[Vật Lí]-Đề thi thử Thái Phiên-Đà Nẵng

M

minhdat_tdtt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ghi chú:
- Đây chỉ là vài câu khó trong đề thi. Mong mọi người làm giúp:D. Vẫn còn nửa số câu trong đề chưa test thử
- Sẽ thank cho những ai có lời giải chi tiết và đáp án đúng
- Nhấn nút thank nếu thấy không giải được=))
- Các bạn có thể xem vài câu khó trong đề thi thử Hóa học tại đây: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1421606

Câu 1: Một đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm: điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều 100V-50Hz. Điều chỉnh L để [tex]25L[/tex] = [tex]4CR^2[/tex] và điện áp ở hai đầu cuộn dây lệch pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch AB góc [tex]\pi[/tex]/2. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây và ở hai đầu tụ điện là:
A. [tex]U_L = U_C = 40V[/tex]
B. [tex]U_L = U_C = 30V[/tex]
C. [tex]U_L = U_C = 50V[/tex]
D. [tex]U_L=20[/tex]; [tex]U_C=30V[/tex]

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn phát sóng giống nhau A và B cách nhau 20cm, dao động với tần số 25Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2m/s. Điểm M trên mặt nước thuộc đường trung trực AB, dao động cùng pha với hai nguồn, cách A đoạn ngắn nhất là:
A. 24 cm
B. 16cm
C. 8cm
D. 32cm

Câu 3: Một tấm ván nằng ngang trên đó có một vật tiếp xúc phẳng. Tấm ván dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ 10cm. Khi chu kì dao động T< 1s thì vật trượt trên tấm ván. Lấy [tex]pi^2 = 10[/tex] và [tex]g =10m/s^2[/tex]. Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và tấm ván.
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,2
D. 0,1

Câu 4: Khảo sát dao động tắt dần của một con lắc lò xo nằm ngang. Biết độ cứng của lò co là 500N/m; vật nhỏ có khối lượng 50g. Hệ số ma sát nghỉ cực đại của vật trên mặt phẳng ngang bằng hệ số ma sát trượt và bằng 0,3. Kéo vật để lò xo dãn một đoạn 1 cm so với độ dài tự nhiên rồi thả nhẹ. Lấy [tex]g =10m/s^2[/tex]. Vị trí vật dừng hẳn cách vị trí ban đầu đoạn:
A. 0,02
B. 0,03
C. 0,97
D. 0,98

Câu 5: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt: [tex]U_A = Acos20pit[/tex] và [TEX]U_B = Acos(20pit+pi/3)[/TEX]. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Gọi M, N là hai điểm nằm trên mặt nước tạo với A,B thành hình bình hành AMNB có cạnh AB=30cm, cạnh AM=18cm, đường chéo NA vuông góc với cạnh AM. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đường chéo NA là:
A. 15
B. 12
C. 16
D. 13

Câu 6: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo vận tốc trong dao động điều hòa có dạng:
A. Đường Parabol
B. Đường tròn
C. Đường elip
D. Đường hình sin

Câu 7: Một đĩa tròn có bán kính 30cm quay trong mặt phẳng nằm ngang quanh một trục thẳng đứng đi qua tâm đĩa với phương trình tọa độ góc: [tex]\varphi[/tex][TEX] = t^3 + 2t^2 -6t -1[/TEX] (rad). Tại thời điểm t=1s, một điểm trên đĩa nằm cách mép đĩa 20cm có gia tốc tiếp tuyến bằng
A. [TEX]1,2 m/s^2[/TEX]
B. [TEX]2 m/s^2[/TEX]
C. [TEX]0,6 m/s^2[/TEX]
D. [TEX]1 m/s^2[/TEX]

Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Nguồn S phát ra ánh sáng trắng có bước sóng 0,38 đến 0,76 (micromet). Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và quang phổ bậc ba có bề rộng là 0,38mm. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. 4mm
B. 3mm
C. 1mm
D. 2mm

Câu 9: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt: [tex]U_A = 3cos20pit[/tex] (cm) và [TEX]U_B = 8cos(20pit+pi/3)[/TEX] (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Điểm M nằm trên mặt nước cách nguồn A đoạn 69,5 cm và cách nguồn B 38cm dao động với biên độ bao nhiêu?
A. 7cm
B. 5cm
C. 9,85cm
D. 9,58cm
 
Last edited by a moderator:
T

trytouniversity


Câu 1:
Điện áp ở hai đầu cuộn dây lệch pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch AB góc [TEX]\pi[/TEX]/2

\Rightarrow [TEX]U_A_B[/TEX] cùng pha với i

\Rightarrow Cộng hưởng \Rightarrow [TEX]Z_L = Z_C[/TEX] \Rightarrow L = [TEX]\frac{1}{\omega^2 .C}[/TEX] (*)

thay (*) vào biểu thức : 25 L = 4C[TEX]R^2[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\frac{25}{\omega^2 . C^2}[/TEX] = 4[TEX]R^2[/TEX]

\Leftrightarrow 5 [TEX]Z_C[/TEX] = 2 R

\Rightarrow [TEX]Z_C = \frac{2. R}{5}[/TEX]

Vậy [TEX]U_L = U_C = Z_C . \frac{U_A_B}{R} = \frac{2R}{5} . \frac{100}{R}[/TEX] = 40 V :p
:p
:p

Mình chỉ được có thế thôi à , huhu
 
Last edited by a moderator:
P

puu

Ghi chú:
- Đây chỉ là vài câu khó trong đề thi. Mong mọi người làm giúp:D. Vẫn còn nửa số câu trong đề chưa test thử
- Sẽ thank cho những ai có lời giải chi tiết và đáp án đúng
- Nhấn nút thank nếu thấy không giải được=))

Câu 1: Một đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm: điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều 100V-50Hz. Điều chỉnh L để [tex]25L[/tex] = [tex]4CR^2[/tex] và điện áp ở hai đầu cuộn dây lệch pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch AB góc [tex]\pi[/tex]/2. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây và ở hai đầu tụ điện là:
A. [tex]U_L = U_C = 40V[/tex]
B. [tex]U_L = U_C = 30V[/tex]
C. [tex]U_L = U_C = 50V[/tex]
D. [tex]U_L=20[/tex]; [tex]U_C=30V[/tex]

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn phát sóng giống nhau A và B cách nhau 20cm, dao động với tần số 25Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2m/s. Điểm M trên mặt nước thuộc đường trung trực AB, dao động cùng pha với hai nguồn, cách A đoạn ngắn nhất là:
A. 24 cm
B. 16cm
C. 8cm
D. 32cm

Câu 3: Một tấm ván nằng ngang trên đó có một vật tiếp xúc phẳng. Tấm ván dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ 10cm. Khi chu kì dao động T< 1s thì vật trượt trên tấm ván. Lấy [tex]pi^2 = 10[/tex] và [tex]g =10m/s^2[/tex]. Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và tấm ván.
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,2
D. 0,1

Câu 4: Khảo sát dao động tắt dần của một con lắc lò xo nằm ngang. Biết độ cứng của lò co là 500N/m; vật nhỏ có khối lượng 50g. Hệ số ma sát nghỉ cực đại của vật trên mặt phẳng ngang bằng hệ số ma sát trượt và bằng 0,3. Kéo vật để lò xo dãn một đoạn 1 cm so với độ dài tự nhiên rồi thả nhẹ. Lấy [tex]g =10m/s^2[/tex]. Vị trí vật dừng hẳn cách vị trí ban đầu đoạn:
A. 0,02
B. 0,03
C. 0,97
D. 0,98


mình xin chém 2 câu đầu đã (nhớ thank như đã hứa)
vẽ giản đồ vecto ra , làm theo cách này se rất ngắn
và nhớ là vecto trượt nhá :D
để điện áp 2 đầu cuộn dây vuông pha vs điên áp cua mạch thì ZL=ZC
\Rightarrow[TEX]w^2.L.C=1[/TEX](*)
do đó UL=UC; và U=U_R
nên ta loại ngay phương án D
lại có [TEX]25L=4CR^2 [/TEX]thay vào (*) ta có
[TEX]w^2.C^2.R^2=\frac{25}{4} \Rightarrow w.C.R=5/2 \Rightarrow \frac{R}{ZC}=5/2[/TEX]
vậy R=5/2ZC nên UC=2/5U_R=2/5U=40V
vậy chọn A

câu 2:
lamda=8cm
gọi d là khoảng cách từ M đến A
do M cùng pha vs nguồn A nên d=k.lamda
mà AM \geq AO ( O là trung điểm của AB)
vậy d \geq 10 \Rightarrow k.lamda \geq 10 \Rightarrow k \geq 10/8=1.25
do đó k=1
vậy khoảng cách ngắn nhất là 8 cm
chọn C
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268


câu 2:
lamda=8cm
gọi d là khoảng cách từ M đến A
do M cùng pha vs nguồn A nên d=k.lamda
mà AM \geq AO ( O là trung điểm của AB)
vậy d \geq 10 \Rightarrow k.
[TEX]\lamda[/TEX] \geq 10 \Rightarrow k \geq 10/8=1.25
do đó k=1
vậy khoảng cách ngắn nhất là 8 cm
chọn C

k \geq 10/8=1.25

Thì sao chọn k=1
Phải chọn bằng 2 chứ:D

Đa: -
[TEX]\blue \huge B[/TEX]
 
T

trytouniversity

câu 2:

do M cùng pha vs nguồn A nên d=k.lamda
mà AM \geq AO ( O là trung điểm của AB)
vậy d \geq 10m

Mình thấy khó hiểu chỗ đó !

do M cùng pha vs nguồn A nên [TEX]d_2 - d_1[/TEX] =k.lamda

chứ sao lại là d=k.lamda ( d là khoảng cách gì )

[TEX]d_2 - d_1 = 0[/TEX] rồi còn đâu nữa mà = k . [TEX]\lambda[/TEX]

****************************?????????
 
T

trytouniversity

Câu 4 : Mình tính ra được là vật cách vị trí ban đầu một khoảng 0,97 cm

Không biết có đúng không nữa !


:p
:p
:p
 
P

puu

k \geq 10/8=1.25

Thì sao chọn k=1
Phải chọn bằng 2 chứ:D

Đa: -
[TEX]\blue \huge B[/TEX]

mình nhầm thank mướp

:D


Mình thấy khó hiểu chỗ đó !

do M cùng pha vs nguồn A nên [TEX]d_2 - d_1[/TEX] =k.lamda

chứ sao lại là d=k.lamda ( d là khoảng cách gì )

Mà [TEX]d_2 - d_1 = 0[/TEX] rồi còn đâu nữa mà = k . [TEX]\lambda[/TEX]

****************************?????????


bạn vẽ hinh ra đi
vẽ đoạn AB rồi lấy trung điểm O
vẽ đường trung trực và lấy M bất kì trên đường trung trượ
vì AM là cạnh huyền nên nó luôn lớn hơn hoặc = AO
dấu = trong TH là M trùng O
còn mình đã nói là d là khoảng cách từ M đến A
 
Last edited by a moderator:
T

trytouniversity

d là khoảng cách từ M đến A thì làm gì có công thức d = k . lamda

Chỉ có d2 - d1 = k. lamda

d_1 là khoảng cách từ M tới A, M dao động cùng pha A nên d_1=k.\lambda
d_2 là khoảng cách từ M tới B, M dao động cùng pha B nên d_2=k.\lambda
 
Last edited by a moderator:
M

minhdat_tdtt

Câu 1 và Câu 2 thì 2 bạn puu và trytouniversity trả lời đúng rồi. Câu 4 ra 0,98 thì cần phải xem lại:-?. Bạn trytouniversity đưa lời giải cho mọi người xem đi. Còn câu 3 thì chưa có ai giải được à? Mình mới up thêm vài câu nữa. Mọi người cố lên:D.
 
K

kientpe001

có ai hộ m` bài này : 2 nguon fat sóng S1S2 cach nhau 9.25&amda Us1 = A SjnWt ,Us2= Acos Wt .Tìm trên S1S2 diem M gan` trung djem H cua S1S2 nhat va` dao dong cung` FA ,cung` Bjen do vs 2 nguon`>>>

Lưu ý: Lỗi TEX
 
Last edited by a moderator:
B

b2_b2

Câu 3: Một tấm ván nằng ngang trên đó có một vật tiếp xúc phẳng. Tấm ván dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ 10cm. Khi chu kì dao động T< 1s thì vật trượt trên tấm ván. Lấy và . Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và tấm ván.
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,2
D. 0,1

để vật trượt trên ván thì F quán tính > F ma sát
suy ra m*a> muy * m*g
hay -m*w(binh phương )*x > muy*m*a
tai thời điểm bắt đầu trươt thi w(bình phương ) *A = muy*g
Suy ra muy=(w(bình phương) *A)/g = 0,4
đáp án B

nhớ thanks nha
 
C

chipcoi93

kientpe001 viet:
có ai hộ m` bài này : 2 nguon fat sóng S1S2 cach nhau 9.25&amda Us1 = A SjnWt ,Us2= Acos Wt .Tìm trên S1S2 diem M gan` trung djem H cua S1S2 nhat va` dao dong cung` FA ,cung` Bjen do vs 2 nguon`>>>
vay ban muốn dao đông cùng fa với nguồn nào thế
chỉ cần viết được pt giao thoa là ổn mà
 
C

chipcoi93

5)lamda=v/f=3 (có vẽ hình để thấy được)
AN=can(MN^2-MA^2)=24
khi viêt pt giao thoa sóng ta được số điểm dao đọng cực tiểu tại d2-d1=(k+2/3)*lamda
=> (NA-NB)>(k+2/3)*lamda>(0-AB)
4/3>k>-32/3 => k nhận giá trị:-10,-8,...,1
=> dap an:B
6)dap an la C
do ta có hệ thưc độc lập là: 1=v^2/(w^2*A^2)+a^2/(w^4*A^2) là pt của elip
 
T

trytouniversity

Câu 4 :

[TEX]\omega = 100[/TEX] \Rightarrow T = [TEX]\frac{\pi}{50}[/TEX] s

Ta có : A = 1 cm = 10 mm

Độ giảm biên độ trong 1 chu kì là :

[TEX]A_1 - A_2[/TEX] = [TEX]\frac{4.u.g}{\omega^2} [/TEX]

= [TEX]\frac{4. 0,3 . 10}{10000}[/TEX] = 0,0012 m = 1,2 mm

Thời gian vật đi được đến lúc dừng lại là :

t = [TEX]\frac{\pi. \omega . A }{2. u. g}[/TEX] = [TEX]\frac{\pi . 100 . 0,01}{2. 0,3. 10}[/TEX] = [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX] s

Lập tỉ lệ để xem t = bao nhiêu lần T :

[TEX]\frac{t}{T} = \frac{50}{6} = 8.T + \frac{T}{3}[/TEX]

Xét trong 8 T , mỗi chu kì biên độ giảm 1,2 mm

\Rightarrow khi đi hết 8 chu kì thì biên độ giảm 1 đoạn : 8.1,2 = 9,6 mm ( vị trí biên lại gần vị trí CB 1 đoạn 9,6 mm )

Lúc đó biên độ còn lại sẽ là : [TEX]A_1 - A_2[/TEX] = 10 - 9,6 = 0,4 mm

Chú ý : Lúc t = 0 vật đang ở vị trí biên , sau 8T thì vật cũng sẽ ở vị trí biên

Trong khoảng thời gian [TEX]\frac{T}{3}[/TEX] còn lại thì quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là :

S = [TEX]\frac{\omega^2 . A^2}{2.u.g}[/TEX] = [TEX]\frac{10000. ( 0,0004)^2}{2.0,3.10}[/TEX] = 0,26 mm

Vậy lúc dừng lại vật cách vị trí biên ban đầu 1 đoạn : 9,6 mm + 0,26 mm = 9,86 mm = 0,986 cm

 
H

huutrang93

kientpe001 viet:
có ai hộ m` bài này : 2 nguon fat sóng S1S2 cach nhau 9.25&amda Us1 = A SjnWt ,Us2= Acos Wt .Tìm trên S1S2 diem M gan` trung djem H cua S1S2 nhat va` dao dong cung` FA ,cung` Bjen do vs 2 nguon`>>>
vay ban muốn dao đông cùng fa với nguồn nào thế
chỉ cần viết được pt giao thoa là ổn mà

@kien: cho mình cái đề đầy đủ. 2 nguồn này vuông pha!!
@chip: dạng này mà viết pt giao thoa đến khi nào mới xong. Chỉ cần tính lại cái (denta phi). Giao động cùng pha hay ngược pha với nguồn ( cực đại - cực tiệu) thì cái cần quan tâm là cái dentaphi rồi giải ra (d1 - d2)
 
T

trytouniversity

Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Nguồn S phát ra ánh sáng trắng có bước sóng 0,38 đến 0,76 (micromet). Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và quang phổ bậc ba có bề rộng là 0,38mm. Khoảng cách giữa hai khe là:

A. 4mm

B. 3mm

C. 1mm

D. 2mm

Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và quang phổ bậc ba

có nghĩa là

đoạn có cả quang phổ bậc 2 và bậc 3

tức là đoạn từ vân sáng bậc 2 của bức xạ 0,76 mỉcomet đến vân sáng bậc 3 của bức xạ 0,38 mỉcomet

\Rightarrow 0,38 = [TEX]\frac{2 . 0,76 . D}{a}[/TEX] - [TEX]\frac{3. 0,38 .D}{a}[/TEX]

\Leftrightarrow 0,38 = [TEX]( 2 . 0,76 - 3 . 0,38 ) . \frac{D}{a}[/TEX]

\Leftrightarrow 0,38 = 0,38 . [TEX]\frac{1}{a}[/TEX]

\Rightarrow a = 1mm Hí Hí :p
:p

:p
:p
 
T

trytouniversity

Câu 5 mình cũng tính ra được 12 cực tiểu .

AMNB là hình chữ nhật có AN = 24 cm

Điểm N nàm trên đường cực đại thứ 2 ( k = 2) , tức là nằm giữa 2 đường cực tiểu k=1 và k =2

\Rightarrow Chọn k = -10, -9, ...1

\Rightarrow 12 cực tiểu

Câu này gần giống câu ĐH 2010


:p
:p

:p
 
M

minhdat_tdtt

Các bạn thật là giỏi:D. Trong đề chỉ có vài câu khó như vậy thồi. Các bạn cứ yên tâm là phần còn lại của đề khá là dễ:D. Còn câu 7 và câu 9 nữa nhỉ. Đặt biệt là câu 7 có cái phương trình thật lạ:). Các bạn cố lên.
Mình mới post đề thi thử Hóa tại: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1421606. Các bạn vào làm thử đi
@trytouniversity: Bạn học ở trung tâm Thành Đạt mà không có đề thi thử trường Thái phiên à:-?
 
Last edited by a moderator:
H

hieuken92

câu 6 chọn C nhé
xem lại bài giảng của Mr. Thạo là hiểu ngay
viết phương trình độc lập vs thời gian của vận tốc và gia tốc ra thấy nó là elip
 
H

hieuken92

Câu 3: Một tấm ván nằng ngang trên đó có một vật tiếp xúc phẳng. Tấm ván dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ 10cm. Khi chu kì dao động T< 1s thì vật trượt trên tấm ván. Lấy và . Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và tấm ván.
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,2
D. 0,1

để vật trượt trên ván thì F quán tính > F ma sát
suy ra m*a> muy * m*g
hay -m*w(binh phương )*x > muy*m*a
tai thời điểm bắt đầu trươt thi w(bình phương ) *A = muy*g
Suy ra muy=(w(bình phương) *A)/g = 0,4
đáp án B

nhớ thanks nha

anh bạn này học giỏi thế. nhưng mà liệu đề thi đại học có cho những câu này ko. đi quá xa chương trình rồi
 
Top Bottom