Vật lí Vật lí dành cho mem 98 (ver.2)

T

thuong0504

Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây rồi quay dây trong mặt phẳng đứng. Hòn đá có khối lượng 0,4 kg chuyển động trên đường tròn bán kính 0,5m với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Hỏi lực căng của dây khi hòn đá ở đỉnh của đường tròn?

P.S: dạo này học sút trầm trọng, mọi người giải giúp mình nhé! T_T
 
M

mrafterdark619

1) Một otô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi là 36 km/h trên đoạn đường nằm ngang AB dài 696 m
a) Lực phát động là 2000N. Tính lực ma sát
b) Xe đến B với vận tốc 21,6 km/h. Vậy phải tắt máy cách B bao nhiêu mét ? Tính thời gian xe đi từ A đến B với ma sát như câu a)


2) Một otô có khối lượng m ,bắt đầu chuyển động. Sau 10s đi được 100m trên đoạn đường nằm ngang, hệ số ma sát giữa xe và đường là 0,02. G=10m/s^2
a) Biết lực phát động của xe là 2200N. Tính khối lượng xe và vận tốc của xe sau 10s


Mong mọi người giúp đỡ :)
 
C

conech123

Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây rồi quay dây trong mặt phẳng đứng. Hòn đá có khối lượng 0,4 kg chuyển động trên đường tròn bán kính 0,5m với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Hỏi lực căng của dây khi hòn đá ở đỉnh của đường tròn?

P.S: dạo này học sút trầm trọng, mọi người giải giúp mình nhé! T_T

"Khi vật chuyển động tròn, thì sẽ có một hợp lực hướng tâm tác dụng vào vật" - câu nói thần thánh này là thầy của anh phán hồi năm lớp 10, anh luôn ghi trong lòng.

Ở đây, viên đá chuyển động tròn nên cũng có lực hướng tâm tác dụng vào nó. Lực hướng tâm đó chính là hợp của T và P.

[TEX]\vec{T} + \vec{P} = m\vec{a}[/TEX]

Tại vị trí cao nhất, P và T cùng hướng tâm nên:

[TEX]T + P = ma = m\omega^2.R[/TEX]

Vậy [TEX]T = m\omega^2.L - mg[/TEX]



Ai đó làm giúp mrafterdark619 đi nhé!
 
C

chicken.soul

Mọi người giúp mình/em bài này với (môn vật lý hơi yếu một chút nên mọi người thông cảm) :
1. Hai quả cầu có tổng khối lượng là 600kg khi đặt cách nhau 2m (thì) lực hấp dẫn giữa chúng là 1.334x10[TEX]^{-6}[/TEX]N. Hãy xác định khối lượng mỗi quả cầu?

2. Một vật khối lượng 2kg được kéo bởi một lực F hướng lên hợp với phương ngang một góc [TEX]\alpha[/TEX]= 30[TEX]^o[/TEX]. Lực F có độ lớn 8N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 4m. Lấy g=10 m/s[TEX]^2[/TEX]. Tính hệ số ma sát giữa và mặt ngang.


Cảm ơn mọi người.
 
C

congduylhp

Bài 1:Một hộp chứa cát ban đầu đứng yên, được kéo trên sàn bằng một sợi dây với lực kéo F = 150N. Hệ số ma sát giữa hộp với sàn là 0,35.
a.Hỏi góc giữa dây và phương ngang là bao nhiêu để kéo được lượng cát lớn nhất?
b.Khối lượng cát và hộp trong trường hợp đó bằng bao nhiêu?Lấy g = 10m/s2.
giúp mình với!! tks!
 
M

mrbap_97


Để kéo được hộp cát thì
[TEX]Fcosa \geq F_{msn max}[/TEX]

Mặt khác:
[TEX]F_{msn}= k(mg-Fsina)\Rightarrow Fcosa-k(mg-Fsina)\geq 0 [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow m \leq \frac{F}{kg}(cosa+ksina) [/TEX]

Áp dụng bất đẳng thức bunyacopsky:

[TEX]cosa+ksina\leq \sqrt{1+k^2}[/TEX]

dấu = xảy ra khi [TEX]tana=k[/TEX]
Còn lại bạn tự xử chắc được mà :D
 
Top Bottom