[vật lý 7]vật lý lý thú

4

40phamkinhvy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cực quang


Hình ảnh cực quang trên trái đất Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên


240px-AuroraB.jpg

Bắc cực quang

240px-AuroraAustralisDisplay.jpg


Nam cực quang

Trên Trái Đất, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở nam bán cầu thì là nam cực quang. Tuy nhiên, cực quang cũng diễn ra trên Kim Tinh và Hỏa Tinh mà chúng lại gần như không có từ trường của hành tinh. Trên Kim Tinh, các phân tử của khí quyển được tích tụ năng lượng trực tiếp từ gió mặt trời; trên Hỏa Tinh, các cực quang diễn ra gần các điểm dị từ khu vực trong lớp vỏ hành tinh, là tàn dư của từ trường cũ của hành tinh (giả thiết) mà ngày nay không còn tồn tại nữa.

Trên Trái Đất, cực quang diễn ra khi các đới bức xạ Van Allen trở nên "quá tải" với các hạt cao năng lượng, sau đó chúng đổ xuống các đường sức từ và va chạm với lớp trên của bầu khí quyển Trái Đất

Nguồn gốc và biểu hiện

Nguồn gốc của các cực quang là khoảng 149 triệu km tính từ Trái Đất về hướng Mặt TrờiCác hạt cao năng lượng từ Mặt Trời được đưa vào không gian cùng với gió mặt trời nóng và luôn luôn tồn tại. Luồng gió này đâm với tốc độ siêu nhanh về phía Trái Đất thông qua khoảng không gian liên hành tinh với vận tốc dao động trong khoảng 300 đến trên 1.000 km/s, mang theo cùng với nó là từ trường mặt trời.

240px-ClassA_1_grand.jpg

Bắc cực quang trên South Dakota

Gió mặt trời làm nhiễu loạn từ trường của Trái Đất để tạo ra quyển từ chứa đầy plasma và có hình dạng tựa sao chổi. Từ trường của Trái Đất có tác dụng như một vật cản, bảo vệ Trái Đất trước các hạt tích năng lượng và bức xạ trong gió mặt trời. Năng lượng và xung lượng của hạt được truyền từ gió mặt trời sang quyển từ thông qua một quy trình được biết như là "tái kết nối từ". Trong quá trình này, các đường sức từ liên hành tinh (xuất phát từ Mặt Trời) được kết hợp với địa từ trường. Các hạt trong gió mặt trời có thể đi vào các đường sức từ mới tạo thành. Các nhà vật lý nghiên cứu về cực quang gọi đó là "đường sức từ mở" (các đường này mở vào gió mặt trời). Do áp suất động lực của gió mặt trời, các đường sức từ mới tạo thành sẽ được di chuyển đối lưu trên đỉnh cực và vào trong đuôi của quyển từ Trái Đất. Ở đây, sự tái kết nối từ trường mới lại có thể diễn ra, tạo ra đường sức từ đóng mới. Đường từ trường đối lưu sẽ chứa các hạt gió mặt trời. Một số hạt sẽ có thể đi tới tầng ion trước khi đường sức từ chạm tới đuôi của quyển từ. Các hạt này tạo ra cực quang ban ngày. Cực quang ban đêm được tạo ra từ các hạt được gia tốc từ đuôi quyển từ về hướng Trái Đất. Các hạt này bị chặn lại bởi các đường sức từ đóng.
240px-Aurora-SpaceShuttle-EO.jpg

Ảnh chụp của nam cực quang, chụp từ tàu vũ trụ trên quỹ đạo vào tháng 5 năm 1991, với cực đại của địa từ trường

Các điện tử bị chặn lại trong từ trường Trái Đất (hiệu ứng gương từ) được gia tốc dọc theo từ trường về phía khu vực vùng cực và sau đó đâm vào khí quyển để tạo ra cực quang. Cực quang diễn ra mãnh liệt nhất vào thời gian hoạt động mạnh của các cơn bão từ sinh ra bởi hoạt động của vết đen mặt trời. Sự phân bổ của cường độ cực quang theo cao độ chỉ ra mức cực đại rõ nhất ở khoảng 100 km phía trên Trái Đất.

Các hạt đâm xuống địa từ trường, chạm tới tầng trung hòa của khí quyển trong một hình gần tròn gọi là ôvan cực quang. Hình gần tròn này có tâm ở phía trên cực từ và kích thước khoảng 3.000 km theo đường kính trong những lúc yên tĩnh. Vòng tròn này lớn nhanh khi quyển từ bị làm nhiễu loạn. Khu vực có ôvan cực quang nói chung tìm thấy trong phạm vi 60 và 70 ° tính theo vĩ độ bắc hay nam. Trong thời gian Mặt Trời hoạt động tích cực thì ôvan cực quang mở rộng và các cực quang có thể được nhìn thấy từ các vĩ độ thấp tới 25-30 ° bắc và nam trong một số trường hợp. Ví dụ, ngày 7 tháng 11 năm 2004, sau khi có hoạt động phun trào của Mặt Trời mãnh liệt, chúng được nhìn thấy ở xa tới tận Arizona. Ở vĩ độ 45 ° cực quang có thể nhìn thấy vào khoảng 5 lần/năm, trong khi ở trên 55 ° thì gần như nhìn thấy chúng mọi đêm.

240px-Aurora1.jpg

Hình ảnh cực quang trên Trái Đất.

Các điểm đặc trưng của cực quang là chúng có nhiều hình dạng và kích thước. Các cung và tia cực quang cao bắt đầu sáng rõ ở cao độ 100 km trên bề mặt Trái Đất và kéo dài lên phía trên dọc theo từ trường trong hàng trăm kilômét. Các cung hay màn này có thể mỏng chỉ khoảng 100 métt khi mở rộng ra đường chân trời. Các cung cực quang có thể gần như đứng im và sau đó tựa như bàn tay, chúng tạo ra một cái màn cao, bắt đầu nhảy múa và đổi hướng. Sau nửa đêm quyến rũ, cực quang có thể có hình dáng loang lổ và các đốm thông thường nhấp nháy sau khoảng mỗi 10 giây cho đến tận rạng đông. Phần lớn các cực quang có màu vàng ánh lục nhưng đôi khi các tia cao sẽ có màu đỏ ở đỉnh và dọc theo gờ thấp của chúng. Trong một ít trường hợp, ánh sáng Mặt Trời sẽ va phải phần đỉnh của các tia cực quang tạo ra màu lam nhạt. Trong một số rất ít trường hợp (khoảng 1 lần trong 10 năm) cực quang có thể có màu dỏ sẫm như máu từ đỉnh đến đáy. Ngoài ra để tạo ra ánh sáng thì các hạt chứa năng lượng cũng sinh ra nhiệt. Nhiệt bị làm tiêu tan bởi bức xạ hồng ngoại hay bị mang đi xa bởi các trận gió mạnh trong lớp trên của khí quyển.

Trong những năm gần đây, sự phổ biến của 'Du lịch cực quang' đã đem một lượng lớn du khách tới nhiều điểm về truyền thống là không ở được trong thời gian diễn ra mùa đông vùng cực. Nhờ có ảnh hưởng làm ấm của các dòng hải lưu ấm và tương đối dễ tiếp cận của mình nên Iceland và Bắc Scandinavia là các điểm đến phổ biến nhất. Để có thể quan sát cực quang thì ngoài hoạt động của cực quang cần có các điều kiện như trời quang mây và ít ánh sáng không tự nhiên (ánh sáng đèn). Việc chụp ảnh cực quang đòi hỏi các máy ảnh phải được trang bị sao cho của chắn sáng phải mở trên 5 giây. Các pin máy ảnh kỹ thuật số bị hao rất nhanh trong điều kiện lạnh, vì thế một lời khuyên hữu ích là cần đem theo các pin dự phòng
Giải thích

Cực quang xuất hiện là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới hành tinh, khi các hạt này tiếp xúc với từ trường của hành tinh thì chúng bị đổi hướng do tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho các hạt chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo đường cảm ứng từ của hành tinh. Tại hai cực các đường cảm ứng từ hội tụ lại và làm cho các hạt mang điện theo đó đi sâu vào khí quyển của hành tinh.
240px-Jupiter.Aurora.HST.UV.jpg

Hình ảnh cực quang trên Sao Thổ

Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển hành tinh và kích thích các phân tử này phát sáng. Do thành phần khí quyển hành tinh chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực.

>>>>chú ý tiêu đề topic
nếu ai có hiện tượng lý thú nào nừa thì post lên
 
Last edited by a moderator:
4

40phamkinhvy

vật lý và những sự thật lý thú
Vật lý luôn có cách riêng để thể hiện mình thật ấn tượng trong tự nhiên. Và đây là một số ít trong số đó trong vô vàn cách thể hiện đó.

  1. Khi một con bọ chét nhảy, gia tốc của nó lớn hơn 20 lần gia tốc của tàu con thoi tại thời điểm phóng.

  2. Nếu tất cả các ngôi sao trong dải Ngân hà có kích cỡ bằng hạt muối, chúng sẽ lấp đầy một bề bơi tiêu chuẩn Olympic.
  3. 12 nhà du hành đã đặt chân lên mặt trăng, mang về 382 kg đá, thạch anh, cát và bụi!

  4. Những con cá voi nói chuyện với nhau bằng cách tạo ra những tiếng lách cách lớn. Vì sóng âm ở những tần số này truyền rất tốt trong nước nên chúng có thể nghe thấy nhau ở những khoảng cách cỡ 200 km
    einstein.jpeg
  5. Một màn hình TV cho 24 hình ảnh trong một giây. Vì một con ruồi có thể nhìn thấy 200 hình ảnh trong một giây, nó sẽ thấy trên TV là những hình ảnh đứng yên.

  6. Mèo có thể nhìn rõ ánh sáng với cường độ bằng 1/6 cường độ mà còn người có thể cảm nhận. Đó là nhờ một lớp tế bào đặc biệt ở sau võng mạc, hoạt động như các gương, phản xạ ánh sáng lại các tế bào võng mạc

  7. Năm 1936, giáo sư Alfred Gaydon phải phẫu thuật mắt sau một tai nạn. Khi mà thị lực của ông trở lại, ông phát hiện ra ông nhìn được cả ánh sáng cực tím, trong khi cảm giác của ông về các màu thông thường không hề bị ảnh hưởng!

  8. Tháp Eiffel mùa hè cao thêm 15cm do giãn nở vì nhiệt

  9. Một số người có 2 hay nhiều hơn các mối hàn ở răng có thể nghe được sóng AM cường độ lớn khi ở cách trạm phát cỡ 100m. Trong trường hợp này, những mối hàn ở răng chuyển giao động của sóng điện từ thành những dao động cơ học trong đầu người đó.

  10. Năng lượng mà mặt truyền cho Trái Đất lớn gấp 6000 lần lượng năng lượng tiêu hao bởi con người. Lượng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch được sử dụng kể từ buổi đầu của nền văn minh tương đương với 30 ngày nắng đẹp.
 
Last edited by a moderator:
4

40phamkinhvy

Tại sao không đến được chân cầu vồng?


1176306567_cauvong.jpg

Chẳng bao giờ bạn đến được chân trời, cũng như không thể bay tới chân cầu vồng. Đó là bởi cả hai trường hợp đều cần khoảng cách xa giữa vật thể và người quan sát mới tạo nên hiệu ứng.
Cầu vồng thực chất gồm nhiều giọt nước hấp thụ ánh sáng theo cách nào đó. Những giọt nước tròn, trong vắt khúc xạ và phản xạ một vài tia sáng tới người quan sát. Ánh sáng có bước sóng khác nhau khúc xạ ở những góc khác nhau, vì thế ánh sáng trắng của mặt trời được phân tách ra thành một dải ánh sáng nhiều màu.

Vì những cảnh tượng rực rỡ này được tạo thành từ ánh sáng và nước, nên đừng hy vọng tìm kiếm điểm dừng chân của nó. Hiện tượng quang học này phụ thuộc vào việc bạn phải đứng cách xa các giọt nước, và mặt trời phải ở sau lưng.
 
4

40phamkinhvy

Sét có thể đánh vào tàu hỏa?



Sẽ như thế nào nếu một đoàn tàu hỏa đi trong cơn giông có sấm sét? Sét vẫn có thể đánh vào tàu, nhưng không gây nguy hiểm cho hành khách.
Các toa tàu hỏa làm bằng kim loại rỗng, tạo thành lồng Faraday (một cấu trúc chỉ cho dòng điện chạy bên ngoài). Sét sẽ chạy xuống đường ray và không hề làm hại những người ngồi trong tàu.

Tuy nhiên, mọi việc sẽ hơi khác nếu sét đánh vào tàu điện. Lúc này, những trụ cấp điện được tiếp đất (để tránh thừa điện) sẽ bị hư hại.
 
4

40phamkinhvy

Khi nào nên dùng đèn compact?


Bạn nghe nhiều về đèn compact tiết kiệm điện, và định dùng nó thay thế tất cả các bóng đèn trong nhà. Thực ra, không phải mọi trường hợp đều nên lắp loại đèn này.
Đèn huỳnh quang compact thực chất là một biến thể của đèn huỳnh quang ống dài (còn gọi dân dã là đèn tuýp). Hai loại này có cơ chế hoạt động như nhau, nhưng công dụng khác nhau.

Cơ chế như sau: Dòng điện đi qua đèn sẽ kích thích thuỷ ngân phát ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại sẽ kích thích bột huỳnh quang tráng ở thành ống để phát ra ánh sáng nhìn thấy.

Với đèn tuýp, trước kia, các nhà sản xuất thường sử dụng bột huỳnh quang tiêu chuẩn, cho ra loại bóng đường kính 36 mm. Gần đây, để tiết kiệm điện, họ đã bổ sung bột huỳnh quang đất hiếm, làm tăng hiệu suất và độ bền của đèn, giúp thu nhỏ kích thước xuống 26 mm. Bột huỳnh quang đất hiếm cũng cho ánh sáng gần với màu thật hơn.

Đèn compact chỉ sử dụng bột huỳnh quang đất hiếm, cho độ thật màu tốt hơn.

Đèn compact chủ yếu để thay đèn đỏ (đèn cháy sáng)

Nhờ dùng bột huỳnh quang đất hiếm, đèn compact giúp thu nhỏ kích thước xuống gần như đèn đỏ, đồng thời lại có hiệu suất lớn hơn nhiều, và tuổi thọ cao hơn, từ 6-7 lần. Vì thế, đèn compact chủ yếu được khuyến khích dùng thay đèn đỏ. Ngoài ra, nó cũng có đui xoắn hoặc đui gài, tiện dụng thay cho đèn đỏ dễ dàng.

Đèn compact không thay thế cho đèn tuýp, vì hai loại đèn này có công dụng khác nhau. Do kích thước nhỏ, đèn compact tiện dụng để thắp sáng các vị trí có không gian hạn chế, như các góc nhà, bồn tắm, hốc tường trang trí, tủ hàng...

Đèn tuýp có dải sáng rộng, nên thích hợp để lắp cho các không gian lớn như phòng khách, phòng ngủ...

Đọc sách thì dùng đèn nào?

Một chuyên gia của Phòng quang phổ ứng dụng, Viện Khoa học vật liệu, thừa nhận, nếu xét về độ trả màu (độ thật màu) thì đèn đỏ vẫn là tốt nhất, vì nó cho phổ trùng với ánh sáng mặt trời. Mắt người sẽ dễ chịu nhất khi đọc sách dưới ánh sáng này.

Tuy nhiên hiện nay các loại đèn compact đã được cải tiến liên tục, độ trả màu đạt trên 85%, nên vẫn có thể sử dụng tốt cho việc đọc sách.

Với các cơ sở đá quý, việc đánh giá độ thật màu là rất quan trọng, vì thế đèn đỏ vẫn là sự lựa chọn số 1.

Đèn compact có độc hại hơn đèn tuýp?

Gần đây, có thông tin cho rằng đèn huỳnh quang compact tuy tiết kiệm điện, nhưng lại chứa thuỷ ngân, nên gây hại cho môi trường. Bà Ngô Ngọc Thanh, phó giám đốc công ty bóng đèn phích nước Rạng đông, cho biết, hiện nay tất cả các bóng đèn huỳnh quang của Việt Nam và các nước lân cận đều sử dụng thuỷ ngân ở dạng hạt hoặc dạng hơi để làm chất xúc tác phát quang. Hàm lượng thuỷ ngân phụ thuộc vào diện tích bề mặt, do vậy trên thực tế, đèn tuýp (đèn huỳnh quang ống dài) sử dụng thuỷ ngân lớn gấp nhiều lần so với đèn huỳnh quang compact có diện tích bề mặt nhỏ.

Ngoài ra, ở sản phẩm huỳnh quang compact của công ty Rạng Đông, thuỷ ngân được dùng ở dạng viên, tức là đã bọc trong một lớp bảo vệ nên có tính an toàn cao hơn.

Tuy nhiên, bà Thanh vẫn khuyến cáo dù sao thuỷ ngân cũng độc, nên người tiêu dùng không nên tự đập bóng đèn ra. Nếu chẳng may bị vỡ, phải thu dọn ngay vào túi nilon, khi thu dọn phải đeo khẩu trang chống độc. Ngoài ra, sản phẩm sau sử dụng phải được đưa về nơi thu giữ tập trung.
 
4

40phamkinhvy

Súng có thể hoạt động ở dưới nước không


Súng ngắn, súng trường và các loại vũ khí hạng nhẹ khác hoàn toàn có thể hoạt động trong nước, miễn là thuốc súng không bị làm ướt. Tuy nhiên nếu lực đẩy đạn giữ nguyên như trong không khí, lực cản của nước rất lớn và đạn không thể đạt được vẫn tốc đủ lớn khi ra khỏi nòng súng. Khoảng cách mà viên đạn đi được trong khoảng vài centimet đến vài met, tuỳ thuộc vào loại súng. Viên đạn càng nặng, nó càng đi xa. Trái lại, những viên đạn nhẹ dừng lại hầu như ngay khi ra khỏi nòng súng. Hiện tượng sẽ khác nếu ta bắn viên đạn từ bề mặt nước. Do đạn đạt vận tốc khá lớn khi ra khỏi nòng súng trong không khí, nó sẽ xuyên sâu hơn vào trong nước.
 
4

40phamkinhvy

Một bức ảnh thú vị


1185131710_bounce.jpg

Các nhà vật lý Hoa Kỳ đã cho ra mắt những bức ảnh thú vị của những tia chất lỏng nảy trên mặt một chất lỏng. Những tia nước này, đôi khi giống một con rắng biển gợn sóng, được tạo ra bằng cách nhỏ một dòng dầu vào một bồn đang quay chứa cùng loại dầu đó.
Những bức ảnh này chụp bởi Matthew Thrasher và các cộng sự ở Đại học Texas, họ đã nhỏ các dòng dầu và bồn dầu đang quay. Những bức ảnh cho thấy rằng khi dòng dầu đập vào bề mặt dầu trong bồn, nó trượt theo bề mặt trên một lớp khí mỏng. Xung của va chạm làm võng bề mặt chất lỏng và dòng nước theo đó nảy trở lại.




bounce.jpg



Hiện tượng này được quan sát thấy trên một số các dầu silicon khác nhau với độ nhớt lớn hơn nước từ 56 đến 560 lần. Góc nảy lên nhỏ đi khi vận tốc góc của bồn tăng lên cho đến ki dòng dầu không bay lên khỏi mặt nước mà dường như lướt trên bề mặt.



skimming.jpg



Góc nảy nhỏ đi khi vận tốc bồn tăng dần

Thrasher cho biết mấu chốt của sự nảy là lớp khí đỡ tia dầu không bị vỡ thành bóng khí, và phá vỡ tia dầu. Hơn nữa, một hiểu biết cặn kẽ rằng tại sao hiện tượng này xảy ra với một số chất lỏng có thể giúp phát triển phương thức đúc- kim loại nóng chảy được rót vào khuôn và phải hạn chế bóng khí vì nó làm giảm chất lượng sản phẩm.
 
4

40phamkinhvy

Tại sao sân bóng đá có vạch sọc?


Sân bóng đá luôn có hình vạch sọc. Các vạch sọc đậm nhạt xen kẽ mà bạn thấy trên sân bóng không phải là màu của hai loại cỏ khác nhau. Thực ra, toàn sân chỉ có một loại cỏ mà thôi.
Bí mật nằm ở cách cắt cỏ và hiệu ứng ánh sáng. Những dải cỏ xanh đậm và nhạt xen kẽ nhau là do máy cắt đi qua và trở lại theo hai chiều, làm cỏ nằm theo hai chiều đối nhau.

Cũng có cách cắt cỏ để sân bóng có hình caro hay xoắn ốc. Tuy nhiên, trong các trận đấu, người ta thích dạng thẳng hơn vì giúp nhìn rõ lằn ranh sân. Các đài truyền hình cũng thích thế vì có thể ước lượng khoảng cách dễ dàng hơn.
 
4

40phamkinhvy

Một số bức ảnh về mày bay siêu thanh



Vùng ở sau máy bay là vùng áp suất thấp của sóng xung kích, không khí giãn nở, hạ nhiệt độ làm cho hơi ẩm ngưng tụ thành mây.
sonicboomplane_navy.jpg



sonicboomplane2.jpg



















 
4

40phamkinhvy

Muốn làm lạnh vật, đặt trên hay dưới nước đá?


1156607171_bang.jpg

Muốn đun nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa, chứ không đặt cạnh ngọn lửa. Vậy muốn làm lạnh một vật bằng nước đá thì nên làm thế nào? Do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên nước đá. Làm thế, chỉ là công cốc mà thôi...
Khi đun nóng nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa là hoàn toàn đúng, bởi vì không khí được ngọn lửa đun nóng sẽ nhẹ hơn, bốc lên khắp xung quanh ấm. Thành ra, theo cách này chúng ta đã sử dụng nhiệt lượng một cách có lợi nhất.

Còn khi làm lạnh vật bằng nước đá, do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên, chẳng hạn đặt bình sữa lên trên nước đá. Làm như thế không hợp cách, bởi vì không khí ở bên trên nước đá, sau khi lạnh, sẽ chìm xuống và được thay thế bằng không khí nóng xung quanh. Từ đó ta suy ra một kết luận là: nếu muốn làm lạnh thức ăn hoặc đồ uống thì không nên đặt nó ở trên nước đá mà đặt ở dưới nước đá.

Vì nếu đặt nồi nước lên trên, thì chỉ có lớp nước thấp nhất lạnh đi thôi, còn những phần trên vẫn được bao bọc bởi không khí không lạnh. Ngược lại, nếu đặt cục nước đá lên trên vung nồi, thì nước trong nồi sẽ lạnh đi rất nhanh, bởi vì, lớp nước ở trên bị lạnh, sẽ chìm xuống và nước nóng hơn ở dưới sẽ lên thay thế, cứ như vậy cho đến khi toàn bộ nước trong nồi sẽ lạnh hết mới thôi (khi đó, nước nguyên chất không lạnh xuống đến 0 độ mà chỉ lạnh đến 4 độ C, ở nhiệt độ này nước có tỷ khối lớn nhất). Mặt khác, không khí lạnh ở xung quanh cục nước đá cũng sẽ đi xuống và bao vây lấy nồi nước.
 
4

40phamkinhvy

Ở đâu các vật nặng hơn?


Càng lên cao, lực trái đất hút các vật càng giảm, vì thế, chúng càng nhẹ đi. Nếu vượt ra khỏi bầu khí quyển của trái đất, trọng lượng của vật sẽ bằng 0. Suy ngược ra, bạn có thể cho rằng càng vào sâu trong lòng đất, vật càng nặng hơn. Chú ý nhé, điều này hoàn toàn là ngộ nhận!
Trái đất hút những vật thể bên ngoài y như toàn bộ khối lượng của nó tập trung ở tâm. Theo định luật hấp dẫn, lực hút giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, càng lên cao, lực hút của trái đất lên các vật càng yếu đi.

Nếu đưa quả cân 1 kg lên độ cao 6.400 km, tức là dời nó ra xa tâm trái đất gấp hai lần bán kính trái đất, thì lực hút sẽ giảm đi 2 mũ 2 lần, tức là 4 lần, và quả cân treo vào cân lò xo sẽ chỉ nặng cả thảy 250 gram, chứ không phải 1 kg. Nếu đem quả cân đi xa mặt đất 12.800 km, tức là xa tâm trái đất gấp ba lần, thì lực hút giảm đi 9 lần, quả cân 1 kg chỉ còn nặng 111 g….

Từ tính toán trên, tất bạn sẽ nảy ra ý kiến cho rằng khi đưa quả cân vào sâu trong lòng trái đất, tức là khi đưa vật tiến về tâm, thì ta phải thấy sức hút tăng hơn, hay quả cân nặng hơn. Song, thực tế, vật thể không tăng trọng lượng khi đưa vào sâu trong lòng trái đất, mà ngược lại, nhẹ đi.

Sở dĩ như thế là vì bây giờ vật thể không còn chịu sức hút từ một phía nữa, mà là từ nhiều phía trong lòng đất (dưới, trái, phải...). Rút cục, các lực từ mặt bên, từ bên trên... triệt tiêu lẫn nhau, chỉ còn lại lực hút của quả cầu có bán kính bằng khoảng cách từ tâm trái đất đến chỗ đặt vật là có giá trị. Vì vậy, càng đi sâu vào lòng trái đất thì trọng lượng của vật càng giảm nhanh. Khi tới tâm trái đất, vật trở thành không trọng lượng.

Như thế, ở trên mặt đất, vật sẽ nặng hơn cả (*).
* Tình hình xảy ra đúng như thế nếu trái đất hoàn toàn đồng nhất về khối lượng riêng. Nhưng thực tế, khối lượng riêng của trái đất tăng lên khi vào gần tâm: Vì vậy, khi vào sâu trong lòng trái đất thì thoạt đầu trọng lực tăng lên một khoảng nào đó, rồi sau mới bắt đầu giảm.
 
4

40phamkinhvy

Nếu ma sát biến mất



Nhờ có ma sát mà ta có thể ngồi, đi lại và làm việc được dễ dàng; nhờ nó mà sách vở bút mực nằm yên trên mặt bàn, mà cái bàn không bị trượt trên sàn nhà, mặc dù người ta không đặt nó vào sát tường, và quản bút không tuột ra khỏi các ngón tay...
Ma sát là một hiện tượng phổ biến đến nỗi chúng ta ít khi để ý tới tác dụng hữu ích của nó, mà thường cho nó là một hiện tượng tự nhiên phải thế.


Không có ma sát, tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối với nhau mới thôi (Ảnh minh họa: rice.edu)
Nhờ ma sát mà các vật thêm vững vàng. Người thợ mộc ghép sàn nhà cho phẳng để khi người ta đặt bàn ghế ở đâu là chúng đứng yên ở đấy. Cốc, đĩa, thìa đặt trên bàn ăn đều được nằm yên mà ta không cần phải quan tâm đặc biệt đến chúng, nếu như không gặp trường hợp có sự chòng chành bất thường như trên tàu thuỷ.

Thử tưởng tượng rằng có thể trừ bỏ được ma sát hoàn toàn thì sẽ không có một vật thể nào, dù là to như một tảng đá hay nhỏ như một hạt cát có thể tựa vững lên nhau được. Tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối với nhau mới thôi. Nếu như không có ma sát thì trái đất của chúng ta sẽ thành một quả cầu nhẵn nhụi giống như một quả cầu bằng nước.

Có thể nói thêm rằng nếu không có ma sát thì các đinh ốc sẽ rơi tuột ra khỏi tường, chẳng đồ vật nào giữ chặt được ở trong tay, chẳng cơn lốc nào dứt nổi, chẳng âm thanh nào tắt mà sẽ vang mãi thành một tiếng vọng bất tận, vì đã phản xạ không chút yếu đi vào các bức tường. Mỗi lần đi trên băng, ta lại có một bài học cụ thể để củng cố lòng tin của mình vào tầm quan trọng đặc biệt của ma sát. Đi trên đường phố có băng phủ hay trên đường đất thịt sau khi trời mưa, ta cảm thấy mình thật bất lực và lúc nào cũng như muốn ngã...

Tuy nhiên, trong kỹ thuật người ta có thể lợi dụng sự ma sát rất bé để phục vụ những việc có ích. Chẳng hạn những chiếc xe trượt trên mặt băng, hay những con đường băng dùng để vận chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ đặt đường sắt, hoặc đến những bến sông để thả bè. Trên những đường “ray” băng trơn nhẵn, hai con ngựa đã kéo nổi 70 tấn gỗ.
 
4

40phamkinhvy

Cái gì tạo nên tiếng ồn của máy bay ?


Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ kéo dài giống như thể phát ra từ động cơ
Kết luận "minh oan" này là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.

Từ lâu, máy bay đã được coi là thủ phạm gây ồn khi bay qua các khu dân cư, và với mật độ hàng không ngày càng tăng, tiếng ồn do chúng gây ra ngày một lớn. Người ta phàn nàn rằng chúng là thủ phạm của những đêm mất ngủ lẫn những ảnh hưởng tới môi trường.

Với hy vọng giảm được sự huyên náo của phương tiện đường không, các kỹ sư Đại học Florida vừa chế tạo ra một kênh dẫn gió mô phỏng điều kiện bay, cho phép họ tìm hiểu lý do chính xác khiến các máy bay gây ồn lớn đến như vậy.

"Hầu hết tiếng ồn sinh ra bởi sự không ổn định của dòng khí khi nó lướt qua các bộ phận của máy bay - cánh vỗ, phần đuôi ngang và thẳng đứng, bánh xe hạ cánh và rìa hoặc đầu mút của các bề mặt khác nhau", một trong những lãnh đạo dự án, giáo sư Lou Cattafesta, giải thích.

Tiếng ồn máy bay còn được sinh ra do sự nhiễu loạn, chẳng hạn các xoáy nhỏ trong luồng khí, khi tương tác với những bộ phận trên thân máy bay sẽ tạo ra cái mà các nhà khoa học gọi là "tiếng ồn khí động học".

Để chỉ ra tất cả các nguồn gây ồn, nhóm nghiên cứu sẽ sớm phân tích những âm thanh từ rìa cánh máy bay trong một đường hầm thử nghiệm cách âm dài 2 mét, không có tiếng dội. Một chiếc quạt 300 mã lực sẽ thổi không khí vào đường hầm ở tốc độ tới 270 km/giờ - tốc độ điển hình của những máy bay thương mại khi chúng gần hạ cánh xuống sân bay.

Các nhà nghiên cứu hy vọng quá trình phân tích sẽ giúp hiểu rõ hơn việc phát sinh tiếng ồn và những đặc điểm của quá trình đó, cũng như phát triển các hệ thống giảm âm mà vẫn bảo tồn được hiệu quả khí động học của máy bay.
 
M

mjkwa

à mọi người giải thích dùm em cái. Sao cái máy bay siêu âm bay luôn có đám mây màu trắng ở đuôi vậy? từ hình ra.:D:D:D:D
 
D

diep_2802

Cho mình post với nhé :)
Những đám mây đĩa bay
tt04.png

bay

Là một trong những loại mây ít gặp nhất, những đám mây hình hột đậu hình thành khi những ngọn núi buộc những dòng không khí chuyển động theo kiểu dạng sóng.

Một số người cho rằng những loại mây này, với hình dáng elip, dẹt nổi bật của chúng, đã bị nhận lầm là UFO [vật thể bay không xác định]. Có lẽ vậy, những đám mây này được chụp ảnh ở tây nam New Mexico, vào tháng 9 năm 2008.

 
D

diep_2802

Sét hòn một hiện tượng lạ
Set_hon.jpg

Trong đêm mưa sấm sét, một vật sáng loá hình cầu kích thước bằng quả cam hay quả nho bay vụt cửa sổ vào nhà hay lướt qua sân, chớp nhoáng trong vài giây, phá huỷ đồ đạc rồi biến mất, để lại đằng sau một âm thanh và thứ mùi kỳ lạ. Đó là “nhận dạng” sơ bộ của sét hòn.
Sét hòn là một trong những hiện tượng vật lý chưa có lời giải thích thoả đáng. Nhiều người gắn chúng với ma quỷ hay vật thể bay không xác định (UFO). Một số nhà khoa học khó tính xem chúng là kết quả của ảo giác hay những sai lệch trong hoạt động của các giác quan con người. Trên thực tế, sét hòn là một hiện tượng tự nhiên đã được quan sát và miêu tả tỉ mỉ từ thời Hy Lạp cổ.
Theo ý kiến của McNally (đưa ra vào thập niên 1960), khoảng 5% dân số trên trái đất đã tận mắt nhìn thấy sét hòn. Trong một lá thư gửi Nhật báo Bưu điện London, Moris (1936) đã mô tả trường hợp sét hòn làm sôi cả một két nước.
“Bạn đồng hành” của sét
Phần lớn các quan sát được thực hiện khi có sấm sét. Đa phần những sét hòn đó xuất hiện hầu như đồng thời với một tia sét đánh từ mây xuống đất. Chúng xuất hiện cách mặt đất vài mét. Còn khi xuất hiện lúc không có sét đánh, chúng bay thấp hơn nữa. Người ta cũng quan sát được những sét hòn bay cao trên không và những sét hòn từ một đám mây bay xuống mặt đất.
Không cứ phải tròn
Chúng thường có dạng hình cầu nhưng cũng có hình dạng khác. Đường kính quả cầu thay đổi từ 0,01-1 m, trong đó thường gặp là đường kính 0,1-0,2 m. Sét hòn có nhiều màu khác nhau, thông thường là màu đỏ, da cam và màu vàng. Chúng không nhất thiết phải toả sáng rực rỡ nhưng có thể nhìn thấy rất rõ dưới ánh sáng ban ngày. Chúng thường giữ nguyên độ sáng và kích thước trong suốt thời gian xuất hiện, tuy không hiếm trường hợp có sự thay đổi.
Hành vi kỳ quặc
Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng chồm lên các đồ vật cứng hay trên mặt đất.
“Hành vi” của sét hòn là điều gây chú ý nhất đối với các nhà khoa học. Không giống các loại sét thông thường và các hiện tượng điện khác, nó không “chú ý” tới dây dẫn, vật kim loại và nước hơn các vật dụng kém hay không dẫn điện. Thay vào đó là một hành vi giống như được điều khiển bởi sự tò mò và trí thông minh cỡ loài vật: bay vòng quanh và bay theo người, “khám phá” các căn phòng và treo giữa khoảng không gần các đồ vật như để “nhìn” cho rõ hơn. Sét hòn thường bám vào các đồ vật kim loại như hàng rào dây thép gai hay đường dây điện thoại. Sau khi bám, chúng thường chuyển động dọc theo những đồ vật này.
Tồn tại ngắn ngủi
Sét hòn thường có thời gian tồn tại không quá 5 giây. Một số ít trường hợp tồn tại quá một phút.
Ít người khi quan sát cảm thấy sức nóng của nhiệt. Tuy nhiên, nhiều sét hòn làm cháy đồ vật hay làm nóng chảy kim loại. Báo cáo của McNally năm 1966 mô tả một sét hòn chạm vào bình nước cùng với tiếng xèo xèo như khi nhúng một miếng kim loại nung đỏ vào nước. Đôi khi, chúng phát ra âm thanh như một tiếng huýt còi. Nhiều người ngửi thấy mùi khác lạ, rất gắt và tương phản, giống như mùi ozone, sulphur cháy hay oxit nitric.
Đột nhập như “thần”
Sét hòn thường vào nhà qua màn che hay ống khói. Đôi khi, chúng đột nhập qua cửa kính mà không làm vỡ kính. Cũng đã thấy trường hợp sét hòn xuất hiện chính trong các toà nhà, có trường hợp từ máy điện thoại. Sét hòn cũng có thể xuất hiện và tồn tại trong một cấu trúc toàn kim loại, ví dụ trong khoang máy bay, như một báo cáo của Uman năm 1968.
Hoàn tất “chuyến du ngoạn”
Sét hòn phân rã theo một trong hai cách: im lặng hay kèm theo một tiếng nổ. Phân rã gây nổ xảy ra rất nhanh và kèm theo một tiếng nổ lớn. Phân rã im lặng có thể xảy ra nhanh hay chậm. Sau khi phân rã, thỉnh thoảng sét hòn để lại một chút sương mù hay chất bã. Hiếm khi quan sát thấy một sét hòn phân rã thành hai hay nhiều sét hòn nhỏ hơn.
 
4

40phamkinhvy

1. Cầu vồng là gì?
1000.jpg



Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.

Các màu sắc cầu vồng nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy của mắt người, nên không hiện diện.

Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.
1_%281%29.jpg


2. Làm thế nào để quan sát cầu vòng?
Bầu trời phải không được âm u quá hay trong sáng quá, cũng phải có vài đám mây. Mặt trời phải ở đằng sau ta và mưa phải đằng trước ta. Mặt trời, mắt của ta và trung điểm của cầu vồng phải nằm trên cùng một đường thẳng.Chính vì những giọt nước tạo ra sự xuất hiện của cầu vồng nên nó phải ở phía đối diện với mặt trời. Mặt trời càng thấp, cầu vồng càng cao nên quan sát buổi sáng và buổi chiều là lúc tốt nhất. Khi mặt trời lên cao cầu vồng càng phẳng và khi cao hơn 42° so với chân trời thì ta không thể thấy nó nữa. Muốn có cầu vồng phải quan sát khi mặt trời ở chiều cao dưới 42° so với chân trời. Ngoài ra muốn có màu sắc rõ ràng, phải có những giọt nước mưa lớn nên sau trận mưa lớn ta có cầu vồng đẹp

Có lẽ cầu vồng được chú ý tới vì chúng xuất hiện trong thời tiết có bão và tình cờ khi người ta thấy chúng trên bầu trời. Có ý kiến cho rằng khi ta thấy cầu vồng ở đằng đông thì thời tiết trong sáng nhưng cầu vồng ở đằng tây thì chờ đón những ngày mưa bão. Thật đơn giản, khi thấy cầu vồng đằng Tây tức là Mặt trời ở đằng Đông và cơn giông kéo về phía Tây nhiều khả năng hướng về phía chúng ta. Ngược lại khi cầu vồng ở đằng Đông là lúc mặt trời sắp lặn và cơn giông đang kéo về Đông, chúng ở phía Đông chúng ta hoặc cùng lắm ở ngay chỗ ta đứng lúc đó.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) } 3. Nơi nào thường có cầu vồng?
Có những vùng được nổi tiếng về sự xuất hiện thường xuyên của cầu vồng, thí dụ Honolulu. Những ngọn núi phía Bắc của thành phố tạo ra thường xuyên sương mù đặc trong lúc mặt trời chiếu nắng. Người ta thấy xuất hiện những cầu vồng lộng lẫy trên những ngọn đồi. Nhiều khi khi trời sắp lặn, bầu trời đuợc chế ngự bởi một màu đỏ và cầu vồng không thể phát ra những màu khác nên chỉ hiện ra màu đỏ.
Nơi có vòi nước phun ta cũng thấy hiện tuợng cầu vồng. Phải đến chơi vào buổi sáng hay chiều, lúc mặt trời chiếu sáng và phải đứng làm sao để nhìn thấy nước phun còn mặt trời thì chiếu sau lưng ta đến
II. Giải thích hiện tượng:
1. Giải thích hiện tượng:
Giải thích hiện tượng dựa trên sự phân tích ánh sáng đi ngang qua lăng kính và ánh sáng trắng là sự tổng hợp những màu của phổ thấy được của Newton.


Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua nước mưa, nó phân ra thành 7 màu đỏ, cam, vàng, xanh , lam, chàm, tím vì những giọt nước mưa hành động như những lăng kính nhỏ. Khi qua lăng kính, ánh sáng trắng bị khúc xạ và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau để cho ta thấy những màu khác nhau trải dài thành giải dưới dạng một hình cung.
1_%282%29.png

1_%283%29.jpg


Hình 13-1 là mô hình một giọt nước mưa kích thước nhỏ hình cầu (ko dẹt như các giọt lớn thông thường).

Tia sáng mặt trời đc biểu diễn bằng một mũi tên chiếu đến từ bên trái. Khi ánh sáng chiếu vào dưới một góc độ, nó tách ra nhiều màu sắc như trong lăng kính. Ánh sáng hầu hết xuyên qua màng giọt nước.

Như đối với bất kì bề mặt vật chất trong suốt nào, một số as thì xuyên qua, số khác thì được phản chiếu lại tuỳ thuộc góc chiếu sáng trên bề mặt. Màng sau của giọt nước mưa là một mặt cong. Các tia sáng chiếu tới mặt cong này dưới một giới hạn góc sao cho tia sáng có thể phản xạ lại và ko xuyên qua màng. Tất cả tia sáng được phản xạ này quay trở lại mặt đối diện mà chúng được chiếu tới, và các tia sáng cùng màu thì ló ra với cùng một góc độ.
Các tia ló tách ra nhiều màu sắc tuy nhiên sự pha trộn ánh sáng phản chiếu bởi tất cả các giọt nước khác từ những hướng khác nhau dẫn đến sự tổng hợp ánh sáng trắng. Vì vậy ở trên bầu trời phía ngoài cầu vồng chính thì sáng hơn phía trong. Khi quan sát, ta thấy những tia sáng phản chiếu tại góc giới hạn và mỗi giọt nước cùng với góc độ này góp phần tạo nên cầu vồng
2. Vài tính toán về cầu vồng:
(Dựa trên sự giải thích của nhà toán học, vật lý người Pháp – Decactes)
1_%284%29.jpg

Đây là mô hình giọt nước mưa được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời


Các chỉ số phần trăm là tỉ lệ năng lượng của tia sáng tương ứng. Ta sẽ thấy cường độ sáng của các tia khúc xạ phản xạ lần 1, 2,3 .. sẽ thay đổi khi góc tới i thay đổi.

Dùng hình học dễ dàng tính được góc lệch giữa tia khúc xạ số 3 và tia tới sẽ bằng: D= 4i -2r


Mà: sini/sinr = n => D = 4i - 2 arsin (sini/n)


Khảo sát hàm này sẽ cho cực đại ứng với tia đỏ D = 42,394 độ.

Vì sao khi D cực đại thì lại cho cường độ sáng của tia đỏ lớn nhất?

Lí do: Khi D cực đại <=> dD/di = 0

=> Sự biến đổi của i sẽ làm cho D không thay đổi nhiều, có nghĩa là với những tia sáng quanh giá trị i này thì sẽ cho cường độ tia đỏ lớn hơn các tia khác. Dẫn đến việc tập trung nhiều tia đỏ. Vì thế cường độ tia sáng khúc xạ đỏ đạt giá trị cực đại.

Do đó mỗi giọt nước mưa sẽ tạo ra một hình nón tia chùm tia đỏ có góc ở đỉnh là 42,394 và trục đối xứng là tia sáng mặt trời. Do có rất nhiều giọt nước cho nên tập hợp các tia này đến mắt ta sẽ tạo thành hình tròn.

Ở các góc khác có tia đỏ không?

Câu trả lời là có nhưng đồng thời có cả các tia khác nữa và không có tia nào thắng thế về cường độ sáng cả do đó có sự tổng hợp lại thành ánh sáng trắng. Tương tự với các màu khác sẽ thấy màu xanh có góc cực đại nhỏ hơn nên nằm bên trong.
3. Tại sao bảy sắc cầu vồng lại được sắp sếp theo thứ tự như vậy?
Ánh sáng hằng ngày (do mặt trời) gọi là ánh sáng “trắng”. Ánh sáng trắng này là tổng hợp của những ánh sáng có màu sắc khác nhau. Nhìn vào một tấm kiếng, nhìn vào một cái bong bóng xà bông hay một lăng kính, bạn sẽ thấy màu sắc của các ánh sáng này. Cái khiến cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị phân tích thành ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chính là do mỗi thứ ánh sáng có độ dài sóng khác nhau.

Độ dài sóng (ánh sáng) tạo thành các dải màu song song với nhau, màu nọ sát khít bên màu kia theo một thứ tự nhất định. Dải màu này được gọi là quang phổ. Trong quang phổ, luôn luôn bao giờ cũng bắt đầu bằng dải màu đỏ và kết thúc là màu tím. Cầu vồng chính là một quang phổ lớn mà thôi.

Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua những phân tử nước kết thành những gọi nước li ti thì (ánh sáng ấy) bị phân tích cũng như khi chiếu qua kính quang phổ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua giọt nước, ta đã thấy ánh sáng bị phân tích thành dải bảy màu. Thế rồi các ánh sáng này lại xuyên qua giọt nước khác, giọt nước khác … cứ như vậy hình thành quang phổ cầu vồng. Nhìn vào quang phổ cầu vồng, phía trên cùng bao giờ cũng là màu đỏ, phía dưới cùng bao giờ cũng là màu tím.
4. Tại sao cầu vồng có dạng một vòng cung?
Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, đồng thời ánh sáng trắng bị khúc xạ qua nước mưa thành nhiều màu sắc và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Mặt khác, một phần của vòng có tâm nằm dưới chân trời. Phần dưới không thấy được vì ở dưới trái đất. Ðộ cong của quả đất làm cho quan sát viên chỉ nhìn thấy một nửa vòng. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn một trận mưa lớn và hiếm khi ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.
5. Vùng Alexandre là gì?
Giữa vòng cung sơ cấp và vòng cung thứ cấp có một vùng tối hơn, đó là cùng Alexandre. Tên lấy từ Alexandre d'Aphrodisias (cuối thế kỷ II - đầu IIIe), một triết gia Hy Lạp, là người đã diễn tả cầu vồng đầu tiên.
Có thể có nhiều cầu vồng cùng một lúc? Hiện tượng này gồm có một vòng cung sơ cấp và một vòng cung thứ cấp, một giải sẫm màu Alexandre và những vòng cung thừa. Vòng cung sơ cấp hướng vào giữa đường nối giữa mặt trời và người quan sát. Bán kính góc là 41° và chiều rộng là 2°15. Màu đỏ ở bên ngoài. Màu luôn luôn được xếp đặt từ dưới lên như sau: tím, chàm, lam, xanh lá cây, vàng, cam, đỏ. Nhưng không rõ nét giữa những màu. Vòng cung thứ cấp, đồng tâm với vòng sơ cấp, bán kính góc khoảng 52° . Những màu sắp đặt theo thứ tự ngược lại: Ðỏ ở phía dưới và tím ở phía trên. giữa hai vòng cung, trời thường có màu sậm hơn bên ngoài
Vòng thứ hai này mờ hơn gấp 10 lần vòng chính.
Cầu vồng xuất hiện với kiểu dáng chủ yếu ở 2 cấp độ: 1 vòng chính ( cơ bản) và vòng thứ 2. Ta nói đến kiểu dáng vì vòng chính hoặc vòng thứ 2 có thể chứa 2 hay nhiều vòng màu được gọi là vòng phụ. Vòng chính thường sáng nhất, vòng thứ 2 thì mờ nhạt hơn. Vòng thứ 3, thứ 4 theo lí thuyết thì có thể có nhưng thường không nhìn thấy được. Thứ tự vòng được xác định bởi góc từ điểm đối Mặt Trời (antisolar point). Một người đứng trên mặt đất quan sát khi trời nắng, cái bóng của đầu người đó đánh dấu 1 điểm được gọi là điểm đối Mặt Trời sao cho góc hợp bởi điểm này và Mặt Trời so với đầu người đó là 180°.


1_%285%29.png




Khi cầu vồng xuất hiện, ta quan sát bóng, và tìm điểm đối Mặt Trời. Theo góc hướng nhìn từ điểm đối Mặt Trời đến cầu chính là khoảng 23o , đến cầu thứ 2 là khoảng 35o . Góc này ứng với cầu thứ 3 là 120o tính từ bóng đổ hoặc từ phía chiếu sáng, ứng với cầu thứ 4 là 160o.
6. Tại sao không đến được chân cầu vồng?
Chẳng bao giờ bạn đến được chân trời, cũng như không thể bay tới chân cầu vồng. Đó là bởi cả hai trường hợp đều cần khoảng cách xa giữa vật thể và người quan sát mới tạo nên hiệu ứng.
Cầu vồng thực chất gồm nhiều giọt nước hấp thụ ánh sáng theo cách nào đó. Những giọt nước tròn, trong vắt khúc xạ và phản xạ một vài tia sáng tới người quan sát. Ánh sáng có bước sóng khác nhau khúc xạ ở những góc khác nhau, vì thế ánh sáng trắng của mặt trời được phân tách ra thành một dải ánh sáng nhiều màu.
Vì những cảnh tượng rực rỡ này được tạo thành từ ánh sáng và nước, nên đừng hy vọng tìm kiếm điểm dừng chân của nó. Hiện tượng quang học này phụ thuộc vào việc bạn phải đứng cách xa các giọt nước, và mặt trời phải ở sau lưng.

 
4

40phamkinhvy

à mọi người giải thích dùm em cái. Sao cái máy bay siêu âm bay luôn có đám mây màu trắng ở đuôi vậy? từ hình ra.

Vùng ở sau máy bay là vùng áp suất thấp của sóng xung kích, không khí giãn nở, hạ nhiệt độ làm cho hơi ẩm ngưng tụ thành mây.
 
4

40phamkinhvy

Tại sao bầu trời màu xanh?


Ánh sáng phát ra từ mặt trời bao gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một sóng ánh sáng khác nhau.

Bầu khí quyển tác động tới mỗi màu ánh sáng xuyên qua khi sóng của nó chạm vào phân tử, các giọt nước nhỏ và những mẩu bụi.

Ánh sáng màu xanh dương có sóng ngắn nên các phân tử trong không khí phán tán đi nó đi xung quanh, làm cho bầu trời có màu xanh dương. Ánh sáng đỏ có sóng ánh sáng dài hơn, vì thế hoạt động mạnh hơn và không bị phân tán đi nhiều như thế.

Bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ là bởi vào buổi tối, ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển dày hơn để tới mắt người và chỉ có ánh sáng đỏ mới lọt qua được.
 
Last edited by a moderator:
4

40phamkinhvy

Trái đất đang thu nhỏ



Kết quả một dự án quốc tế cho thấy đường kính của trái đất đã nhỏ đi 5 mm so với 5 năm trước đây.
"Nghe có vẻ như một sự thay đổi rất nhỏ nhưng nó lại vô cùng thiết yếu trong việc định vị các vệ tinh để đo sự gia tăng mực nước biển", tiến sĩ Axel Nothnagel tại Đại học Bonn, Đức, nói. "Chúng phải chính xác đến từng mm. Nếu như các trạm theo dõi vệ tinh trên mặt đất không chính xác đến từng mm thì các vệ tinh cũng không thể nào chính xác được".

Theo những tính toán mới nhất thì đường kính thế giới dài 12.756,274 km. Các nhà nghiên cứu đã phải mất 2 năm để đo đường kính bằng cách gửi đi các sóng radio vào không trung.

"Một mạng lưới gồm hơn 70 kính viễn vọng radio trên toàn thế giới nhận các sóng này. Do các trạm thu phát sóng cách xa nhau nên những tín hiệu radio này lúc nhận được sẽ bị chênh về thời gian", Nothnagel nói. "Từ sự khác biệt này chúng ta có thể đo được khoảng cách giữa các kính viễn vọng với độ chính xác lên tới 2 mm/1.000 km".

Dữ liệu từ dự án quốc tế bao gồm 34 đối tác từ 17 quốc gia sẽ được sử dụng để tạo ra một hệ thống toạ độ mới cho trái đất.
 
Top Bottom