[Vật lý 10] - Luyện đề cuối năm

  • Thread starter mua_sao_bang_98
  • Ngày gửi
  • Replies 70
  • Views 23,386

M

mua_sao_bang_98

Các tình yêu thư giãn cuối ngày với chuyên mục "Góc nhỏ vật lí" nào!

Xem hoạt hình ( Tom và Jerry chẳng hạn ) ta có thể rút ra các định luật sau để lật đổ các định luật Newton. Hay nói cách khác trong phim hoạt hình các định luật Newton không còn nghiệm đúng !

Định luật I
=============
Mọi vật bị ném ra không trung thì giữ nguyên vị trí của nó cho tới khi vật đó nhận ra được tình thế của mình và sau đó rơi vút!
VD: Nhiều vô kể khi chú chuột hay chú mèo lỡ chớn nhảy khỏi tầng 20 của tòa nhà thì phải ngồi ngơ ngác một lúc , vài dấu chấm hỏi chấm than xuất hiện đầy đầu rồi sau đó bụp rơi xuống với vận tốc tức thời cỡ 100m/s
Định luật II
==============
Mọi vât chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động cho tới khi bị chắn bởi một vật rắn nào đó!
Cái này thì thường xuyên thấy rồi !

Định luật III
===============
Mọi vật chạy qua một vật rắn đều để lại một lỗ giống hệt mặt cắt hình dáng của mình trên vât rắn đó !
Jerry đang chạy lại gần cái cửa và đột ngột đổi hướng : Rầm toàn bộ hình Tom in trên tấm cửa như là được cưa!

Định luật IV
==============
Thời gian rơi của một vật lớn gấp 20 lần thời gian chuyển động từ trên xuống dưới để đỡ vật đó!
jerry ném một cái bình thủy tinh từ trên bàn xuống để dọa Tom - vỡ là toi vơi chủ nhà)
Sau đó chạy ra gõ gõ vào tom rồi chỉ xuống , lúc này tom mới lao vút xuống với vận tốc vũ trụ cấp 2 và đỡ lấy bình ! Vô tư đi áp dụng định luật 4! .

Định luât V
=============
Mọi định luật hấp dẫn đều đổi chiều thông qua sự sợ hãi hoặc đau đớn
Mỗi khi Tom gõ nhầm búa vào tay hoặc bị cua cắp hoặc bị đốt đuôi thì ngay lập tức chú ta bị bay thẳng đứng lên trên với tốc độ của tên lửa rời bệ phóng!
Định luật VI
==============
KHi một vật tăng tốc một vật thể có thể ở nhiều vị trí khác nhạu
( Phép này trong võ lâm gọi là di hình hoán vị - một đề tài sẽ được nghiên cứu đó là : Các định luật trong kiếm hiệp)

Định luật VII
===============
mọi vật rắn đều đàn hồi như lò xo hoặc như quả bóng bay.

Nguồn tin: trang edu
 
D

demon311

Các tình yêu thư giãn cuối ngày với chuyên mục "Góc nhỏ vật lí" nào!

Xem hoạt hình ( Tom và Jerry chẳng hạn ) ta có thể rút ra các định luật sau để lật đổ các định luật Newton. Hay nói cách khác trong phim hoạt hình các định luật Newton không còn nghiệm đúng !

Định luật I
=============
Mọi vật bị ném ra không trung thì giữ nguyên vị trí của nó cho tới khi vật đó nhận ra được tình thế của mình và sau đó rơi vút!
VD: Nhiều vô kể khi chú chuột hay chú mèo lỡ chớn nhảy khỏi tầng 20 của tòa nhà thì phải ngồi ngơ ngác một lúc , vài dấu chấm hỏi chấm than xuất hiện đầy đầu rồi sau đó bụp rơi xuống với vận tốc tức thời cỡ 100m/s
Định luật II
==============
Mọi vât chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động cho tới khi bị chắn bởi một vật rắn nào đó!
Cái này thì thường xuyên thấy rồi !

Định luật III
===============
Mọi vật chạy qua một vật rắn đều để lại một lỗ giống hệt mặt cắt hình dáng của mình trên vât rắn đó !
Jerry đang chạy lại gần cái cửa và đột ngột đổi hướng : Rầm toàn bộ hình Tom in trên tấm cửa như là được cưa!

Định luật IV
==============
Thời gian rơi của một vật lớn gấp 20 lần thời gian chuyển động từ trên xuống dưới để đỡ vật đó!
jerry ném một cái bình thủy tinh từ trên bàn xuống để dọa Tom - vỡ là toi vơi chủ nhà)
Sau đó chạy ra gõ gõ vào tom rồi chỉ xuống , lúc này tom mới lao vút xuống với vận tốc vũ trụ cấp 2 và đỡ lấy bình ! Vô tư đi áp dụng định luật 4! .

Định luât V
=============
Mọi định luật hấp dẫn đều đổi chiều thông qua sự sợ hãi hoặc đau đớn
Mỗi khi Tom gõ nhầm búa vào tay hoặc bị cua cắp hoặc bị đốt đuôi thì ngay lập tức chú ta bị bay thẳng đứng lên trên với tốc độ của tên lửa rời bệ phóng!
Định luật VI
==============
KHi một vật tăng tốc một vật thể có thể ở nhiều vị trí khác nhạu
( Phép này trong võ lâm gọi là di hình hoán vị - một đề tài sẽ được nghiên cứu đó là : Các định luật trong kiếm hiệp)

Định luật VII
===============
mọi vật rắn đều đàn hồi như lò xo hoặc như quả bóng bay.

Nguồn tin: trang edu

Định luật cơ bản: Định luật 0:
Mọi định luật nêu đây đều chỉ có trong Tom & Jerry và chỉ xuất hiện trông thực tế 0,00000000000000000000000010000134563461956321975%
 
M

mua_sao_bang_98

Đến h làm bài tập thôi nào! các bạn phải làm thì mình mới cho đáp án được chứ nhỉ? .
 
C

congratulation11

Tớ sẽ chém bt

Câu 39:
Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g=10m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ?
A. 1 m B. 0,7 m C. 5 m D. 0,6 m

Cơ năng của vật đang xét là 1 đại lượng bao toàn.

Tại vị trí rơi tự do:

$W=mgh=100m \ \ (J)$

Tại vị trí thế năng bằng động năng:

$W_t=0,5W=50m \\ \rightarrow mgh'=50m \\ \rightarrow h'=5 \ \ (m)$

Vậy ta chọn C

Câu 40:
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A. Một đáp số khác B. 10. m/s C. 5. m/s D. 10 m/s

Cơ năng của vật đang xét là 1 đại lượng bảo toàn.

Tại đỉnh dốc: $W=mgh=mgl.sin30^o=50m$
Tại chận dốc: $W=0,5mv^2$

$\rightarrow v=10 \ \ (m/s)$

Vậy ta chọn B
 
M

mua_sao_bang_98

Câu 40: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A. Một đáp số khác B. 10. m/s C. 5. m/s D. 10 m/s

Bài này mình có công thức tính vận tốc tại chân dốc nhanh hơn nhé!

CT: $v=\sqrt{2gl(sin\alpha- \mu cos \alpha)}$

(g - gia tốc; l - độ dài dốc ; $\alpha$ - góc nghiêng; $\mu - ma sát$)

~ Thực ra thì cũng không có phải là công thức gì mà chỉ là hơi nghịch xíu biến đổi tí teo là ra cái đó. hì! CM thì cũng không khó.
CM:
CM công thức thì cũng đơn giản thôi cũng giống như bài của congtu thôi.

Đỉnh dốc : $W_t=mgh=mglsin\alpha $

Chân dốc: $W_đ = \frac{mv^2}{2}$

AD ĐLBT năng lượng: $W_đ - W_t = -F_{ms}.l.cos \alpha$

\Leftrightarrow $\frac{mv^2}{2} - mglsin\alpha = -mu mg l cos \alpha$

\Rightarrow $v=\sqrt{2gl(sin\alpha- \mu cos \alpha)}$

OK bây giờ thì áp dụng công thức vào tính thôi nào!

$v=\sqrt{2gl(sin\alpha- \mu cos \alpha)} =\sqrt{2.10.10.sin30}=10 m/s$
 
M

mua_sao_bang_98

Chữa bài tập lí thuyết:

I- Lí thuyết

Bài 34: Chọn đáp án đúng : Cơ năng là:
A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại số
B. Một đại lượng véc tơ
C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương
D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0

Câu 35: Trong trường hợp nào, độ dâng của lên chất lỏng trong ống mao dẫn tăng ?
A. Tăng nhiệt độ của chất lỏng B. Tăng trọng lượng riêng của chất lỏng
C. Tăng đường kính ống mao dẫn D. Giảm đường kính ống mao dẫn

Câu 36: Đường đẳng nhiệt trong hệ trục tọa độ OPV là:
A. Một đường thẳng song song với trục OV.
B. Một đường Hypebol.
C. Một đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ
D. Một đường thẳng song song với trục OP.

Câu 37: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn:
A. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
B. Ô tô tăng tốc
C. Ô tô chuyển động tròn đều
D. Ô tô giảm tốc

 
M

mua_sao_bang_98

Còn câu 38 tớ đang nghi vấn C và D mọi người cho ý kiến đi nhá!

Bài tập nóng hổi tiếp theo đây! Ăn đêm nào!

I - Lí thuyết

Câu 41: Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây:
A. kgm2/s B. kgm/s C. kgm.s D. kgm/s2

Câu 42: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ?
A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn
C. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ

Câu 43: Chọn câu đúng nhất : Hai ống mao dẫn nhúng vào cùng một chất lỏng, ống thứ nhất có bán kính gấp hai lần bán kính ống thứ hai. Khi đó :
A. Độ dâng của chất lỏng trong ống thứ hai gấp đôi trong ống thứ nhất
B. Độ dâng của chất lỏng trong ống thứ nhất gấp đôi trong ống thứ hai
C. Chưa thể xác định được
D. Độ dâng của chất lỏng trong hai ống như nhau

Câu 44: Khi vận tốc của vật tăng bốn lần thì:
A. Thế năng của vật tăng bốn lần. B. Động lượng của vật tăng bốn lần.
C. Động năng vật tăng tám lần. D. Cơ năng của vật sẽ tăng bốn lần.

Câu 45: Trong điều kiện nào,sau va chạm đàn hồi , 2 vật đều đứng yên:
A. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
B. 2 vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau
C. 2 vật có khối lượng bằng nhau,chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.

Phần II - Bài tập

Câu 46: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s.Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 2m/s

Câu 47: Một xăm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2 atm. Hỏi xăm có bị nổ không khi để ở ngoài nắng nhiệt độ 40oC. Coi sự tăng thể tích của xăm là không đáng kể và xăm chỉ chịu được áp suất tối đa là 2,5 atm.
A. Bị nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 = 4 atm > 2,5 atm
B. Có thể nổ hoặc không nổ tùy thuộc vào vật liệu cấu tạo xăm
C. Không nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 =1,87 atm < 2,5 atm
D. Không nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 =2,13 atm < 2,5 atm

Câu 48: Ở 0oC, kích thước của vật là 2m× 2m×2m. Ở 50oC thể tích của vật là. Cho hệ số nở dài là 0,95.10-5 K-1
A. 7,9856m3 B. 7,999856m3 C. 8,00048m3 D. 8,0144m3

Câu 49: Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao 120m. Lấy g=10m/s2 .Bỏ qua sức cản .Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng:
A. 30m B. 40 m C. 10m D. 20m

Câu 50: Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2atm. Khi để ngoài nắng nhiệt độ 42oC, thì áp suất khí trong săm bằng bao nhiêu? Coi thể tích không đổi.
A. 2,05 atm B. 2,0 atm C. 2,1 atm D. 2,15 atm

Toàn bài tập đơn giản nha cả nhà! Các bác đã thi học kì chưa nào (hỏi tập 2)
 
C

congratulation11


Câu 38: Chọn phát biểu sai về động lượng:
A. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác
B. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật
D. Động lượng là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.

Câu này tớ chọn B sai. Lí do:

D: giống như sách giáo khoa, nếu tớ không nhầm
C: Cái này thể hiện rõ qua công thức tính động lượng. $\vec p=m\vec v$
A: câu này tớ phân vân với câu B.
B: cái định nghĩa ở trên nếu dùng cho lực thì đúng hơn...!
 
M

mua_sao_bang_98

Câu này tớ chọn B sai. Lí do:

D: giống như sách giáo khoa, nếu tớ không nhầm
C: Cái này thể hiện rõ qua công thức tính động lượng. $\vec p=m\vec v$
A: câu này tớ phân vân với câu B.
B: cái định nghĩa ở trên nếu dùng cho lực thì đúng hơn...!

Tớ cũng hơi phân vân ở C và B. Câu B thì có vẻ cái lượng với lực không rõ ràng lắm nhỉ? Còn C thì cái "và" không rõ ràng lắm
 
Z

znegah

Tớ nghĩ mọi người nên tạo một Room Skype, chúng ta có thể giao tiếp với nhau bằng giọng nói luôn, khỏi phải type từng dòng và dễ dàng nhận được câu trả lời ngay lập tức, thêm cái giao lưu với nhau chẳng phải là quá vui sao :3 Có khi còn một người giảng bài cho cả nhóm làm thì quá tuyệt vời =)
 
Z

zezo_flyer

Còn câu 38 tớ đang nghi vấn C và D mọi người cho ý kiến đi nhá!

Bài tập nóng hổi tiếp theo đây! Ăn đêm nào!

I - Lí thuyết

Câu 41: Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây:
A. kgm2/s B. kgm/s C. kgm.s D. kgm/s2

Câu 42: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ?
A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn
C. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ

Câu 43: Chọn câu đúng nhất : Hai ống mao dẫn nhúng vào cùng một chất lỏng, ống thứ nhất có bán kính gấp hai lần bán kính ống thứ hai. Khi đó :
A. Độ dâng của chất lỏng trong ống thứ hai gấp đôi trong ống thứ nhất
B. Độ dâng của chất lỏng trong ống thứ nhất gấp đôi trong ống thứ hai
C. Chưa thể xác định được
D. Độ dâng của chất lỏng trong hai ống như nhau

Câu 44: Khi vận tốc của vật tăng bốn lần thì:
A. Thế năng của vật tăng bốn lần. B. Động lượng của vật tăng bốn lần.
C. Động năng vật tăng tám lần. D. Cơ năng của vật sẽ tăng bốn lần.

Câu 45: Trong điều kiện nào,sau va chạm đàn hồi , 2 vật đều đứng yên:
A. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
B. 2 vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau
C. 2 vật có khối lượng bằng nhau,chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.

Toàn bài tập đơn giản nha cả nhà! Các bác đã thi học kì chưa nào (hỏi tập 2)
1. câu b sai
2.tổng kết rồi mưa ạ :))
___________________________________________________________________________
 
Top Bottom