[vật lý 9] Bài khó

L

laughingoutloud

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một dây dẫn hình trụ có điện trở 5ôm. Kéo dãn đều đặn sao cho chiều dài tăng 5 lần. Tính điện trở của dây sau khi kéo
Các bạn giảii chi tiết bài này giúp mình nha :D tại mình không hiểu cách dùng công thức bài này cho lắm! Cảm ơn tất cả ạh!
 
C

congratulation11

Điện trở của dây:

$R=\rho.\dfrac{l}{S}$

Qua công thức, nhận thấy chiều dài dây tỉ lệ thuận với điện trở.

Suy ra: khi chiều dài tăng gấp 5 thì điện trở cũng tăng gấp 5.

Vậy thì, sau khi kéo:

$R'=5.5=25 \ \ (\Omega)$
...
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Điện trở của dây:

$R=\rho.\dfrac{l}{S}$

Qua công thức, nhận thấy chiều dài dây tỉ lệ thuận với điện trở.

Suy ra: khi chiều dài tăng gấp 5 thì điện trở cũng tăng gấp 5.

Vậy thì, sau khi kéo:

$R'=5.5=25 \ \ (\Omega)$
...

Anh thắc mắc là liệu điện trở suất có thay đổi không ... Kéo dãn ít không nói gì, nhưng kéo dài ra gấp 5 lần thì cấu tạo bên trong thay đổi hết rồi còn gì.

Công thức của em nói lên điện trở tỷ lệ thuận với chiều dài, ý tức là một đoạn dây dài l điện trở phân bố đều thì khi cắt làm đôi, mỗi phần có điện trở bằng phân nửa. Còn bài này thì cấu tạo trước sau của dây đã thay đổi, có lẽ điện trở không tăng 5 lần đâu =.=''

Đề cần nó kỹ hơn mới được!
 
C

congratulation11

Anh thắc mắc là liệu điện trở suất có thay đổi không ... Kéo dãn ít không nói gì, nhưng kéo dài ra gấp 5 lần thì cấu tạo bên trong thay đổi hết rồi còn gì.

Công thức của em nói lên điện trở tỷ lệ thuận với chiều dài, ý tức là một đoạn dây dài l điện trở phân bố đều thì khi cắt làm đôi, mỗi phần có điện trở bằng phân nửa. Còn bài này thì cấu tạo trước sau của dây đã thay đổi, có lẽ điện trở không tăng 5 lần đâu =.=''

Đề cần nó kỹ hơn mới được!

Thế theo anh thì nó thay đổi cái gì ạ.

Những lớp dưới này hay hiểu đề theo kiểu lí tưởng. Ý em là tiết diện vẫn đều.

Brừ...
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Thế theo anh thì nó thay đổi cái gì ạ.

Những lớp dưới này hay hiểu đề theo kiểu lí tưởng. Ý em là tiết diện vẫn đều.

Brừ...

Hừm ... Anh đã nói quá rõ rồi còn gì ... Thay đổi điện trở suất chứ gì nữa ;)) Thay đổi cấu tạo chính là thay đổi điện trở suất đó :D

p/s: Thế này mới đúng là BÀI KHÓ theo đúng tiêu đề :D
 
C

congratulation11

Cấu tạo chính của nó:

+ Lúc đầu: ....
+ Sau khi kéo: ...

Em thấy nó chả thay đổi gì.

Đồng vẫn là đồng, sắt vẫn là sắt...
 
L

laughingoutloud

?

Điện trở của dây:

$R=\rho.\dfrac{l}{S}$

Qua công thức, nhận thấy chiều dài dây tỉ lệ thuận với điện trở.

Suy ra: khi chiều dài tăng gấp 5 thì điện trở cũng tăng gấp 5.

Vậy thì, sau khi kéo:

$R'=5.5=25 \ \ (\Omega)$
...

Đáp án cuối của bài này là 125ôm á chị! :D Lúc đầu em cũng làm giống chị nhưng sai nên nhờ mọi người giải thích :)
 
N

nguyentranminhhb

Nếu đáp án là $125\Omega$ thì sẽ là như thế này:
Vì thể tích của đoạn dây không đổi nên khi kéo dài gấp 5 lần thì tiết diện nhỏ lại 5 lần
-> $R=5.5.5=125\Omega$
 
Top Bottom