[vật lý 8]Công thức tính thế năng

M

mrbap_97

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật trong trọng trường.
[TEX]W_t=Pz=mgz[/TEX]
Trong đó:[TEX]W_t[/TEX] là thế năng của vật (J)
g là gia tốc trọng trường [TEX]m/s^2[/TEX] (THCS lấy gần bằng [TEX]10m/s^2[/TEX])
m là khối lượng của vật (kg)
z là độ cao mà vật rơi xuống(m)
 
Last edited by a moderator:
V

vinhthanh1998

Để mình đưa ra một ví dụ sẽ dễ hiểu hơn

Một búa máy rơi lừ độ cao h xuống đập vào cọc làm cho cọc đi sâu vào đất một đoạn s: búa máy đã sinh công. Độ cao h càng lớn thì đoạn đường s mà cọc đi sâu vào đất càng dài
Trong ví dụ trên, vật (búa máy) rơi từ độ cao z (không vận tốc đầu). Khi rơi vật có vận tốc nghĩa là có động năng. Nhờ có động năng này, vật sinh công. Động năng của vật thu được bằng công thực hiện bởi trọng lực trong quá trình rơi:
A=P.h=10m.h
Công A này được định nghĩa là thế năng của vật, kí hiệu là [TEX]W_t[/TEX]
Từ đây ta suy ra được công thức tính thế năng:
[TEX]W_t=P.h=10m.h[/TEX]
 
Q

quoctuan83

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật trong trọng trường.
[TEX]W_t=Pz=mgz[/TEX]
Trong đó:[TEX]W_t[/TEX] là thế năng của vật (J)
g là gia tốc trọng trường [TEX]m/s^2[/TEX] (THCS lấy gần bằng [TEX]10m/s^2[/TEX])
m là khối lượng của vật (kg)
z là độ cao mà vật rơi xuống(m)

Cho hỏi gia tốc trọng trường là gì vậy?
Hình như đây là kiến thức của lớp 10, lớp 8 đâu có:confused:
 
S

snowie.winter

Các bạn vừa đưa ra công thức tính thế năng hấp dẫn đúng không nè? Mình cũng bổ sung luôn công thức tính thế năng đàn hồi nhé!
Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật thì gọi là thế năng đàn hồi: Công thức tính thế năng đàn hồi:
[TEX]\frac{1}{2}[/TEX].k.[TEX]x_2[/TEX]
 
T

tienthaizxccxz

Khoảng cách so với mốc tinh
.................................................................
 
Top Bottom