câu 1 : sương mù là gì ? Tại sao vào mùa đông , một số vùng lại có sương mù . Khi mặt trời lên , ta không còn thấy sương mù , tại sao ?
câu 2 : Tại sao người ta dùng xăng để pha loãng sơn dầu mà ko dùng một chất khác có thể hoà tan sơn dầu ?
câu 3 : Tại sao vào mùa đông lại ko có ánh nắng , nhưng nếu ta phơi quần áo mỏng ở nơi thoáng khí và có gió thì quần áo lại khô
câu 4 : vào mùa đông , tại sao khi ta thở ta thấy khói bốc ra
Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về các hiện tượng này thì mình sẽ giải thích 1 cách kỹ càng.
Đó là khái niệm về bão hòa. Ở 1 nhiệt độ nhất định nào đó, không khí chỉ có thể chứa 1 hàm lượng hơi nước nhất định. Ví dụ như ở 25 độ C, 1m3 không khí chỉ có thể chứa tối đa 23 g hơi nước. Nếu lượng hơi nước nhiều hơn 23g thì nó sẽ bị ngưng tụ.
Nhiệt độ không khí càng cao thì độ bão hòa càng cao, nghĩa là số hơi nước mà nó chứa được càng lớn. Ở 30 độ C có thể chứa được 30g hơi nước, ở 35 độ C có thể chứa được 39g hơi nước.
Câu 1. Vào màu đông nhiệt độ giảm xuống, độ bão hòa giảm theo, 1 phần hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tào thành sương. Khi mặt trời lên, nhiệt độ không khí tăng cao làm độ bão hòa tăng lên, không khí sẽ "hòa tan" toàn bộ phần hơi nước khiến hơi nước không ngưn tụ nữa, sương biến mất.
Câu 3. Mùa đông nếu trời khô ráo (tức độ ẩm không khí thấp), không khí chưa bão hòa hơi nước thì nước vẫn có thể bốc hơi. Gió chính là 1 tác nhân quan trọng làm cho hơi nước bốc hơi.
Câu 4. Cơ thể người luôn duy trì 37 độ C. Không khí trong cơ thể người ở 37 độ C, có độ bão hòa cao nên chứa được nhiều hơi nước. Khi người thở ra, khối không khí đó bị làm lạnh, độ bão hòa giảm xuống. Hơi nước trong khối khí đó bị ngưng tụ lại thành sương.
Câu 2. Dùng xăng vì xăng dễ bay hơi. Khi vẽ xong xăng bay hơi hết, chỉ còn lại màu vẽ. Gia sử dùng dầu ăn đi, vẽ 1 nét chờ tới mai dầu cũng chả chịu bay hơi, nét vẽ sẽ chả khô được.