[vật lí 8] Nhìn tranh đoán tên nhà bác học

M

myduyen_98

200px-Augustin_Louis_Cauchy.JPG
 
V

vinhthanh1998


Augustin Louis Cauchy (đôi khi tên họ được viết Cô-si) là một nhà toán học người Pháp sinh ngày 21 tháng 8 năm 1789 tại Paris và mất ngày 23 tháng 5 năm 1857 cũng tại Paris. Ông vào học Trường Bách khoa Paris (École Polytechnique) lúc 16 tuổi. Năm 1813, ông từ bỏ nghề kỹ sư để chuyên lo về toán học. Ông dạy toán ở Trường Bách khoa và thành hội viên Hàn lâm viện Khoa học Pháp.
Công trình lớn nhất của ông là lý thuyết hàm số với ẩn số tạp. Ông cũng đóng góp rất nhiều trong lãnh vực toán tích phân và toán vi phân. Ông đã đặt ra những tiêu chuẩn Cauchy để nghiên cứu về sự hội tụ của các dãy trong toán học.
 
K

khanhduy97pro

Carl Friedrich Gauß (được viết phổ biến hơn với tên Carl Friedrich Gauss; 30 tháng 4, 1777 – 23 tháng 2, 1855) là một nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học, như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, thiên văn học và quang học. Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là những nhà toán học vĩ đại nhất của lịch sử.
Từ lúc nhỏ tuổi, Gauss đã thể hiện mình là một thần đồng, để lại nhiều giai thoại, trong đó có nhắc đến những phát kiến đột phá về toán học ngay ở tuổi thiếu niên. Ông đã hoàn thành quyển Disquisitiones Arithmeticae, vào năm 24 tuổi. Công trình này đã tổng kết lý thuyết số và hình thành lĩnh vực nghiên cứu này như một ngành toán học mà ta thấy ngày nay.
 
K

khanhduy97pro

Carl Friedrich Gauß (được viết phổ biến hơn với tên Carl Friedrich Gauss; 30 tháng 4, 1777 – 23 tháng 2, 1855) là một nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học, như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, thiên văn học và quang học. Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là những nhà toán học vĩ đại nhất của lịch sử.
Từ lúc nhỏ tuổi, Gauss đã thể hiện mình là một thần đồng, để lại nhiều giai thoại, trong đó có nhắc đến những phát kiến đột phá về toán học ngay ở tuổi thiếu niên. Ông đã hoàn thành quyển Disquisitiones Arithmeticae, vào năm 24 tuổi. Công trình này đã tổng kết lý thuyết số và hình thành lĩnh vực nghiên cứu này như một ngành toán học mà ta thấy ngày nay.
 
K

khanhduy97pro

Richard Phillips Feynman sinh ra tại Brooklyn (New York) năm 1918 trong một gia đình Do Thái. Richard Feynman tốt nghiệp Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) vào năm 1939, bảo vệ bằng tiến sỹ tại Đại học Princeton dưới sự hướng dẫn của John Wheeler vào năm 1942. Ngay sau đó, ông bị lôi kéo vào dự án Manhattan. Ở đó, ông nổi tiếng về tính cách cởi mở và hài hước – tại Phòng thí nghiệm Los Alamos, ông rất thích phá các hệ thống bảo mật – và để trở thành một nhà vật lý khác thường: ông trở thành người đóng góp chủ yếu cho lý thuyết bom nguyên tử. Thói quen liên tục tìm tòi khám phá của Feynman về thế giới chính là gốc rễ của con người ông. Nó không chỉ là cái máy làm nên các thành công khoa học mà còn dắt ông đến rất nhiều khám phá kỳ thú ví như giải mã những chữ tượng hình của người Maya. Sau dự án Manhattan, Feynman làm việc cho Đại học Cornell một thời gian trước khi chuyển đến làm việc lâu dài cho Học viện kỹ thuật California (Caltech). Ông không chỉ là một nhà khoa học thiên tài mà còn là một nhà sư phạm tuyệt đỉnh, ông giảng giải các vấn đề vật lý phức tạp cho hầu hết mọi người đều có thể hiểu được.
Vào những năm sau Thế chiến thứ hai, Feynman tìm ra một phương pháp mới rất hiệu quả trong việc nhận thức cơ học lượng tử. Và chính điều đó mang giải Nobel năm 1965 đến với ông. Ông thách thức giả thuyết cổ điển cơ bản là mỗi hạt có một lịch sử đặc biệt. Thay vào đó, ông cho rằng các hạt di chuyển từ nơi này đến nơi khác theo tất cả các lộ trình khả dĩ trong không-thời gian. Mỗi lộ trình Feynman liên hệ với hai con số, con số thứ nhất là kích thước, biên độ của sóng, và con số thứ hai là pha sóng, cho biết đó là đỉnh hoặc hõm sóng (bụng sóng). Xác suất của một hạt đi từ A đến B cho bởi tổng các sóng liên quan đến lộ trình khả dĩ đi qua A và B. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy dường như các vật thể đi theo một lộ trình duy nhất từ điểm đầu đến điểm cuối. Điều này phù hợp với ý tưởng đa lịch sử (hoặc tổng theo các lịch sử), vì đối với các vật thể lớn thì qui tắc của ông về gán các con số cho mỗi lộ trình đảm bảo tất cả các lộ trình (trừ một lộ trình duy nhất) phải triệt tiêu lẫn nhau khi đóng góp của chúng được kết hợp lại. Chỉ có một trong số vô hạn các lộ trình có ý nghĩa đối với chuyển động của các vật thể vĩ mô là được xem xét và đó chính là lộ trình có được từ các định luật chuyển động cổ điển của Isaac Newton.
Ông còn áp dụng thuyết lượng tử để giải thích tính siêu chảy của helium lỏng và đây là cơ sở cho việc xây dựng lý thuyết siêu dẫn sau này.
Ông còn đưa ra biểu đồ Feynman, rất hữu ích trong việc tính toán tương tác của các hạt trong không-thời gian và là cơ sở của thuyết dây và thuyết M. Năm 1959, Feynman có bài phát biểu nổi tiếng There is a plenty room at the bottom mở ra hướng về công nghệ nanô và được coi là khai sinh ra ngành khoa học và công nghệ nanô.
 
K

khanhduy97pro


Max Born (11 tháng 12 năm 1882 – 5 tháng 1 năm 1970) là một nhà vật lý và một nhà toán học người Đức. Ông được trao thẳng giải Nobel Vật lý vào năm 1954.

Born được sinh ra ở Breslau (bây giờ là Wrocław), vào lúc Born sinh ra là tỉnh Silesia của Vương quốc Phổ. Ông là một trong hai người con của Gustav Born, (22 tháng 4 năm 1850, Kempen - 6 tháng 7 năm 1900, Breslau), một nhà giải phẫu, và Gretchen Kauffmann (22 tháng 1 năm 1856, Tannhausen - 29 tháng 8 năm 1886, Breslau), từ một gia đình của các nhà công nghiệp của tỉnh Silesia. Gustav và Gretchen thành hôn vào 7 tháng 5 năm 1881. Max Born có một người em gái tên là Käthe (sinh 5 tháng 3 năm 1884), và một người em kế tên là Wolfgang (sinh 21 tháng 10 năm 1892), sau khi cha ông lập gia đình lần thứ hai (13 tháng 9 năm 1891) với Bertha Lipstein. Mẹ của Max Born qua đời khi ông vừa được bốn tuổi.
Sau khi học xong trung học tại Gymnasium König-Wilhelm, Born tiếp tục học tại Đại học Breslau sau đó là Đại học Heidelberg và Đại học Zurich. Trong thời gian học Ph.D.[1] và Habilitation[2] tại Đại học Göttingen, ông bắt đầu biết đến nhiều nhà toán học và khoa học lỗi lạc bao gồm Felix Klein, David Hilbert, Hermann Minkowski, Carle David Tolme Runge, Karl Schwarzschild và Woldemar Voigt. Vào năm 1908-1909 ông học tại Gonville và Caius College, Cambridge.
 
M

myduyen_98


Ernst Abbe là nhà toán học và vật lí học lỗi lạc người Đức, người đã có một số đóng góp quan trọng nhất cho sự thiết kế thấu kính dùng cho kính hiển vi quang học. Cùng với Zeiss, Abbe đã lập ra một công ti và ông là giám đốc nghiên cứu của Zeiss Optical Works vào cuối năm 1866. Trong sáu năm tiếp sau đó, Zeiss và Abbe đã làm việc cật lực để thiết lập các nền tảng khoa học cho sự thiết kế và chế tạo các hệ quang học tiên tiến. Năm 1869, họ đã giới thiệu một “thiết bị chiếu sáng” mới được thiết kế để tăng thêm hiệu quả của sự rọi sáng hiển vi. Ba năm sau đó, vào năm 1872, Abbe thiết lập lí thuyết sóng của sự tạo ảnh hiển vi của ông và định nghĩa cái sau này gọi là “Điều kiện Sin Abbe”. Vài năm sau đó, Zeiss bắt đầu tung ra đội hình 17 vật kính hiển vi được thiết kế trên cơ sở các tính toán lí thuyết của Abbe.
 
V

vinhthanh1998


Subrahmanyan Chandrasekhar, Thành viên của hội hoàng gia, tiếng Anh: /ˌtʃʌndrəˈʃeɪkɑr/) (19/10/1910 – 21/8/1995) là một nhà thiên văn vật lý người Mỹ gốc Ấn độ. Ông giành giải Nobel vật lý cùng với William Alfred Fowler do những nghiên cứu của họ trong lý thuyết về cấu trúc và sự phát triển của các ngôi sao.
 
T

tranminhtoan84


Daniel Gabriel Fahrenheit (24 tháng 5 năm 1686 - 16 tháng 9 năm 1736) là một nhà vật lý người Đức. Ông đã phát triển nhiệt kế để đo nhiệt độ. Ban đầu ông dùng rượu để đổ vào nhiệt kế nhưng sau đó thay bằng thủy ngân để cho kết quả tốt hơn. Tên của ông đã được đặt cho thang độ Fahrenheit (độ F).
 
V

vinhthanh1998


Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz (31 tháng 8, 1821 – 8 tháng 9, 1894) là một bác sỹ và nhà vật lý người Đức.
Helmholtz đóng góp nhiều công trình quan trọng trong một số lãnh vực khoa học. Trong sinh lý học, ông được biết đến với các tính toán của mắt, các lý thuyết về sức nhìn, các ý tưởng của sự cảm nhận về không gian của mắt, các nghiên cứu thị lực màu, cảm nhận về âm hưởng, sự cảm nhận âm thanh, và kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong vật lý, ông được biết đến với các lý thuyết về sự bảo toàn của năng lượng, các công trình trong điện động lực (electrodynamics), hóa nhiệt động lực (chemical thermodynamics) và về cơ sở cơ học của nhiệt động lực (thermodynamics). Với tư cách một triết gia, ông được biết đến với các triết lý về khoa học, các ý tưởng về mối quan hệ giữa các định luật của cảm nhận và các luật tự nhiên, khía cạnh khoa học của mỹ học, và các ý tưởng về sự mạnh văn minh hóa của khoa học
 
M

myduyen_98


Rudolf Julius Emanuel Clausius (2 tháng 1 năm 1822 – 24 tháng 8 năm 1888), là nhà vật lý và là nhà toán học người Đức được xem là người đặt nền móng khoa học cho nhiệt động lực học. Cũng như phát biểu của ông về nguyên lý Sadi Carnot thường được biết đến như chu trình Carnot, ông đặt lý thuyết về nhiệt trên một cơ sở vững chắc hơn . Bài báo quan trọng nhất của Clausius: Lý thuyết cơ khí của nhiệt, xuất bản năm 1850, nêu những ý tưởng cơ bản về nguyên lý hai nhiệt động lực học. Năm 1865 Clausius đưa ra khái niệm về entropy.
 
Top Bottom