[Vật lý 11] Học nhanh - gọn chương trình

D

donquanhao_ub

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai là học sinh lớp 10 lên 11 thì cùng vào đây nhé ;)

Tớ sẽ chỉ post bài trong khoảng t/g từ bây giờ cho tới tháng 10

Học sẽ nắm gọn đc hết chương trình :)

Theo những gì tớ sắp post thì chương trình không theo SGK mà theo chuyên đề (Chương trình chuẩn của nâng cao)

Cũng có thể sau vài buổi sẽ post 1 bài kiểm tra kiến thức

Tớ thấy Anhsao đã post 1 pic học hè nhưng pic của tớ là học luôn

Tớ sẽ post lên cho các bạn làm

Mỗi 1 chuyên đề sẽ có phương pháp, VD bài làm cho từng chuyên đề ;)

Sau mỗi 1 bài học sẽ có phần câu hỏi để xem các bạn hiểu bài tới đâu

Những bài tập post lên mong các bạn làm cho hết - cứ theo phương pháp làm (Sẽ k bh sợ bị mất điểm - kể cả khi thi đhọc)

Rất mong các bạn ủng hộ :)
 
D

donquanhao_ub

Tóm tắt chương trình VẬT LÝ lớp 11

VẬT LÝ 11 có 3 phần

- Điện (Học hết kì I lớp 11)

+ Điện tích - Điện trừơng

+ Dòng điện

+ Dòng điện thực tế

- Từ (Học ở chương trình kì II)

+ Tổng quan

+ Hiện tượng

- Quang hình (Học ở chương trình kì II)

+ Khúc xạ

+ Các dụng cụ (VD như kính hiển vi, thấu kính .... )
 
D

donquanhao_ub

PHẦN I: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

A/ Sự tương tác giữa các điện tích

I. Lý thuyết


1. Điện tích là gì? (Cái này trong SGK cũng k có khái niệm nhé ;) )

- Điện tích là 1 thuộc tính cơ bản của các hạt sơ cấp

\Rightarrow Hạt sơ cấp là gì?

- Hạt sơ cấp là các hạt vi mô (rất nhỏ)

VD: [TEX]e, n, p, \pi, k, ...[/TEX]

- Kí hiệu điện tích: q


2. Định luật Cu lông (Quan trọng nhất!)

* Cân xoắn

- Đo độ xoắn của dây \Rightarrow Lực

* Kết quả

[TEX]F \sim \; |q_1q_2|[/TEX] và đồng thời [TEX]\sim \; \frac{1}{r^2}[/TEX]

\Rightarrow[TEX] F=\frac{k|q_1q_2|}{r^2}[/TEX]

* Khái quát

- Điều kiện:

+ 2 điện tích điểm đứng yên

+ Môi trường chân không

- Biểu thức

[TEX] F=\frac{k|q_1q_2|}{r^2}[/TEX]

Trong đó:

[TEX]q_1; q_2[/TEX]: Điện tích của 2 điện tích điểm (C - Cu lông)

r: Khoảng cách (m)

[TEX]k=9.10^9 (\frac{N.m^2}{C^2})[/TEX]: Hằng số lực điện

\Rightarrow Phát biểu (Dựa vào điều kiện và biểu thức ta có thể phát biểu đc. Hãy cứ thử xem nhé ;). Khi phát biểu cần dựa vào 2 yếu tô là đkiện và biểu thức - Hãy nhớ! )

Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm trong MT chân không tỉ lệ thuận với tích độ lớn của 2 tích điểm và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách


CHÚ Ý:

+ Tương tác luôn theo đluật III Niu - tơn

+ Phụ thuộc vào dấu 2 điện tích
 
D

donquanhao_ub

3. Sự tương tác giữa các điện tích trong MT bất kì

- MT chân không

[TEX]F=\frac{k|q_1q_2|}{r^2}[/TEX]

- MT khác (Lực bị giảm)

[TEX]F=\frac{k|q_1q_2|}{r^2.\mathscr{E}[/TEX]

Trong đó: [TEX]\mathscr{E}[/TEX]: Hằng số điện môi, đặc trưng cho MT

[TEX]\mathscr{E}[/TEX]: Không đơn vị

[TEX]\mathscr{E} \geq 1[/TEX]


4. Định luật bảo toàn điện tích

- Điều kiện: Hệ cô lập về điện (Không trao đổi điện tích với bên ngoài)

- Biểu thức

[TEX]q_{he}=const[/TEX]
 
D

donquanhao_ub

II. Bài tập

CHUYÊN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH TỔNG HỢP LỰC ĐIỆN TÁC DỤNG LÊN 1 HỆ ĐIỆN TÍCH

1. Nội dung

Cho 1 hệ điện tích điểm [TEX]q_1; q_2,....,q_n[/TEX]

\Rightarrow Xác định [TEX]\vec{F_{hl}}[/TEX] (Chỉ lực Cu lông) lên [TEX]q_i[/TEX]


2. Phương pháp

+ B1: Xác định độ lớn lực điện thành phần

+ B2: Viết biểu thức tổng hợp

[TEX]\vec{F}=\vec{F_{1i}}+\vec{F_{2i}}+....[/TEX]

+ B3:

  • Vẽ hình
  • Xác định hướng và độ lớn của lực

3. NOTE

- Dùng kiến thức Toán

+ Tổng hợp véctơ

+ Định lý hình học

+ Các hình đbiệt (vuông, thoi, HCN, HBH ... )

- Có thể use bình phương véctơ để tính độ lớn
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Xl đã để các bạn chờ lâu

Tại hôm qua mắc bận chưa post đc bài tập :x

Hnay đền bù :x

_________________________________

Bài 1: Ba điện tích điểm [TEX]q_1=-10^{-7} C; q_2=5.10^{-8} C; q_3=4.10^{-8} C[/TEX] lần lượt đặt tại A, B, C trong không khí. Biết AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 1 cm. Tìm lực tác dụng lên điện tích [TEX]q_3[/TEX]

Bài 2: Ba điện tích điểm [TEX]q_1=4.10^{-8} C; q_2=-4.10^{-8} C; q_3= 5.10^{-8}[/TEX] đặt trong không khí tại ba đỉnh ABC của 1 tam giác đều cạnh a = 2 cm. Xđịnh véctơ lực tác dụng lên [TEX]q_3[/TEX]

Bài 3: Ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=1=1,6.10^{-19} C[/TEX] đặt trong chân không tại 3 đỉnh ABC của 1 tam giác đều cạnh a = 16cm. Xđịnh véctơ lực tác dụng lên [TEX]q_3[/TEX]

Bài 4: Ba điện tích điểm [TEX]q_1=27.10^{-8} C; q_2= 64.10^{-8} C; q_3= -10^{-7} C[/TEX] đặt trong không khí tại 3 đỉnh ABC của 1 tam giác vuông tại C. Biết AC = 30cm; BC = 40cm. Xđịnh véctơ lực tác dụng lên [TEX]q_3[/TEX]

Bài 5. Ba điện tích điểm [TEX]q_1=6.10^{-9} C; q_2= q_3= -8.10^{-9} C[/TEX] đặt trong không khí tại 3 đỉnh của tam giác ABC của 1 tam giác đều cạnh a = 6cm. Xđịnh véctơ lực tác dụng lên [TEX]q_o=8.10^{-9} C[/TEX] tại tâm của tam giác

Bài 6*: Bốn điện tích giống nhau đặt ở 4 đỉnh của 1 tứ diện đều cạnh a. Tìm độ lớn lực điện tác dụng lên mỗi điện tích

Bài 7: Có 2 điện tích [TEX]q_1=2. 10^{-6} C; q_2=-2.10^{-6} C[/TEX] đặt tại 2 điểm A, B trong chân không và cách nhau 1 khoảng 6cm. Một điện tích [TEX]q_3=2.10^{-6}C[/TEX] đặt trên đường trung trực của AB, cách AB 1 khoảng 4cm. Độ lớn của lực điện do 2 điện tích [TEX]q_1;q_2[/TEX] tác dụng lên điện tích [TEX]q_3[/TEX] là bnhiêu?
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Câu hỏi củng cố kiến thức

Vì là học onl nên rất mong các bạn NGHIÊM TÚC để ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT :)>-

Nếu có thể tớ sẽ duy trì cho tới khi thi đhọc :">

1 - Hằng số lực điện phụ thuộc vào gì?

2 - Điện tích điểm là gì? (Nhớ là điện tích ĐIỂM. Cẩn thận bị lừa =)) )

3 - Định luật Cu lông sử dụng đluật nào của Niu tơn (Dễ :-j)

4 - Các đlí hình học dùng trong chuyên đề 1 là gì?

P/s: Các bạn có thể post luôn lời giải bài tập, phần tlời câu hỏi để mọi người tham khảo cũng như tớ xem xét ;))

Good luck ;)

Tiếp theo tớ sẽ giải mẫu làm VD 1 bài :-j

Còn chuyên đề 2 chắc để ngày mai

Đánh TEX vật mặt

 
D

donquanhao_ub

Chữa bài 3 :)>- - Không hiểu chỗ nào pm lại tớ sẽ giải thích cho bằng hiểu thì thôi

Có thể liên hệ 0989. 852. 4xx- Dương (Super Trọk) ta giải đáp =))

- B1: Độ lớn lực điện thành phần

[TEX]F_{13}=\frac{k|q_1q_3|}{a^2}=\frac{kq^2}{a^2}[/TEX]

[TEX]F_{23}=\frac{k|q_2q_3|}{a^2}=\frac{kq^2}{a^2}[/TEX]

- B2: Lực tác dụng lên [TEX]q_3[/TEX]

[TEX]\vec{F_3}=\vec{F_{13}}+\vec{F_{23}}[/TEX]

- B3:

+ Hình vẽ (Tớ sẽ vẽ và scan lên sau)

+ Vì [TEX]F_{13}=F_{23}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\vec{F_3}[/TEX] có hướng vuông góc vs AB và độ lớn [TEX]F_3=2.F_{13}.Cos30^0[/TEX]

Thay số \Rightarrow [TEX]F_3=9\sqrt{3}.10^{-27} C[/TEX]

NOTE: Nhớ đổi 1[TEX]6cm = 16.10^{-2} m[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Vì có t/g lên post luôn

Khỏi đợi mai :">

_____________________________

CHUYÊN ĐỀ 2: HỆ ĐIỆN TÍCH CÂN BẰNG VỀ LỰC ĐIỆN

1. Nôi dung

- Cho 1 hệ điện tích [TEX]q_1;q_2;...;q_n[/TEX]

\Rightarrow Tòm đkiện để hệ điện tích cân bằng


2. Phương pháp

+ B1: Xét đkiện cbằng of điện tích thứ nhất

[TEX]\vec{F_{T1}}=\vec{0}[/TEX]

\Rightarrow Đặc điểm của điện tích thứ nhất

+ B2: Xét đkiện cbằng of điện tích thứ hai

[TEX]\vec{F_{T2}}=\vec{0}[/TEX]

\Rightarrow Đặc điểm của điện tích thứ hai

+ B3: Xét đkiện cbằng of điện tích thứ (n - 1)

[TEX]\vec{F_{n-1}}=\vec{0}[/TEX]

\Rightarrow Đặc điểm của điện tích thứ (n - 1)

+ B4: CM điện tích thứ n cũng cân bằng

Bằng cách

  • Sử dụng đluật III Niu - tơn
  • Cộng đkiện cân bằng của các điện tích trên

3. NOTE

- Dùng kiến thức Toán

+ Véctơ

+ Hình học

- Ưu tiên xét điện tích giống nhau trc

- Chỉ xét lực Cu lông
 
D

donquanhao_ub

Bài tập

Bài 1: Hai điện tích điểm[TEX]q_1=2.10^{-8} C; q_2=-8.10^{-8} C[/TEX] đặt tại A, B trong không khí. AB = 8cm, 1 điện tích [TEX]q_3[/TEX] đặt tại C. Hỏi

a, C ở đâu để [TEX]q_3[/TEX] cân bằng

b, Dấu và độ lớn của [TEX]q_3[/TEX] để [TEX]q_1;q_2[/TEX] cùng cân bằng

Bài 2: Hai điện tích điểm [TEX]q_1=2.10^{-8} C; q_2=8.10^{-8} C[/TEX] đặt tại A, B trong không khí. AB = 9cm, 1 điện tích [TEX]q_3[/TEX] đặt tại C. Hỏi

a, C ở đâu để [TEX]q_3[/TEX] cân bằng

b, Dấu và độ lớn của [TEX]q_3[/TEX] để [TEX]q_1;q_2[/TEX] cùng cân bằng

Bài 3: Một hệ điện tích có cấu tạo gồm 1 ion dương +e và hai ion âm nằm cân bằng. Biết khoảng cách giữa 2 ion âm là a. Bỏ qua trọng lượng các ion

a, Hãy cho biết cấu trúc của hệ và khoảng cách giữa ion âm và ion dương (Theo a)

b, Tính điện tích của 1 ion âm (Theo e)

Bài 4: Tại ba đỉnh của 1 tam giác đều, ngta đặt 3 điện tích dương giống nhau có cùng độ lớn là [TEX]q_1=q_2=q_3=q[/TEX]. Phải đặt điện tích [TEX]q_0[/TEX] ở đâu, dấu và độ lớn (Theo q) như thế nào để hệ cân bằng
 
D

donquanhao_ub

Chữa VD bài 1.

a,

- Điều kiện cân bằng của [TEX]q_3[/TEX]

[TEX]\vec{F_{13}}+\vec{F_{23}}=\vec{0}[/TEX] (*)

Phân tích: [TEX]\vec{F_{13}}+\vec{F_{23}}[/TEX] cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn

+ Cùng phương: Thuộc đường AB

+ Ngược chiều: C ngoài AB

+ Cùng độ lớn

[TEX]F_{13}=F_{23}[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\frac{k|q_1q_3|}{AC^2}=\frac{k|q_2q_3|}{BC^2}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\frac{q_1}{AC^2}=frac{q_2}{BC^2}[/TEX] (1)

Vì [TEX]|q_1| < |q_2|[/TEX] \Rightarrow [TEX]AC<BC[/TEX] \Rightarrow C ngoài A

\Rightarrow AB + AC = BC (2)

Từ (1) và (2) \Rightarrow AC, BC (Tự tính nhé ;)) - ngại bấm MT)

b, - Điều kiện cân bằng của [TEX]q_2[/TEX]

[TEX]\vec{F_{12}}+\vec{F_{32}}=\vec{0}[/TEX] (*)(*)


Phân tích: [TEX]\vec{F_{12}}+\vec{F_{32}}[/TEX] cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn

\Rightarrow [TEX]q_3<0[/TEX] (Vì ngược chiều và cùng phương :)&gt;- )


[TEX]F_{12}=F_{32}[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\frac{k|q_1q_2|}{AB^2}=\frac{k|q_3q_2|}{BC^2}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]q_3=\frac{-q_1.BC^2}{AB^2}[/TEX] (Tự tính :">)

- CM [TEX]q_1[/TEX] cũng cân bằng

(*)+(*)(*) \Rightarrow [TEX]\vec{F_{13}}+\vec{F_{23}}+\vec{F_{12}}+\vec{F_{32}}[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\vec{F_{21}}+\vec{F_{31}}=\vec{0}[/TEX] (Đfcm)




 
M

minhthanhtrancp

bài 1: a) giả sử p3 > 0
C cách A một đoạn = 0,08 (m)
b) độ lớn p3 = 8. (10^-8) C
 
G

giathi95

Những bài tập trên chỉ cần ít kiến thức về hình học và một vài công thức là xong, chẳng phải nghĩ ngợi gì hết.......cho anh em bài này hay nè :

Hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a=6.10^-10 m đặt trong chân không. Xác định lực tác dụng lên mỗi điện tích nếu:

121we29.jpg

a, Có 2 điện tích [TEX]q_1 =q_2=1,6.10^{-19}C[/TEX] tại A và C; có 2 điện tích [TEX]q_3=q_4=-1,6.10^{-19}C[/TEX] tại B' và D'.
b, Có 4 điện tích [TEX]q=1,6.10^{-19} C[/TEX] và 4 điên tích -q đặt xen kẽ nhau ở 8 đỉnh của hình lập phương.
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

Bài tập

Bài 2: Hai điện tích điểm [TEX]q_1=2.10^{-8} C; q_2=8.10^{-8} C[/TEX] đặt tại A, B trong không khí. AB = 9cm, 1 điện tích [TEX]q_3[/TEX] đặt tại C. Hỏi

a, C ở đâu để [TEX]q_3[/TEX] cân bằng

b, Dấu và độ lớn của [TEX]q_3[/TEX] để [TEX]q_1;q_2[/TEX] cùng cân bằng

a, Muốn hệ cân bằng thì 2 lực điện tác dụng lên mỗi điện tích phải là 2 lực trực đối \Rightarrow A,B,C thẳng hàng
[TEX]q_1,q_2 [/TEX] cùng dấu, để [TEX]q_3[/TEX] cân bằng thì A,B,C thẳng hàng
[TEX]\vec{F}_{13}[/TEX] là lực do [TEX]q_1[/TEX] tác dụng lên [TEX]q_3[/TEX]
[TEX]\vec{F}_{23}[/TEX]...............[TEX]q_2[/TEX].................[TEX]q_3[/TEX]
C dc xác đih bởi [TEX]F_{13}=F_{23}(1)[/TEX]
đặt CA=x , từ (1)\Rightarrow [TEX]k\frac{q_1|q_3|}{x^2}=k\frac{q_2|q_3|}{(9-x)^2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow q_1(9-x)^2=q_2x^2[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 2(9-x)^2=8x^2\Leftrightarrow x=3(cm)[/TEX]
b, Muốn [TEX]q_1,q_2[/TEX] nằm cân bằng thì dễ thấy [TEX]q_3[/TEX] phải mang điện tích âm (để[TEX]\vec{F}_{21},\vec{F}_{31}[/TEX] trực đối) và [TEX]q_3[/TEX] phải có độ lớn sao cho [TEX]F_{21}=F_{31}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k\frac{q_1|q_3|}{x^2}=k\frac{q_1q_2}{AB^2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow |q_3|=q_2\frac{x^2}{AB^2}[/TEX]
thay số [TEX]q_3=-8.10^{-8}C[/TEX]
 
L

l94


Bài 7: Có 2 điện tích [TEX]q_1=2. 10^{-6} C; q_2=-2.10^{-6} C[/TEX] đặt tại 2 điểm A, B trong chân không và cách nhau 1 khoảng 6cm. Một điện tích [TEX]q_3=2.10^{-6}C[/TEX] đặt trên đường trung trực của AB, cách AB 1 khoảng 4cm. Độ lớn của lực điện do 2 điện tích [TEX]q_1;q_2[/TEX] tác dụng lên điện tích [TEX]q_3[/TEX] là bnhiêu?
2.jpg

Dùng pitago ta tính được [tex]AC=BC=\sqrt{CH^2+\frac{AB^2}{4}}[/tex]
độ lớn lực điện q1 và q2 td lên q3[tex]F_{13}=F_{23}=\frac{k|q_1q_3|}{AC^2[/tex]
ta có [tex]\vec{F_{13}}+\vec{F_{32}}=\vec{F_{12}}[/tex].với chiều và phương được thể hiện trên hình vẽ.
sau khi tính được cosACH ta suy ra được cosACB=cos2ACH
dùng định lí cos trong tam giác:[tex]F_{12}^2=F_{23}^2+F_{13}^2-2F_{13}F_{23}cos2ACH[/tex].
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Xl mình chưa thể post đc chuyên đề 3

Do dạo này mình bận quá

Có thể ngày mai mình sẽ post cho các bạn

Trc hết, làm bài tập đi đã nào ;))

Nhân tiện cho tớ hỏi bài 3 - chuyên đề 2 làm thế nào =))

Tớ k biết làm

Mấy bài trên làm đc chứ bài 3 đọc đã chẳng muốn làm

Tks nhiều :x
 
M

meo__beo

Bài 3: Một hệ điện tích có cấu tạo gồm 1 ion dương +e và hai ion âm nằm cân bằng. Biết khoảng cách giữa 2 ion âm là a. Bỏ qua trọng lượng các ion

a, Hãy cho biết cấu trúc của hệ và khoảng cách giữa ion âm và ion dương (Theo a)

b, Tính điện tích của 1 ion âm (Theo e)
[/QUOTE]
a, goi 2 ion am va duong lan luot la 1,2,3
F13=F23\Rightarrow r1=r2=a
(tai sao 3 đtich thang hang thi cac ban tu suy đc)
b, Dung bieu thuc VECTO: F13=F12+F23 (tớ ko biet viet dấu vecto):((
chon chieu dương cung chieu voi vecto F23. Dung phep chieu vecto tớ tinh dc dt cua ion am = -4e
 
L

l94

Bài này không nói là điện tích của 2 ion âm bằng nhau mà bạn.
nếu bằng nhau thì quá đơn giản, thế thì chủ topic phải bí?
Vấn đề chỗ này cần phải suy nghĩ.
 
Top Bottom