Vật lí [Vật lí 9] Tổng hợp các công thức vật lí

H

haoanh_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn đã ghé thăm topic này, mong nhận được sự ủng hộ từ mọi người

Hiện nay mình đang trong quá trình lập một topic tất cả các công thức vật lý từ lớp 6 đến lớp 9 để giúp các bạn dễ dàng làm, giải và học thuộc công thức. Hôm nay topic này được lập để tất cả các bạn tham gia đóng góp giúp mình thực hiện thành công dự án các công thức vật lý.

Các bạn giúp mình bằng cách post những công thức vật lí từ lớp 6 đến lớp 9 lên đây ( bao gồm công thức cơ bản và nâng cao)

Các bạn đăng bài theo mẫu sau:

Công thức:....................

Chủ đề:.........................

Lớp:..............................


VD:

Công thức:
eq.latex


Chủ đề: công thức tính quãng đường trong chuyển động cơ học

Lớp :8


Mong các bạn ủng hộ nhiêt tình! Và Tránh spam tại topic này để pic không bị loạn lên! cảm ơn các bạn!
 
  • Like
Reactions: elisabeth.2507
B

bibinamiukey123

Cần phải thêm cả phần giải nghĩa công thức nữa. Như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Vì một số kí hiệu trong 1 số công thức giống nhau mà ý nghĩa khác nhau đấy.

Công thức : Lớp 8

1.
Công thức tính nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra của một vật trong quá trình truyền nhiệt :
Q = m.c.[tex]\large\Delta[/tex]t

Trong đó : m là khối lượng của vật - đơn vị : kg

c là nhiệt dung riêng của vật - đơn vị :J/kg.K

[tex]\large\Delta[/tex]t là độ chênh lệch giữa nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ sau khi cân bằng nhiệt. ( trị tuyệt đối ) - đơn vị là : độ C hoặc độ K.

Q là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra. đơn vị - J

2. Công thức tính công của vật.

A = F.s

F là lực tác dụng lên vật. - đơn vị : N

s là quãng đường vật chuyển động được. - đơn vị : m

A là công vật thực hiện được. - đơn vị : J

3. Công thức tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật.

[TEX]F_A[/TEX] = V.d

Trong đó : [TEX]F_A[/TEX] là lực đẩy Ác si mét của chất lỏng tác dụng lên vật. Đơn vị - N

V là thể tích của vật chìm trong chất lỏng hay cách khác là thế tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. - đơn vị : [TEX]m^3[/TEX]

d là trọng lượng riêng của chất lỏng. - đơn vị : N/[TEX]m^3[/TEX]
4. Công thức tính áp suất của chất lỏng lên vật.

[tex]\mathscr{P}[/tex] = d.h

Trong đó : [tex]\mathscr{P}[/tex]là áp suất của chất lỏng lên vật. - đơn vị : N/[TEX]m^2[/TEX]

d là trọng lượng riêng của chất lỏng. - đơn vị : N/[TEX]m^3[/TEX]

h là độ sâu của vật trong chất lỏng, tỉnh từ điểm đặt vật đến mặt thoáng. - đơn vị: m

Trong 1 số trường hợp giải bài toán nếu không có số liệu về khối lượng hay trọng lượng P thì ta cũng có thể kí hiệu [tex]\mathscr{P}[/tex] như P
 
Last edited by a moderator:
P

padawan1997

Bổ sung: Qtoa= k.S.[tex]\large\Delta[/tex]t.t => P=k.S.[tex]\large\Delta[/tex]t trong đó S là diện tích mặt thoáng, k là hệ số toả nhiệt bất kì của 1 vật, .[tex]\large\Delta[/tex]t là độ chênh lệch nhiệt độ và t là thời gian.
 
P

pety_ngu

Công thức tính điện trở
$R=\frac{\rho l}{S}$

Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
$I=I_1 = I_2$
$U=U_1 + U_2 $
$R_{td}=R_1 + R_2$

đối với đoạn mạch mắc song song
$ I=I_1 +I_2 $
$U=U_1=U_2 $
$\frac{R_1 R_2}{R_2 +R_1}=R_{td}$ ( chỉ áp dụng với mạch điện gồm hai điện trở mắc song song )
$ \frac{1}{R_{td}}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}$
 
C

cobedautay.198

]Công thức tính khối lượng riêng D = m/V
Trong đó : m là khối lượng của vật (kg)
V là thể tích của vật (m^3)
D là khối lượng riêng (kg/m^3)

Công thức tính trọng lượng riêng: d = P/V
trong đó P là trọng lượng vật ( N)
V là thể tích ( m^3)
d là trọng lượng riêng ( N/m^3)
Mối quan hệ : d = 10D
 
R

red_trainer

Công thức: [TEX]\frac{1}{f}\equiv \frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX]
Trong đó:
f là tiêu cự của thấu kính
d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
d' là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

Chủ đề: Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ dựa vào khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính

Lớp: 9
 
  • Like
Reactions: elisabeth.2507
Q

quocchung0023

* Công thức thấu kính hội tụ:(Lớp 9)
Ảnh ảo: 1/f = 1/d - 1/d'
Ảnh thật: 1/f = 1/d + 1/d'
* Công thức thấu kính phân kỳ: (Lớp 9)
1/f = 1/d' - 1/d
* Công thức tính áp suất: ( Lớp 8)
Chất lỏng: P= d.h
Chất rắn: P = F/S.
 
S

spibluvip25797

Công thức: [TEX]\frac{1}{f}\equiv \frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX]
Trong đó:
f là tiêu cự của thấu kính
d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
d' là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

Chủ đề: Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ dựa vào khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính

Lớp: 9
cái này ở chương trình lớp 9 phải chứng minh ^^..............................................
 
V

vuhanhtc

Nhưng dây cũng là một trong những công thức khá phổ biến đối với vật lí 9 . Tuy nhiên mình nghĩ nếu làm mỗi bài lại phải chứng minh công thức thì hơi phức tạp vì vậy trong chương trình lớp 9 ta nên làm bằng cách xét tan giac đồng dạng thì nhanh hơn
 
6

654321sss

Công thức tính điện trở
$R=\frac{\rho l}{S}$

Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
$I=I_1 = I_2$
$U=U_1 + U_2 $
$R_{td}=R_1 + R_2$

đối với đoạn mạch mắc song song
$ I=I_1 +I_2 $
$U=U_1=U_2 $
$\frac{R_1 R_2}{R_2 +R_1}=R_{td}$ ( chỉ áp dụng với mạch điện gồm hai điện trở mắc song song )
$ \frac{1}{R_{td}}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}$




Bổ sung luôn công thức tính của 3 điện trở mắc song song:
[TEX]R_1 //R_2//R_3[/TEX] thì


[TEX]R_{td} = \frac{1}{\frac{1}{R_1} + \frac{1}{R_2} + \frac{1}{R_3}}[/TEX]



 
K

kyodoan98@gmail.com

I.Định luật ôm
-Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dây dẫn có tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
-Công thức :I=U R =>R=U I =>U=I.R [I:cường độ dòng điện(A)
U:hiệu điện thế (V)
R:điện trở dây dẫn(Ω)]
-Đơn vị điện trở ôm(Ω); 1Ω=1V 1A , ngoài ra còn có một số dơn vị khác là:kilôôm(kΩ)=1000Ω; Mêgaôm(MΩ):1000000Ω
II.Đoạn mạch nối tiếp
I=I1=I2= ……=In
U=U1+U2+ …..+Un
Rtđ=R1+R2+ …...+Rn
III.Đoạn mạch song song
I=I1+I2+ …..+In
U=U1=U2= …..=Un
Rtđ=1 R1 +1 R2 +…..+1 Rn
 

elisabeth.2507

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
536
582
156
22
Nghệ An
THPT DC2
Công thức: [TEX]\frac{1}{f}\equiv \frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX]
Trong đó:
f là tiêu cự của thấu kính
d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
d' là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

Chủ đề: Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ dựa vào khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính

Lớp: 9
bạn nào pít giải công thức này không giúp mình vs!!!:r2
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3

Attachments

  • chung minh cong thuc thau kinh quang hoc 9.doc
    93.5 KB · Đọc: 45

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ca
cảm ơn bạn nhìu nhìu nhìu nha
Chào bạn,
Giúp đỡ bạn là trách nhiệm của mk nên bạn ko cần phải cảm ơn nha!
Bạn hay ấn nút "thích" thay vì cảm ơn nếu thấy bài viết của mk hữu ích nhé.
Đăng bài chỉ để cảm ơnvi phạm nội quy của diễn đàn rồi đó bạn.
Thân ái!
 
  • Like
Reactions: elisabeth.2507
Top Bottom