[Vật Lí 7] Ôn tập hè

H

huy14112

Theo mình gương không phải là nguồn sáng mà là vật phản xạ ánh sáng. Vì cơ bản gương không tạo ra ánh sáng .
 
M

megamanxza

Mình có 2 câu để các bạn cùng thảo luận nhé:
- Ta có thể dùng một gương phẳng hường ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng? Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
- Giải thích hiện tượng tạo thành bóng rậm dưới các tán cây khi trời nắng?

Câu 1: có thể dùng gương hứng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng . Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó chỉ tiếp nhận và phản chiếu ánh sáng, không tự phát sáng!

Câu 2: vì mặt trời là nguồn sáng,tán cây được xem như vật cản ngăn đường truyền ánh sáng của mặt trời, nên vùng nằm sau tán cây không nhận được ánh sáng từ mặt trời truyền tới nên tạo thành bóng.
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy

Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

A. Lí thuyết :

1. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng

2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng :

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

3. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

4. Ba loại chùm sáng :

• Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
• Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
• Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

B. Bài tập :

Bài 1 : Giải thích hiện tượng sau :
Tại sao khi đi trên hoang mạc nóng, ta thường thấy hiện tượng ảo ảnh ?

Bài 2 : Tại sao khi nhìn những vật ở sau ngọn lửa ta thấy chúng có vẻ lung linh, không được rõ nét như đang múa điệu Ấn độ ? :D

Bài 3 : Hãy cho biết đường truyền của tia sáng trong 2 trường hợp sau :

• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng rượu và nước hòa lẫn.

• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng nước và dầu hỏa.
Giải thích tại sao trong mỗi trường hợp trên, em biết được đường truyền của tia sáng ?

C. Kiến thức mở rộng :

1.Bản chất của ánh sáng là gì ?

Lý thuyết hạt ánh sáng, được Isaac Newton đưa ra, cho rằng dòng ánh sáng là dòng di chuyển của các hạt vật chất. Song lý thuyết sóng ánh sáng, được Christiaan Huygens đưa ra, cho rằng dòng ánh sáng là sự lan truyền của sóng. Nhưng lý thuyết lượng tử ánh sáng ra đời lại cho rằng ánh sáng là dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon).

2. Ánh sáng trắng là tập hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc. Trước khi các công trình của Newton được chấp nhận, phần lớn các nhà khoa học tin rằng màu trắng là màu nền tảng của ánh sáng; và các màu khác chỉ được tạo thành bằng cách bổ sung thêm một cái gì đó vào ánh sáng. Newton đã chứng minh rằng màu trắng được tạo thành bởi tổ hợp của các màu khác. Newton đã chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng. Để thử lại xem có phải thủy tinh đã làm thay đổi ánh sáng trắng chiếu vào nó không, Newton đã làm thí nghiêm sau: Tách một chùm có màu xác định thu được trong thí nghiêm trên rồi cho chùm này đi qua lăng kính một lần nữa. Kết quả thí nghiệm cho thấy màu sắc của chùm tia sáng này không đổi.


Tóm lại: Thí nghiệm của Newton cho thấy : ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím)
 
T

thinhrost1

B. Bài tập :

Bài 1 : Giải thích hiện tượng sau :
Tại sao khi đi trên hoang mạc nóng, ta thường thấy hiện tượng ảo ảnh ?

Bài 2 : Tại sao khi nhìn những vật ở sau ngọn lửa ta thấy chúng có vẻ lung linh, không được rõ nét như đang múa điệu Ấn độ ? :D

Bài 3 : Hãy cho biết đường truyền của tia sáng trong 2 trường hợp sau :

• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng rượu và nước hòa lẫn.

• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng nước và dầu hỏa.
Giải thích tại sao trong mỗi trường hợp trên, em biết được đường truyền của tia sáng ?
Mình chém 2 câu ;))

Câu 1:

Nguyên nhân là do nhiệt độ ở sa mạc rất cao mà khả năng truyền nhiệt của không khí lại rất kém. Vào những lúc không có gió, nhiệt độ không khí trên cao và ở dưới mặt đất có sự chênh lệch lớn, khi Mặt Trời chiếu ánh sáng qua tầng không khí trên cao xuống dưới mặt đất thì vận tốc của ánh sáng có sự thay đổi. Ánh sáng chiếu xuống thông qua phản xạ và khúc xạ đã đem các hình ảnh núi, hồ nước, nhà cửa... từ nơi khác đến khiến những người đi trên sa mạc nhìn thấy ảo ảnh

Câu 2:

Xung quanh ngọn lửa có nhiệt độ rất lớn nên mật độ phân tử khí nhỏ hơn mật độ phân tử khí xung quanh ( chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn chiết suất môi trường xung quanh ) → ánh sáng sẽ bị gãy khúc khi qua lớp không khí đó . Độ nóng của ngọn lửa cũng thay đổi nên sự khúc xạ của ánh sáng cũng thay đổi nên mắt ta thấy vật đằng sau lung linh.
Nói chung là theo định luật truyền thẳng ánh sáng ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính nhưng khi ở chỗ đốt ngọn lửa thì dưới nóng trên lạnh nên không đồng tính, ánh sáng không đi theo đuờng thẳng nên tạo cho các vật sau ngọn lửa lung linh.
 
H

huy14112

Bài 3 : Hãy cho biết đường truyền của tia sáng trong 2 trường hợp sau :

• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng rượu và nước hòa lẫn.

• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng nước và dầu hỏa.
Giải thích tại sao trong mỗi trường hợp trên, em biết được đường truyền của tia sáng ?
Mình chém câu 3:
_Đường truyền ánh sáng trong 2 TH trên là:
• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng rượu và nước hòa lẫn : ánh sáng đi thẳng
• Khi chiếu tia sáng vào cốc đựng nước và dầu hỏa: ánh sáng không đi thẳng
_Cơ bản vì :
+Cốc đựng rượu và nước hòa lẫn nên đồng tính [TEX]\Rightarrow[/TEX]ánh sáng truyền thẳng .
+Cốc đựng nước và dầu hỏa không hòa lẫn(dầu hỏa nổi lên trên mặt nước) dẫn đến không đồng tính[TEX]\Rightarrow[/TEX] ánh sáng không truyền thẳng .
 
0

0872

Một bài trắc nghiệm nhé :)

Trong trường hợp nào ở hình vẽ sau, môi trường là trong suốt và đồng tính?

0071-bai2-ch1-lop7.gif


0072-bai2-ch1-lop7.gif


0073-bai2-ch1-lop7.gif


0074-bai2-ch1-lop7.gif


A. Hình c.
B. Hình d.
C. Hình b.
D. Hình a.
 
Last edited by a moderator:
D

dominhphuc

Đáp án là A hình c vì trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
 
B

buombinh8234

môi trường trong suốt là môi trường không có các loại hóa chất hay màu
môi trường đồng tính là môi trường có 1 nhiêt độ nhất định vd:ở trên cao nóng thì dưới mặt đất cũng nóng thì đó là môi trường đồng tính
 
0

0973573959thuy

Môi trường trong suốt là môi trường cho hầu hết ánh sáng đi qua hay là môi trường hầu như không hấp thụ ánh sáng chiếu tới nó. Môi trường đồng tính là môi trường mà các phân tử cấu tạo nên nó có cùng tính chất, đặc điểm, trạng thái như nhau.
 
M

me0kh0ang2000

Thêm một vài bài nhé! :)

Bài 1: Hãy tính thời gian cần thiết để ánh sáng đi từ trang sách tới mắt em. Biết khoảng cách để đọc sách tốt nhất là 25cm.


Bài 2: Sao thủy (một hành tinh trong hệ mặt trời) cách Mặt Trời 57,9 triệu km. Tính thời gian cần thiết để ánh sáng đi từ Mặt Trời tới sao Thủy (tính ra phút và giây).


Bài 3: Thử làm nhà khoa học viễn tưởng.

Em đang ở trong phòng trống, tối. Một bóng đèn đặt trước em và cách em 3m, tường ở đối diện với em và cách em 6m. Phải cần bao nhiêu thời gian để em nhận biết rằng tường đã được chiếu sáng. Biết trong đó ánh sáng truyền với vận tốc $30cm/s$
 
0

0872

Bài 1: Hãy tính thời gian cần thiết để ánh sáng đi từ trang sách tới mắt em. Biết khoảng cách để đọc sách tốt nhất là 25cm.

Vận tốc ánh sáng lan truyền trong không khí là [TEX]300000km/s[/TEX]

[TEX]25cm \to 0.00025km[/TEX]

Thời gian cần thiết để ánh sáng đi từ trang sách tới mắt em là:

[TEX]t= \frac{S}{v}=\frac{0.00025}{300000}\approx 0s[/TEX]

Vậy ngay lập tức chúng ta nhìn thấy trang sách :p
 
Last edited by a moderator:
D

dominhphuc

2.Vận tốc của ánh sáng là khoảng 18000000km/phút
Thời gian cần là: 57900000000 : 18000000=3216,66(phút)=3216 phút 39 giây
Vậy khoảng 3216 phút 39 giây
 
M

me0kh0ang2000

2.Vận tốc của ánh sáng là khoảng 18000000km/phút
Thời gian cần là: 57900000000 : 18000000=3216,66(phút)=3216 phút 39 giây
Vậy khoảng 3216 phút 39 giây

Theo mình là thế này:

Vận tốc của ánh sáng là $300000km/s$. Vậy, thời gian cần thiết để ánh sáng đi từ Mặt Trời tới sao Thủy là:

$\dfrac{57900000}{300000}=193(s)$ hay 3 phút 21 giây.
 
T

thinhrost1

Vận tốc chính xác nhất của ánh sáng trong môi trường chân không: 299 792 458m/s \Leftrightarrow
299 792,458 km/s

Khi thi HSG nên lấy số chính xác nhất để được điểm tối đa :)
 
Last edited by a moderator:
H

huy14112

Bài 3: Thử làm nhà khoa học viễn tưởng.

Em đang ở trong phòng trống, tối. Một bóng đèn đặt trước em và cách em 3m, tường ở đối diện với em và cách em 6m. Phải cần bao nhiêu thời gian để em nhận biết rằng tường đã được chiếu sáng. Biết trong đó ánh sáng truyền với vận tốc 30cm/s
Thế này nhé đơn giản thôi:
_Thứ nhất tính khoảng cách từ bóng đèn đến tường : 6m-3m=3m
Ta nhìn thấy bức tường khi bức tường được chiếu sáng và ánh sáng từ bức tường tới mắt ta.
Vậy ánh sáng đến mắt ta bằng tổn khoản cách từ bóng đèn đến bức tường và từ bức tường về mắt ta: 3m+6m=9m=900cm
Mà vận tốc của ánh sáng là 30cm /s
[TEX]\Rightarrow[/TEX]Thời gian để em nhận biết rằng tường đã được chiếu sáng là:
900:30=30(s)
Vậy tất cả là 30 s
 
0

0872

Đây là một bài trắc nghiệm của hocmai.vn, mọi người cùng làm nhé. Cũng rất đơn giản thôi :D
Trong thí nghiệm được bố trí như hình vẽ sau. Xê dịch tấm bìa thứ ba cho đến lúc mắt nhìn qua cả lỗ B và A thì thấy được dây tóc đèn pin phát sáng vì :
004-bai2-ch1-loq7.gif

Nhận xét nào trên đây là đầy đủ nhất.
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cả ba lỗ A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng.
B. Ba lỗ A, B, C trên ba tấn bìa không nằm trên một đường thẳng.
C. Ba lỗ A, B, C đều nằm trên một đường thẳng đi qua dây tóc bóng đèn và mắt người quan sát.
D. Lỗ C nằm trên đường thẳng nối A và B.
 
Top Bottom