Vật lí [Vật lý 8] Lớp học vật lý

0

0872

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phiên bản của box lý (Trước là box hóa) ;))
Mình mở ra topic này để mọi người có thể học và trao đổi về vật lý 8 :)

:M012: Quy đinh lớp học:
+ Nghỉ học 1 tuần không phép ra khỏi lớp
+ Tất cả mọi người đều có thể tham gia (Không cần đăng kí)
+ Không biết phải hỏi

:M012: Thời gian học: 2 buổi trên tuần từ 2h00 đến 3h30
+ Thứ 2
+ Thứ 4
+ Thứ 6

:M012: Cách thức học:
+ Mình sẽ tìm tài liệu cho các bạn biết kiến thức mới
+ Mỗi buổi sẽ có bài tập về nhà để củng cố kiến thức

* 29- 7 lớp sẽ chính thức khai giảng
Mong rằng mọi người sẽ cùng cố gắng để tạo ra 1 lớp học có hiệu quả ;)
 
Last edited by a moderator:
0

0872

CHƯƠNG I: CƠ HỌC
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chuyển động cơ học:
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

2. Tính tương đối của chuyển động:
- Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
- Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

3. Các dạng chuyển động thường gặp:
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI:

1. Chuyển động cơ học:
- Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
- Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
- Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.

2. Tính tương đối của chuyển động
- Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.
 
Last edited by a moderator:
0

0872

Muốn làm được những bài tập khó thì chúng ta phải nắm chắc kiến thức cơ bản
Trước hết chúng ta làm bài tập sách giáo khoa và sách bài tập ( chương trình cơ bản )

Bài C1 trong SGK:

C1: Làm thế nào để nhận biết 1 ô tô trên đường, 1 chiếc thuyền trên sông, 1 đám mây trên trời ... đang chuyển động hay đứng yên ?
 
H

huuthuyenrop2

Chọn 1 vật đứng yên làm mốc, xem khoảng cách từ đó đến vật có bị thay đổi theo thời gian ko từ đó kết luận
 
H

huy14112

Muốn làm được những bài tập khó thì chúng ta phải nắm chắc kiến thức cơ bản
Trước hết chúng ta làm bài tập sách giáo khoa và sách bài tập ( chương trình cơ bản )

Bài C1 trong SGK:

C1: Làm thế nào để nhận biết 1 ô tô trên đường, 1 chiếc thuyền trên sông, 1 đám mây trên trời ... đang chuyển động hay đứng yên ?

Chọn 1 vật làm mốc (như cây côi , nhà cửa .....) xem khoảng cách từ vật mốc đến vật có thay đổi theo thời gian hay không sẽ được kết luận.
 
H

hoamattroi_3520725127

C1: Làm thế nào để nhận biết 1 ô tô trên đường, 1 chiếc thuyền trên sông, 1 đám mây trên trời ... đang chuyển động hay đứng yên ?

Mình sẽ đứng yên làm vật mốc. Sau đó quan sát chiếc ô tô, chiếc thuyền, đám mây xem theo thời gian thì khoảng cách giữa mắt và các vật có thay đổi ko. Nếu có thì vật chuyển động, còn không thì vật đứng yên
 
0

0872

BTVN:
Củng cố bài học bằng một số câu hỏi từ hocmai.vn
Các bạn nhớ chọn đáp án và giải thích kĩ càng nhé :)

1,
Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Các cây cối ven đường và tàu được xem là chuyển động so với vật nào sau đây:

A. Đầu tàu.
B. Người lái tàu.
C. Đường ray.
D. Người soát vé.

2,
Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
C. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

3,
Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?

A. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.
B. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe.
C. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.
D. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

4,
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động và đứng yên?

A. Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
B. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi.
C. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích.
D. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
 
Last edited by a moderator:
D

duonghongsonmeo

1.D. Người soát vé.
2.D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
3.A. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.
4.B. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi.
 
H

huy14112

BTVN:
Củng cố bài học bằng một số câu hỏi từ hocmai.vn
Các bạn nhớ chọn đáp án và giải thích kĩ càng nhé :)

1,
Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Các cây cối ven đường và tàu được xem là chuyển động so với vật nào sau đây:

A. Đầu tàu.
B. Người lái tàu.
C. Đường ray.
D. Người soát vé.

2,
Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
C. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

3,
Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?

A. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.
B. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe.
C. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.
D. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

4,
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động và đứng yên?

A. Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
B. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi.
C. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích.
D. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc.

Mình nghĩ là :

1B

2D

3A

4D

______________________________________________
 
H

huuthuyenrop2

BTVN:
Củng cố bài học bằng một số câu hỏi từ hocmai.vn
Các bạn nhớ chọn đáp án và giải thích kĩ càng nhé :)

1,
Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Các cây cối ven đường và tàu được xem là chuyển động so với vật nào sau đây:

A. Đầu tàu.
B. Người lái tàu.
C. Đường ray.
D. Người soát vé.

2,
Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
C. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

3,
Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?

A. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.
B. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe.
C. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.
D. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

4,
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động và đứng yên?

A. Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
B. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi.
C. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích.
D. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc.

Theo anh kết quả là:
1 -D
2-D
3-A
4-Theo anh là em cho đề sai rồi. Phải là câu sai chứ nếu đúng như anh nói thì là C
 
0

0872

* Chữa BTVN:

1,
Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Các cây cối ven đường và tàu được xem là chuyển động so với vật nào sau đây:

A. Đầu tàu.
B. Người lái tàu.
C. Đường ray.
D. Người soát vé.

2,
Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
C. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

3,
Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?

A. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.
B. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe.
C. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.
D. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

4,
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động và đứng yên?

A. Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
B. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi.
C. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích.
D. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
 
0

0872

Bài 2: VẬN TỐC (Tiết 1)

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Vận tốc

- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

2. Công thức tính vận tốc: $v = \dfrac{S}{t}$
- Trong đó:

S: quãng đường
t: thời gian
v: vận tốc

3. Đơn vị của vận tốc:
- Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
- Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
- Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3, 6 km hay $1 km/h = \dfrac{1}{3,6} km/s$

* Lưu ý:

- Trong hàng hải người ta thường dùng "nút" làm đơn vị đo v

$1 nút = 1 hải lý = 1, 852 km/h = 0, 514 m/s$ hay $1 m/s = \dfrac{1}{0, 514}$ nút

Vận tốc ánh sáng = 300000 km/s

Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là "Năm ánh sáng" . Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong 1 năm

- Năm ánh sáng = $9, 4608 . 10^{12} km \approx 10^{16} m$

- Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến trái đất là 4, 3 triệu năm ánh sáng

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Công thức tính v

- Công thức tính v: $v = \dfrac{S}{t}$

Từ đây ta suy ra các công thức:

- Công thức tính S: $S = v.t$

- Công thức tính t: $t= \dfrac{S}{t}$

2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm
- Vật A và vật B đều chuyển động. Vật C làm mốc
- Căn cứ vào vận tốc chuyển động trong cùng 1 đơn vị:
Vật có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh và ngược lại
- Để biết $v_1$ lớn gấp mấy lần $v_2$ ta lập tỉ số giữa 2v

VD: Vật A và vật B đều chuyển động. Tìm $v_a$ so với $v_b$

Có 2 trường hợp

TH1: Chuyển động cùng chiều

$v=v_a-v_b (v_a>v_b)$ Vật A lại gần vật B
$v=v_ab-v_a (v_b>v_a)$ Vật B đi xa vật A

TH2: Chuyển động ngược chiều

- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều, ta cộng v của chúng lại với nhau ($v= v_a - v_b$)
 
Last edited by a moderator:
0

0872

Một số bài tập cơ bản:

1. Chuyển động của phân tử hyđrô ở $0^oC$ có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn ?


2. Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. Hỏi người nào đi nhanh hơn ?
 
H

huy14112

Một số bài tập cơ bản:

1. Chuyển động của phân tử hyđrô ở $0^oC$ có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn ?


2. Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. Hỏi người nào đi nhanh hơn ?

1.

vận tốc của hydro là : $1692 m/s=(1692.3,6)km/h=6091,2km/h$

vậy đương nhiên chậm hơn vệ tinh của trái đất.

2.Vận tốc của người thứ nhất là : 300.60=18000(m/h)=18(km/h)

Vận tốc của người thứ nhất là : 7,5:0,5=15(km/h)

Người thứ nhất sẽ đi nhanh hơn.



 
L

loveconan

Mình có một bài này muốn hỏi các bạn nè!
Một người dự định đi xe đạp từ A~>B trong thời gian là 3 giờ
Nhưng khi người đó đi được $\frac{2}{5}$ qũng đường thì phải nghỉ tại C mất 30 phút. Để đến B đúng giờ người đó phải tăng vận tốc của mình thêm 5Km/h nữa thì mới đến kịp. Hỏi vận tốc dự định và quãng đường là bao nhiêu?
 
Last edited by a moderator:
A

angleofdarkness

Gọi vận tốc dự định là v km/h.
Ta có $v = \dfrac{S}{3}.$ (1)

Theo đề $\dfrac{2S}{5v} + 0,5 + \dfrac{3S}{5(v + 5)} = 3.$ (2)
Thay (1) vào (2) ta được $\dfrac{2S}{\dfrac{5S}{3}} + 0,5 + \dfrac{3S}{5(\dfrac{S}{3} + 5)} = 3$
Hay $\dfrac{6}{5} + 0,5 + \dfrac{9S}{75 + 5S} = 3$

Ta tính được S = 39 km.
Thay vào (1) ta được v = 13 km/h.

@0872: chị khi nào on được mới lên giúp đỡ mọi người và tranh thủ ôn lại bài lớp 8 luôn. Hôm nào chị không on thường xuyên như quy định thì đừng đuổi học chị nhé.
 
Last edited by a moderator:
L

loveconan

Một số bài tập hay và khó nè!
1.Một chiếc thuyền máy chạy xuôi dòng từ A~>B mất 2 giờ, khi trở về vì ngược dòng và chất đầy hàng nên vận tốc của chiếc thuyền đó giảm 10Km/h và phải mất 3 giờ để đi từ B~>A. Tính khoảng cách từ bến A đến bến B. Biết rằng vận tốc của dòng nước là 2Km/h.
2.Hai xe ô tô chuyển động thẳng đều ở hai bến A và B. Khi chúng chuyển động lại gần nhau thì cứ sau mỗi khoảng thời gian t=1 giờ, khoảng cách giữa chúng lại giảm đi một quãng đường S=99Km. Nếu chúng giữ nguyên vận tốc và chuyển động cùng chiều thì cứ sau mỗi khoảng thời gian t'=30 phút khoảng cách giữ chúng giảm đi S'=4,5Km. Tính vận tốc $v_{1}$,$v_{2}$ của mỗi xe(Giả sử $v_{1}$>$v_{2}$
3.Vào lúc 5 giờ một ô tô bắt đầu khởi hành đi từ thành phố A về thành phố B ( Hai thành phố cách nhau 245Km) với vận tốc trung bình $v_{1}$=45Km/h. Lúc 6 giờ một xe ô tô thứ 2 đi từ thành phố B về thành phố A với vận tốc trung bình $v_{2}$=55Km/h
a) Viết công thức tính vị trí của mỗi xe đối với A.
b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách B bao nhiêu km?
c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe cách nhau 20Km.
 
Last edited by a moderator:
G

girllemlinh04

Một số bài tập hay và khó nè!
1.Một chiếc thuyền máy chạy xuôi dòng từ A~>B mất 2 giờ, khi trở về vì ngược dòng và chất đầy hàng nên vận tốc của chiếc thuyền đó giảm 10Km/h và phải mất 3 giờ để đi từ B~>A. Tính khoảng cách từ bến A đến bến B. Biết rằng vận tốc của dòng nước là 2Km/h.
2.Hai xe ô tô chuyển động thẳng đều ở hai bến A và B. Khi chúng chuyển động lại gần nhau thì cứ sau mỗi khoảng thời gian t=1 giờ, khoảng cách giữa chúng lại giảm đi một quãng đường S=99Km. Nếu chúng giữ nguyên vận tốc và chuyển động cùng chiều thì cứ sau mỗi khoảng thời gian t'=30 phút khoảng cách giữ chúng giảm đi S'=4,5Km. Tính vận tốc $v_{1}$,$v_{2}$ của mỗi xe(Giả sử $v_{1}$>$v_{2}$
3.Vào lúc 5 giờ một ô tô bắt đầu khởi hành đi từ thành phố A về thành phố B ( Hai thành phố cách nhau 245Km) với vận tốc trung bình $v_{1}$=45Km/h. Lúc 6 giờ một xe ô tô thứ 2 đi từ thành phố B về thành phố A với vận tốc trung bình $v_{2}$=55Km/h
a) Viết công thức tính vị trí của mỗi xe đối với A.
b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách B bao nhiêu km?
c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe cách nhau 20Km.
Bạn nào giải được thì bạn ấy khá PRỒ luôn đó! Bái phục. :khi (67):

Câu 1: Gọi quãng đường AB là x(km) (x>0)
Ta có bảng sau:
_________S(km)____v(km/h)____t(h)___
A-->B_____x________x/2________2____
B-->A_____x________x/3________3____

Theo đề, ta có pt:
x/2 - x/3 = 10
<=> x=60 (thỏa mãn điều kiện)
Vậy quãng đường AB dài 60km
<Sai thui nha!!> :D

2. Ta có: V1 + V2 = 99
V1 - V2 = 4,5 x 0,5 = 9 (30p = 0,5h)
==> V1 = 54 km/h ; V2= 45 km/h

<Nhìn thử hỉu hok? Hok hỉu thì hỏi nhé!!>

3.Vào lúc 5 giờ một ô tô bắt đầu khởi hành đi từ thành phố A về thành phố B ( Hai thành phố cách nhau 245Km) với vận tốc trung bình v1=45Km/h. Lúc 6 giờ một xe ô tô thứ 2 đi từ thành phố B về thành phố A với vận tốc trung bình v2=55Km/h

a) Công thức tính vị trí của mỗi xe đối với A:
Xe1: 45t (km) <t là khoảng thơi gian nhất định nào đó>
Xe2: 245 - 55(t-1) (km) [điều kiện t>1]

b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách B bao nhiêu km?
Gọi thời gian xe thứ nhất đi đến lúc gặp xe thứ 2 là t', ta có:
45t' + 55(t' -1) = 245
<=> t' = 3
Vậy 2 xe gặp nhau lúc 8h và chỗ đó cách B 55(3-1)=110 km

c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe cách nhau 20Km.
Gọi thời gian xe thứ nhất đi đến lúc cách xe thứ 2 20km là t", ta có:
45t" + 55(t"-1) + 20 = 245
<=> t"=2,8h = 2h 48p
Vậy 2 xe cách nhau 20km lúc 7h48p và chỗ đó cách A 45x2,8=126 km
 
Last edited by a moderator:
0

0872

Xin lỗi mọi người vì mấy hôm nay nình không lên được
Mình sẽ up bù bài học hôm trước :p

Bài 2: VẬN TỐC (Tiết 2)

3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau

a. Nếu hai vật chuyển động ngược chiều


- Khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khỏang cách ban đầu của hai vật

lydgh_zpsb178c77b.png


Trong đó, $S_1$ và $S_2$ là quãng đường vật từ A tới G

AB là tổng quãng đường hai vật đã đi. Gọi chung $S = S_1 + S_2$

Chú ý: Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : $t = t_1 = t_2$

Tổng quát lại ta có:

$\left\{\begin{matrix}
V_1 = \dfrac{S_1}{t_1} & & \\ \\
V_2 = \dfrac{S_2}{t_2} & & \\ \\
S = S_1 + S_2 & &
\end{matrix}\right.$ $S_1 = V_1 . t_1 \\ \\
S_2 = V_2 . t_2$_________$t_1 = \dfrac{S_1}{v_1} \\ \\
t_2 = \dfrac{S_2}{v_2}$

(Ở đây S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật)

b. Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều

Khi gặp nhau , hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật :

xcvbnm_zps8e4d1ff3.png


Ta có : $S_1$ là quãng đường vật A đi tới chổ gặp G.
$S_2$ là quãng đường vật B đi tới chổ gặp G.
S là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khỏang cách ban đầu của 2 vật

Tổng quát ta được:

higravenhlyacute_zpsb80bb394.png


Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : $t = t_1 = t_2$

Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm $t_1$, $t_2$ dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau

4. Bài toán dạng chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng hai bến sông

- Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng, ca nô, ... lúc xuôi dòng là:

$v = v_{xuồng} + v_{nước}$

- Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng, ca nô, ... lúc ngược dòng là:

$v = v_{xuồng} - v_{nước}$

- Khi nước lặng: $v_{nước} = 0$
 
Top Bottom