[Vật lý 11] Chuyên đề dòng điện không đổi

A

anhsao3200

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
B. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.
2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.
B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.
C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.
D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.
3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi pin phóng điện, trong pin có quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng.
B. Khi acquy phóng điện, trong acquy có sự biến đổi hoá năng thành điện năng.
C. Khi nạp điện cho acquy, trong acquy chỉ có sự biến đổi điện năng thành hoá năng.
D. Khi nạp điện cho acquy, trong acquy có sự biến đổi điện năng thành hoá năng và nhiệt năng.
4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian.
5. Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
6. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A). B. I = 12 (A). C. I = 2,5 (A). D. I = 25 (A).
7. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
8. Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:
A. r = 7,5 (Ω). B. r = 6,75 (Ω). C. r = 10,5 (Ω). D. r = 7 (Ω).
9. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
10. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
11. Khi hai điện trở giống nhau mắc song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:
A. 5 (W). B. 10 (W). C. 40 (W). D. 80 (W).
12:Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần l¬ượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ù) và R2 = 8 (Ù), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như¬ nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:
A.r = 2 (Ω). B.r = 3 (Ω). C.r = 6 (Ω). D.r = 4 (Ω).
13.Chọn câu trả lời ĐÚNG. Bộ nguồn điện gồm 3 dãy mắc song song, mỗi dãy có 10 nguồn mắc nối tiếp. Mỗi nguồn có E = 1,1V, r = 0,1 . Mạch ngòai là 1 sợi dây niken chiều dài l = 50m, tiết diện S = 0,5mm2 , điện trở suất = 0,42.10-6 .m. Tình cường độ dòng điện chạy qua mỗi nguồn và hiệu điện thế trên điện trở trong của nó.
A. I1 = 0,52 A, Ur = 0,005 V B. I1 = 0,052 A, Ur = 0,05 V C. I1 = 0,52 A, Ur = 0,05 V D. I1 = 0,052 A, Ur = 0,005 V
14.Ngư¬ời ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cư¬ờng độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:
A. = 4,5 (V); r = 0,25 (Ù). B. = 4,5 (V); r = 4,5 (Ù). C . 5,5 V; r = 0,25  D. Các câu trên đều sai
15. Trong một đoạn mạch gồm một nguồn điện (E, r) mắc nối tiếp với điện trở thuần R và có dòng điện I chạy qua. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn:
A. nhỏ hơn suất điện động của nguồn B. lớn hơn suất điện động của nguồn
C. bằng suất điện động của nguồn D. không phụ thuộc vào điện trở R
 
Last edited by a moderator:
A

anhsao3200

16. Một sợi dây niken có điện trở 44 W ở nhiệt độ 8000 C. Dây có đường kính d = 0,5 mm, hệ số nhiệt điện trở a = 0,0002 K-1, điện trở suất của niken ở 00 C là r0 = 4,4.10-7 Wm. Chiều dài của sợi dây là:
A. l = 167 m B. l = 1,67 m C. l = 0,167 m D. l = 16,9 m
17.. Một mạch điên có mắc một bóng đèn có điện trở 87 W và một ampe kế. Điện trở của ampe kế và các dây nối là 1 W. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch là U = 220 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:
A. Uđ = 217,5 V B. Uđ = 220 V C. Uđ = 21,75 V D. Uđ = 87 V
18. Hai điện trở R1 và R2 được mắc vào hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 9V. Nếu mắc nối tiếp thì dòng điện qua các điện trở là I1 = 1A, nếu mắc song song thì dòng điện trong mạch chính là I2 = 4,5A. Các điện trở R1 và R2 có giá trị là:
A. R1 = 6W; R3 = 3W B. R1 = 5,4W; R3 = 3,6W C. R1 = 3W; R3 = 1,5W D. R1 = 4W; R3 = 8W
19. Một bếp điện gồm hai dây xoắn lò xo giống nhau có thể mắc nối tiếp hoặc song song. Cho biết mỗi dây dài 4m, tiết diện 0,1mm2, điện trở suất của dây là 1,1.10-6Wm. Tỉ số giữa nhiệt lượng toả ra của bếp trong cùng khoảng thời gian t khi mắc nối tiếp Q1 và khi mắc song song Q2 là:
A. Q2/Q1 = 4 B. Q2/Q1 = 0,5 C. Q2/Q1 = 2 D. Q2/Q1 = 0,25
20. Một acqui được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 3A và hiệu điện thế đặt vào hai cực của acqui là 12V. Biết suất phản điện của acqui khi nạp điện là 6V. Điện trở trong của acqui là:
A. r = 2W B. r = 8W C. r = 0,2W D. r = 4W
21. Có 16 pin, mỗi pin có E0 = 1,8V và r0 = 0,4W mắc thành 2 dãy: dãy thứ nhất có x pin nối tiếp, dãy thứ hai có y pin nối tiếp. Nếu chọn mạch ngoài R = 6W thì dòng không qua dãy thứ hai. Số pin ở mỗi dãy:
A. x = 6; y = 10 B. x = 8; y = 8 C. x = 10; y = 6 D. x = 12; y = 4
22. Hai acqui có suất điện động E1 = E2 = E0 điện trở trong là r1 và r2. Acqui thứ nhất E1 có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P1 = 20W, acqui thứ hai E2 có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P2 = 30W. Hai acqui ghép song song, công suất mạch ngoài cực đại là:
A. Pmax = 50W B. Pmax = 48W C. Pmax = 10W D. Pmax = 15W
23.Mạch điện gồm R1nt( R2//R3) với R1=20 ; R2=R3=80 . Cư¬ờng độ dòng điện trong mạch 3 Ampe. Hiệu điện thế đã đặt vào hai đầu mạch là :
A. 540vôn B. 180 vôn C. 20 vôn D. 200 vôn
24.Một nguồn điện có suất điện động =8 vôn, điện trở trong r=3 . Mạch ngoài gồm R1=6 ghép song song với R2. Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài sẽ lớn nhất khi:
A. R2=1 B. R2=3 C. R2=12 D. R2=6
25. Có 144 bóng đèn 3W – 6V đư¬ợc mắc thành một mạch hỗn hợp ( y hàng song song, mỗi hàng có x cái nối tiếp) rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có sức điện động E = 60V và điện trở trong r = 2 . Hỏi cách mắc số bóng đèn nói trên để chúng sáng bình thư¬ờng
A. x=36;y=4 B.x = 4; y= 36 C. x= 24:y = 6 D. A và C đúng
 
A

anhsao3200

26. Có 16 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn điện có suất điện động e = 2V, điện trở trong r = 1 , đư¬ợc mắc hỗn hợp đối xứng thành một bộ nguồn có y hàng, mỗi hàng có x nguồn mắc nối tiếp. Mạch ngoài có điện trở R = 40 . Xác định x, y để mạch ngoài có công suất 16W
A. x = 8, y = 2 B. x =2: y = 8 ; C. x= 4; y = 4 D. không có cách nào cả
27. Có 6 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e = 1V, r = 0,25 đư¬ợc mắc thành một bộ hỗn hợp đối xứng. Mạch ngoài là một điện trở R Nếu mắc bộ nguồn thành 2 dãy, mỗi dãy có 3 nguồn nối tiếp thì giá trị của R bằng bao nhiêu để cư¬ờng độ dòng điện qua R đạt cực đại. Tính giá trị cực đại này.
A R = 0,75 ; Imax = 3A B. R = 0,375 , Imax = 4A C R = 0, 5 ; Imax = 2A D.R = 0,7 ; Imax = 3A
28. Một nguồn điện suất điện động E = 24V, điện trở trong r = 6 , đ¬ược dùng để thắp sáng 6 bóng đèn 6V – 3W. Hỏi cách mắc các bóng đèn để chúng sáng bình thư¬ờng?
A. 6 hàng, mỗi hàng 1 đèn C . 2 hàng, mỗi hàng 2 đèn nối tiêp
B. 3 hàng, mỗi hàng 2 đèn nối tiếp D. A và B đúng
29. Một mạch điện gồm mạch ngoài là một điện trở R = 6 và bộ nguồn gồm 12 nguồn, mỗi nguồn điện có suất điện động E = 1,5V, điện trở trong r = 3 Tìm cách mắc các nguồn để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất.
A. 2 dẫy, mỗi dãy có 6 nguồn nối tiếp B. 4 dãy; mỗi dãy có 3 nguồn
C. 6 dãy , mỗi dãy có 2 nguồn C . không có cách nào cả
30. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
C. Do sự va chạm của các electron với nhau.
D. Cả B và C đúng.
31. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn. B. Hệ số nở dài vì nhiệt ỏ.
C. Khoảng cách giữa hai mối hàn. D. Điện trở của các mối hàn.
32. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số ỏT = 65 (V/K) đư¬ợc đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia đ¬ược nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV. B. E = 13,58mV. C. E = 13,98mV. D. E = 13,78mV.
33.. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số ỏT đ¬ược đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia đ¬ược nung nóng đến nhiệt độ 5000C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Hệ số ỏT khi đó là:
A. 1,25.10-4 (V/K) B. 12,5 (V/K) C. 1,25 (V/K) D. 1,25(mV/K)
34.. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có h¬ướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn d¬ương đi về catốt.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có h¬ướng của các electron đi về anốt và các iôn d¬ương đi về catốt.
C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có h¬ướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dư¬ơng đi về catốt.
D. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hư¬ớng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.
35.. Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (), đư¬ợc mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (). Khối lư¬ợng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:
A. 5 (g). B. 10,5 (g) C. 5,97 (g). D. 11,94 (g).
36.. Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp 2 lần thì khối l¬ượng chất đ¬ược giải phóng ở điện cực so với lúc tr¬ước sẽ:
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
37.Đặt một hiệu điện thế U = 50 (V) vào hai cực bình điện phân để điện phân một dung dịch muối ăn trong nư¬ớc, ng¬ười ta thu đ¬ược khí hiđrô vào một bình có thể tích V = 1 (lít), áp suất của khí hiđrô trong bình bằng p = 1,3 (at) và nhiệt độ của khí hiđrô là t = 270C. Công của dòng điện khi điện phân là:
A. 50,9.105 J B. 0,509 MJ C. 10,18.105 J D. 1018 kJ
38. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ù). Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối l¬ượng đồng Cu bám vào catốt là:
A. 0,013 g B. 0,13 g C. 1,3 g D. 13 g
39. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi hoà tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.
B. Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
C. Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
D. Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm.
40. Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì
A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
D. điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
 
Top Bottom