\frac{U}{R}$ = $\frac{120}{80}$ = 1,5 (A)
 
K

kienduc_vatli

ôn tập nào

?1: Một hộ gia đình có các dụng cụ điện sau đây: 1 bếp điện 220V – 600W; 4 quạt điện 220V – 110W; 6 bóng đèn 220V – 100W. Tất cả đều được sử dụng ở hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày đèn dùng 6 giờ, quạt dùng 10 giờ và bếp dùng 4 giờ.
1/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ.
2/ Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) và tiền điện phải trả biết 1 kWh điện giá 800 đồng.
?2.Có hai bóng đèn ghi 110V-75W và 110V-25W.
a. So sánh điện trở của hai bóng đèn trên?
b. Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào mạng điện 220V thì đèn nào sáng hơn? Vì sao?
c. Mắc song song hai bóng với nhau. Muốn hai đèn sáng bình thường khi mắc hệ hai bóng vào mạng điện 220V thì phải dùng thêm một biến trở có giá trị bằng bao nhiêu? Đèn nào sáng hơn?
?3.Cho ba điện trở R1 = 6 ; R2 = 12 ; R3 = 16 được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.
?4.Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 ; R2 = 5 ; R3 = 7 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
 
V

vipboycodon

Bài 3.
Điện trở tương đương là:
$\dfrac{1}{R_{tđ}} = \dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}+\dfrac{1}{R_3} = \dfrac{1}{6} + \dfrac{1}{12}+\dfrac{1}{16} = \dfrac{5}{16}$ (ôm)
=> $R_{tđ} = \dfrac{16}{5}$ (ôm)
Cường độ dòng điện đi qua mạch chính là:
$I = \dfrac{U}{R_{tđ} = 2,4.\dfrac{5}{16} = 0,75$ (A)
Cường độ đi qua điện trở $R_1$ là:
$I_1 = \dfrac{U}{R_1} = \dfrac{2,4}{6} = 0,4$ (A)
Cường độ dòng điện đi qua điện trở $R_2$ là:
$I_2 = \dfrac{U}{R_2} = \dfrac{2,4}{12} = 0,2$ (A)
Cường độ dòng điện đi qua điện trở $R_3$ là:
$I_3 = \dfrac{U}{R_3} = \dfrac{2,4}{16} = 0,15$ (A)
 
Last edited by a moderator:
L

lehailong1999

bài 1
a,Ibếp điện=600:220=2,7(ôm)
I quạt điện=110:220=0.5(ôm)
I bóng đèn=100:220=0,45(ôm)
đổi 600W=0.6KW
110W=0.11KW
100W=0.1KW
Công của bếp điện trong mỗi ngày là:
A=0,6x4=2,4(kWh)
công của 4 quạt điện trong mỗi ngày là:
A=4,0x11x10=4,4(kWh)
Công của 6 bóng đèn mỗi ngày là:
A=0,1x6x6=3.6(kWh)
điện năng tiêu thụ trong tháng là :
A=(2,4+4,4+3,6)x30=312(kWh)
tiền điện phải trả là;
312x800=249600 đồng
 
D

dragonballz1999

nè các bạn minh cần các bài toán khó về công suất lớn nhất,các bài toán về ghép mạch điện nha
 
H

huong_ntqh

Có thể nào giải cho mình khái quát các bài tập về máy phát điện, nơi tiêu thụ, chẳng hạn như vậy
 
H

hlht_627157

Mọi người viết các công thức, vẽ hình hay viết phân số thế nào đấy, chỉ cho mình được không?
 
3

3852713

làm bài lí 9( đề thi chuyển cấp)

Anh chị nào có bài và đáp án các môn toán, vật lí, ngữ văn, anh văn lớp 9 lên 10 .Đề thi chuyển cấp đó mà......Có thì đăng lên e xem chút nha các anh chị..... thứ 7 này là thi r mà e không biết ôn gì hết à :(:confused:.......anh chị nào biết gì chỉ e với:).........e cảm ơn các anh chị nhiều lắm :):):):):):)/:)
 
C

congratulation11

Anh chị nào có bài và đáp án các môn toán, vật lí, ngữ văn, anh văn lớp 9 lên 10 .Đề thi chuyển cấp đó mà......Có thì đăng lên e xem chút nha các anh chị..... thứ 7 này là thi r mà e không biết ôn gì hết à :(:confused:.......anh chị nào biết gì chỉ e với:).........e cảm ơn các anh chị nhiều lắm :):):):):):)/:)

Nếu thứ 7 tới mà em chưa học gì thì quả không ổn chút nào, lại còn ôm đồm nhiều môn thế nữa...

Bây giờ em cần xác định tình hình kiến thức hiện tại của mình:

+ Lý thuyết các môn đó ổn chưa?

Nếu chưa thì có làm bt cũng chả hiểu gì đâu.

+ Nếu lí thuyết ổn rồi thì kiếm đề năm trước coi qua, thử làm đi. Nếu không kiếm được thì nhờ thầy cô tư vấn.
----------------
Theo kinh nghiệm của tôi thì nếu trường em chọn không phải trường chuyên thì em có thể học sgk là có thể đậu rồi. Còn nếu thi trường chuyên mà giờ mới ôn thì coi như xác định rồi.

Chúc em học và thi tốt, có quyết định đúng đắn cho bản thân. :)
 
  • Like
Reactions: Jae Shin
1

17912

5.12 Cho một ampe kế, một hiệu điện thế U không đổi, các dây dẫn nối, một điện trở R đã biết giá trị và một điện trở Rx chưa biết giá trị. Hãy nêu một phương án giúp xác định giá trị của Rx (Vẽ hình và giải thích cách làm)

5.13 Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1,R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1=0,2A; nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2=0,9A. Tính R1,R2?

8.5* Một dây nhôm dài l1=200m, tiết diện S1=1mm2 thì có điện trở R1=5,6Ω. Hỏi một dây nhôm khác tiết diện S2=2mm2 và điện trở R2=16,8Ω thì có chiều dài l2 là bao nhiêu?
Có ai biết không giúp tớ với.
 
B

bongbin302

5.13/
Bài này thì bạn chia ra 2 trường hợp để tính:
* Khi mắc nối tiếp 2 điện trở:
R toàn mạch = R1 + R2
Ta có: Rtm = U/I = 1,8/0,2 = 9
Hay R1+R2 = 9 (1)
* Mắc song song 2 điện trở:
Điện trở toàn mạch:
Rtm = R1.R2/(R1+R2)
Ta có: Rtm = U/I = 1,8/0,9 = 2
Hay R1.R2/(R1+R2) = 2
<=> 2(R1+R2) = R1.R2 (2)
Từ (1) và (2) ta được hệ:

R1+R2 = 9 (1)
2(R1+R2) = R1.R2 (2)

<=> 2(R1+R2) = 18 (3)
Trừ (2) và (3)
R1.R2 - 18 = 0
R1.R2 = 18 (4)
Kết hợp (1) và (4)
R1 + R2 = 9 => R1 = 9 - R2
R1.R2 = 18
(9-R2)R2 = 18
R2^2 - 9.R2 + 18 = 0
(R2-6)(R2-3) = 0
R2 = 6 ôm hoặc R2 = 3 (ôm)
=> R1 = 3 ôm hoặc R2 = 6 (ôm)
Ta được 2 bộ (R1;R2) là (6;3) và (3;6)
---------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------
I realized why I was lost. It's not because I didn't have a map... It was because I didn't have a destination.
Tôi nhận ra vì sao mình lạc đường, không phải vì tôi không có bản đồ, mà vì tôi không có một điểm đến !
 
S

shippou12345

Ngắn gọn hơn nè bạn!

5.13/
Bài này thì bạn chia ra 2 trường hợp để tính:
* Khi mắc nối tiếp 2 điện trở:
R toàn mạch = R1 + R2
Ta có: Rtm = U/I = 1,8/0,2 = 9
Hay R1+R2 = 9 (1)
* Mắc song song 2 điện trở:
Điện trở toàn mạch:
Rtm = R1.R2/(R1+R2)
Ta có: Rtm = U/I = 1,8/0,9 = 2

Giải tiếp:


Hay $\frac{R_{1}*R_{2}}{R_{1} + R_{2}}$ = 2 (2)
Từ (1) \Leftrightarrow $R_{2} = 9 - R_{1}$ (3)
Thay (3) vào (2) ta được :
$\frac{(9 - R_{2})R_{2}}{9 - R_{2} + R_{2}}$ = 2
\Leftrightarrow $\frac{9R_{2} - R_{2}^2}{9}$ = 2
\Leftrightarrow $9*R_{2} - R_{2}^2$ = 18
\Leftrightarrow $R_{2}^2 - 9R_{2} + 18$ = 0
\Leftrightarrow $(R_{2} - 3)(R_{2} - 6) = 0$
\Leftrightarrow $ R_{2} = 3$ hoặc $R_{2} = 6 $
\Leftrightarrow $ R_{1} = 6$ hoặc $R_{1} = 3 $
Vậy ta được hai cặp giá trị $(R_{1};R_{2})$ là (3;6) hoặc (6;3).

:khi (72)::khi (72)::khi (72):
 
Top Bottom