Vật lí Vật lý 6

Trần Đăng Nhất

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
690
380
191
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 : sương mù là gì ? Tại sao vào mùa đông , một số vùng lại có sương mù . Khi mặt trời lên , ta không còn thấy sương mù , tại sao ?

câu 2 : Tại sao người ta dùng xăng để pha loãng sơn dầu mà ko dùng một chất khác có thể hoà tan sơn dầu ?

câu 3 : Tại sao vào mùa đông lại ko có ánh nắng , nhưng nếu ta phơi quần áo mỏng ở nơi thoáng khí và có gió thì quần áo lại khô

câu 4 : vào mùa đông , tại sao khi ta thở ta thấy khói bốc ra
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
1.Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra áp mặt đất thay vì trên trời cao. Sương mù tạo nên từ lên từ hơi ẩm trên Trái Đất bốc hơi; khi bốc hơi, hơi ẩm chuyển động lên cao, lạnh dần và ngưng tụ tạo thành hiện tượng sương mù.
Khi mặt trời lên, ánh sáng của mặt trời tỏa xuống trái đất, làm nhiệt độ tăng cao khiến sương mù bị bốc hơi, bay lên cao rồi biến mất.

3. Nhiệt độ vào mùa đông tuy thấp nhưng diện tích mặt thoáng của nước trên quần áo và gió lớn nên nước dễ bốc hơi [tex]\rightarrow[/tex] quần áo nhanh khô

4. Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí cao đến mức bị bão hòa, khi con người và các loài vật thở ra thì hơi nước trong đó sẽ không được hòa trong không khí nữa, gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti và biến thành những khói sương trắng
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
câu 1 : sương mù là gì ? Tại sao vào mùa đông , một số vùng lại có sương mù . Khi mặt trời lên , ta không còn thấy sương mù , tại sao ?

câu 2 : Tại sao người ta dùng xăng để pha loãng sơn dầu mà ko dùng một chất khác có thể hoà tan sơn dầu ?

câu 3 : Tại sao vào mùa đông lại ko có ánh nắng , nhưng nếu ta phơi quần áo mỏng ở nơi thoáng khí và có gió thì quần áo lại khô

câu 4 : vào mùa đông , tại sao khi ta thở ta thấy khói bốc ra
Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về các hiện tượng này thì mình sẽ giải thích 1 cách kỹ càng.

Đó là khái niệm về bão hòa. Ở 1 nhiệt độ nhất định nào đó, không khí chỉ có thể chứa 1 hàm lượng hơi nước nhất định. Ví dụ như ở 25 độ C, 1m3 không khí chỉ có thể chứa tối đa 23 g hơi nước. Nếu lượng hơi nước nhiều hơn 23g thì nó sẽ bị ngưng tụ.
Nhiệt độ không khí càng cao thì độ bão hòa càng cao, nghĩa là số hơi nước mà nó chứa được càng lớn. Ở 30 độ C có thể chứa được 30g hơi nước, ở 35 độ C có thể chứa được 39g hơi nước.

Câu 1. Vào màu đông nhiệt độ giảm xuống, độ bão hòa giảm theo, 1 phần hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tào thành sương. Khi mặt trời lên, nhiệt độ không khí tăng cao làm độ bão hòa tăng lên, không khí sẽ "hòa tan" toàn bộ phần hơi nước khiến hơi nước không ngưn tụ nữa, sương biến mất.

Câu 3. Mùa đông nếu trời khô ráo (tức độ ẩm không khí thấp), không khí chưa bão hòa hơi nước thì nước vẫn có thể bốc hơi. Gió chính là 1 tác nhân quan trọng làm cho hơi nước bốc hơi.

Câu 4. Cơ thể người luôn duy trì 37 độ C. Không khí trong cơ thể người ở 37 độ C, có độ bão hòa cao nên chứa được nhiều hơi nước. Khi người thở ra, khối không khí đó bị làm lạnh, độ bão hòa giảm xuống. Hơi nước trong khối khí đó bị ngưng tụ lại thành sương.

Câu 2. Dùng xăng vì xăng dễ bay hơi. Khi vẽ xong xăng bay hơi hết, chỉ còn lại màu vẽ. Gia sử dùng dầu ăn đi, vẽ 1 nét chờ tới mai dầu cũng chả chịu bay hơi, nét vẽ sẽ chả khô được.
 
Top Bottom