[vật lý 7]vật lý lý thú

4

40phamkinhvy

Dùng tích véc tơ để giải các bài toán cơ học
08/06/2006
1149761277_preferences.gif

Phương pháp giải thông thường như đã được giới thiệu trong sách giáo khoa là xét chuyển động theo hai phương vuông góc. Đây là một cách làm tổng quát mà về nguyên tắc có thể giải được tất cả các bài toán. Nhưng đối với một số bài toán thì cách giải này tỏ ra quả phức tạp và dài dòng. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một cách giải mới là sử dụng các tích véctơ (cả tích vô hướng và hữu hướng). Với phương pháp giải mới này, lời giải của các bài toán trên sẽ trở nên đơn giản và ngắn gọn. Để bạn đọc tiện theo dõi, trước hết chúng tôi xin nhắc lại một số tính chất của các tích véctơ.
 
4

40phamkinhvy

Einstein đã đúng, sao neutron làm xoắn không - thời gian


1188916972_sao.jpg
Ảnh: Tân Hoa Xã Albert Einstein và các nhà văn viễn tưởng đã dự đoán về hiện tượng xoắn không - thời gian xung quanh các sao neutron, thứ vật chất đậm đặc nhất có thể quan sát trong vũ trụ. Và giờ đây là bằng chứng về điều đó.
Hiệu ứng vặn xoắn được mô tả như sau: Hãy hình dung một quả bóng bowling nặng, đặt trên một tấm lưới cao su. Nếu ta xoay quả bóng, nó sẽ kéo tấm cao su quay theo. Tương tự như vậy, khi trái đất quay, nó kéo không - thời gian chuyển động theo mình, mặc dù vô cùng chậm.

Các nhà thiên văn của NASA và Đại học Michigan cho biết hiện tượng vặn xoắn được biểu hiện ra dưới dạng những vệt hơi sắt mờ mờ, vắt xung quanh các vì sao.

Sudip Bhattacharyya, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện này không phải là hoàn toàn bất ngờ, song nó có ý nghĩa cho việc trả lời những câu hỏi cơ bản của vật lý học.

Các sao neutron nặng tương đương với việc nhét cả mặt trời vào một quả cầu có kích cỡ bằng một thành phố. Chính vì vậy, chỉ một vài chén vật liệu của chúng cũng nặng hơn cả núi Everest. Các nhà thiên văn sử dụng những ngôi sao tàn lụi này như là một phòng thí nghiệm tự nhiên để tìm hiểu xem vật chất có thể cô đặc đến mức nào dưới áo suất cực đại mà thiên nhiên có thể có.

Trong hai nghiên cứu song song, các nhà thiên văn của NASA và của châu Âu đã quan sát 3 cặp sao đôi neutron. Họ cũng tìm hiểu những dòng phổ của các nguyên tử sắt nóng bỏng đang xoay tít trong một cái đĩa ngay bên ngoài bề mặt của các sao neutron với tốc độ bằng 40% tốc độ ánh sáng.

Thông thường, dải phổ đo được của các nguyên tử sắt siêu nóng này sẽ biểu hiện dưới dạng một đỉnh cân xứng. Tuy nhiên, kết quả của nhóm nghiên cứu là một đỉnh xiên, cho thấy có sự vặn méo do hiệu ứng tương đối. Sự chuyển động cực nhanh của khối khí (và lực hấp dẫn mạnh kéo theo) đã khiến cho dải phổ này mờ đi, trượt đến bước sóng dài hơn.
 
4

40phamkinhvy

Vũ trụ quá đãng trí mà quên đi quá khứ của mình?



Không phải tất cả các nhà vật lý đều nghĩ rằng thời gian bắt đầu cùng với Big Bang- đây có thể chỉ là một bước chuyển pha của vũ trụ. Nhưng Bojowald ở Đại học Pennsylvania State Hoa Kỳ trong những nghiên cứu lý thuyết "hấp dẫn lượng tử vòng" chỉ ra rằng nếu thực sự tồn tại vũ trụ tiền Big Bang thì chúng ta cũng không thể nắm bắt được toàn bộ diện mạo của nó. (Nature Physics advance online publication).
Nhiều người nghĩ về Big Bang như một "quả cầu lửa" nổ tung và vũ trụ từ một trạng thái cực kì đặc và nóng giãn nở thành vũ trụ ngày nay. Nhưng trong vật lý cổ điển, tồn tại một vấn đề: nếu chúng ta ngoại suy mô hình vũ trụ cổ điển ngày càng xa hơn nữa về quá khứ, vật lý cổ điển dự đoán một thời điểm năng lượng và nhiệt độ vô hạn, gọi là điểm kì dị. Mô hình cổ điển có thể đưa ta về khoảnh khắc trong khoảng 1 phần tỉ giây sau điểm kì dị, nhưng những phương trình của nó thì đã trở nên vô nghĩa từ trước đó khá xa rồi.

Đề hiểu được vũ trụ ở những thời điểm đầu tiên, các nhà vật lý cần phải dựa trên một lý thuyết có thể thống nhất 3 lực mạnh hơn của tự nhiên- là lự mạnh, lực điện từ và lực yếu- với lực hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là họ phải hoà giải mối bất đồng giữa lý thuyết hấp dẫn của Einstein- lý thuyết tương đối rộng- với cơ học lượng tử, và từ đó xây dựng một lý thuyết lượng tử về lực hấp dẫn.

Một lý thuyết tiềm năng cho việc đó là " hấp dẫn lượng tử vòng" (LQG), cho rằng thời gian tiến triển theo những "bước nhảy" lượng tử hữu hạn. Trong LQG, năng lượng, mà trong lý thuyết cổ điển có thể có giá trị lớn tuỳ ý, bị giới hạn bởi một cận trên. "Tôi nhận ra khoảng 6 năm trước rằng hấp dẫn lượng tử vòng có thể tránh được điểm kì dị, nhưng phương trình mà tôi đã sử dùng quá phức tạp nên không cho thấy được dạng chính xác của trạng thái lượng tử," Bojowald nói với Physics Web.

Sự biến mất của điểm kì dị, tuy nhiên, lại mở ra một khả năng khác, vũ trụ có thể tồn tại trước Big Bang. Nói cách khác Big Bang không đánh dấu sự khởi đầu của vũ trụ, mà đúng hơn là một bước chuyển- một "cú nảy"- từ một trạng thái suy sụp trước đó sang trạng thái giãn nở như ta thấy ngày nay.

Hiện nay Bojowald đang khảo sát xem liệu chúng ta có thể phác hoạ bức tranh vũ trụ trước Big Bang hay không. Ông bắt đầu với một mô hình dựa trên LQG mà ông đưa ra hồi đầu năm trong đó trạng thái của vũ trụ được định nghĩa bởi một vài tham số, trong đó có cách thức giãn nở của nó hiện nay, lượng vật chất hiện có và cường độ lực hấp dẫn. Bằng cách từ từ đơn giản hoá mô hình, ông tìm ra phương trình mô tả trạng thái của vũ trụ mà chắc chắn có nghiệm ở thời điểm Big Bang.

Sống trong kỷ nguyên hậu Big Bang, chúng ta tận hưởng một không- thời gian khá mềm mại. Nhưng trước Big Bang, nếu thực sự tồn tại thời điểm đó, có khả năng vũ trụ ở một trạng thái lượng tử biến động dữ dội, trong đó kể cả những khái niệm thời gian xa lạ nhất cũng có thể có ý nghĩa. Bojowald phát hiện ra rằng chính kích cỡ khổng lồ của vũ trụ hiện nay đặt ra những bất định cơ bản trong phương trình của ông, ngăn cản chúng ta biết chi tiết hơn về những biến động lượng tử của vũ trụ trước Big Bang

Điều đó có nghĩa chúng ta không thể, ví dụ như, thực hiện tính toán để vẽ lại tất cả những đường nét của vũ trụ trước Big Bang- vũ trụ quả là "đãng trí". "Viễn cảnh về những tính chất không thể được dự đoán chính xác thật chấp nhận", ông nói. Tuy nhiên, theo Bojowald, những đặc trưng cổ điển, như kích cỡ vũ trụ và tốc độ co, có thể về nguyên tắc tính toán được.

Nhưng John Barrett, một nhà lí thuyết hấp dẫn lượng tử ở Đại học Nottingham Anh, cho rằng việc LQG chưa được các nhà lý thuyết công nhận rộng rãi, có thể khiến cho nền tảng của những kết luận của Bojowald lung lay. "LQG là một cái bánh nướng dở," ông nói. "Một số tính chất cần thiết để trở thành một lý thuyết hấp dẫn lượng tử hoàn chỉnh vẫn còn thiếu."
 
4

40phamkinhvy

Điều khiển ánh sáng bằng những quả cầu nhỏ



Ánh sáng có thể được dẫn đường và điều khiển ở thang nano bằng cách cho nó đi qua các quả cầu kim loại nhỏ- dựa theo những tính toán mới của các nhà khoa học Hoa Kỳ. Hiều ứng này liên quan đến sự tương tác của ánh sáng với các plasmon trên bề mặt của các quả cầu và các nhà khoa học quả quyết rằng nó có thể được sử dụng để tạo ra các nguồn sáng phân cực và tập trung. Những nguồn sáng đó rất quan trọng trong việc sản xuất các quang cụ nano, trong đó có sensor, chuyển mạch và thiết bị lưu trữ thông tin( J. Phys. B: At. Mol. Opt. Phys. 40 S283).

Plasmon là các "giả hạt" dùng để mô tả các dao động tập thể của các electron trên bề mặt kim loại. Plasmon tương tác với ánh sáng và các nhà nghiên cứu đang cố gắng khai thác tính chất này trong các thiết bị sử lý và chuyển phát thông tin sử dụng công nghệ plasmon

Mới đây, Maxim Sukharev và Tamar Seideman của Đại học Northwestern University đã sử dụng mô phỏng vi tính để nghiên cứu tương tác của ánh sáng và các plasmon trên bề mặt của những quả cầu kim loại nhỏ. Sử dụng mẫu liên kết chữ T tạo bởi các quả cầu nano bằng bạc, mô hình mô phỏng đã cho thấy đường đi của ánh sáng qua các quả cầu có thể được điều khiển bằng cách thay đổi sự phân cực của ánh sáng. Các nhà nghiên cứu tin rằng hiệu ứng này- chưa được khẳng định bằng thí nghiệm-có thế dùng trong các chuyển mạch nano quang học.

Những tính toán cũng cho thấy rằng ánh sáng tới có thể bị giữ trong các "tinh thể plasmon" tạo bởi những mạng tuần hoàn của các hạt nano. Hơn nữa, phụ thuộc vào hình học của tinh thể, ánh sáng có thể được tập trung và dẫn đường. Thêm vào đó, kết quả vi tính cho thấy hiệu ứng này có thể được sử dụng để tạo các nguồn sáng kích cỡ nano với độ tập trung và phân cực điều khiển được.
 
4

40phamkinhvy

Cuộc săn lùng các "phi hạt" bắt đầu


Hình fractal bất biến khi phóng to hay thu nhỏ Khi máy gia tốc LHC đi vào hoạt động vào năm sau, hầu hết các nhà vật lý sẽ gọt dũa những thông tin ở năng lượng cao về các hạt mới ví dụ như boson Higgs. Nhưng Howard Georgi của Đại học Harvard Hoa Kỳ không nghĩ vậy- ông tiết lộ rằng ông đang tìm kiếm một dạng thực thể mới gọi là "phi hạt". Nếu nó tồn tại, điều đó có nghĩa rằng mô hình chuẩn của vật lý hạt là chưa hoàn chỉnh, và còn những thứ khác ngoài các hạt ở trong vũ trụ. (Phys. Rev. Lett. 98 221601).


Tất cả các hạt tồn tại ở một trạng thái với một năng lượng, động lượng, khối lượng nghỉ xác định. Hầu hết trong mô hình chuẩn, các hạt cùng loại không thể tồn ở một trạng thái khác với các tính chất nêu trên nhân với một thừa số chung- electron chẳng hạn, hạt này có khối lượng nghỉ không đổi dù năng lượng hay động lượng có biến đổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế: những hạt không khối lượng nghỉ, như photon, có thể tồn tại ở trạng thái mà các tính chất nêu trên nhân lên một thừa số chung bất kì. Tính chất này gọi là tính "bất biến thang đo" (scale invariance)



Cho dù những lý thuyết khai thác "bất biến thang đo" đã có từ truớc, những nhà vật lý quan với mô hình chuẩn thường miễn cưỡng khi nghĩ về tính ứng dụng của nó. Đó là vì các lý thuyết này đề cập đến những thứ không giống các hạt- những thực thể duy nhất đuợc biết đến trong vũ trụ- mà không nhất thiết phải không có khối lượng nghỉ.



Georgi, trái lại, giờ đây quan tâm đến việc làm thế nào chúng ta có thể suy diễn thông qua thực nghiệm rằng có tồn tại những thực thể huyền bí, ông gọi là các "phi hạt"(un particles), như vậy không. Ông đề xuất rằng nguyên nhân chúng ta chưa nhìn thấy một "phi hạt" nào trước đây là do chúng liên kết với vật chất bình thường càng yếu khi năng lượng càng yếu. Nếu ông đúng, điều này có nghĩa rằng những bằng chứng về sự tồn tại của "phi hạt" có thể được tìm thấy trong các thí nghiệm với máy gia tốc năng lượng cao LHC. "Câu hỏi rất hóc búa 'các "phi hạt" trông như thế nào' được thay thế bằng một câu hỏi đơn giản hơn: '"phi hạt" sẽ lộ diện thế nào khi năng lượng trong các thí nghiệm của chúng ta tăng lên?'" ông nói.



Các "phi hạt" sẽ có những tính chất giống với neutrino, hầu như không khối lượng nghỉ và do đó gần như "bất biến thang đo". Neutrino hiếm khi tương tác với vật chất- một thời gian dài các nhà vật lý chỉ suy ra sự tồn tại của nó khi tính toán sự mất năng lượng và động lượng sau một tương tác. Bằng các khảo sát cùng một tương tác nhiều lần, một phân bố xác suất đước thiết lập cho ta biết có bao nhiêu và những loại neutrino nào tham gia.



Geogi nghĩ rằng một kĩ thuật tương tự có thể được sử dụng đẻ tìm dấu vết các "phi hạt". Theo "bất biến thang đo", một phân bố chứa các "phi hạt" sẽ lộ diện vì nó sẽ giống như một phân bố của một số không nguyên các hạt không khối lượng.



"Cho dù chúng ta không nhìn thấy các "phi hạt" ở LHC, tôi tin rằng những phân tích như thế này là hữu ích vì nó có thể kéo chúng ta ra khỏi những định kiến có thể khiến chúng ta bỏ qua những tính chất quan trọng khi năng lượng của các máy tăng lên"- Ông nói.
 
4

40phamkinhvy

Sự lãng mạn của Vật Lý


Đôi mắt vật lý có phải là đôi mắt luôn suy tư, ưu trầm Vật lý có lẽ là môn khoa học tự nhiên lãng mạn nhất trong các môn khoa học cơ bản. Sự lãng mạn của vật lý là ánh lấp lánh của những tinh cầu, là sự lung linh của những hành tinh trên dải Ngân Hà, là sự long lanh của những hạt cơ bản cấu thành nên vũ trụ, là sự tương đối và tuyệt đối của thời gian - không gian, và cả sự im lặng thách thức của siêu nhiên...


Như cái vòng xoáy âm dương trong Thái cực đồ phương Đông, vật lý nghiên cứu từ những vấn đề vi mô nhất đến những vấn đề vĩ mô nhất của tự nhiên mà cuộc sống nhân loại không ngừng đi tìm lời giải đáp. Cuộc sống vốn chứa đầy những huyền ẩn, thậm chí những điều tưởng như giản đơn nhất cũng chứa đựng muôn vàn bí ẩn mà ta chưa khám phá hết. Thế nên trong hành trình đầy gian khó, với thiên chức nặng nề của mình, vật lý học đã hóa giải những bí huyền của tự nhiên và xã hội. Và nó còn tiếp tục giải mã những huyền bí ấy...

Cái nhìn của vật lý là cái nhìn chính xác, thậm chí là chính xác đến từng micromet, nanômet và hơn thế nữa, nhưng đôi mắt của vật lý là đôi mắt thi vị và lãng mạn khi nó hướng cái nhìn ấy lên bầu trời đầy sao, vào khoảng không bao la và thăm thẳm Thái dương hệ, vào tận thấu bản chất và những vận động bất tận của sinh thể, vật thể... Và đôi mắt lãng mạn đó thấu thị quá vãng, tiên lượng tương lai để rồi trở về với ánh mắt hồn nhiên mà thấu cảm, uyên thâm mà trong sáng ngây thơ thuở ấu thơ nhân loại.

Đôi mắt vật lý có phải là đôi mắt luôn suy tư, ưu trầm? Bất giác tôi chợt thấy đôi mắt ấy rất đỗi quen thuộc. Dường như là cái đăm chiêu trầm tư trong bức tượng Người suy tư thế kỷ của một nhà điêu khắc thời kỳ Phục Hưng.

Bức tượng đá tạc hình người đàn ông trong tư thế ngồi, cánh tay trần đặt lên vầng trán cao, ánh mắt miên man suy nghĩ. Người đàn ông vẫn ngồi đó từ thế kỉ ánh sáng, vẫn trăn trở những dòng ý nghĩ. Xung quanh pho tượng trắng, hàng bạch dương vẫn xào xạc lá và làn tuyết trắng vẫn rơi ngọt xuống bàn chân chàng. Và quanh đầu chàng là những dấu hỏi tại sao, những nguyên tử electron chuyển động theo quỹ đạo của vòng nguyệt quế khi chàng thốt lên “Oreka”... Hay dường như là ánh mắt ưu tư khi ngàn lần nhìn trái táo rơi của Isaac Newton, ánh mắt tinh anh trên Gương mặt thế kỷ XX A. Einstein pha chút mộng mị trong giấc chiêm bao với khát vọng ánh sáng về bản giao hưởng dở dang của Lý thuyết trường thống nhất. Hay ánh mắt cười vô ngần nhẹ mà thiên cao của Copernic, ánh mắt kiên nghị của Bruno trước khi bước lên giàn hỏa thiêu...

Niềm đam mê khoa học và cả lòng dũng cảm nữa đã chắp cánh cho sự lãng mạn của vật lý bay lên tới đỉnh Olympia của mình. Ở nơi đó sẽ không phải là nơi trú ngụ của các vị thần linh như trong thần thoại Hy Lạp, La Mã mà là nơi ngự trị của trí tuệ loài người, của niềm tin và những thành quả nghiên cứu khoa học của loài người. Ở nơi đó sẽ tràn ngập ánh sáng, đẹp đẽ và thiên lương. Vật lý lãng mạn hơn hẳn toán học, hóa học... và lãng mạn hơn bội phần có lẽ bởi nó nghiên cứu quang học và tương tác ánh sáng (dù là ánh sáng chói chang của vầng thái dương, ánh sáng lạnh cung Quảng Hà hay ánh le lói hắt ra từ phía cuối đường hầm) để thấy được ánh sáng khi là hạt khi là sóng và sự chuyển hóa thần kỳ giữa hai trạng thái đó...

Đức hạnh của nghệ thuật là niềm rung cảm hướng tới chân - thiện - mỹ và những giá trị nhân văn. Phẩm hạnh của triết học là hoài nghi. Và tôn giáo nặng trĩu đức tin. Còn phẩm chất của khoa học là ngạc nhiên trước những điều tưởng như hiển nhiên nhất. Ngạc nhiên ngước nhìn trái táo rụng xuống đất mà vật lý có được định luật vạn vật hấp dẫn, ngạc nhiên khi ngâm mình trong bồn tắm mà vật lý có được định luật Achimet. Ngạc nhiên, ngạc nhiên và ngạc nhiên... Những cái ngạc nhiên vĩ đại và lãng mạn.

Nếu thi ca đi tìm cái đẹp, triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì khoa học đi tìm sự thông thái. Vật lý trên con đường đi tìm sự thấu hiểu đã ấp iu một ước vọng khôn cùng là Lý thuyết cuối cùng (The Final Theory) như một biểu hiện tột cùng của sự lãng mạn.

Liệu chúng ta có thể nhận thức được bí mật cuối cùng của vũ trụ không? Thế giới hiện thực, vừa cụ thể vừa hết sức trừu tượng, vừa hỗn mang vừa trật tự, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Vật chất và trường, năng lượng và khối lượng, không gian và thời gian, sóng và hạt, hạt và phản hạt... Những đặc tính đó lại chuyển hóa nhau bằng chữ Dịch.

Liệu chúng ta có thể biết cái không thể biết được hay không? Vật lý, cũng như thế giới khách quan mang trong mình những tính chất trái ngược nhau, mô tả khái quát hiện thực bằng những định lý, định luật, lý thuyết vừa hết sức chính xác, rõ ràng song cũng chính vì thế mà nó có một vẻ lãng mạn riêng...

Giấc mơ chú Cuội cung trăng bây giờ không phải là điều quá vời xa với loài người nữa, motip du hành xuyên không - thời gian trong chuyện Từ Thức gặp tiên về mặt lý thuyết cũng không phải là hoang đường nữa. Vật lý lãng mạn nhất trong các khoa học tự nhiên không phải vì nó gần gụi với thi ca bởi việc giải thích những bí ẩn mã hóa trong những huyền thoại ngàn xưa hay những chuyện viễn tưởng, giả tưởng mà vì nó triết thuyết. Như một vị thiền sư già ngồi công án bên gốc cây cổ thụ để chứng ngộ bản thân và cộng đồng trong tổng hòa các mối quan hệ tương hỗ trên hết thảy các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vật lý học không chỉ song hành cùng những bước tiến thăng trầm của văn minh loài người, nó cũng chính là lịch sử sự sống. Khoa học không biên giới, nghệ thuật có cội nguồn như ai đó đã từng nói thì vật lý học trên hành trình phát triển của mình đã bắt gặp nguồn cội sự sống. Là một khoa học chuyên ngành nhưng ở một góc độ, vật lý chạm đến những vấn đề cốt lõi của triết học là bản thể luận, nhận thức luận.

Không phải ngẫu nhiên mà Fritjof Capra thấy cái đạo của vật lý và viết thành sách nếu vật lý chỉ là một cái gì đó khô khan mà thiếu đi vẻ lãng mạn của mình. Chính sự lãng mạn sâu xa của vật lý đã cho ông cái nhìn uyên nguyên về thế giới và xã hội, về cội nguyên sự sống và ý nghĩa thâm nguyên của cuộc sống. Cuốn sách Đạo của vật lý (Nguyễn Tường Bách biên dịch, NXB Trẻ, 1999) của ông là một tiếng nói về sự gặp gỡ giữa vật lý học hiện đại và triết học phương Đông ngàn xưa.

"Vật lý học hiện đại xác nhận một cách kỳ lạ một trong những ý tưởng cơ bản của đạo giáo Đông phương: tất cả mọi khái niệm mà ta dùng để mô tả thiên nhiên đều bị giới hạn; đó không phải là những đặc tính của thực tại như ta đã từng có khuynh hướng tin tưởng, mà chỉ là những sáng tạo của trí óc, chỉ là cái bản đồ chứ không phải sông núi, đất đai. Cứ mỗi lần ta nới rộng lĩnh vực của kinh nghiệm, những giới hạn của tư tưởng thuần lý trở thành hiển nhiên và ta phải thay đổi, có khi phải từ bỏ, một vài khái niệm mà ta có".

Tự bản thân vật lý từ sâu xa đã mang trong mình tính lãng mạn, và điều lãng mạn nhất và cũng là huyền nhiệm nhất chính là nơi khởi thủy vạn vật mà vật lý học và tất thảy mọi khoa học cổ xưa và hiện đại đã, đang và sẽ mãi còn kiến giải. Cuộc thảo luận giữa các thuyết trình viên là các nhà khoa học GS.TS thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, GS.TS vật lý Phạm Xuân Yêm, TS vật lý kiêm nhà Phật học Nguyễn Tường Bách tại Phật đường Khuông Việt (Paris, Pháp) ngày 29/5/2005 nói về sự tương đồng giữa thế giới quan vật lý học hiện đại và triết lý Phật giáo cũng minh chứng điều đó.

Bohm du nhập thuyết âm dương, Erwin Shrodinger viết Vệ Đà của một nhà vật lý, Nguyễn Tường Bách trình bày trong cuốn Lưới trời ai dệt? (NXB Trẻ, 2004) từng bước đi lần mò của khoa học từ Aristote để giải thích vũ trụ và những lý thuyết của Phật giáo xưa 25 thế kỉ rồi mà nay hầu như mới là một tổng hợp so sánh lý thú giữa sự phát triển của nhận thức về vũ trụ trong khoa học vật lý và vũ trụ quan Phật giáo để thấy các nhà vật lý thiên văn đã gõ cửa tìm vào tòa nhà minh triết phương Đông, thắp thêm ánh sáng cho những câu hỏi mới mà họ đặt ra trong đầu.

Quả thực tôi không có ý định nói về sự gặp gỡ của văn minh phương Tây và văn hóa cổ phương Đông nhưng sự lãng mạn của vật lý đã dẫn tôi đến giao điểm huyền vi đó. Có nhà vật lý trứ danh nào không mang một câu hỏi triết lý ở trong đầu về vật chất, về vũ trụ và có bao nhiêu những người khai phá ra Cơ học lượng tử cũng đồng thời là triết gia?

Max Planck có bao giờ giấu giếm mình có một tâm hồn tôn giáo sâu sắc, Einstein có ngại ngần gì thốt ra những câu thán phục Phật giáo? Tách ra khỏi tôn giáo và thần quyền để trưởng thành, khoa học vật lý dường như bao giờ cũng trường tương tư với triết lý và tính thiêng liêng. Khoa học cứ là khoa học và tôn giáo cứ là tôn giáo, nhưng hai dòng chảy thiên thu đó có chung một nhánh là vẻ đẹp tiềm ẩn của đời sống, sự lãng mạn của tâm hồn. Thế thì, sự
Lãng mạn của vật lý hay là sự lãng mạn của con người?...
 
4

40phamkinhvy

Không thể du hành ngược thời gian

Sự thôi thúc của cảm giác được yêu lần đầu hoặc để sửa sai quá khứ là một trong số các lý do khiến chúng ta ước mơ đi ngược thời gian. Song, các nhà khoa học tuyên bố đó là chuyện không tưởng.
Đã có cả chục viễn cảnh du hành về quá khứ được các nhà lý thuyết đưa ra, "song hầu hết trong số chúng, nếu xem xét kỹ, mới chỉ lướt qua rìa của ngành vật lý mà chúng ta có thể hiểu được. Phần lớn các nhà khoa học cho rằng đa số viễn cảnh đó có thể bị loại trừ", Brian Greene, tác giả cuốn sách bestseller “The Elegant Universe”, chuyên gia về Lý thuyết dây, một nhà vật lý tại Đại học Columbia, cho biết.

Chiều thứ tư

- Hành trình đi tìm máy thời gian

- Có thể du hành về quá khứ và tương lai?

Trong vật lý, thời gian được mô tả như một chiều, giống như độ dài, rộng và độ cao. Khi bạn đi từ nhà mình tới cửa hàng tạp hoá, bạn đã chuyển động theo một hướng trong không gian, tạo ra sự tịnh tiến trong tất cả các chiều không gian đó - dài, rộng và cao. Nhưng bạn còn tiến lên trong cả chiều thời gian nữa - chiều thứ tư.

"Không gian và thời gian xoắn lấy nhau dưới dạng một cái khung 4 chiều được gọi là không-thời gian", Charles Liu, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học City, New York, phát biểu.

Không-thời gian, Liu giải thích, có thể được xem như một miếng đệm cao su với 4 chiều. "Khi một vật có khối lượng - bạn, tôi hay một vật thể bất kỳ, một hành tinh hay ngôi sao nào đó - đặt trên miếng đệm 4 chiều đó, nó sẽ khiến miếng đệm võng xuống.

Chỗ võng này là hình ảnh biến dạng của không-thời gian cho phù hợp với vật nặng đó. Sự lõm vào của không-thời gian khiến cho vật thể di chuyển trên một đường cong và sự cong của không gian là cái mà chúng ta gọi là hấp dẫn.

Về mặt toán học một người có thể tiến lên hoặc lùi lại trong 3 chiều không gian, nhưng thời gian không có được đặc tính đa hướng tự do này.

"Trong không-thời gian 4 chiều, bạn chỉ có thể di chuyển về phía trước của thời gian, tức là tương lai, Liu nói.

Đường hầm quá khứ?

Hiện tồn tại một số giả thuyết về việc du hành xuyên thời gian. Giả thuyết được xây dựng kỳ công nhất liên quan đến wormhole - một đường hầm lý thuyết nối giữa hai vùng không-thời gian. Hai vùng này có thể là hai vũ trụ hoàn toàn khác nhau hoặc hai phần của một vũ trụ. Vật chất có thể đi qua một trong hai miệng hầm để tới điểm đến ở phía bên kia.

"Wormhole là tương lai, wormhole là quá khứ", Michio Kaku, tác giả cuốn "Hyperspace" và "Parallel Worlds", và là nhà vật lý tại Đại học City, New York, nhận định. "Nhưng chúng ta phải hết sức cẩn thận. Lượng khí đốt cần thiết để vận hành một chiếc máy thời gian vượt xa những gì chúng ta có thể thu thập với công nghệ hiện nay".

Để tạo ra một cái lỗ trên tấm màng không-thời gian, Kaku giải thích, cần năng lượng của một ngôi sao hoặc năng lượng âm, một thực thể kỳ lạ có năng lượng nhỏ hơn không.

Dây vũ trụ

Một giả thuyết quen thuộc khác cho những người thích du hành ngược thời gian liên quan đến cái gọi là cosmic string (dây vũ trụ) - tức là các ống năng lượng hẹp trải dọc theo toàn bộ chiều dài của vũ trụ nở rộng. Những vùng cực hẹp này, còn sót lại từ thời nguyên thuỷ, được dự đoán là chứa một lượng vật chất cực lớn và nhờ đó có thể uốn cong không-thời gian xung quanh chúng.

Các dây vũ trụ hoặc là vô tận hoặc uốn lại thành vòng, không có điểm kết, J.Richard Gott, tác giả cuốn “Time Travel in Einstein's Universe” và là nhà thiên văn tại Đại học Princeton, nhận định.

Sự tiếp xúc của hai dây như thế song song với nhau - Gott nói - sẽ uốn cong không-thời gian cực mạnh và trong tình huống đặc biệt nào đó có thể khiến cho việc du hành thời gian trên lý thuyết là khả thi.

Nhưng: "đó là dự án mà chỉ một nền văn minh siêu hạng mới có thể làm nổi", Gott nói. "Nó nằm ngoài khả năng của chúng ta. Chúng ta là một nền văn minh thậm chí còn chưa kiểm soát được năng lượng của chính trái đất".

Không thể bây giờ

Về mặt toán học, bạn chắc chắc có thể nói rằng thứ gì đó đang đi ngược về quá khứ, Liu nói. "Nhưng sẽ là không phải là tôi và bạn".

"Đừng hy vọng một nhà phát minh trẻ tuổi nào đó họp báo vào ngày mai rằng anh hay chị ấy đã phát minh ra một chiếc máy thời gian. Bởi nó cần một công nghệ tiến bộ hơn nhiều bất cứ thứ gì chúng ta có thể tập hợp", Kaku nói.

Hiện tại, phần duy nhất của du lịch trong không gian 4 chiều là chúng ta đang tiến về tương lai với mỗi giây trôi qua. Vì thế với những người muốn nhìn trái đất sau 1 triệu năm nữa, các nhà khoa học đã có tin tốt lành.

"Chế tạo một phi thuyền. Bay với vận tốc gần vận tốc ánh sáng trong một thời gian dài - điều tôi có thể tính được. Rồi trở lại trái đất và khi bạn bước ra khỏi phi thuyền, bạn sẽ già đi khoảng 1 năm trong khi trái đất đã trải qua một triệu năm. Bằng cách ấy, bạn đã đi tới tương lai của nó", Greene nói.
 
4

40phamkinhvy

Bản đồ vũ trụ 3 chiều lớn nhất từ trước tới nay


Bản đồ vũ trụ 3 chiều mới dưới dạng biểu đồ - Ảnh: Hogg/SDSS-II Một nhóm các nhà thiên văn Mỹ, do nhà thiên văn Nikhil Padmanabhan và David Schlegel dẫn đầu, vừa công bố bản đồ vũ trụ 3 chiều lớn nhất từ trước tới nay.

Được xây dựng trải theo 10 lát cắt vũ trụ hình V từ phía bắc của bầu trời, bản đồ mới này bao gồm khu vực không gian vũ trụ rộng lớn chứa hơn 1 triệu thiên hà, trong đó có 600.000 thiên hà có ánh sáng đỏ và trải dài tới 5,6 tỷ năm ánh sáng, tương đương với 40% khoảng thời gian nếu tính ngược trở lại thời vụ nổ lớn Big Bang.


Được xây dựng trải theo 10 lát cắt vũ trụ hình V từ phía bắc của bầu trời, bản đồ mới này bao gồm khu vực không gian vũ trụ rộng lớn chứa hơn 1 triệu thiên hà, trong đó có 600.000 thiên hà có ánh sáng đỏ và trải dài tới 5,6 tỷ năm ánh sáng, tương đương với 40% khoảng thời gian nếu tính ngược trở lại thời vụ nổ lớn Big Bang.


"Điều mới ở bản đồ này là nó là bản đồ lớn nhất chưa từng có từ trước tới nay", nhà thiên văn Nikhil Padmanabhan đến từ trường ĐH Princeton cho biết.

Còn David Schlegel đến từ Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley thì cho biết, do là bản đồ lớn nhất từ trước tới nay nên "nó cho phép chúng ta đo đạc được cấu trúc của những vật thể vũ trụ trong khoảng 1 tỷ năm ánh sáng từ bên này sang bên kia".

Bản đồ mới này thể nghiệm một vũ trụ đầy ắp những nguồn năng lượng tối và các nguồn năng lượng này đang đẩy các thiên hà ngày càng xa nhau với tốc độ ngày càng nhanh hơn làm cho vũ trụ cũng đang dãn rộng với tốc độ nhanh hơn. Năng lượng tối này chiếm tới 75% nguồn năng lượng của vũ trụ và hiện nay vẫn là một bí ẩn lớn nhất mà khoa học chưa giải thích được.

Để hoàn thành bản đồ mới về vũ trụ này, các nhà thiên văn Mỹ đã phải xác định khoảng cách giữa các thiên hà thông qua kỹ thuật quang phổ
 
4

40phamkinhvy

Đôi điều về vật liệu nano

I/ Khoa học ứng dụng đi về đâu?


Xu hướng của khoa học ứng dụng (bài này không đề cập đến khoa học cơ bản) hiện nay là tích hợp lại để cùng nghiên cứu các đối tượng nhỏ bé có kích thước tiến đến kích thước của nguyên tử. Hàng ngàn năm trước đây, kể từ khi các nhà bác học cổ Hy Lạp xác lập các nguyên tắc đầu tiên về khoa học (đúng hơn là siêu hình học), thì các ngành khoa học đều được tập trung thành một môn duy nhất đó là triết học, chính vì thế người ta gọi họ là nhà bác học vì họ biết hầu hết các vấn đề của khoa học. Đối tượng của khoa học lúc bất giờ là các vật thể vĩ mô. Cùng với thời gian, hiểu biết của con người càng tăng lên, và do đó, độ phức tạp cũng gia tăng, khoa học được phân ra theo các ngành khác nhau như toán học, vật lí, hóa học, sinh học,... để nghiên cứu các vật thể ở cấp độ lớn hơn micro mét. Sự phân chia đó đang kết thúc và khoa học một lần nữa lại tích hợp với nhau khi nghiên cứu các vật thể ở cấp độ nano mét. Nếu ta gọi sự phân chia theo các ngành toán, lí, hóa, sinh là phân chia theo chiều dọc, thì việc phân chia thành các ngành khoa học nano, công nghệ nano, khoa học vật liệu mới,... là phân chia theo chiều ngang. Điều này có thể được thấy thông qua các tạp chí khoa học có liên quan. Ví dụ các tạp chí nổi tiếng về vật lí như Physical Review có số đầu tiên từ năm 1901, hoặc tạp chí hóa học Journal of the American Chemical Society có số đầu tiên từ năm 1879, đó là các tạp chí có mặt rất lâu truyền tải các nghiên cứu khoa học sôi nổi nhất trong thế kỷ trước. Trong thời gian gần đây, người ta thấy xuất hiện một loạt các tạp chí không theo một ngành cụ thể nào mà tích hợp của rất nhiều ngành khác nhau như tạp chí uy tín Nano Letters có số đầu tiên từ năm 2001, tạp chí Nanotoday có số đầu tiên từ năm 2003. Chúng thể hiện xu hướng mới của khoa học đang phân chia lại theo chiều ngang tương tự như khoa học hàng ngàn năm về trước. Bài này xin giới thiệu sơ lược về đối tượng của khoa học và công nghệ nano, đó là vật liệu nano.
II/ Vật liệu nano là gì?

Vật liệu nano (nano materials) là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao sôi động nhất trong thời gian gần đây. Điều đó được thể hiện bằng số các công trình khoa học, số các bằng phát minh sáng chế (hình 1), số các công ty (hình 2) có liên quan đến khoa học, công nghệ nano gia tăng theo cấp số mũ. Con số ước tính về số tiền đầu tư vào lĩnh vực này lên đến 8,6 tỷ đô la vào năm 2004 [1]. Vậy thì tại sao vật liệu nano lại thu hút được nhiều đầu tư về tài chính và nhân lực đến vậy? Bài này sẽ điểm sơ qua về vật liệu nano, các phương pháp chế tạo, tính chất lí hóa, và các ứng dụng của chúng.


Số các công trình khoa học và bằng phát minh sáng chế tăng theo cấp số mũ theo thời gian.


Số các công ty có liên quan đến khoa học, công nghệ nano cũng tuân theo quy luật cấp số mũ.

Khi ta nói đến nano là nói đến một phần tỷ của cái gì đó, ví dụ, một nano giây là một khoảng thời gian bằng một phần tỷ của một giây. Còn nano mà chúng ta dùng ở đây có nghĩa là nano mét, một phần tỷ của một mét. Nói một cách rõ hơn là vật liệu chất rắn có kích thước nm vì yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta sẽ làm việc là vật liệu ở trạng thái rắn. Vật liệu nano là một thuật ngữ rất phổ biến, tuy vậy không phải ai cũng có một khái niệm rõ ràng về thuật ngữ đó. Để hiểu rõ khái niệm vật liệu nano, chúng ta cần biết hai khái niệm có liên quan là khoa học nano (nanoscience) và công nghệ nano (nanotechnology). Theo Viện hàn lâm hoàng gia Anh quốc thì:
Khoa học nano là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng và sự can thiệp (manipulation) vào vật liệu tại các quy mô nguyên tử, phân tử và đại phân tử. Tại các quy mô đó, tính chất của vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn.
Công nghệ nano là việc thiết kế, phân tích đặc trưng, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị, và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng và kích thước trên quy mô nano mét.
Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Kích thước của vật liệu nano trải một khoảng khá rộng, từ vài nm đến vài trăm nm. Để có một con số dễ hình dung, nếu ta có một quả cầu có bán kính bằng quả bóng bàn thì thể tích đó đủ để làm ra rất nhiều hạt nano có kích thước 10 nm, nếu ta xếp các hạt đó thành một hàng dài kế tiếp nhau thì độ dài của chúng bằng một ngàn lần chu vi của trái đất.
III/ Tại sao vật liệu nano lại có các tính chất thú vị?


Tính chất thú vị của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng rất nhỏ bé có thể so sánh với các kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lí của vật liệu. Chỉ là vấn đề kích thước thôi thì không có gì đáng nói, điều đáng nói là kích thước của vật liệu nano đủ nhỏ để có thể so sánh với các kích thước tới hạn của một số tính chất (bảng 1). Vật liệu nano nằm giữa tính chất lượng tử của nguyên tử và tính chất khối của vật liệu. Đối với vật liệu khối, độ dài tới hạn của các tính chất rất nhỏ so với độ lớn của vật liệu, nhưng đối với vật liệu nano thì điều đó không đúng nên các tính chất khác lạ bắt đầu từ nguyên nhân này.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ trong bảng 1. Vật liệu sắt từ được hình thành từ những đô men, trong lòng một đô men, các nguyên tử có từ tính sắp xếp song song với nhau nhưng lại không nhất thiết phải song song với mô men từ của nguyên tử ở một đô men khác. Giữa hai đô men có một vùng chuyển tiếp được gọi là vách đô men. Độ dày của vách đô men phụ thuộc vào bản chất của vật liệu mà có thể dày từ 10-100 nm. Nếu vật liệu tạo thành từ các hạt chỉ có kích thước bằng độ dày vách đô men thì sẽ có các tính chất khác hẳn với tính chất của vật liệu khối vì ảnh hưởng của các nguyên tử ở đô men này tác động lên nguyên tử ở đô men khác.

Bảng 1: độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu

Tính chấtĐộ dài tới hạn (nm)ĐiệnBước sóng điện tử Quãng đường tự do trung bình
Hiệu ứng đường ngầm
10-100 1-100
1-10
TừVách đô men Quãng đường tán xạ spin
10-100 1-100
QuangHố lượng tử Độ dài suy giảm
Độ sâu bề mặt kim loại
1-100 10-100
10-100
Siêu dẫnĐộ dài liên kết cặp Cooper Độ thẩm thấu Meisner
0.1-100 1-100
Tương tác bất định xứ Biên hạt
Bán kính khởi động đứt vỡ
Sai hỏng mầm
Độ nhăn bề mặt
1-1000 1-10
1-100
0.1-10
1-10
Xúc tácHình học topo bề mặt1-10Siêu phân tửĐộ dài Kuhn Cấu trúc nhị cấp
Cấu trúc tam cấp
1-100 1-10
10-1000
Miễn dịchNhận biết phân tử1-10

IV/ Chế tạo vật liệu nano như thế nào?



Các vật liệu nano có thể thu được bằng bốn phương pháp phổ biến, mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm yếu, một số phương pháp chỉ có thể được áp dụng với một số vật liệu nhất định mà thôi.

1) Phương pháp hóa ướt (wet chemical)



Bao gồm các phương pháp chế tạo vật liệu dùng trong hóa keo (colloidal chemistry), phương pháp thủy nhiệt, sol-gel, và kết tủa. Theo phương pháp này, các dung dịch chứa ion khác nhau được trộn với nhau theo một tỷ phần thích hợp, dưới tác động của nhiệt độ, áp suất mà các vật liệu nano được kết tủa từ dung dịch. Sau các quá trình lọc, sấy khô, ta thu được các vật liệu nano.
Ưu điểm của phương pháp hóa ướt là các vật liệu có thể chế tạo được rất đa dạng, chúng có thể là vật liệu vô cơ, hữu cơ, kim loại. Đặc điểm của phương pháp này là rẻ tiền và có thể chế tạo được một khối lượng lớn vật liệu. Nhưng nó cũng có nhược điểm là các hợp chất có liên kết với phân tử nước có thể là một khó khăn, phương pháp sol-gel thì không có hiệu suất cao.

2) Phương pháp cơ học (mechanical)



Bao gồm các phương pháp tán, nghiền, hợp kim cơ học. Theo phương pháp này, vật liệu ở dạng bột được nghiền đến kích thước nhỏ hơn. Ngày nay, các máy nghiền thường dùng là máy nghiền kiểu hành tinh hay máy nghiền quay. Phương pháp cơ học có ưu điểm là đơn giản, dụng cụ chế tạo không đắt tiền và có thể chế tạo với một lượng lớn vật liệu. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là các hạt bị kết tụ với nhau, phân bố kích thước hạt không đồng nhất, dễ bị nhiễm bẩn từ các dụng cụ chế tạo và thường khó có thể đạt được hạt có kích thước nhỏ. Phương pháp này thường được dùng để tạo vật liệu không phải là hữu cơ như là kim loại.

3) Phương pháp bốc bay



Gồm các phương pháp quang khắc (lithography), bốc bay trong chân không (vacuum deposition) vật lí, hóa học. Các phương pháp này áp dụng hiệu quả để chế tạo màng mỏng hoặc lớp bao phủ bề mặt tuy vậy người ta cũng có thể dùng nó để chế tạo hạt nano bằng cách cạo vật liệu từ đế. Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả lắm để có thể chế tạo ở quy mô thương mại.

4) Phương pháp hình thành từ pha khí (gas-phase)



Gồm các phương pháp nhiệt phân (flame pyrolysis), nổ điện (electro-explosion), đốt laser (laser ablation), bốc bay nhiệt độ cao, plasma. Nguyên tắc của các phương pháp này là hình thành vật liệu nano từ pha khí. Nhiệt phân là phương pháp có từ rất lâu, được dùng để tạo các vật liệu đơn giản như carbon, silicon. Phương pháp đốt laser thì có thể tạo được nhiều loại vật liệu nhưng lại chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm vì hiệu suất của chúng thấp. Phương pháp plasma một chiều và xoay chiều có thể dùng để tạo rất nhiều vật liệu khác nhau nhưng lại không thích hợp để tạo vật liệu hữu cơ vì nhiệt độ của nó có thể đến 9000 C.
Phương pháp hình thành từ pha khí dùng chủ yếu để tạo lồng carbon (fullerene) hoặc ống carbon, rất nhiều các công ty dùng phương pháp này để chế tạo mang tính thương mại.

 
4

40phamkinhvy

Tìm hiểt vật lý hiện đại.


1145617787_11b.gif
Liệu có tồn tại một lý thuyết của tất cả (TOE - theory of everything)? Đã một thế kỷ qua, các nhà vật lý đi tìm một lý thuyết có khả năng thống nhất cơ học lượng tử và lý thuyết tương đối, nhằm nắm bắt được bản chất thống nhất của 4 loại tương tác. Lý thuyết siêu dây dường như được xem là lý thuyết “tối hậu”, là ứng cử viên triển vọng cho TOE. Song những phát triển gần đây cho thấy rằng, lý thuyết này trong hiện trạng cũng có lẽ chưa là tối hậu
Nếu tìm được lý thuyết thống nhất tối hậu thì chúng ta tiến được một bước dài trong việc thấu hiểu thế giới khách quan. Trong những năm gần đây, lý thuyết siêu dây đã có những phát triển đáng chú ý trong việc xây dựng một lý thuyết như vậy.

Liệu có tồn tại một TOE, một lý thuyết của tất cả, một lý thuyết chỉ dựa trên một số ít tham số nối liền nhau bởi một phương trình duy nhất có khả năng mô tả được mọi hiện tượng vật lý xung quanh ta? Đây là một tham vọng lớn, nhưng chính tham vọng đó đã thúc đẩy các nhà vật lý lao động gần một thế kỷ.

Nếu xét đến độ phức tạp của vấn đề thì dường như các nhà vật lý quá ư lạc quan. Cho rằng có thể tìm được một phương trình tối hậu như vậy, thì vẫn còn một vấn đề không kém phần khó khăn là xác định điều kiện ban đầu: Vũ trụ đã bắt đầu như thế nào?


Mục tiêu quan trọng của việc xây dựng TOE là thống nhất bốn tương tác: Hấp dẫn, điện từ, và hai tương tác hạt nhân yếu và mạnh. Hai tương tác đầu đã được biết từ lâu, hai tương tác sau được biết trong thế kỷ XX. Tương tác hạt nhân yếu xảy ra trong các tương tác hạt nhân cho phép mặt trời chiếu sáng được, tương tác hạt nhân mạnh xảy ra khi các hạt cơ bản được kết dính với nhau trong hạt nhân nguyên tử.

Vào năm 1919 (5 năm sau khi Einstein hoàn thành lý thuyết tương đối rộng), nhà toán học Đức Theodor Kaluza đã đưa ra một ý tưởng đầy hấp dẫn: Xây dựng một không - thời gian 5 chiều (thêm một chiều không gian, ngoài 3 chiều không gian thông thường). Trong lý thuyết của Kaluza, hai lực (hấp dẫn và điện từ) xuất hiện từ sự dao động của một hạt gọi là “graviton” được xem là hạt truyền tương tác hấp dẫn. Trong ba chiều không gian thông thường, những dao động này tạo nên hấp dẫn, còn trong chiều không gian dư thêm vào (extra) chúng tạo nên lực điện từ. Einstein đã sử dụng ý tưởng của Kaluza để theo đuổi việc xây dựng một lý thuyết thống nhất trong 30 năm cuối cuộc đời mình nhưng đã thất bại!

Việc phát hiện ra những lực hạt nhân là một bước ngoặt trong quá trình thống nhất các tương tác. Các nhà vật lý hiểu rằng, hấp dẫn có bản chất khác ba tương tác còn lại một cách cơ bản. Vì thế, họ tập trung trước hết vào việc thống nhất ba tương tác sau. Sheldon Glashow, Steven Weinberg và Abdus Salam đã thành công trong việc thống nhất hai lực hạt nhân yếu và điện từ

Lý thuyết siêu dây được xem là ứng viên quan trọng cho lý thuyết thống nhất.
Trong lý thuyết siêu dây, yếu tố cơ bản là dây, chứ không phải là điểm. Dây là một thực thể một chiều, những hạt cơ bản sẽ là những trạng thái kích thích của dây. Kích thước của dây vào cỡ độ dài Planck, tức khoảng 10-33 cm, và những dây này trông như những điểm nếu nhìn từ những kích thước lớn hơn độ dài Planck.

Một trong những kết quả đáng kể của lý thuyết siêu dây là ứng dụng hấp dẫn lượng tử vào lỗ đen. Andrew Strominger và Cumrun Vafa đã chế tạo từ các màng một thực thể có thể đồng nhất với một lỗ đen, họ đã thu được kết quả mà Stephen Hawking và Jacob Bekenstein đã thu được vào năm 1970 khi thực hiện những phép tính toán nhiệt động đối với lỗ đen. Như vậy thật là bất ngờ, từ lý thuyết lượng tử (siêu dây) lại thu được hấp dẫn (lỗ đen), đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa entrôpi của lỗ đen với mật độ các trạng thái vi mô lượng tử! Điều này chứng tỏ rằng, lý thuyết siêu dây có khả năng mô tả nhiều tính chất của Vũ trụ.Tuy nhiên, lý thuyết siêu dây trong hiện trạng chưa phải là lý thuyết tối hậu, có khả năng giải thích được Vũ trụ.
 
4

40phamkinhvy


Giấc mơ trở về quá khứ


Đây không phải là chuyện giật gân, cũng không phải là viễn tưởng, bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet, Đại học Connecticut, Mỹ. Ông cho rằng chúng ta có khả năng đi ngược thời gian!
Mallet không đi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu máy thời gian khác, cho rằng vũ trụ có những cấu trúc xoắn ốc, những "lỗ sâu đục" và chúng ta hầu như không có khả năng xâm nhập, vì nó đòi hỏi một “năng lượng âm” rất lớn. Ông cũng không theo quan điểm của nhà logic học Kurt Goedel, người đầu tiên khởi xướng thuyết máy thời gian, cho rằng sự hiện hữu của một “vũ trụ quay” là điều tất yếu. Hoàn toàn theo cách ngược lại, Mallet đã dựa trên những nền tảng vật lý sáng sủa nhất: Thuyết không gian cong của Einstein và thuyết lượng tử ánh sáng.

Vùng trũng thời gian

Mỗi thiên thạch, khi chuyển động đều gây ra một trường hấp dẫn ảnh hưởng tới không gian và thời gian xung quanh nó, ảnh hưởng này tỷ lệ thuận theo khối lượng của thiên thạch. Trong những tr­ường hợp nhất định, các "gợn sóng" trong không gian gây ra bởi những chuyển động trên có thể làm thời gian bị uốn cong. Tương tự như một viên sỏi đặt trên chiếc gối mềm, không-thời gian (hệ toạ độ 4 chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) cũng có những vùng trũng tương tự. Cũng theo những tính toán lý thuyết thì, “bằng cách nào đó”, thời gian có thể bị làm trũng đến mức nó không còn chạy thẳng nữa mà sẽ chạy theo vòng tròn.

Trước nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng trung tâm hấp dẫn chính là trung tâm của không-thời gian bị bẻ cong, và họ dồn mọi nỗ lực nghiên cứu theo hướng ấy. Mallett đi theo hướng khác. Ông nghiên cứu các thuộc tính của ánh sáng theo thuyết tương đối rộng và thuyết lượng tử. Theo đó, ánh sáng thực ra không có khối lượng, nhưng nó có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn cực lớn và khi đó không gian cũng bị bẻ cong.

Năm ngoái, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist, Mallett đã chỉ ra rằng, tia laser khi chuyển động trên đường tròn sẽ sản sinh ra một trường xoáy xung quanh nó. Mới đây, ông lại giả định rằng những trường xoáy ánh sáng loại này đang giãn nở dần trong không-thời gian. Nhưng, để xảy ra một trường hợp đó thì theo tính toán lý thuyết, cần có một laser thứ hai. Khi nó chuyển động ngược chiều với tia laser thứ nhất, cường độ của nó cũng được tăng lên tương ứng. Khi đó không gian và thời gian sẽ hoán vị vai trò cho nhau và thời gian sẽ "quay" ở phía trong của vòng laser!

Theo đó, về mặt lý thuyết, loài người có thể tìm ngược về quá khứ của mình, ít nhất cũng về đến thời điểm mà vòng tròn được khép kín.

Ánh sáng chậm dần...

Một vấn đề cơ bản nhưng rất khó giải quyết, đó là: Khi bắt thời gian chạy vào một vòng tròn, ta cần một năng lượng lớn khủng khiếp. Việc tạo ra nguồn năng lượng này nằm ngoài khả năng của chúng ta hiện nay. Mallet đề nghị giải pháp “hãm thời gian” để giảm đòi hỏi năng lượng.Theo định luật “nếu ánh sáng càng chậm dần thì mức độ nhiễu loạn trong không-thời gian càng lớn” và nhiễu loạn này sinh ra năng lượng hỗ trợ cho việc bẻ cong thời gian.

Mallet muốn dùng chiếc máy thời gian laser “hãm” ánh sáng làm cho nó chuyển động chậm đến mức có thể. Cuối cùng, ông đã làm được một điều kỳ diệu: Hãm ánh sáng từ tốc độ 300.000 km/s tới lúc nó dừng lại hoàn toàn! “Điều đó đã mở ra một vùng trời mới mà chúng ta chưa bao giờ dám mơ tưởng đến”, Mallet nói.

Tuy nhiên, việc “hãm” tốc độ ánh sáng trên chỉ có thể thực hiện ở môi trường nhiệt độ sát gần điểm không tuyệt đối (-273 độ C). Chính vì thế, nếu thử nghiệm chế tạo máy thời gian của Mallet thành công thì chúng ta vẫn phải đối đầu với một vấn đề hết sức nan giải: Làm thế nào để cơ thể con người có thể thích ứng được với nhiệt độ “băng hà” ấy để “du hành” trong thời gian?

(Hiện nay, Mallett mới chỉ tiến hành những thực nghiệm nhỏ. Bước thứ nhất là đo những tác động của vòng quay laser vào một nguyên tử đơn).



 
4

40phamkinhvy

Vật chất tối và thông tin!


Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu. Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận nó ra vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và/hoặc các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ. Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ.



Các nhà khoa học đã nhận ra một số hiện tượng mà hợp với sự tồn tại của vật chất tối, bao gồm tốc độ quay của các thiên hà và tốc độ quỹ đạo của những thiên hà trong cụm; thấu kính hấp dẫn các thiên thể phía sau bởi những cụm thiên hà như là Bullet Cluster; và kiểu phân phối nhiệt độ của khí nóng ở các thiên hà và cụm thiên hà. Vật chất tối cũng có vai trò quan trọng đối với sự tạo thành cấu trúc và sự tiến hóa thiên hà, và có ảnh hưởng đo được đến tính không đẳng hướng (anisotropy) của bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Các hiện tượng này chỉ rằng vật chất quan sát thấy được trong các thiên hà, các cụm thiên hà, và cả vũ trụ mà có ảnh hưởng đến bức xạ điện từ chỉ là một phần nhỏ của tất cả vật chất: phần còn lại được gọi là "thành phần vật chất tối".


Hình dung về tỷ lệ thành phần vũ trụ: năng lượng tối 73%, vật chất tối 23%, khí Hidro, Heli tự do, các sao, neutrino, thành phần chất rắn và các phần còn lại 4%Thành phần của vật chất tối chưa được hiểu, nhưng có thể bao gồm những hạt sơ cấp mới nghĩ đến, như là WIMP, axion, và neutrino thường và nặng; các thiên thể như là sao lùn trắng và hành tinh (được gọi chung là MACHO, massive compact halo object); và đám khí không phát ra ánh sáng. Bằng chứng hiện hành ủng hộ các mô hình cho rằng thành phần chính của vật chất tối là những hạt sơ cấp chưa gặp, được gọi chung là "vật chất tối thiếu baryon". Cũng có thể xếp hố đen vào một dạng vật chất tối.

Lần đầu tiên tìm thấy vật chất tối:

Bằng chứng trực tiếp đầu tiên về vật chất tối vừa được các nhà thiên văn công bố, mặc dù họ vẫn mơ hồ về thành phần tạo nên thứ chất liệu ma quái này.



Ảnh của đài quan sát tia X Chandra cho thấy, chòm thiên hà 1E 0657-56, hay Bullet Cluster, hình thành sau vụ va chạm dữ dội của hai đám thiên hà. Màu hồng là khí nóng của chòm, chứa chủ yếu vật chất thường. Hầu hết khối lượng của chòm biểu hiện bằng màu xanh, chủ yếu chứa vật chất tối. Sự tách biệt rõ ràng giữa vật chất thường và vật chất tối như vậy chưa từng được quan sát trước đây, và là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy hầu hết vật chất trong vũ trụ ở dạng "tối". Ảnh: NASA.

Quan sát được rút ra từ việc cân đo cẩn thận các ngôi sao và khí toả ra trong một vụ va chạm dữ dội và bạo lực nhất giữa các thiên hà được biết tới nay.

Đó là cuộc đụng độ giữa hai đám thiên hà, trong sự kiện có tên gọi Bullet Cluster (1E 0657-56). Cuộc đụng độ khiến cho các vì sao và vật chất tối của những thiên hà đi xuyên tách rời nhau, trong khi những khối khí liên hành tinh giữa chúng va vào nhau và đi chậm lại.

"Trong một thiên hà điển hình, tất cả vật chất chiếm cứ một không gian duy nhất", tiến sĩ vật lý thiên văn Maxim Markevitch từ Trung tâm Vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian, Mỹ, phát biểu.

"Trong trường hợp này, khí và các thiên hà lại bị tách rời. Các thiên hà bay xuyên qua nhau trong khi các đám mây khí của chúng lại không di chuyển dễ dàng như vậy".

Hãy hình dung, điều đó giống như cú va chạm ở tốc độ hàng triệu dặm mỗi giờ giữa hai cái bánh đúc rắc lạc lớn, với các ngôi sao và vật chất tối là những hạt lạc, còn bột bánh đúc đại diện cho các khối khí. Các hạt lạc sẽ lao xuyên qua nhau (với rất ít sự đụng độ giữa các hạt lạc), trong khi bột bánh đúc sẽ quấn vào nhau ở giữa.

Kết quả là chúng tạo thành những mảng khác nhau trong không gian: một chứa toàn khí nóng đang cuộn lấy nhau và hai mảng còn lại ở hai bên chỉ chứa toàn vật chất tối và các vì sao trong những thiên hà thấy được.

Khi "cân" khối lượng tổng của vùng sáng nơi hai nhóm thiên hà đụng độ, các nhà nghiên cứu nhận thấy nó nặng hơn nhiều so với khối lượng của các ngôi sao và của các khối khí liên hành tinh. Như vậy, phần chênh lệch còn lại nhất định phải là vật chất tối.

"Điều này chứng minh một cách đơn giản và trực tiếp rằng vật chất tối tồn tại", Markevitch nói.

Đến nay, sự tồn tại của vật chất tối được suy ra từ thực tế là các thiên hà chỉ có đủ 1/5 số vật chất cần thiết (dưới dạng thấy được) để tạo ra lực hấp dẫn giữ cho chúng trong trạng thái ổn định.

Như vậy, phần còn lại ắt phải vô hình trước các kính thiên văn, hay còn gọi là "tối".

Việc quan sát thấy Bullet Cluster không giải thích được vật chất tối là gì, nhưng chúng cung cấp một dấu vết khá chắc chắn, các nhà nghiên cứu nhận định.

Dường như các hạt vật chất tối, dù là gì chăng nữa, cũng hành xử giống với các hạt lạc hơn là bột bánh đúc: chúng hoặc là phân bố rất xa nhau, giống như các vì sao, hoặc có những cách thức khác để tránh va chạm với nhau


Bằng chứng mới về vật chất tối quanh các thiên hà nhỏ:


Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA vừa mới phát hiện ra một bằng chứng thuyết phục mới rằng các thiên hà được bao quanh bởi các quầng vật chất tối.
Quan sát vùng trung tâm sôi động của cụm thiên hà Perseus, kính viễn vọng Hubble phát hiện quần thể lớn bao gồm các thiên hà nhỏ vẫn còn nguyên vẹn trong khi các thiên hà lớn hơn nằm xung quanh chúng lại bị xé rách bởi lực kéo từ các thiên hà hàng xóm. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên số ra ngày 1 tháng 3, tờ Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Vật chất tối là dạng vật chất không quan sát được chiếm đa phần khối lượng của vũ trụ. Các nhà thiên văn học đã kết luận có sự tồn tại của vật chất tối bằng cách quan sát lực hút của nó đối với các vật chất bình thường bao gồm các ngôi sao, khí và bụi.
Những hình ảnh mà kính viễn vọng Hubble chụp được đã cung cấp thêm bằng chứng rằng các thiên hà không bị quấy rối được bao bọc bởi tấm màn vật chất tối. Chính tấm màn này đã bảo vệ chúng khỏi những kẻ hàng xóm thô lỗ. Nhà thiên văn học Christopher Conselice thuộc Đại học Nottingham kiêm người chỉ đạo các quan sát của Hubble cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy có rất nhiều thiên hà lùn nằm trong vùng trung tâm của cụm trông rất tròn trịa, yên bình, chúng không có bất cứ một dấu tích nào của hiện tượng bị quấy rối. Các thiên hà lùn này rất già và tồn tại trong cụm thiên hà từ lâu. Do đó nếu có bất cứ hiện tượng nào phá rối chúng thì nó phải xảy ra vào thời điểm này. Chắc chắc vật chất tối đã thống trị các thiên hà đó”.
Các thiên hà lùn có thề có chứa lượng vật chất tối nhiều hơn các thiên hà xoắn ốc. Conselice cho biết: “Với kết quả này, chúng ta không thể nói chính xác liệu khối lượng vật chất tối trong thiên hà lùn có lớn hơn khối lượng vật chất tối trong thiên hà Milky Way hay không. Mặc dù sự thật là các thiên hà xoắn ốc có bị tàn phá, trong khi các thiên hà lùn thì không. Điều đó gợi ý rằng nhận định trên có thể đúng”.
Lần đầu tiên được đề cập đến từ cách đây 80 năm, vật chất tối được cho là chất keo dính nối kết các thiên hà với nhau. Các nhà thiên văn học cho rằng vật chất tối tạo nên bộ khung sống còn cho vũ trụ, hình thành nên cái sườn cho sự hình thành các thiên hà nhờ vào lực hấp dẫn. Các nghiên cứu trước đó sử dụng kính viễn vọng Hubble và Đài quan sát tia X Chandra (NASA) cũng phát hiện bằng chứng về vật chất tối trong các cụm thiên hà được gọi tên là Cụm Bullet. Quan sát mới của Hubble tiếp tục tìm kiếm vật chất tối trong các thiên hà đơn lẻ.
Máy quay hiện đại chuyên dùng trong khảo sát của Hubble đã cho vào tầm ngắm 29 thiên hà lùn hình êlip trong cụm Perseus nằm cách chúng ta 250 triệu năm ánh sáng, đây cũng là một trong những cụm thiên hà gần Trái Đất nhất. Trong số đó có 17 thiên hà mới.
Do vật chất tối không thể quan sát được, các nhà thiên văn học nhận diện nó thông qua bằng chứng gián tiếp. Phương pháp phổ biến nhất là xác định vận tốc của các ngôi sao hoặc nhóm các ngôi sao khi chúng chuyển động ngẫu nhiên trong thiên hà hoặc khi chúng quay quanh thiên hà. Cụm Perseus nằm quá xa các kính viễn vọng nên rất khó có thể quan sát các ngôi sao riêng lẻ cũng như xác định chuyển động của chúng. Do đó Conselice và nhóm của ông đã tạo ra một kỹ thuật mới nhằm phát hiện vật chất tối trong các thiên hà lùn bằng cách xác định khối lượng tối thiểu mà các thiên hà lùn phải đạt được để có thể bảo vệ nó không bị phá rối bởi các dòng lực hút từ các thiên hà lớn hơn.
Nghiên cứu chi tiết các thiên hà nhỏ nói trên hoàn toàn có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của máy ảnh hiện đại của Hubble. Conselice cùng nhóm nghiên cứu lần đầu tiên thăm dò được chúng bằng kính viễn vọng WIYN đặt tại đài quan sát quốc gia Kitt bên ngoài Tucson, Arizona. Những quan sát đó đưa ra gợi ý rằng nhất nhiều thiên hà tồn tại trong trạng thái yên bình, do đó có sự thống trị của vật chất tối. Conselice nói: “Quan sát tiến hành trên mặt đất không thể xác định được chắc chắn nên chúng tôi cần những hình ảnh của kính viễn vọng Hubble”.
Các thành viên khác của nhóm nghiên cứu bao gồm Samantha J. Penny thuộc Đại học Nottingham, Sven De Rijcke thuộc Đại học Ghent tại Bỉ, và Enrico Held thuộc Đại học Padua tại Italy.
 
4

40phamkinhvy

Phát hiện một ngôi sao bị lỗ đen nuốt chửng


1230593389_black-hole.1201665417.jpg
Lỗ đen luôn là mối hiểm hoạ của các ngôi sao Một lỗ đen khổng lồ đã xé vụn rồi nuốt gọn một ngôi sao nằm ở dải thiên hà cách hành tinh của chúng ta khoảng 4 tỷ năm ánh sáng, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), thông báo.
Các chuyên gia của NASA đã sử dụng Galaxy Evolution Explorer, kính viễn vọng bay vòng quanh Trái Đất, để theo dõi dải thiên hà nói trên. Do có khả năng thu được hai bước sóng của tia tử ngoại, kính viễn vọng này đã phát hiện ra một luồng tử ngoại phát ra từ trung tâm của thiên hà.

"Luồng sáng tử ngoại tới từ một ngôi sao đã bị xé toạc và nuốt chửng bởi lỗ đen", Suvi Gezari, thuộc Học viện Công nghệ California, miêu tả. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát được bức xạ ánh sáng có nguồn gốc từ một sự kiện như thế. Phải mất tới 10.000 năm mới có một ngôi sao di chuyển gần tới lỗ đen trung tâm của một thiên hà để rồi bị xé toạc và nuốt chửng".

Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những lỗ đen, loại vật chất có khối lượng riêng lớn đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi chúng.

Người ta tin rằng những lỗ đen khổng lồ thường nằm ở trung tâm các dải thiên hà. Chẳng hạn, theo Gezari, dải Ngân hà, nơi trú ngụ của hệ Mặt trời và cả Trái Đất, có một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm. Tuy nhiên, lỗ đen này đang ở trạng thái "ngủ".

Các nhà khoa học nhận định rằng, trong trường hợp mà họ quan sát được, ngôi sao xấu số đã "lạc" tới một vị trí quá gần lỗ đen. Lực hút trọng trường khủng khiếp của lỗ đen đã kéo giãn ngôi sao trước khi xé toạc nó. Họ tin rằng nhiều phần của ngôi sao đã xoay tròn trước khi lao vào lỗ đen, phát ra luồng tử ngoại sáng chói mà kính thiên văn thu được.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục sử dụng kính thiên văn để theo dõi sự mờ đi của tia tử ngoại trong khi lỗ đen nuốt những phần cuối cùng của ngôi sao xấu số.

"Chúng tôi đã theo dõi thiên hà đó từ năm 2003 và không phát hiện được tia tử ngoại nào từ đó", Gezari tiết lộ. "Nhưng vào năm 2004, chúng tôi bất ngờ nhìn thấy luồng sáng tử ngoại này. Cách giải thích duy nhất là: luồng sáng tử ngoại ấy phát sinh khi lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao", Gezari phát biểu.
 
4

40phamkinhvy

Gió mặt trời


Các hạt từ gió Mặt Trời tiếp xúc với từ quyển của Trái Đất Gió Mặt Trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với Mặt Trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.

Gió Mặt Trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao, khoảng 500 KeV, vì thế chúng có khả năng thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao nhờ năng lượng nhiệt cao này. Nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng gió Mặt Trời, trong đó bao gồm: bão từ, khi dòng hạt mang điện này tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất; hiện tượng cực quang, được sinh ra khi các hạt trong gió Mặt Trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng ở ban đêm trên bầu trời; lời giải thích tại sao đuôi của các sao chổi luôn luôn hướng ra ngoài Mặt Trời; cùng với sự hình thành của các ngôi sao ở khoảng cách xa.





Lịch sử.




Năm 1916, nhà nghiên cứu người Na Uy Kristian Birkeland đã là người đầu tiên đưa ra dự đoán về gió Mặt Trời. Ông cho rằng "Theo cái nhìn của vật lý học, thì các luồng tia Mặt Trời không hoàn toàn chỉ là các hạt mang điện tích dương hoặc âm, mà nó chứa đồng thời cả 2 điện tích này". Điều này có nghĩa là gió Mặt Trời mang đồng thời các ion âm và ion dương.

Ba năm sau đó, năm 1919, Frederick Lindemann miêu tả rằng luồng điện tích là các hạt này phân cực, các proton và electron đều được phát ra từ Mặt Trời, hình thành nên gió này.

Vào những năm 1930, bằng việc quan sát sự bùng nổ của các luồng hạt trong hiện tượng nhật thực, các nhà khoa học đã cho rằng nhiệt độ của cực quang Mặt Trời phải hàng triệu độ C. Một vài hướng nghiên cứu hứa hẹn đã được thực hiện, để xác định nhiệt độ cực lớn này. Vào giữa thập niên 1950, nhà toán học người Anh Sydney Chapman đã thu dò và tính toán được các đặc tính của một chất khí có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ này và xác định nó là một luồng nhiệt siêu dẫn được lan truyền trong không gian, xa hơn quỹ đạo của Trái Đất. Cũng trong những năm này, một nhà khoa học người Đức có tên là Ludwig Biermann quan sát và lấy làm ngạc nhiên khi thấy các sao chổi, dù đi đến gần hoặc đi ra xa Mặt Trời, đều tạo ra những cái đuôi hướng ra bên ngoài Mặt Trời. Biermann đưa ra giả thuyết rằng do Mặt trời đã tạo ra một luồng hạt ổn định và đẩy đuôi của các sao chổi này ra bên ngoài.

Eugene Parker hiểu ra rằng luồng nhiệt từ Mặt Trời trong mô hình của Chapman, và hiện tượng đuôi sao chổi luôn hướng ra bên ngoài Mặt Trời trong giả thuyết của Biermann cùng xuất phát từ một hiện tượng. Parker chỉ ra rằng mặc dù cực quang của Mặt Trời bị hút mạnh mẽ bởi lực hấp dẫn, nó vẫn là một luồng dẫn nhiệt tốt và ở nhiệt độ cao ngay cả khi cách xa với Mặt Trời. Do lực hấp dẫn giảm dần với khoảng cách, cực quang ở vùng khí quyển ngoài của Mặ Trời sẽ thoát vào trong không gian.

Vì không đồng tình với quan điểm của Parker về việc cho rằng gió Mặt Trời có cường độ mạnh, nên 2 bài báo của ông gửi đến tạp chí Astrophysical Journal năm 1958 đã không được đăng. Tuy nhiên nó vẫn được Subrahmanyan Chandrasekhar, giải Nobel Vật lý năm 1983, lưu giữ lại.

Tháng 1 năm 1959, lần đầu tiên các quan sát và tính toán về cường độ của gió Mặt Trời đã được vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên Xô thu thập và thực hiện. Tuy nhiên, việc có tăng gia tốc của các luồng gió mạnh đã không được giải thích hoàn toàn bằng lý thuyết của Parker.

Những năm cuối của thập niên 1990, máy đo phổ cực tím vòng (Ultraviolet Coronagraph Spectrometer - UVCS) trên tàu vũ trụ quan sát Mặt Trời (Solar and Heliospheric Observatory - SOHO) đã phát hiện thấy các vùng tăng gia tốc của gió Mặt Trời mạnh bắt nguồn từ các cực của Mặt Trời, và chỉ ra rằng gia tốc của gió lớn hơn so với các tính toán về dự giãn nở nhiệt động lực học đơn thuần. Mô hình của Parker dự đoán rằng gió Mặt Trời sẽ tạo ra các bước chuyển tiếp từ các dòng vượt âm (supersonic) tại độ cao vào khoảng 4 lần bán kính của Mặt Trời trên quyển sáng (photosphere). Tuy nhiên, điểm chuyển tiếp này nay đã hạ xuống thấp hơn nhiều, chỉ vào khoảng 1 bán kính Mặt Trời trên quyển sáng, điều này dẫn đến những cơ chế khác đã làm tăng gia tốc cho gió Mặt Trời

Đặc điểm.



Trong hệ Mặt Trời, các thành phần của gió Mặt Trời là tương đồng với các thành phần trong cực quang của Mặt Trời, ở đó có 73% là hiđrô ion hóa, 25% là heli ion hóa, phần còn lại là các ion tạp chất. Trong khi thành phần của một plasma có, 95% là các hiđrô ion bậc 1, 4% là heli ion bậc 2, và 0,5% là các ion phụ khác. Thành phần chính xác của gió Mặt Trời khó được tính toán, đó là do ảnh hượng của hiện tượng dao động (fluctuation) diện rộng. Một mẫu thử đã được tàu Genesis mang về Trái Đất năm 2004 để được xét nghiệm, nhưng tàu này đã bị nổ khi vào trong tầng khí quyển của Trái Đất. Cũng có khả năng cho rằng mẫu thí nghiệm Mặt Trời này đã ảnh hưởng đến hoạt động của tàu.
350px-Voyager_1_entering_heliosheath_region.jpg

Plasma trong gió Mặt Trời gặp heliopause

Khi đến gần Trái Đất, vận tốc của gió Mặt Trời biến đổi trong khoảng 200-889 km/s, vận tốc trung bình là vào khoảng 450 km/s. Xấp xỉ 1 × 109 kg/s vật chất của Mặt Trời bị mất qua sự giải phóng gió Mặt Trời, và có khoảng một phần năm trong số đó là do hiện tượng fussion, tương tương với khoẳng 4,5 Tg (hay 4,5 × 109 kg) khối lượng chuyển sang năng lượng mỗi giây. Khối lượng tiêu hao này tương tương với một đồi đá cao 125 m trên mặt đất, trên một giây, và với tốc độ này, thì Mặt trời sẽ ngừng hoạt động sau khi tiêu hao hết lượng vật chất của nó vào khoảng 1 × 1013 năm. Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của các ngôi sao chỉ ra rằng gió Mặt Trời hiện tại đã mạnh hơn so với trong quá khứ xa, vào khoảng 1000 lần, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch sử của các khí quyển các hành tinh, trong đó có khí quyển sao Hỏa.

Khi gió Mặt Trời trở thành một plasma, thì nó sẽ mang các đặc tính của một plasma hơn là một khí đơn giản. Ví dụ, nó dẫn điện rất tốt vì thế các đường sức từ từ Mặt Trời được mang theo cùng với gió này. Áp suất động của gió chi phối áp suất từ trong cả hệ Mặt Trời vì thế từ trường bị đẩy theo đường xoắn ốc Archimedes bằng việc kết hợp chuyển động hướng ngoại và quy của Mặt Trời. Phụ thuộc vào bán cầu và pha của chu kỳ Mặt Trời, các trường xoắn ốc từ trường sẽ đi vào hoặc đi ra, từ trường sẽ đi theo hình dạng xoắn ốc này trên các phần của cực bắc và cực nam của bán cầu, nhưng với chiều ngược lại. Hai vùng từ này được phân chia bởi một mặt phẳng điện helio (dòng điện được tạo ra trên một mặt cong). Mặt helio này có hình dạng gần giống với mẫu hoa soắn trên áo của diễn viên múa balê (ballet), và hình dạng của nó thay đổi theo chu kỳ của Mặt Trời, mỗi khi từ trường của Mặt Trời thay đổi, vào khoảng 11 năm Trái Đất.

Gió mặt trời được thổi ra đến ranh giới hệ Mặt Trời rồi trộn lẫn với khí giữa các ngôi sao. Tàu vũ trụ Pioneer 10, phóng vào 1972, đi tới Mộc Tinh và Thổ Tinh và tàu Voyager 1 hiện ở cách Mặt Trời 70 đ.v.t.v đều ghi nhận gió mặt trời đang thổi qua chúng.

Ảnh hưởng.



Gió Mặt Trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái Đất và trên các hành tinh khác.



Các hạt từ gió Mặt Trời tiếp xúc với từ quyển của Trái Đất



Khi gió Mặt Trời tới Trái Đất, nó có tốc độ khoảng từ 400 km/s đến 700 km/s. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến từ quyển của Trái Đất. Ở phía trước từ quyển, các dòng điện tạo ra lực ngăn chặn gió mặt trời và làm đổi hướng nó ở xung quanh vành đai bảo vệ. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với các hành tinh trong hệ Mặt Trời có từ quyển.
 
4

40phamkinhvy

Đôi điều về mây


Mây được tạo thành bởi các giọt nước cực nhỏ (mây ấm), những tinh thể băng li ti, hoặc cả 2 . Trong điều kiện thích hợp, các giọt nước li ti có thể ngưng tụ tạo thành giọt nước lớn và có thể rơi xuống đất tạo thành mưa. Người ta chưa hiểu một cách hoàn chỉnh quá trình hình thành cũng như phát triển của mây, nhưng các nhà khoa học đã phát triển những lý thuyết giải thích cấu trúc của mây bằng cách nghiên cứu những tính chất vật lý vi mô của từng giọt nước. Những bước tiến trong công nghệ radar và vệ tinh cho phép những nghiên cứu sâu hơn về mây trên quy mô lớn.
Hình thành

Lượng nước có thể tồn tại ở dạng hơi cực đại trong không khí tỉ lệ với nhiệt độ. Khi không khí không thể giữ thêm hơi nước được nữa, nó đạt trạng thái bão hoà. Độ ẩm tỉ đối là 100%. Nếu độ ẩm tỉ đối vượt quá 100%, không khí ở trạng thái quá bão hoà. Hơi nước dư thừa sẽ ngưng tụ cho đến khi độ ẩm tỉ đối trở lại 100%. Không khí mát có điểm bão hoà thấp hơn không khí nóng. Sai khác này chính là cơ sở cho sự hình thành của mây. Khi không khí bão hoà được làm mát, nó không thể giữ được cùng một lượng hơi nước như trước. Nếu điều kiện thích hợp, hơi nước sẽ ngưng tụ. Một khả năng khác là nước vẫn ở dạng hơi, và không khí ở trạng thái quá bão hoà. Người ta thấy rằng nước tồn tại ở trạng thái quá bão hoà khá phổ biến, và chỉ ngưng tụ khi độ ẩm đạt đến 120%. Tính chất này là do sự căng mặt ngoài lớn của mỗi giọt nước, khiến chúng khó kết hợp để tạo thaàn giọt lớn hơn.



Va chạm - kết tụ

Một lý thuyết giải thích cách thức từng giọt nước xử sự để tạo thành mây là quá trình va chạm - kết tụ. Những giọt nước lơ lửng trong không khí, va chạm với nhau, chúng va chạm đàn hồi và nảy ra xa nhau hoặc kết hợp với nhau. Cuối cùng, giọt nước trở nên đủ lớn và rơi xuống đất. Quá trình va chạm - kết tụ không đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của mây với cùng một lý do rằng các giọt nước có sức căng mặt ngoài khá cao, ngăn cản sự kết tụ xảy ra trên diện rộng trước khi chúng rơi xuống mặt đất.



Quá trình Bergeron

Tor Bergeron đã phát hiện ra cơ chế cơ bản cho sự hình thành của mây. Quá trình Bergeron chỉ ra rằng nếu có các hạt tinh thể nước (băng) trong không khí lượng hơi nước mà không khí có thể giữ được giảm xuống. Sự xuất hiện của các hạt băng sẽ khiến cho không khí bão hoà trở nên quá bão hoà, hơi nước dư thừa sẽ ngưng tụ thành băng trên bề mặt của hạt. Những hạt băng ban đầu trở thành hạt nhân của một tinh thể băng lớn hơn. Quá trình này chỉ xảy ra ở nhiệt độ cỡ -40 °C. Sức căng mặt ngoài của giọt nước cho phép nó vẫn tồn tại ở trạng thái lỏng dưới điểm đông đặc. Nếu điều đó xảy ra, ta gọi đó là nước chậm đông. Quá trình Bergeron dựa trên sự tương tác của nước chậm động với các hạt băng. Nếu có quá ít các hạt băng, các giót lớn sẽ không thể hình thành. Người ta đã thành công viêc gieo mầm cho một đám mây bằng các hạt băng nhân tạo để kích thích mưa. Việc gieo nhiều hạt băng nhân tạo sẽ khiến cho các hạt ngưng tụ nhỏ đi, phương pháp này được sử dụng ở các vùng có nguy cơ mưa đá.



Giả thuyết pha động (Dynamic phase hypothesis)

Điểm đáng chú ý thứ 2 trong sự hình thành của mây là sự phụ thuộc của nó vào dòng đối lưu. Khí các hạt ngưng tụ thành giọt nước, nó sẽ bị lực hấp dẫn kéo xuống. Giọt nước ngay lập tức bị phung phí và mây không bao giờ hình thành. Tuy nhiên, nếu không khí nóng tương tác với không khí lạnh, hình thành các dòng đối lưu, khí nóng nhẹ hơn chuyển động lên phía trên. Chúng giữ cho các hạt nước ở trong không trung. Thêm vào đó, dòng khí được làm mát khi càng lên cao, hơi ẩm trong dùng khí ngưng tụ lại, cung cấp thêm các giọt nước cho đám việc hình thành mây. Dòng khí đi lên có thể đạt tới vận tốc 300km/h. Một hạt băng có thể xoay vòng qua vài dòng khí nóng trước khi trở nên quá lạnh và rơi xuống đất. Bổ đôi những viên đá trong trận mưa đá, ta thấy nó có dạng giống củ hành tây, đó là các lớp được hình thành bởi các dòng khí nóng khác nhau. Người ta đã thấy những viên nước đá trong một trận mưa đá với đường kính gần 20cm.



Phân loại mây

Mây được phân loại theo độ cao và hình dạng của nó. Dạng mây thường thấy nhất là mây dạng tầng tầng lớp lớp ("mây tầng") hoặc thành từng đống ("mây tích"). Những dạng mây này thường ở độ cao cỡ 2km. Những đám mây có dạng tương tự ở vùng cao nhất của tầng đối lưu gọi là "mây ti tầng" và "mây ti tích". Ở độ cao trung bình trong tần đối lưu gọi là "mây trung tần" và "mây trung tích".

Ngoài ra còn có mây dông, thủ phạm của bão, có kích thước cực lớn, trải dài từ vài trăm met so với mặt đất đến đỉnh tần đối lưu.
 
4

40phamkinhvy

SÉT - HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN KỲ BÍ (1)
Nhanh hơn những gì chúng ta tưởng tượng, nóng gấp 6 lần nhiệt độ trên bề mặt mặt trời, sét dường như thách thức các quy luật vật lý và có thể gây tử vong nếu trúng vào người nào đó. Những thử nghiệm gây sốc nhằm chứng tỏ rằng sét là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất, mang tính hủy diệt nhất và quan trọng nhất trên trái đất.
set-3.jpg

Sét đánh. Những tia lửa tĩnh điện khổng lồ xé toạc khí quyển với tốc độ 60 triệu dặm/giờ, hiệu điện thế giữa 2 đám mây tích điện trái dấu lên đến hàng tỉ volt. Chỉ trong chốc lát, dòng điện đó tạo ra các sóng ánh sáng, và chúng ta nhìn thấy các tia chớp chiếu sáng rực bầu trời. Không khí bên trong các đám mây nóng dần lên đến hơn 50.000 độ F, nó giãn nở cực kỳ nhanh và sau đó phát nổ. Đó cũng là lúc tai ta nghe tiếng sấm vang rền. Tất cả xảy ra trong không đầy một cái chớp mắt, lên đến 8 triệu lần mỗi ngày. Đây là một trong những hiện tượng tự nhiên xảy ra thường xuyên nhất, được quan sát tốt nhất nhưng lại là một trong những hiện tượng con người hiểu biết ít nhất.

Các nhà khoa học sử dụng mọi công cụ kỹ thuật sẵn có để nghiên cứu sét mà trước đó họ không thể làm như thế được. Những gì họ phát hiện chính là sét quá mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến một nhận định quan trọng nằm ngoài tưởng tượng: “Sét là một trong những thành phần cơ bản cấu thành sự sống trên trái đất”.
set-1.jpg


Một thử nghiệm được thực hiện là dựng lại hiện trường của một người bị sét đánh. Thử nghiệm diễn ra nhanh đến độ chúng ta cần làm khoảnh khắc va chạm giữa điện và manercanh đứng lại. Mồ hôi dẫn điện xuống chân. Gậy chơi golt cung cấp đường dẫn đưa điện đến mặt đất. Dòng điện khổng lồ đi trệch hướng khỏi các cơ quan chủ yếu. Thí nghiệm trên cho thấy một điều là đối với hầu hết những người sống sót sau khi bị sét đánh trúng, có nhiều yếu tố quan trọng khác, như gậy chơi golt hay mồ hôi, giúp chuyển dòng điện nguy hiểm sang nơi khác và giải thích vì sao họ không chết.
set-2.jpg

Sét là gì mà có uy lực đến kinh hồn như thế? Cuộc truy tìm lời giải đáp sẽ đưa chúng ta đến một trong những nơi có nhiều bão nhất và các cơn sét đặc biệt nhất trên hành tinh. Hãy theo chân sấm chớp trong chuyến du hành của chúng ở trên không. Mọi người đều biết chuyện gì xảy ra khi bão “dương oai diễu võ”. Hãy quay ngược lại thời điểm trước khi sét đánh để tìm hiểu xem cái gì khơi mào cho hiện tượng kỳ bí này. Thành phố Darwin là quê hương của một số trận bão dữ dội nhất thế giới nằm ở phía Bắc Australia. Chỉ trong vòng vài giờ, Darwin hứng chịu gần 1600 đợt tấn công từ sét. Thành phố này là nơi lý tưởng để nghiên cứu một trong những bí ẩn lớn nhất của tự nhiên – cái gì khuấy động sấm chớp? Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã có mặt ở đây và bắt tay ngay vào việc. Họ sử dụng radar và cả một phi đội máy bay tìm câu trả lời nằm sâu bên trong các đám mây hung tợn. Khí nhiệt đới ẩm thấp và nhiệt tích tụ cho thấy đây không phải là những đám mây bình thường. Chúng có thể nâng mình lên cao 40.000 feet với vận tốc 60 dặm/giờ. Nằm trên bão 13 dặm, máy bay do thám cũ của Nga được sửa đổi có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về đám mây bên dưới. Ở một nơi nào đó bên trong đám mây này, sét chuẩn bị đợt tấn công mới. Hiểu quá trình đó như thế nào đã trở thành thách đố đối với các nhà khoa học trong hàng thế kỷ qua. Họ nghĩ các đám mây đóng vai trò như máy phát điện khổng lồ. Bên trong, từng giọt nước nhỏ trồi mình lên trên. Chúng đông lại và rơi ngược xuống dưới giống như băng. Chúng tương tác nhau. Các hạt tích điện chuyển từ giọt này sang giọt khác. Những hạt mà trước đây trung tính giờ thành các hạt tích điện dương và âm. Các hạt tích điện âm chìm xuống đáy của đám mây, còn các hạt tích điện dương đi theo hướng ngược lại. Khi các hạt tích điện âm và dương hợp nhất, sét sẽ xuất hiện. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Còn thực tế có thể khác xa hơn nhiều. Không khí không phải là chất dẫn điện tốt. Điện không thể xuyên qua không khí một cách dễ dàng. Để làm được điều đó, nhất thiết phải có thay đổi ở cấu trúc khí quyển. Nhưng điều này cần đến hàng triệu, thậm chí hàng tỉ volt. Các nhà khoa học tìm kiếm các vùng tích điện khổng lồ trên bầu trời. Nhưng ngay cả bên trong những đám mây bão ở bầu trời Darwin, người ta chưa tìm thấy các vùng như thế. Trong câu chuyện về sấm sét vẫn còn thiếu một mảng, đó cũng là thách đố khiến nhà vật lý học Joe Dwyer đến từ Viện kỹ thuật Florida say mê. Ông nói: “Sét là một hiện tượng làm chúng ta bối rối. Chúng ta đã nghiên cứu sét từ thời Benjamin Franklin. Nhiều năm đã qua nhưng các câu hỏi lớn vẫn chưa có lời giải đáp – sét hoạt động như thế nào, bắt đầu ra sao trong cơn bão sấm, và lan truyền xuyên không khí theo cách thức nào?”
 
4

40phamkinhvy

SÉT – HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN KỲ BÍ (3)Một trong những thuyết có thể hiểu được là quả cầu sét do một hiện tượng lạ tạo nên. Cảnh sấm chớp cho thấy dường như nó tách ra thành những tia nhỏ. Một số nhà khoa học biện luận rằng quả cầu sét là tia plasma vốn trở nên tách biệt từ các tia chớp. Nhưng rắc rối nằm ở chỗ những người từng chứng kiến cho biết quả cầu sét kéo dài trong hàng phút. Trong khi đó, những tia này tan biến trong không đầy nửa giây.

plasma-1.jpg
plasma.jpg
Các quả cầu sét
Khi xảy ra hiện tượng sét đánh, sức nóng và dòng điện lan truyền xuyên mặt đất. Mọi thứ trên đường đi của chúng đều bị biến dạng và bụi bị đẩy lên khí quyển. Có thể nào những thứ tưởng chừng quá đơn giản như bụi lại có thể nắm giữ chiếc chìa khóa của bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ qua? Các thí nghiệm chỉ ra rằng một hạt bụi bé nhỏ có khả năng bừng cháy ở khu vực được tích điện. Điều này có thể giải thích cho trường hợp của Hubler, nhưng không phải trường hợp của Eastern Airline.

Cho đến ngày nay quả cầu sét hãy còn là điều bí ẩn. Nhưng nếu khoa học có thể giải mã được bí ẩn đó thì đây là câu chuyện hoàn toàn khác. Thậm chí nó có thể trở thành chìa khóa mở cánh cửa cho nguồn năng lượng hoàn toàn mới. Nếu khai thác được nguồn năng lượng đó, ai biết được tương lai sẽ ra sao (?).

Bí ẩn quả cầu sét vẫn chưa được giải quyết và đây không phải là hiện tượng kỳ lạ duy nhất xuất hiện vào thời điểm sau sét đánh. Hãy nhìn lên trên những đám mây và chúng ta sẽ thấy nhiều chuyện còn lạ lẫm hơn thế. Trong chuyến hành trình theo chân sấm chớp, chúng ta đã vượt ra ngoài ranh giới khoa học, nhưng tất cả chỉ mới là sự bắt đầu. Vài giây sau sét đánh, bên trên những đám mây sấm, một hiện tượng không giống bất cứ hiện tượng nào xuất hiện.
Ngày 6 tháng 07 năm 1989, các nhà vật lý đến từ Đại học Minesota tiến hành thử nghiệm camera ánh sáng thấp thế hệ mới. Họ định dùng nó cho thử nghiệm phóng rocket tầm cao. Cả nhóm hướng camera về hướng Đông, một sự chọn lựa ngẫu nhiên, về phía các vì sao và đối tượng trông như một cơn bão sấm, và sau đó xem lại băng ghi hình. Có gì đó gây sự chú ý nơi các nhà khoa học này. 2 ánh sáng lóe song song kéo dài chỉ trong một phần ngàn giây. Theo ước đoán, chúng nằm trên mây 25 dặm. Một cách tình cờ, họ ghi nhận một hiện tượng mới đối với khoa học. Từ phòng nghiên cứu của mình ở Đại học Duke, Bắc Carolina, giáo sư Steve Cummer tìm kiếm những quang phổ chưa hề quen biết này.

Steve-Cummer.jpg
Giáo sư Steve Cummer
2 cột sáng song song lập lòe trên mây sấm ở khoảng cách xa. Chúng là gì? Trên khắp thế giới, các nhà khoa học bắt đầu cuộc săn tìm lời giải đáp. Họ xem xét lại hàng trăm đoạn băng video từ các tàu du hành vũ trụ. Hết sức kinh ngạc, họ nhận thấy có rất nhiều chuyện tương tự đang chờ được xác định. Camera ánh sáng thấp hoạt động trên bầu trời. Các máy bay tầm cao bay lượn trên các đám mây và ghi nhận vô số dữ liệu quý giá phục vụ nghiên cứu. 2 cột sáng song song dường như nhảy múa bên trên các đám mây sấm trong bầu trời đêm theo từng nhóm 2 hoặc 3, và kéo dài không đầy 1/10.000 giây.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Alaska Fairbanks tính toán rằng chúng xuất hiện ở trung tầng khí quyển, cách mặt đất từ 25 đến 60 dặm và trải rộng với đường kính trên 30 dặm. Các quan sát nhận định rằng chúng có liên hệ với sét. Nhưng bằng cách nào? Trên các cánh đồng ở Bắc Carolina, angten thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến do sét tạo ra. Steve Cummer sử dụng chúng để lắng nghe tiếng ồn sinh ra bởi từng cơn sấm chớp riêng lẽ. Thiết bị ở đây nhạy cảm đến độ ông có thể phát hiện sét ngay tức thì ở bất cứ đâu trên thế giới. 2 cột sáng song song kia xuất hiện trong một phần nhỏ của giây sau khi sét đánh, nhưng chỉ trong trường hợp dữ dội. Cummer nghĩ rằng chính sự giải phóng năng lượng khủng khiếp này gây nên sự khuấy động khí quyển bên trên.

Nếu không có sét, các bức xạ sẽ nhanh chóng làm đầy những khoảng ngăn cách an toàn. Vệ tinh sẽ rơi. Nhiều thứ chúng ta phụ thuộc vào sẽ biến mất. Thông tin liên lạc toàn cầu, hệ thống định vị, điện thoại di động, truyền hình vệ tinh… tất cả sẽ ngưng hoạt động. Cuộc sống khi đó sẽ kết thúc.

Các nhà khoa học nhận định rằng: “Sét cực kỳ nguy hiểm, nhưng lại đẹp rực rỡ và sự sống không thể tiếp diễn nếu không có sét.”.
 
4

40phamkinhvy

SÉT - HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN KỲ BÍ (2)


Các nhà khoa học khó lòng tiếp cận sét. Do đó tại trung tâm nghiên cứu sét quốc tế thuộc Đại học Florida, người ta mang sét đến cho các nhà khoa học. Họ dùng rocket để khơi mào sấm sét, và hướng cho sét đánh trúng mục tiêu theo yêu cầu nghiên cứu.
Dwyer.jpg
Chuyên gia nghiên cứu sét - Dwyer
Dwyer và các cộng sự phóng rocket vào đám mây có tích điện. Nó có tác dụng cũng giống như chất dẫn sét. Dwyer sử dụng dữ liệu từ thử nghiệm này để tìm hiểu bằng cách nào sét có thể đi xuyên qua hàng dặm trong không khí. Ông tìm kiếm câu trả lời từ những diễn biến bên ngoài không gian, trong dải ngân hà xa xôi, ở những vì sao phát nổ. Hàng triệu hạt tích điện cực nhỏ bị ném ra tung tóe. Chúng chính là các tia vũ trụ, di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Những tia này đi qua quãng đường hàng triệu dặm, hàng triệu năm ánh sáng để đến trái đất. Dwyer tự hỏi liệu tia vũ trụ có thể giải thích cách thức điện đi xuyên không khí hàng dặm hay không? Mỗi giây, hàng tỉ tia như thế oanh tạc trái đất. Chúng vô hình và có năng lượng lớn hơn rất nhiều năng lượng các tia phóng xạ. Khi tia vũ trụ xuyên qua khí quyển, chúng gây ra hiện tượng “mưa rào bức xạ” các hạt thứ cấp, tạo ra tia X, tia bức xạ điện từ có thể đo được. Có phải tia vũ trụ là mối liên kết còn thiếu trong câu chuyện về sấm chớp hay không?


Đó lại là một manh mối. Điều gì đó đã thay đổi cấu trúc nguyên tử khí quyển, và Dwyer cho rằng đó có thể là tia vũ trụ. Ông giải thích: “Trong hàng thế kỷ qua, chúng ta đã dốc toàn bộ sức lực trước giả định rằng sét chỉ là sự phóng điện bình thường không hơn không kém. Nhưng giờ đây điều đó không còn đúng nữa.”
Nếu Dwyer đúng, khi tia vũ trụ chiếu vào mây, chúng ngay lập tức gây ra sự dâng trào điện khổng lồ, đủ để tạo ra một tia lửa, nhưng quá ngắn để có thể đo được. Chúng tiếp tục cuộc hành trình xuống mặt đất. Những hạt di chuyển với tốc độ siêu nhanh đụng phải các phân tử khí và tách chúng ra xa. Trong một phần nhỏ của giây, không khí trở thành môi trường dẫn điện và mở lối để dòng điện đi xuống. Đây là giai đoạn sét có thể tấn công. Một kênh gồm các hạt tích điện âm trồi ra từ đáy của đám mây, và thẳng hướng xuống đất trong những bước rất nhanh. Mỗi bước chỉ mất 1/ 50 triệu giây. Khi tiến gần hơn, một hiệu ứng lạ xuất hiện. Các hạt tích điện dương bên dưới bị các hạt tích điện âm quyến rũ. Một đám mây sấm có thể tạo ra hàng chục kênh âm và dương. Hầu hết không liên kết, nhưng khi đã liên kết nhau, dòng điện có hiệu điện thế hàng triệu volt hiện diện giữa các đám mây và mặt đất. Sét chuyển động lên và xuống. Một vùng trời trở nên sáng rực. Sét đánh. Không khí phát nổ. Sấp chớp như đám lửa cháy bập bùng. Sét phô trương sức mạnh nhiều hơn một lần. Và tất cả xảy ra đến 8 triệu lần trong 1 ngày, tức 100 lần trong 1 giây. Sét là một trong những hiện tượng phổ biến nhất của tự nhiên. Và nếu những gì Dwyer nói là đúng, sét cũng là một trong những hiện tượng lạ thường nhất. Ông nói: “Nếu những ý tưởng của tôi chính xác, rất có thể có mối liên hệ giữa sét và các vì sao phát nổ ở dải ngân hà xa hàng triệu năm về trước.”.
set-4.jpg


Trong không đầy ½ giây, chúng ta đã đi từ các cú đánh của sét đến các tia chớp, sự va chạm và sự sáng tạo. Ở khoảnh khắc sau va chạm đó, chúng ta sẽ bước vào một thế giới kỳ quặc của các quả cầu lửa, vật thể bay không xác định và những thứ đại loại như vậy. Chúng ta cũng đã theo sau sấm trong cuộc hành trình xuyên khí quyển, lần theo nguồn gốc của nó và nghiên cứu tỉ mỉ thời khắc kinh hoàng sau tương tác. Đây là lúc cuộc hành trình đưa chúng ta đến một thế giới mờ ảo bước ra từ những trang truyện khoa học viễn tưởng.
Ngày 19 tháng 3 năm 1963, chuyến bay của hãng hàng không Eastern Airline mang số hiệu EA 539 cất cánh từ New York đến Washington. Máy bay chạm trán với một cơn bão. Tiếng sấm rền vang và bầu trời đêm như bừng sáng. Vài giây sau, một quả cầu đang lớn dần xuất hiện từ khoang lái. Đó là quả cầu có màu trắng xanh và trôi một cách chậm chạp đến phần thân sau máy bay. Nó cứ thẳng tiến rồi đột ngột tan biến. Thật đáng kinh ngạc, không có chuyện gì xảy ra tiếp đó. Nhưng đây không phải là sự tưởng tượng mà lại là sự thật – một sự thật lần đầu tiên người ta chứng kiến.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công cho biết họ nhìn thấy một quả cầu ánh sáng lạ dường như đang đuổi theo máy bay của họ. Trong hàng ngàn năm qua, một số người khẳng định đã gặp phải những vật thể vô cùng lạ lẫm, như UFO chẳng hạn. Nhưng có gì đó khác biệt so với trường hợp của Eastern Airline vừa đề cập ở trên. Tiến sĩ Graham Hubler đồng thời cũng là nhà vật lí hạt nhân cũng nói là đã nhìn thấy quả cầu lửa như vậy: “Tiếng động mà nó tạo ra cũng giống như khi bạn bật diêm quẹt vậy”. Trải nghiệm này đã để lại trong lòng Hubler một nỗi đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời. Ông thu thập hàng ngàn mô tả từ những chứng nhân như ông. Có nhiều loại khác nhau, từ những quả cầu rơi từ trên trời xuống đến những quả cầu tự phát nổ, xì hơi, trôi lơ lửng, hay nhảy cẫng lên, thậm chí có loại còn đi xuyên qua vật thể rắn mà không để lại dấu tích nào. “Không có thuyết nào đủ tốt giải thích các đặc điểm của quả cầu sét. Nhiều thuyết khác nhau chỉ giải thích được 1 hay 2 đặc điểm mà thôi. Không có thuyết nào thật sự làm tốt công việc của mình cả.” – Tiến sĩ Graham Hubler nói như thế.

Tuy nhiên, có một người xem xét tất cả các chứng cứ, nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các giả thuyết – đó chính là nhà vật lý học Mark Stenhoff. Theo tiến sĩ Mark Stenhoff thì quả cầu sét rất có thể là plasma. Plasma là loại vật chất phổ biến trong vũ trụ. Mặt trời, lửa, sét và khoảng không giữa các vì sao tất cả đều là plasma. Không khó để tạo ra plasma. Để dòng điện xuyên qua không khí và nó sẽ tự động phát ra ánh sáng. Vấn đề nằm ở chỗ bằng cách nào quả cầu sáng rực có thể vượt qua lớp khí mỏng và chu du khắp nơi đã khiến các nhà khoa học bối rối trong hàng thế kỷ qua.
 
4

40phamkinhvy

Những luồng sét kinh hồn trong tro núi lửa Iceland Những vệt sét sáng lóa đánh xuống ngọn núi lửa Eyjafjallajökull không đến từ một cơn giông bình thường mà do những phần tử mang điện trong tro núi lửa. Những đám mây tro đã làm xáo trộn lưu thông trên không ở châu Âu trong gần một tuần liền.

Tác giả của những bức ảnh Peter Vancoillie đã chụp được những tấm ảnh ở cách chỗ ông khoảng 30km.
Martin Uman, chuyên gia sét tại ĐH Florida ở Gainesville cho rằng những luồng sét không giống giông bão thông thường. Giọt nước, băng, mưa đá tương tác với các phần tử mang điện trong tro núi lửa và tạo ra cảnh tượng ngoạn mục và “rất giật gân” như Uman bình luận

Bức ảnh về tia sét tím xé dọc bầu trời do nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia người Ý Marco Fulle chụp.
Martin Uman cho biết nhiều tia sét phát sinh bởi núi lửa Iceland thường là tia lửa dài. Trong số chúng bao gồm một loại sét mới cũng được phát hiện gần đây trên bầu trời núi lửa Alaska.
Hiện vẫn chưa rõ cách thức hình thành những tia sét này nhưng theo suy đoán của Steve McNutt thuộc Đài quan sát núi lửa Alaska, tia sét xảy ra khi những hạt silica – một thành phần của mắc-ma – được tích điện và tác động với khí quyển khi nó nổ tung khỏi vỏ địa chất.

Dung nham bốc lửa hòa trộn với tro xanh và những tia sét vàng rực trên núi lửa phun trào Eyjafjallajökull vào ngày 18/04/2010.
Martin Uman cho biết sét của núi lửa Iceland có thể tạo ra một bản giao hưởng âm thanh khác biệt. Những tia sét ngắn tạo ra âm thanh như tiếng súng trường trong khi những tia dài hằng km thì tạo ra âm thanh sâu và ì ầm quen thuộc như trong các cơn giông.

Tia sét tại núi lửa Eyjafjallajökull chia nhánh thành nhiều hướng – một hiện tượng thú vị, theo nhà khoa học Uman. Ông giải thích, mọi tia sét đều có một hướng: bắt đầu từ điểm tích điện và truyền lên, xuống hay mọi hướng cho đến khi nó đạt đến vùng tích điện âm.

Cảnh tượng dung nham phun bắn lên cùng với những tia sét trên núi lửa Eyjafjallajökull do Oli Haukur Myrdal chụp lại.
Martin Uman cho biết tất cả những loại sét vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Mọi người không thể đi vào vùng giông bão để biết chính xác sét hình thành như thế nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể lắp đặt thiết bị đo lường dữ liệu như nam châm từ trường ở gần núi lửa và họ đang làm điều đó ở núi lửa Iceland.

Tia sét đâm xuyên đám mây tro do núi lửa phun trào trong bức ảnh của Oliver Vanderginste.
Những hạt cát thủy tinh và bụi trong mây tro có thể gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng khi hít phải, vì vậy các chuyên gia khuyên người dân châu Âu ở trong nhà khi tro bắt đầu phủ xuống. Những phần tử nhỏ hơn có thể đi sâu vào trong phổi gây ra những vấn đề về hô hấp, đặc biệt với người bị hen suyễn.
Tuy nhiên Uman cũng nói rằng nếu mọi người có thể chứng kiến sét núi lửa một cách an toàn thì đó sẽ là một trong những trải nghiệm khó quên nhất – duy nhất trong đời.

Hiện tượng sét núi lửa cũng xảy ra khi núi lửa Chile phun trào vào tháng 5/2008 sau 9.000 ngọn núi này ngủ yên. Một cảnh tượng hoành tráng với những tia sét sáng lóe vây phủ cột tro đen ngòm bốc lên từ miệng núi lửa.
 
4

40phamkinhvy

SÉT CŨNG LỰA CHỌN
img_07.jpg
Lưỡi tầm sét của ông thiên lôi" không bao giờ đánh vào cây nguyệt quế và rất ít đánh vào các cây dẻ, phong, trám, bạch dương…, trong khi lại hay đánh vào cây đa, cây sồi đồ sộ. Một điều lạ là sét không chỉ chọn những cây cao mà đánh. Vậy, với đối tượng nào thì thiên lôi “ngứa mắt”? Không chỉ độ cao của cây mà cả thành phần đất và cơ cấu của rễ cây cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sét. Trong những loài cây thân gỗ, sét thường đánh nhiều nhất vào những cây có nhiều rễ và rễ ăn sâu, nghĩa là sức cản điện tương đối ít hơn, ví dụ đa, sồi. Ngoài ra, sét cũng đánh những cây dẫn điện tốt nhất, tức là những thực vật chứa nhiều nước.

Sét không bao giờ đánh theo đường thẳng. Đường đi của sét cong queo vì nó phải chọn con đường nào cản điện ít nhất, nghĩa là đi vào các nơi tập trung nhiều phần tử dẫn điện nhất.
Sét có thể đánh vào một ống khói đang hoạt động, mặc dù bên cạnh đó có một cột thu lôi. Sở dĩ như vậy vì khói là một chất dẫn điện tốt. Khói bốc lên cao làm lệch luồng sét đang hướng về phía cột thu lôi. Không khí nóng cũng có tác dụng như vậy. Sét có thể đánh vào máy bay đang bay, nếu máy bay thả khói gần đám mây tích điện. Đánh vào một chồng đĩa, sét “kén chọn”, không làm vỡ tất cả mà chỉ làm vỡ những chiếc nào ướt nhất.
Thiên lôi cũng hay lựa một số nơi đặc biệt để tấn công. Điều này phụ thuộc vào tính dẫn điện của các lớp đất. Ví dụ, những vùng đất sét thường dẫn điện nhiều hơn đất cát, do vậy sét hay đánh xuống đó hơn. Đất có nhiều mạch nước ngầm và dòng cát chảy (lưu sa) ở phía dưới cũng là mồi ngon của sét. Nhiều khi sét đánh vào những khe núi, vực sâu, vì ở đáy những khe, vực ấy tập trung nhiều hơi ẩm hay những nguồn nước.

Khi sét đánh vào người hay súc vật, hầu hết đều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu đó không phải là phần chủ yếu mà chỉ là phần nhánh của sét thì có thể chỉ bị bỏng chứ không thiệt mạng.
 
Top Bottom