[Vật lí 9] Đề thi vào chuyên lương thế vinh - đồng nai

B

bich_phuong1

thử sức

Bài 4:
Vì M1 dưới tác dụng của trọng lực \Rightarrow lực của M1 sẽ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống
M2 dưới tác dụng của ròng rọc nên \Rightarrow lực của M2 sẽ có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên
vì 2 lực này ngược nhau nên muốn cho thanh AB nằm ngang thì 2 lực này phải bằng nhau(1)
ta có: A là điểm tựa nên lực của M1 tác dụng lên điểm C là:AC*M1(AC*M1*10)(2)
ta lại có A là điểm tự nên lực của M2 tác dụng lên điểm B là:AB*M2(AB*M2*10) (3)
Từ (1)(2)(3)\Rightarrow :AC*M1=AB*M2 hay AC /AB=M2/M1
\Rightarrow 2/3=M2/M1\RightarrowM2=9/5*2=3.6(kg)
mà M2 lúc đầu là 3kg vậy khối lượng cần chuyển qua M2 là: 3.6-3=0.6(kg)
vậy M1 chuyển qua M2 0.6kg thì thanh AB nằm ngang
 
N

nguyenhai_

Bài 4:
Vì M1 dưới tác dụng của trọng lực \Rightarrow lực của M1 sẽ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống
M2 dưới tác dụng của ròng rọc nên \Rightarrow lực của M2 sẽ có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên
vì 2 lực này ngược nhau nên muốn cho thanh AB nằm ngang thì 2 lực này phải bằng nhau(1)
ta có: A là điểm tựa nên lực của M1 tác dụng lên điểm C là:AC*M1(AC*M1*10)(2)
ta lại có A là điểm tự nên lực của M2 tác dụng lên điểm B là:AB*M2(AB*M2*10) (3)
Từ (1)(2)(3)\Rightarrow :AC*M1=AB*M2 hay AC /AB=M2/M1
\Rightarrow 2/3=M2/M1\RightarrowM2=9/5*2=3.6(kg)
mà M2 lúc đầu là 3kg vậy khối lượng cần chuyển qua M2 là: 3.6-3=0.6(kg)
vậy M1 chuyển qua M2 0.6kg thì thanh AB nằm ngang

mình làm khác bạn! nhưng vẫn ra kết quả đó!! mai là biết đậu hay rớt rồi! lo quá
 
B

bich_phuong1

chào

vậy U post cách làm của U cho mình xem đi . Biêtf ji` đó có hai cách giải thì sao hjhjhj học càng nhiều càng tốthjhjhj:)>-
Còn bài 5 mình không thảo luận nữa chờ kết quả của U sẽ biết với lại chuc U thi đậu
 
N

nguyenhai_

Các bạn chú ý!!!! Mình đang cố tìm đề chuyên lý của trường chuyên lê quý đôn - bà rịa vũng tàu!!! Có gì sẽ post sớm!!!!
 
B

bich_phuong1

hj

:(sao lâu ròi không thấy U post bài lên vậy đợi mệt ghê mau mau a
tui chuẩn bị thi rồi:p
 
B

bich_phuong1

cuoi

Tới đây tui thi chuyên lý nè để đó thi xong tui post đề lên cho
hjhj :)>-
 
N

nguyentutmy

trả lời cho phương

bạn vẽ sơ đồ ra thì dễ dàng lắm bài toán này dùng cho hs l8 kết quả sẽ không đổi khi bài toán cho khúc gỗ và thuyền đi ngược chiều nhaub-(
 
T

trangb38

cho hỏi bạn nguyentutmy chút nha! Khi vẽ ra sơ đồ mình nhận thấy quảng đường khúc gổ đã đi trong 60 phút là 3km/h vì vậy vận tốc của khúc gỗ là 3km/h . Không biết mình giải vậy có giống bạn không?
 
B

baby_banggia34

bai 5
gọi vtốc của nc so với bờ là v23
vtốc cua ng so với bờ là v13
vtốc cua ng so vơi nc la v12
thời gian khúc gỗ trôi 6 km là:t1=6/v23
thoi gian ng đó bơi ngược dòng là:t2=[(v12+v23)-6]/(v12-v23)
:( 6/v23) -1=[(v12+v23)-6]/(v12-v23)
(giải phương trình này ra)
\Leftrightarrowv12* (v23-3)=0
mà v12>0\Rightarrow v23-3=0\Rightarrowv23=3

dáp án đấy.Suy luận như các bạn là sai hết rồi:khi (170):
 
Last edited by a moderator:
T

teo_heo2504

bài 5 nè

gọi vận tốc cano là vc
vận tốc cũa nước là vn
khi cano chuyển động từ lúc gặp khúc gỗ đến khi bắt đầu quay lại:
+vận tốc cano so với bờ là: vc+vn
+vận tốc của khúc gỗ so với bờ là: vn
\Rightarrowvận tốc của cano so với khúc gỗ là: vc+vn-vn = vc
khoảng cách giữa cano so với nước sau 1h đi là: S(đi) = vc*t1=vc*1=vc
khi cano quay lại:
+vận tốc cano so với bờ là: vc-vn
+vận tốc của gỗ so với bờ là: vn
+vận tốc của cano so với gỗ là: vc-vn+vn = vc
thời gian để cano gặp lại khúc gỗ là: t2 = S(đi) / vc =vc / vc =1(H)
vậy tổng thời gian cano đi dc là T =t1+t2=2(h)
thời gian cano đi dc cũng là thời gian của gỗ đi dc bằng 2(H)
vậy vận tốc của nước là vn= 6/2 =3(km/h)
 
T

teo_heo2504

bài 4 nè

gọi x là trọng lượng cần chuyển từ M1 sang M2 để hệ cân bằng
khi hệ cân bằng ta có phương trình:
AC.(P1-x)=AB.(P2+x)
\Leftrightarrow2/3 AB.(P1-x)=AB.(P2+x)
\Leftrightarrow2/3P1 -2/3x = P2+x
\Leftrightarrow2P1-2x=3P2+3x
\Leftrightarrow5x=2P1-3P2
\Rightarrowx= (2P1-3P2)/5 = 6(N)
\Rightarrowm=0,6 (kg)
 
T

trantrang993

bài 5:
theo tui nghĩ thời gian canô đi cũng chính là thời gian khúc gỗ trôi .....suy ra : t= 1(H)
và khoảng cách cách A khi gặp lại nhau lần thứ hai cũng chính là quãng đường khúc gỗ trôi ... suy ra: s=6(km)
Vậy vận tốc của dòng nước chính là vận tốc của khúc gỗ:
v=s/t=6/1=6 (km/h)
Phải không ta

bạn giải sai rồi, theo tớ thì tớ làm như sau:
giả sử ca nô xuôi dòng từ A đến B mất 60ph=1h
=> Sab = 1*(Vc + Vn) = Vc + Vn (km)
quãng đường ca nô ngược dòng về A đến chỗ gặp C cách A 6km: Vc + Vn - 6 (km)
thời gian ca nô ngược dòng từ B đến C: ( Vc + Vn -6)/(Vc-Vn) (h)
thời gian khúc gỗ trôi từ A đến C: 6/Vn (h)
Thời gian ca nô xuôi dòng từ A đến B cộng th/gian ca nô ngược dòng từ B đến chỗ gặp C chính bằng th/gian khúc gỗ trôi từ A đến chỗ gặp C => ta có PT:
6/Vn = 1 + ( Vc + Vn -6)/(Vc-Vn)
=> Vn = 3km/h

cho hỏi tí bạn Xuanduy_1110 jui ji đó ơi
bài 3 có phải là vậy không nha
a/ đường kéo dài tia JR cắt đường kéo dài tia tới SI thì góc hợp bởi hai tia đó là góc tù
b/ tia phản xạ cắt trực tiếp tia SI thì tia hợp bởi hai tia đó là góc nhọn phải không
bài này chỉ hỏi thôi chứ không chắc chắn đúng hihi~.~;) còn hình thì mình giống bạn

ở câu a thì tớ tính đc góc tạo bởi 2 đường kéo dài đó là 2 alpha
còn ở câu b góc tạo bởi 2 tia cắt trực tiếp tính đc là 180*- 2 alpha
 
Last edited by a moderator:
M

minhduc12197

bài 1. 3,5đ
một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng m = 500g đang chứa một khối lượng M nước pử nhiệt độ t1=20 độ C. người ta muốn đun sôi lượng nước trên bằng một sợi dây điện trở Nicrom tiết diện tròn có chiều dài l=5m, điện trở R=20 ôm, nhúng hoàn toàn trong nước và 2 đầu nối với hiệu điện thế không đổi U= 110V.
a/ tính đường kính dây điện trở trên, biết điện trở suất của nó là 1,1 x 10^-6 ômmét!
b/ thời gian từ lúc đóng mạch điện đến kh nước sôi là 20 phút. tính khối lượng M của nước!
c/ cắt dây điện trở trên thành 2 đoạn có chiều dài l1 và l2, sau đó mắc chúng vào hiệu điện thế U, thì thời gian để đun lượng nước M từ 20độ đến khi sôi là 4 phút! tính độ dài l1, l2!!

CÓ GÌ CỨ NHẤN NÚT CẢM ƠN! ĐỪNG NGẠI:D

bài 2. 1,5đ!
cho 2 điện trở R1, R2. nếu mắc nối típ chúng thì điện trở tương đương của chúng lớn gấp 7,2 lần khi mắc chúng song song.
a/ tính tỉ số giữa 2 điện trở.
b/ mắc song song 2 điện trở trên với nhau rồi mắc chúng vào HĐT không đỏi U=220V thi trong một phút nhiết lượng của nó tỏa ra là 6.947, 37 kcal! tính R1, R2!

CÓ GÌ CỨ NHẤN NÚT CẢM ƠN! ĐỪNG NGẠI:D

bài 3. 2đ
cho gương phẳng có các mặt phản xạ hợp với nhau môt góc nhọn alpha! tia tới SI đến gương G1 tại điểm I phản xạ đến gương G2 tại điểm J và cho tia phản xạ theo phương JR. ( điểm S nằm trong hệ, giữa 2 mặt phản xạ của 2 gương, không biết đưa hình vẽ vào!)
vẽ hình và xác định góc hợp bởi tia tới SI và JR trong 2 trường hợp
a/ đường kéo dài tia JR cắt đường kéo dài tia tới SI!
b/ tia phản xạ cắt trực tiếp tia SI!

CÓ GÌ CỨ NHẤN NÚT CẢM ƠN! ĐỪNG NGẠI:D

bài 4 có ai chỉ cách đưa hình vẽ vào trong diễn đàn thi nói mới post đươc
bài 5. 1,5đ
1 cano đi xuôi dòng trên 1 đoạn sông thẩng thì vượt một khúc gỗ đang trôi tại A. sau đó 60 phút,, cano đi nguoc lại và gặp khúc gỗ trên tại điểm cách điểm A 6km về phía hạ lưu! xác định vận tốc dòng nước!!!!@-)

CÓ GÌ CỨ NHẤN NÚT CẢM ƠN! ĐỪNG NGẠI:D
bài 1 va 2 coi nhu cho ko 5 diem qua de
con bai cuoi hoi kó mot chút
 
P

pham_nguyen_1357

Bài 1 không có nhiệt dung riêng thì sao làm được bạn nguyenhai_ ơi

Bài 2 bạn bich_phuong1 ơi bạn giải phương trình sai rồi
phải là dậy mới dúng nè: R1=5.R2 hoặc R1=0,2.R2 do cả 2 R đều bình đẳng trong pt nên bạn giải theo trường hợp nào cũng đúng hết!

*TH1: R1=5.R2 <=> câu (b) R1=0,6 ôm ; R2=0,12 ôm

*TH2: R1=0,2.R2 <=> câu (b) R1=0,12 ôm ; R2=0,6 ôm

Bài 3 cả hai câu (a), (b) đều ra kết quả benta = 2.alpha hết, chỉ khác cách vẽ hình thôi

Bài 5 rất dễ
A D B C
/-----------/------------/---------------------------/
<----------------------->
6 km
-gọi v1 là vận tốc của nước

-gọi v2 là vận tốc của cano đối với nước

-gọi A là điểm cano gặp khúc gỗ lần thứ nhất, B là nơi gặp lần thứ 2 ( nước chảy theo chiều A => C)

-sau t1= 60 phút khúc gỗ trôi theo dòng nước tới D, trong khi đó cano đi xuôi dòng tới C

SAD = v1.t1 (km) ; SAC = (v1 + v2).t1 (km)

-thời gian cano đi ngược dòng trở lại từ C về B cũng là thời gian khúc gỗ trôi được quãng DB

ta có: SDB = SAB - SAD = 6 - v1 (km)
SCB = SAC - SAB = v1 + v2 - 6 (km)
=> tDB = (6 - v1)/v1 (h)
tCB = (v1 + v2 - 6)/(v2 - v1) (h)
mà tDB = tCB
<=> (6 - v1)/v1 = (v1 + v2 - 6)/(v2 - v1)
rút gọn phương trình trên ra được v1=6/2= 3 (km/h)
 
S

spibluvip25797

^^

cho mình xin cái hình bài gương phẳng hình như bài 3 hay bài 4 j` đây ^^!
 
S

spibluvip25797

bai 5
gọi vtốc của nc so với bờ là v23
vtốc cua ng so với bờ là v13
vtốc cua ng so vơi nc la v12
thời gian khúc gỗ trôi 6 km là:t1=6/v23
thoi gian ng đó bơi ngược dòng là:t2=[(v12+v23)-6]/(v12-v23)
:( 6/v23) -1=[(v12+v23)-6]/(v12-v23)
(giải phương trình này ra)
\Leftrightarrowv12* (v23-3)=0
mà v12>0\Rightarrow v23-3=0\Rightarrowv23=3

dáp án đấy.Suy luận như các bạn là sai hết rồi:khi (170):

mình nghĩ bài 5 ko phải làm như zậy ^^!............................................................
 
Top Bottom