Vật lí Vật lí dành cho mem 98 (ver.2)

T

thuong0504

Động lực học chất điểm nhé!

Có ai giải thích cho tớ những thắc mắc này không ( tớ có quá nhiều thắc mắc về cái chương siêu hay này)

đầu tiên: hợp lực thì mình chỉ biết thay thế hai lực theo một lực bằng các trường hợp cụ thể...vậy còn khi thay

thế

nhiều lực thành một lực thì ta làm thế nào? thế nào? và thế nào? mình đã gặp rắc rối ngay bài đầu của chương

rồi đấy! giúp mình đi!.................
 
N

nguyenkm12

Động lực học chất điểm nhé!

Có ai giải thích cho tớ những thắc mắc này không ( tớ có quá nhiều thắc mắc về cái chương siêu hay này)

đầu tiên: hợp lực thì mình chỉ biết thay thế hai lực theo một lực bằng các trường hợp cụ thể...vậy còn khi thay

thế

nhiều lực thành một lực thì ta làm thế nào? thế nào? và thế nào? mình đã gặp rắc rối ngay bài đầu của chương

rồi đấy! giúp mình đi!.................

đầu tiên bạn chọn một vectơ để lấy làm điểm ngọn (nên dùng vectơ ngoài cùng) sau đó từ điểm ngọn (đầu mút cuối của vectơ ấy) vẽ một vectơ song song và bằng với vectơ lực khác (tuỳ ý nhưng nên vẽ vectơ liền kề cho dễ phân biệt) sau đó lại từ điểm ngọn của vectơ vừa mới vẽ xong vẽ tiếp một vectơ song song và bằng nhau với vectơ khác sau đó cứ làm cho đến khi đến vectơ cuối cùng thì ta được điểm ngọn cuối cùng rồi từ điểm ngọn cuối cùng đó kể về điểm giao nhau giữa giá của các vectơ , vectơ $\vec{F}$ chính là hợp lực của tất cả các vectơ còn lại
C/M: tổng hợp các lực bằng $\vec{F_1}$+$\vec{F_2}$+$\vec{F_3}$+....+$\vec{F_n}$= $\vec{F}$ (vì chúng khác hướng thì cộng lại luôn ra một vectơ khác )
theo cách vẽ nếu gọi các vectơ song song và bằng nhau là tên vectơ+(') và giao nhau giữa các giá vectơ là O thì ta có
$\vec{OF'_1}$+$\vec{F'_1F'_2}$+$\vec{F'_2F'_3}$+....+$\vec{F'_n-_2F'_n-_1}$+$\vec{F'_n-_1+F'_n}$=$\vec{F}$ (theo quy tắc 3 điểm cứ cộng dồn lại là ra)
P/S: đây là bài theo ý nghĩ của mình nếu có gì không đúng xin bạn thông cảm :khi (181):
 
Last edited by a moderator:
T

thang271998

Chương II
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM​
CHUYÊN ĐỀ 4: BA ĐỊNH LUẬT NIUTON
I.Kiến thức cần nhớ

1. Lực. Tổng hợp và phân tích lực
-lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hay làm vật biến dạng
- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực là thay thế nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. Lực thay thế gọi là hợp lực.Các lực được thay thế gọi là lực thành phần
-Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng hai cạnh của một hình bình hành vẽ từ điểm đồng quy thì hợp lực của chúng được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng đường chéo của hình bình hành đó.
- Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai lực hay nhiều lực thành phần có tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hệt như lực lúc đó. Các lực thay thế này gọi là các lực thành phần
- Phân tích một thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành. Mỗi lực có thể được phân tích thành hai lực thành phần theo nhiều cách khác nhau. Chỉ khi biết chắc chắn những biểu hiện tác dụng vủa một lực theo hai phương nào thì mới có thể phân tích lực theo hai phương đấy.
- ĐƠn vị của lực là Niuton ( kí hiệu N)
2 Ba định luật Niu Tơn
a) ĐỊnh luật I niuton: '' Khi không chịu tác dụng của lực nào hoặc khi chịu tác dụng của các lực cân bằng( hợp lực bằng 0), một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
- QUán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính
- Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu trong đó định luật I Niuton được nghiệm đúng. Hệ quy chiếu gắn với mặt đất hoặc chuyển động thẳng đều so với mặt đất là hệ quy chiếu quán tính.
b) ĐỊnh luật II Niuton
- Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối của vật: [TEX]a=\frac{F}{m}[/TEX]
Dưới dạng vecto[TEX]\vec{a}=\frac{\vec{F}}{m}[/TEX]
-Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì $\vec{F}$ là hợp lực của các lực dó
-Khối lượng của các vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
-Khối lượng là một vật là đại lượng vô hướng, dương, không đổi với mỗi vật và có tính chất cộng
-Điều kiện cân bằng của vật ( coi là một chất điểm) là ''hợp lực của tất cả các lực tác dụng vào vật phải bằng không''. Hệ quy chiếu các lực như vạy gọi là hệ lực cân bắng
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
- Trọng lực là lực hút của trái đất vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự d. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật.
Biểu thức [TEX]\vec{P}=m\vec{g}[/TEX]
c) ĐỊnh luật III Niu tơn
" Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng vào vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối"
[TEX]\vec{F}_{A--->B}=-\vec{F}_{B---->A}[/TEX]
Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm sau đây:
-Lực phản lực luôn luôn xuất hiện từng cặp
- Lực và phản lực không thể cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
- Lực và phản lực có giá là đường thẳng của hai vật

III- Bài tập áp dụng
Bài 1:Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh, ô tô chạy tiếp được 20m thì dừng lại. Tính lực hãm phanh
Bài 2:Một viên bi A chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 0,1m/s. Viên bi B chuyển động với vận tốc 0,3m/s tới va chạm vào viên bi A từ phía sau. Sau va chạm cả hai viên bi bi chuyển động với cùng một vận tốc 0,15m/s/ SO sánh khối lượng hai viên bi đó..
Thế này nhé...các bạn học và làm bài tập từ từ nha...

Chúc các bạn học tốt!​
 
T

thuong0504

Bài 1:Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh, ô tô chạy tiếp được 20m thì dừng lại. Tính lực hãm phanh
LG:

Ta có: $v^2-v_0^2=2aS$
\Leftrightarrow$-15^2=2a20$
\Leftrightarrow$a=-5,625$

Theo định luật II ta có:
$a=\frac{F}{m}$
\Leftrightarrow$-5,625=\frac{F}{2000}$
\Leftrightarrow$F=...$
 
T

thuong0504

Bài 2:Một viên bi A chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 0,1m/s. Viên bi B chuyển động với vận tốc 0,3m/s tới va chạm vào viên bi A từ phía sau. Sau va chạm cả hai viên bi bi chuyển động với cùng một vận tốc 0,15m/s/ SO sánh khối lượng hai viên bi đó..

LG:

Vật I

$a=\frac{v-v_0}{t}$

\Leftrightarrow$a=\frac{0,05}{t}$ (1)

Vật II

$a=\frac{v-v_0}{t}$

\Leftrightarrow$a=\frac{-0,15}{t}$ (2)


Theo định luật III Niu-tơn: khi hai viên bi chạm vào nhau thì lực tác dụng như nhau (3)

Từ (1)(2) $a_1>a_2$ ( cùng t)

Cùng F, mà a tỉ lệ thuận với m nên ta được $m_1>m_2$

P.s: tớ làm vậy, sai thì thôi nha!
 
Last edited by a moderator:
T

thu211298

bài 1:
Công thức: [TEX]v^2[/TEX] - [TEX]v_o^2[/TEX] = 2as
\Rightarrow 0 - [TEX]15^2[/TEX] = 2a . 20
\Rightarrow a = - 5,625
\Rightarrow xe chuyển động chậm dần đều với a = 5,625 (m/[TEX]s^2[/TEX]

Định luật II Niu - tơn
F = m .a
\Rightarrow F = 2000. 5.625 = 11250 ( N)
 
T

thu211298

mình góp bài để mọi người cùng làm nhé

Bài 1, Vật [TEX]m_1[/TEX]= 400g đang đứng yên thì vật [TEX]m_2[/TEX]= 200g chuyển động với vận tốc = 4m/s đến va chạm vào vật 1 kết quả vật 1 văng theo hướng chuyển động cảu vật 2 với vận tốc 2m/s. xác định hướng và độ lớn vận tốc của vật 2 ngay sau va chạm.

Bài 2. hai quả bóng ép sát vao nhau trên mặt phẳng ngang khi buông tay 2 quả bóng lăn được những quãng đường 9m, 4m rồi dừng lại.Biết rằng sau khi dời nhau 2 quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng độ lớn gia tốc.Tính tỉ số khối lượng 2 quả bóng
 
H

hv4mevn

mình góp bài để mọi người cùng làm nhé

Bài 1, Vật [TEX]m_1[/TEX]= 400g đang đứng yên thì vật [TEX]m_2[/TEX]= 200g chuyển động với vận tốc = 4m/s đến va chạm vào vật 1 kết quả vật 1 văng theo hướng chuyển động cảu vật 2 với vận tốc 2m/s. xác định hướng và độ lớn vận tốc của vật 2 ngay sau va chạm.

Bài 2. hai quả bóng ép sát vao nhau trên mặt phẳng ngang khi buông tay 2 quả bóng lăn được những quãng đường 9m, 4m rồi dừng lại.Biết rằng sau khi dời nhau 2 quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng độ lớn gia tốc.Tính tỉ số khối lượng 2 quả bóng

Bài 1 bạn dùng bảo toàn động lượng nhé
0,4*0+0,2*4=0,4*2+0,2*V_2
 
C

conech123

Bảo toàn động lượng là gì? Cách sử dụng như thế nào? sử dụng trong trường hợp nào vậy bạn?

P.S: mình chưa được học nên nhờ bạn chỉ giáo cho! :D

Bảo toàn động lượng là gì em có thể lật sách trang 144 xem trước.

Cách sử dụng thì em có thể xem bài mẫu trong SGK và lật SBT ra làm một vài bài.

Sử dụng trong trường hợp hệ là hệ kín, tổng các lực bên ngoài tác dụng vào hệ bằng 0. Cái này tùy vào việc ta đang xét hệ nào, rộng hay hẹp. Ta sử dụng định luật này để giải quyết các bài va chạm, các bài có tương quan giữa vận tốc và khối lượng.

Sao em không thử học trước, có gì thắc mắc thì lên đây hỏi nhỉ?
 
T

thang271998

Nào cùng rô bài mới nè!
Bài 1: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8cm, cao 4cm bỏ qua $F_{ms}$ trượt, g=10m/s^2. Hỏi
a) Sau bao lâu vận tốc đến chân dốc
b) Vận tốc của vật ở chân dốc
Bài 2: Giải bài toán trên khi $\mu=2$
Bài 3: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh nghiêng dài 5m, nghiêng 30 độ so với phương ngang. Coi $F_{ms}$ không đáng kể................ĐẾn chân nơi mặt phảng nghiêng, vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang trong thời gian là bao nhiêu. Biết $\mu=0,2$(mặt phẳng ngang, $g=10m/s^2$
Bài 4: Xe chuyển động với $v=25m/s$ thì bắt đầu trượt lên dốc dài 30m, cao 14 m .$\mu=0,25$
Gia tốc bằng ? Khi xe lên dốc
b) Xe có lên dốc không? Nếu làm đượ, tìm vkhi xe lên đỉnh dốc
Bài 5: Một vật có m=1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng với góc $\alpha=45$ so với mặt phẳng ngang cần phải ép một lực F theo phương vuông góc nghiêng có độ lớn bằng?
Để vật trượt xuống nhanh dần đều với a=4m/s^2. $\mu=0,2;g=10m/s^2$
Bài 6: Giải bài 5 khi vật trượt xuống thẳng đều

Chúc các bạn học tốt​
 
Last edited by a moderator:
T

thuong0504

Bảo toàn động lượng là gì em có thể lật sách trang 144 xem trước.

Cách sử dụng thì em có thể xem bài mẫu trong SGK và lật SBT ra làm một vài bài.

Sử dụng trong trường hợp hệ là hệ kín, tổng các lực bên ngoài tác dụng vào hệ bằng 0. Cái này tùy vào việc ta đang xét hệ nào, rộng hay hẹp. Ta sử dụng định luật này để giải quyết các bài va chạm, các bài có tương quan giữa vận tốc và khối lượng.

Sao em không thử học trước, có gì thắc mắc thì lên đây hỏi nhỉ?

em cũng có thử học trước nhưng thật sự thì chịu chị à..... không phải là vì thắc mắc hay gì đó, nhưng mà cách học của em khác với mọi người, có thể mọi người học trước, còn em thì nghiên cứu thật kỉ những bài đã học, nghiền ngẫm rồi làm nhiều bài tập để thạo...cách em học chắc có lẽ hơi lơ tơ mơ, thôi theo lời chị, để em tập học trước thử coi........@};-:):rolleyes:
 
T

thuong0504

Bài 1: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8cm, cao 4cm bỏ qua Fms trượt, g=10m/s^2. Hỏi
a) Sau bao lâu vận tốc đến chân dốc
b) Vận tốc của vật ở chân dốc

a) Vì bỏ qua ma sát trượt nên thời gian đi được trên mặt phẳng nghiêng cũng bằng thời gian rơi tự do của vật

Theo công thức rơi tự do: $h=\frac{1}{2}a.t^2$

\Leftrightarrow$t=\sqrt[2]{\frac{2h}{a}}$

\Leftrightarrow$t=0,09s$

b) Vận tốc ở chân dốc là:

$v=a.t$

\Leftrightarrow$v=0,9$ m/$s^2$

:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

a) Vì bỏ qua ma sát trượt nên thời gian đi được trên mặt phẳng nghiêng cũng bằng thời gian rơi tự do của vật

Ai bảo em thế ;))

Khi đi trên mặt phẳng nghiêng, gia tốc bé hơn gia tốc rơi tự do, quãng đường lại lớn hơn, sao thời gian lại có thể bằng được.

Suy nghĩ một cách định tính thì khi rơi tự do, vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài trọng lực, nhưng khi trượt trên mpn, có phản lực của mpn làm cản trở chuyển động theo phương đứng của vật.

Em suy nghĩ lại nhé ;))
 
M

mua_sao_bang_98

Ai bảo em thế ;))

Khi đi trên mặt phẳng nghiêng, gia tốc bé hơn gia tốc rơi tự do, quãng đường lại lớn hơn, sao thời gian lại có thể bằng được.

Suy nghĩ một cách định tính thì khi rơi tự do, vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài trọng lực, nhưng khi trượt trên mpn, có phản lực của mpn làm cản trở chuyển động theo phương đứng của vật.

Em suy nghĩ lại nhé ;))

Sao ai cậu cũng gọi là em thế nhỉ! Cậu ấy giải được bài lớp 10 khả năng lớn nhất là cậu ấy học lớp lớn hơn hoặc bằng 10! Cậu có vẻ thích là a của mọi người phết nhỉ! :D
 
B

bechip159357

GIúp mình bài này

Một ô tô chuyển động nhanh dần từ A với lực kéo 2500N. Sau hki đi được 200m dược vận tốc 72 km/h. Sau đó xe chuyển động đều thêm 450m nữa thì tắt mấy, đi thêm 5m nữa thì dừng lại. Tính
a/ Lực kéo của xe trong giai đoạn xe chuyễn động thẳng đều. Biết hệ số ma sát là 0,2
b/ Tình vận tốc của xe khi di được 1/7 quãng đường
c/ Tình vận tốc trung bình cùa xe trên toàn bộ quãng đường
 
T

thang271998


Bài 1: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8cm, cao 4cm bỏ qua $F_{ms}$ trượt, g=10m/s^2. Hỏi
a) Sau bao lâu vận tốc đến chân dốc
b) Vận tốc của vật ở chân dốc
Bài 2: Giải bài toán trên khi $\mu=2$

Chúc các bạn học tốt​

Mình giải bài này nhé! Mấy bài kia tương tự
58082275.anh.bmp

Chọn hệ quy chiếu gắn với trái đất
Hệ trục tọa độ Õy
Vật chịu tác dụng của 3 lực: $\vec{P}; \vec{N}; \vec{F_{ms}}$
Theo định luật hai niu tơn ta có: $\vec{P}+\vec{F_{ms}}+\vec{N}=m\vec{a}$ (1}
CHiếu (1) lên Ox ta được
$Psin.\alpha-F_{ms}=ma$
mà $F_{ms}=\mu.N$
\Rightarrow $P.sin.\alpha-\mu.N=ma$ (2)
Chiếu (1) theo Oy
\Rightarrow $-P.cos.\alpha+N=0$\Leftrightarrow$N=P.cos.\alpha$ (3)
mà $P=mg$
\Rightarrow $ mg.sin\alpha-mg\mu.cos\alpha=ma$
\Rightarrow $a=\frac{mg.sin\alpha-mg.\mu.cos\alpha}{m}=g.sin\alpha-g.\mu.cos\alpha$ (6)
Lại có $sin\alpha= \frac{BA}{BC}=\frac{4}{8}=\frac{1}{2}$
\Rightarrow $\alpha=30$ độ
\Rightarrow $a=10.sin-10.0,2.cos30=5-\sqrt{3}$
Đến đây áp dụng mấy công thức động học là ra liền...
 
L

leductoanabc10

vat li

Gia tốc trọng trường tại mặt đất là g0=9,8m/s^2. Gia tốc trọng trường ở độ cao h=R/2 (với R là bán kính của trái đất) là ?
 
Top Bottom