[Vật Lí 7] Ôn tập hè

M

megamanxza

Sorry vì mình không thể up ảnh trên máy tính lên hocmai.vn (quá nhọ cho đội sóc lọ!:khi (46):)
Góc tới là 30^o thì góc tạo ra bởi tia tới và mặt gương sẽ là 90^o-30^o=60^o. Nếu quay gương 40^o theo chiều kim đồng hồ và giữ nguyên tia tới thì góc tạo ra bởi tia tới và mặt gương sẽ là 60^o-40^o=20^o và góc tới là 90^o-20^o=70^o. Vậy góc phản xạ là 70^o độ.
Thanks cho mình nha!
 
0

0872

Nhưng mình thấy trong topic này còn có đáp án $10^o$ :-?
........................................................................................
 
H

huuthuyenrop2

nước biển có màu xanh vì tích tụ nhiều muối, còn sóng biển lên cao nên ít muối thì còn màu trắng
 
B

buombinh8234

Vì sao nước biển lại có màu xanh
Theo mình là nước biển được hấp thụ bởi ánh sáng mặt trời có 7 màu đỏ,cam,vàng,lục,lam,chàm,tím.những ánh sáng có bước sóng dài như đỏ,cam nó sẽ xuyên qua mọi vật cản và tiến về phía trước chúng không ngừng bị mặt biển và các sinh vật biển hấp thu.
Còn những ánh sáng có bước sóng ngắn như lam,tím cũng có 1 phần bị biển hấp thụ nhưng phần lớn nó đều bị tán xạ ra hoặc phản xạ.Nước biển càng sâu thì tán xa càng nhiều nên ta thấy nước biển màu xanh.nhưng 1 phần nữa là do sự phản chiếu của bầu trời
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy

Chị seach google tìm dc bài này, post lên cho mn tham khảo :D

Nước biển có màu xanh do ?

• Ánh sáng mặt trời do ánh sáng của 7 màu: đỏ, cam,vàng, lục, lam, chàm, tím cấu tạo thành. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, những ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng đỏ, cam có thể xuyên qua mọi vật cản và tiến thẳng về trước, chúng không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển(lí giải tại sao nước sông không có màu xanh)hấp thu. Còn những ánh sáng có bước sóng ngắn như ánh sáng lam, tím tuy cũng có một phần bị nước biển và tảo biển hấp thụ nhưng phần lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại. Cái mà chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng bị tán xạ hay bị phản xạ ra. Nước biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ sẽ càng nhiều, cho nên biển càng có màu xanh ngọc bích.

• Màu sắc của bầu trời cũng cung cấp một vai trò cho các đại dương xanh, nhưng chỉ khi mặt nước rất tĩnh mới có thể quan sát được. Thêm vào đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời. Điều này cũng lí giải rằng, nước biển màu xanh không phải vì sự phản chiếu của bầu trời. Bởi cùng dưới bầu trời đó mà lại có biển Đỏ và biển Đen nữa.

Còn với sóng biển, tại sao sóng biển lại có màu trắng?

Chúng ta có một chiếc cốc thủy tinh trong suốt không màu, các miếng thủy tinh sau khi cốc bị vỡ vẫn trong suốt, nhưng khi chũng ta gom chúng lại với nhau, chúng sẽ có màu trắng xóa. Hơn nữa thủy tinh vỡ càng vụn, đống vụn lại có màu sắc càng trắng. Nếu thủy tinh bị vỡ thành các hạt thủy tinh (giống như bột) thì nó sẽ trông nư một đống tuyết. Tại sao lại như vậy? Thực ra thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và cũng có thể phản xạ lại, thủy tinh chất thành đống nên khi có ánh sáng chiếu qua, ngòai hiện tuợng phản xạ còn sảy ra nhiều đợt khúc xạ, còn tia sáng sau khi trải qua nhiều lần chiết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải những tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xóa.
Sóng biển cũng giống như các hạt nhỏ thủy tinh vỡ, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn thấy có màu trắng.
 
B

buombinh8234

Vì sao sóng biển lại có màu trắng
Là do các tia sáng sau nhiều lần chiết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau.Mắt ta gập phải những tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xóa.
Từ đó ta sẽ thấy sóng biển màu trắng
(Cũng như thủy tinh đang trong suốt mà bị vỡ ra ta gom lại từng mảnh từng mảnh mà càng nhiều thì càng trắng)
 
T

thuong_000

Theo thông tin mình thu thập được : Nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám mây xám thì nước biển lại trở thành màu xám. Trong nước biển tồn tại rất nhiều phần tử lửng lơ có kích thước nhỏ, khuếch tán những tia sáng có độ dài bước sóng ngắn như tia màu chàm nên chúng trở thành màu xanh. Thêm vào đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời.
Còn sóng biển thì giống như các hạt nhỏ thủy tinh vỡ, nó làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn thấy có màu trắng.
 
0

0872

Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
 
2

23121999chien

Mình có bài tập nhé!
830894651_1990007995_574_574.jpg

830895445_1959876019_574_574.jpg

Bài 2 các cậu làm hộ tớ câu a,c trước nhé!
 
B

buombinh8234

Câu 2
a) mình nêu cách vẽ nhá
Bạn vẽ 1 tia ở phía dưới của mặt gương là đường gạch gạch ấy
1 mũi tên như thế này A----------->B bạn đo khoảng cách của mũi tên từ A->B và từ gương đến mũi tên sao cho các khoảng cách đều bằng nhau là được
c) Thì bạn dựng mũi tên lên sao cho vuông góc với gương là được thêm A và B ở 2 đầu mũi tên nha bạn nó sẽ đứng sau mặt gương như thế đã thỏa điều kiện rồi nhá
(mình không biết vẽ hình trong bài được mong bạn thông cảm nếu biết xin chỉ cho mình nha)

23121999chien:phần a câu 2 cậu đã nêu lên cách vẽ của bài 1 rồi đấy!Cảm ơn cậu nhiều!
 
Last edited by a moderator:
2

23121999chien

Bằng những kiến thức cơ bản về gương phẳng,tớ có một số bài tập cơ bản sau:
832485537_1826472532_574_574.jpg
832485266_522618129_574_574.jpg
 
2

23121999chien

Mình nghĩ là thế này:
5.7:Vì ảnh của mình khi soi thì cùng chiều với mình còn với Tháp Rùa thì đối diện với mình nên khi mình và Tháp rùa cùng soi xuống mặt hồ thì ảnh sẽ ngược nhau.
 
H

huuthuyenrop2

Theo mình vì mặt nước có tính chất như gương nên có lúc khoảng cách thích hợp sẽ khiến ảnh bị đảo ngược
 
S

soicon_boy_9x

Không phải khoảng cách thích hợp đâu bạn ạ

Khoảng cách thích hợp thì chỉ có gương cầu lõm thôi bạn ạ

Đây là do vị trí đặt của tháp rùa với gương là phương vuông góc
 
0

0872

Bài 7 : Gương cầu lồi

I. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI :

- Là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn
- Ảnh nhỏ hơn vật.

II. VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI:

- Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
 
L

loveconan

Mọi người ơi ! Ai có bài tập nào hay hay một chút thì post lên để tụi mình làm với chứ chán lắm !:(
 
0

0872

Theo các bạn:


Mắt ta nhìn vào gương cầu lồi thấy ảnh S' của một điểm sáng S, vì:
Chọn câu trả lời sai.

A. Ảnh ảo S' cũng chính là một vật sáng.
B. Điểm sáng S phát ra chùm sáng phân kì chiếu vào gương. Chùm phản xạ chiếu vào mắt ta cũng là chùm sáng phân kì nên mắt có cảm giác chùm sáng này được phát ra từ ảnh ảo S'.
C. Chùm sáng chiếu vào mắt ta mặc dù không trực tiếp xuất phát từ ảnh S' nhưng đối với mắt nó cũng có tác dụng như một điểm sáng đặt tại S' nếu không có gương nên mắt thấy ảnh S'.
D. Chùm tia phản xạ truyền vào mắt ta là chùm sáng phân kì coi như xuất phát từ S'.
 
Top Bottom