[Vật lý 10] - Luyện đề cuối năm

  • Thread starter mua_sao_bang_98
  • Ngày gửi
  • Replies 70
  • Views 23,405

T

tiasangbongdem

Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Tính Độ biến thiên động lượng khi hòn đá rơi tới mặt đất (Bỏ qua sức cản)

khi ném ta phân tích vận tốc ban đầu Vo thành 2 thành phần là Vx theo phương ngang và Vy theo phương thẳng đứng.Nhưng khi vật rơi xuống mặt đất thì Vy lại bị lộn lại còn Vx vẫn giữ nguyên vận tốc theo phương ngang.
Động lượng chỉ bằng nhau về mặt độ lớn thôi bạn ah, động lượng theo phương ngang là ko đổi, chỉ có thành phần động lượng theo phương thăng đứng là đổi chiều, thành phần này có độ lớn bằng p.sin30 = 1 kg.m/s.
Vậy độ biến thiên động lượng là -2 kg.m/s. Nếu đề hỏi độ lớn của độ biến thiên động lượng thì mới chính xác 2 kg.m/s
 
M

mua_sao_bang_98



Hụ hụ! còn hai câu nữa mời các đại ca sư huynh đại tỉ tém chứ em chắc đang hấp hối câu này oy! hì!

thềm mấy bài nữa trong thời gian thư giãn nào!

Câu 25: Hai thanh kim loại, một bằng Fe, một bằng Zn có chiều dài bằng nhau ở OoC, còn ở 100oC thì chiều dài chênh lệch nhau 1 mm. Biết hệ số nở dài của Fe là 1,14.10-5 K-1 , của Zn là 3,4.10-5 K-1. Chiều dài của 2 thanh ở OoC là :
A. 4,442 m B. 1,12 m C. 2,21 m D. 0,442 m

Câu 26: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy $g = 10 m/s^2$, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng :
A. 4 J B. 5 J C. 1 J D. 8 J

Câu 27: Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy $g=10m/s^2$. Công suất trung bình của lực kéo bằng:
A. 5W B. 4W C. 6W D. 7W

Câu 28: Một xilanh chứa 150cm3khí ở áp suất 2.105Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3.Tính áp suất khí trong xilanh lúc này. Coi nhiệt độ không đổi.
$A. 3.10^5Pa$ $B. 4.10^5Pa$ $C. 5.10^5Pa$ $D. 2.10^5Pa$

Mấy bài tập này chắc các bạn nhắm mắt cũng làm được thôi nhỉ? Hì tuy nhiên cần chú ý cẩn thận trong từng bước tính toán nhé! Cùng chém thôi nào

Còn mấy câu này! tớ nghĩ là dễn mà! Nếu như hôm nay không có vị nào vào chém thì hôm sau tớ sẽ giải nhé!
 
U

upandup

Bài 25

Gọi chiều dài cần tìm là $l$.

Khi tăng từ $0^oC$ đến $100^oC$ thì:

Thanh sắt dài thêm: $\Delta l_1 = l(1+\alpha_1.\Delta t)=1,00114l$
Thanh kẽm dài thêm: $\Delta l_2 =l(1+\alpha_2.\Delta t)=1,0034l$

Theo bài ra, ta có: $|\Delta l_1 -\Delta l_2|=1 \ \ (mm) \\ \rightarrow l=442,47 \ \ (mm)$

Vậy ta chọn D
 
U

upandup

Bài 27

Cơ năng của vật tại M là:

$W=m(gh+\frac{1}{2}v^2)\\ =0,5(10.0,8+\frac{2^2}{2})\\ =5 \ \ (J)$

Vậy ta chọn B
 
U

upandup

Câu 28


Câu 28: Một xilanh chứa 150cm3khí ở áp suất 2.10^5Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm^3.Tính áp suất khí trong xilanh lúc này. Coi nhiệt độ không đổi.
$A. 3.10^5Pa \ \ \ \ \ B. 4.10^5Pa \ \ \ \ C. 5.10^5Pa \ \ \ \ \ D. 2.10^5Pa$


Áp dụng định luật Boilo - Mariot cho quá trình đẳng nhiệt trên, ta có:

$p_1V_1=p_2V_2 \\ \leftrightarrow 2.10^5.150=100.p_2 \\ \rightarrow p_2=3.10^5 \ \ (Pa)$

Vậy ta chọn A
 
M

mua_sao_bang_98

Câu 27: Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng:
A. 5W B. 4W C. 6W D. 7W

Chữa bài

Có CT: $P=\frac{A}{t}=\frac{F.s.cos \alpha}{t}=\frac{10.10.5}{60+40}=5W$

Chọn A

Dễ quá phải không nào?
 
Last edited by a moderator:
M

mua_sao_bang_98

Câu 30: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30o . Lấy $g = 10 m/s^2$
A. 17,32 m/s B. 2,42 m/s C. 3,17 m/s D. 1,78 m/s

Câu 31: Khi cung cấp cho chất khí trong xilanh một nhiệt lượng 120J. Chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện một công là 90J. Nội năng của khí
A. tăng 30J. B. giảm 30J C. tăng 210J. D. giảm 210J

Câu 32: Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10m/s.Lấy g=10m/s2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 8J B. 7J C. 9J D. 6J

Câu 33: Xác định xuất căng mặt ngoài của et – xăng nếu trong một ống mao dẫn bán kính 0,2 mm độ cao của cột et-xăng bằng 3 cm. biết khối lượng riêng của et-xăng là 700 kg/m3
A. 0,021 N/m B. 0,032 N/m C. 0,0065 N/m D. Một đáp số khác
 
M

mua_sao_bang_98

Sưu tầm:Cùng thư giãn với tớ trong khi làm bài tập nào? các bạn đã ôn tập môn lí đến đâu rồi nhỉ?

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=360038

Đây là link tổng hợp của bạn congratulation các bạn có thể vào tham khảo và thắc mắc nha!


Thư giãn: Trước khi học bài thì cùng thư giãn với câu chuyện vật lí nào!

Nguồn: http://360.thuvienvatly.com/goc-thu-gian/vat-ly-vui/3103-dia-nguc-toa-nhiet-hay-thu-nhiet

Địa ngục tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

Tiến sĩ Schlambaugh, một giảng viên kì cựu tại Khoa Kĩ thuật Hóa học, trường Đại học Oklahoma ở Mĩ, nổi tiếng với việc ra những câu hỏi kiểu ‘trời ơi đất hỡi’ trong đề thi hết học phần đại loại như “Vì sao máy bay bay được?”. Có lần trong một đề thi hết học phần môn Nhiệt học, ông nêu câu hỏi: “Địa ngục tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Hãy chứng minh câu trả lời của anh/chị.”

Đa số sinh viên nêu các bằng chứng của họ, sử dụng định luật Boyle hoặc tương tự. Tuy nhiên, có một sinh viên làm bài như sau:

Trước tiên, chúng ta phải giả thiết rằng nếu các linh hồn có tồn tại, thì chúng phải có một khối lượng nào đó. Nếu vậy, thì một mol linh hồn cũng phải có một khối lượng nhất định. Vậy các linh hồn đang di chuyển vào địa ngục với tốc độ bao nhiêu, và các linh hồn đang rời khỏi địa ngục với tốc độ bao nhiêu? Tôi nghĩ chúng ta có thể giả thiết an toàn rằng một khi một linh hồn đi vào địa ngục, thì nó không rời khỏi được nữa. Do đó, không có linh hồn nào đi ra khỏi địa ngục. Đối với các linh hồn đi vào địa ngục, ta hãy xét những tôn giáo khác nhau có mặt trên thế giới ngày nay. Một số tôn giáo nói rằng nếu bạn không là tín đồ của giáo phái của họ, thì bạn sẽ bị đày xuống địa ngục. Vì có nhiều hơn một tôn giáo như thế này, và người ta không thuộc về nhiều hơn một tôn giáo, nên chúng ta có thể suy luận rằng tất cả mọi người và tất cả linh hồn sẽ đi về địa ngục. Với tốc độ sinh và tử như đã biết, chúng ta có thể trông đợi rằng số linh hồn ở địa ngục tăng lên theo hàm số mũ.

Bây giờ, chúng ta xét tốc độ biến thiên thể tích của địa ngục. Định luật Boyle phát biểu rằng để cho nhiệt độ và áp suất ở địa ngục giữ nguyên không đổi, thì tỉ số khối lượng của các linh hồn và thể tích của địa ngục phải là hằng số. [Phương án 1] Vậy nên nếu địa ngục đang giãn nở với tốc độ chậm hơn tốc độ các linh hồn đi vào địa ngục, thì nhiệt độ trong địa ngục sẽ tăng lên cho cho đến khi toàn bộ địa ngục tan tành. [Phương án 2] Tất nhiên, nếu địa ngục đang giãn nở ở một tốc độ lớn hơn tốc độ các linh hồn đi vào địa ngục, thì nhiệt độ và áp suất sẽ giảm cho đến khi toàn bộ địa ngục đóng băng hết.

Vậy thì phương án nào đúng? Nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết (do cô bạn Teresa Banyan của tôi nói lúc học năm nhất) “chừng nào địa ngục là nơi băng giá thì tớ sẽ ngủ với cậu”, và xét đến thực tế nữa là tôi vẫn chưa thành công trong việc tán tỉnh cô ta, cho nên [Phương án 2] không thể là đúng được...

Như vậy, địa ngục là tỏa nhiệt. Chàng sinh viên chọn phương án 1.
 
T

thang271998

Sưu tầm:Cùng thư giãn với tớ trong khi làm bài tập nào? các bạn đã ôn tập môn lí đến đâu rồi nhỉ?

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=360038

Đây là link tổng hợp của bạn congratulation các bạn có thể vào tham khảo và thắc mắc nha!


Thư giãn: Trước khi học bài thì cùng thư giãn với câu chuyện vật lí nào!

Nguồn: http://360.thuvienvatly.com/goc-thu-gian/vat-ly-vui/3103-dia-nguc-toa-nhiet-hay-thu-nhiet

Địa ngục tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

Tiến sĩ Schlambaugh, một giảng viên kì cựu tại Khoa Kĩ thuật Hóa học, trường Đại học Oklahoma ở Mĩ, nổi tiếng với việc ra những câu hỏi kiểu ‘trời ơi đất hỡi’ trong đề thi hết học phần đại loại như “Vì sao máy bay bay được?”. Có lần trong một đề thi hết học phần môn Nhiệt học, ông nêu câu hỏi: “Địa ngục tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Hãy chứng minh câu trả lời của anh/chị.”

Đa số sinh viên nêu các bằng chứng của họ, sử dụng định luật Boyle hoặc tương tự. Tuy nhiên, có một sinh viên làm bài như sau:

Trước tiên, chúng ta phải giả thiết rằng nếu các linh hồn có tồn tại, thì chúng phải có một khối lượng nào đó. Nếu vậy, thì một mol linh hồn cũng phải có một khối lượng nhất định. Vậy các linh hồn đang di chuyển vào địa ngục với tốc độ bao nhiêu, và các linh hồn đang rời khỏi địa ngục với tốc độ bao nhiêu? Tôi nghĩ chúng ta có thể giả thiết an toàn rằng một khi một linh hồn đi vào địa ngục, thì nó không rời khỏi được nữa. Do đó, không có linh hồn nào đi ra khỏi địa ngục. Đối với các linh hồn đi vào địa ngục, ta hãy xét những tôn giáo khác nhau có mặt trên thế giới ngày nay. Một số tôn giáo nói rằng nếu bạn không là tín đồ của giáo phái của họ, thì bạn sẽ bị đày xuống địa ngục. Vì có nhiều hơn một tôn giáo như thế này, và người ta không thuộc về nhiều hơn một tôn giáo, nên chúng ta có thể suy luận rằng tất cả mọi người và tất cả linh hồn sẽ đi về địa ngục. Với tốc độ sinh và tử như đã biết, chúng ta có thể trông đợi rằng số linh hồn ở địa ngục tăng lên theo hàm số mũ.

Bây giờ, chúng ta xét tốc độ biến thiên thể tích của địa ngục. Định luật Boyle phát biểu rằng để cho nhiệt độ và áp suất ở địa ngục giữ nguyên không đổi, thì tỉ số khối lượng của các linh hồn và thể tích của địa ngục phải là hằng số. [Phương án 1] Vậy nên nếu địa ngục đang giãn nở với tốc độ chậm hơn tốc độ các linh hồn đi vào địa ngục, thì nhiệt độ trong địa ngục sẽ tăng lên cho cho đến khi toàn bộ địa ngục tan tành. [Phương án 2] Tất nhiên, nếu địa ngục đang giãn nở ở một tốc độ lớn hơn tốc độ các linh hồn đi vào địa ngục, thì nhiệt độ và áp suất sẽ giảm cho đến khi toàn bộ địa ngục đóng băng hết.

Vậy thì phương án nào đúng? Nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết (do cô bạn Teresa Banyan của tôi nói lúc học năm nhất) “chừng nào địa ngục là nơi băng giá thì tớ sẽ ngủ với cậu”, và xét đến thực tế nữa là tôi vẫn chưa thành công trong việc tán tỉnh cô ta, cho nên [Phương án 2] không thể là đúng được...

Như vậy, địa ngục là tỏa nhiệt. Chàng sinh viên chọn phương án 1.
Cho xin mấy bài thơ về vật lí nào...thơ tình vật lí càng tót.................cảm ơn cậu nhiều
 
U

upandup

Câu 30

Chọn mốc thế năn tại vị trí thấp nhất của vật.

Tại vị trí ban đầu, cơ năng của vật là:

$W_t=mgl(1-cos 45^o)=5m(2-\sqrt{2})$

Với m là khối lượng của vật.

Tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng 1 góc $30^o$, ta có:

$W=mgl(1-cos30^o)+m\frac{v^2}{2}=5m(2-\sqrt{3})+m\frac{v^2}{2}$

Cơ năng của vật đang xét là 1 đại lượng bảo toàn. Vậy ta có:

$W_t=W \rightarrow 5(2-\sqrt{2})=5(2-\sqrt{3})+0,5 v^2 \\ \leftrightarrow 10(\sqrt{3}-\sqrt{2})=v^2 \\ \rightarrow v\approx 1,78 \ \ (m/s)$

Vậy ta chọn D
 
U

upandup

Câu 31

Độ biến thiên nội năng của chất khí đang xét là:

$\Delta U=A+Q \\ = -90+120 \\ =30 \ \ (J)$

Vậy ta chọn A
 
U

upandup

Câu 32

Độ cao cực đại mà vật lên được:

$H=\frac{V_o^2}{2g}=\frac{10^2}{20}=5 \ \ (m)$

Sau khi lên tới độ cao cực đại, vật rơi tự do với vận tốc đầu là 0

Vận tốc của vật sau khi đi được quãng đường 8m kể từ lúc đầu là:

$V=\sqrt{2.10.(8-5)} = 2\sqrt{15}$

Khi đó động năng của vật là: $W_d=\frac{mv^2}{2}=6 \ \ (J)$

Vậy ta chọn D
 
M

mua_sao_bang_98

M

mua_sao_bang_98

Chọn mốc thế năn tại vị trí thấp nhất của vật.

Tại vị trí ban đầu, cơ năng của vật là:

$W_t=mgl(1-cos 45^o)=5m(2-\sqrt{2})$

Với m là khối lượng của vật.

Tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng 1 góc $30^o$, ta có:

$W=mgl(1-cos30^o)+m\frac{v^2}{2}=5m(2-\sqrt{3})+m\frac{v^2}{2}$

Cơ năng của vật đang xét là 1 đại lượng bảo toàn. Vậy ta có:

$W_t=W \rightarrow 5(2-\sqrt{2})=5(2-\sqrt{3})+0,5 v^2 \\ \leftrightarrow 10(\sqrt{3}-\sqrt{2})=v^2 \\ \rightarrow v\approx 1,78 \ \ (m/s)$

Vậy ta chọn D

Kết quả đúng rồi tuy nhiên thì mình có một công thức giúp bạn có thể giải bài toán con lắc đơn này nhanh hơn nhé!

~ Con lắc đơn là một bài toán không thể thiếu trong đề thi đại học, tuy nhiên nếu giải như cách này thì sẽ tốn nhiều thời gian của chúng ta.

Một số công thức về con lắc đơn:

+Vận tốc: $v=\sqrt{2gl(cos \alpha - cos \alpha _0)}$ (1)

+ Lực căng: $T=mg(3cos \alpha - 2cos \alpha _0)=\frac{mv^2}{l}+mgcos \alpha $


Như vậy AD CT (1) vào bài tập này ta sẽ được: $v=\sqrt{2.10.(cos30-cos45)}=1,78 m/s$

Quá nhanh phải không nào!

 
M

mua_sao_bang_98

Có vẻ còn câu 33 nhỉ? Mình chữa câu này luôn nha! ^^

Câu 33: Xác định xuất căng mặt ngoài của et – xăng nếu trong một ống mao dẫn bán kính 0,2 mm độ cao của cột et-xăng bằng 3 cm. biết khối lượng riêng của et-xăng là 700 kg/m3
A. 0,021 N/m B. 0,032 N/m C. 0,0065 N/m D. Một đáp số khác

Đọc đề bài kĩ ta sẽ nghĩ ngay đến một công thức tính độ dâng như sau:

$h=\frac{4\sigma }{D.d.g}$

Với $\sigma $ - xuất căng bề mặt
d - đường kính ống
D - Khối lượng riêng
g - gia tốc.

+ Phân tích bài toán:
bài cho: $h=3cm=3.10^-2m; r=0,2mm$ \Rightarrow $d=2.0,2.10^{-3}m; D=700kg/m^3$
Cần tìm: $\sigma $

Đó bây giờ thì nhiệm vụ rất đơn giản rồi, thay số tính là ra thôi nhé! Nào thay số thôi...

$3.10^-2=\frac{4\sigma }{700.2.0,2.10^{-3}.10}$ \Rightarrow $\sigma = 0,021$

\Rightarrow A

 
Last edited by a moderator:
M

mua_sao_bang_98

Ok! Các bài còn lại của bạn upandup này đúng rùi nhé!

Ghi chú lại một chút sau các bài tập này nhé:

Note:

- Cần ghi lại những công thức ngắn gọn mà mình đã cung cấp (nó sẽ save được khá nhiều thời gian của bạn trong các kì thi kể cả là đại học)

- Cần tiếp thu các bài giải mà mọi người đã làm. Đọc và hiểu nhé! Tất cả các bạn chưa hiều hãy sử dụng "trích dẫn" bài đó và bôi đỏ phần không hiểu để mọi người cùng giải đáp nhé!

Bên cạch đó thì các bạn cũng phải nắm vững lí thuyết các phần này nè! Từ bây giờ mk sẽ post hai phần: I - Lí thuyết; II - Bài tập



 
C

congratulation11



Kết quả đúng rồi tuy nhiên thì mình có một công thức giúp bạn có thể giải bài toán con lắc đơn này nhanh hơn nhé!

~ Con lắc đơn là một bài toán không thể thiếu trong đề thi đại học, tuy nhiên nếu giải như cách này thì sẽ tốn nhiều thời gian của chúng ta.

Một số công thức về con lắc đơn:

+Vận tốc: $v=\sqrt{2gl(cos \alpha - cos \alpha _0)}$ (1)

+ Lực căng: $T=mg(3cos \alpha - 2cos \alpha _0)=\frac{mv^2}{l}+mgcos \alpha $


Như vậy AD CT (1) vào bài tập này ta sẽ được: $v=\sqrt{2.10.(cos30-cos45)}=1,78 m/s$

Quá nhanh phải không nào!


Tớ ý kiến thế này: Thi ĐH dùng công thức tính nhanh là phải rồi. Tuy nhiên, thi tự luận mà dùng cái này không qua chứng minh thì có thể sẽ bị hụt điểm đó!
 
M

mua_sao_bang_98

Bài tập tiếp nào! Áp dụng luôn nha các bạn!

I- Lí thuyết

Bài 34: Chọn đáp án đúng : Cơ năng là:
A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại số
B. Một đại lượng véc tơ
C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương
D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0

Câu 35: Trong trường hợp nào, độ dâng của lên chất lỏng trong ống mao dẫn tăng ?
A. Tăng nhiệt độ của chất lỏng B. Tăng trọng lượng riêng của chất lỏng
C. Tăng đường kính ống mao dẫn D. Giảm đường kính ống mao dẫn

Câu 36: Đường đẳng nhiệt trong hệ trục tọa độ OPV là:
A. Một đường thẳng song song với trục OV.
B. Một đường Hypebol.
C. Một đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ
D. Một đường thẳng song song với trục OP.

Câu 37: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn:
A. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
B. Ô tô tăng tốc
C. Ô tô chuyển động tròn đều
D. Ô tô giảm tốc

Câu 38: Chọn phát biểu sai về động lượng:
A. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác
B. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật
D. Động lượng là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.

II - Bài tập

Câu 39: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy $g = 10 m/s^2$. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ?
A. 1 m B. 0,7 m C. 5 m D. 0,6 m

Câu 40: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy $g = 10 m/s^2$. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A. Một đáp số khác B. 10. m/s C. 5. m/s D. 10 m/s

AD kiểu mới này nên bài đầu tiên bài tập mk chỉ post hai bài thôi nhé! hai bài này mong là sẽ không làm khó các bạn nha! Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ.

Khi nào thì mọi người thi nhỉ?


 
M

mua_sao_bang_98

Tớ ý kiến thế này: Thi ĐH dùng công thức tính nhanh là phải rồi. Tuy nhiên, thi tự luận mà dùng cái này không qua chứng minh thì có thể sẽ bị hụt điểm đó!

Nhất chí. có lẽ công thức này sẽ được học vào chương trình vật lí lớp 12. Nhưng khuyến khích làm trong bài thi trắc nghiệm nhé!
 
Top Bottom