[Vật Lí 7] Ôn tập hè

H

hoamattroi_3520725127

Không khí ở điều kiện bình thường; rượu etylic (cồn); lăng kính; ...
 
B

buombinh8234

chọn đáp án C vì khi xê dịch tấm thứ 3 đến lúc mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn 3 lổ đó cùng nằm trên 1 đường thẳng và yêu cầu mắt ta phải đặt đúng vị trí để ta thấy được dây tóc bóng đèn
 
B

buombinh8234

thêm: không khí ,nhựa trong, rượu; v.v...........................
 
Last edited by a moderator:
R

rocky576

Tại sao trong phòng tối ta nhìn thấy được khói? Không lẽ khói biết phát sáng? =))
Câu này chế phải không? Chứ trong phòng tối om làm sao thấy được cái gì hơn màn đêm ngày 30 chứ :D
Đáng lẽ câu hỏi sẽ là: Tại sao trong phòng tối có 1 tia sáng đi từ mái nhà xuyên qua làn khói tại sao lúc này ta mới thấy được khói đang chuyển động trong khi ta không thấy rõ điều đó trong căn phòng sáng (vẫn thấy chứ nhưng không rõ thôi).
 
V

vuivemoingay


khói ở thể khí , ánh sáng của đèn pin là màu cam vàng có bước sóng dài có thể xuyên qua khói dễ dàng nên có thể thấy vệt sáng xuyên qua khói (thứ tự bước sóng ánh sáng từ dài đến ngắn là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím - không chắc thứ tự cam, vang hay vàng-cam nữa :D)
 
Last edited by a moderator:
H

huy14112

Thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích
Ta nhìn thấy vệt sáng đó và ngộ nhận là vệt sáng chứ không phải là vệt sáng .
Thực chất nó là rất nhiều hạt bụi nhỏ (khói) được chiếu sáng .
Ta chỉ nhìn thấy chúng vì xung quanh chúng không có vật nào được chiếu sáng.
 
0

0872

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

A. Lý thuyết

I. Bóng tối – bóng nửa tối:

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

II. Nhật thực - nguyệt thực

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Bài tập


Chọn số và chữ thích hợp điền vào chỗ trống trên hình sau.

Mặt Trăng ở vị trí ............và người quan sát đứng ở phần ..............trên Trái Đất thì thấy có nguyệt thực.

014.gif


Câu trả lời của bạn:
A. 2 ; S.
B. 3 ; T.
C. 1 ; T.
D. 4 ; S.
 
D

dominhphuc

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

A. Lý thuyết

I. Bóng tối – bóng nửa tối:

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

II. Nhật thực - nguyệt thực

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Bài tập

Chọn C.1; T...............................................................
 
M

me0kh0ang2000

chọn đáp án D.4;S. mình chỉ suy luận vậy thôi không chắc lắm

Đáp án C mới đúng bạn nhé. Vì nguyệt thực xảy ra khi bóng của Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời, và làm mặt trăng tối đi.


%%- Có thể em chưa biết: Hiện tượng nguyệt thực.

Vào các đêm rằm Mặt Trăng hướng toàn bộ bề mặt được Mặt trời chiếu sáng của nó về phía Trái Đất, do đó Mặt trăng rất sáng và có màu vàng. Tuy nhiên thi thoảng ta vẫn thấy vào đêm rằm Mặt Trăng không có màu vàng mà là một đĩa tròn có màu đỏ sẫm. Đó là hiện tượng Nguyệt Thực.


1. Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực có thể diễn ra chỉ khi nó là trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt tTăng hoàn toàn thẳng hàng-chỉ lệch 1 tẹo cũng khiến nó thành nguyệt thực 1 phần hoặc ko có nguyệt thực.

Bởi vì quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất nằm lệch 1 tẹo so với quỹ đạo trái đất với mặt trời, sự thẳng hàng hoàn hảo để tạo ra nguyệt thực không phải lúc nào cũng có thể diễn ra khi trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần mất vài giờ trong suốt sự kiện. Nguyệt thực diễn ra như sau: Trái đất tạo nên 2 vùng bóng trên mặt trăng: vùng tối là bóng đen đặc. Vùng nửa tối là bóng bên ngoài tối 1 phần. Mặt trăng đi qua những bóng này theo từng bước. Bước đầu và cuối- khi mặt trăng nằm tỏng vùng nửa tối-không dễ nhìn thấy lắm, vì thế phần hay nhất của nguyệt thực là giữa sự kiện, khi mặt trăng nằm trong vùng tối hoàn toàn.




Nguyệt thực toàn phần là 1 sự kiện khá đặc biệt. Từ khi mặt trăng được tạo nên, cách đây khoảng 4.5 tỷ năm nó đã dịch ra xa trái đất (khoảng 4cm/năm) vị trí hiện tại là chuẩn : mặt trăng đang ở tại vị trí hoàn hảo để bóng trái đất phủ lên mặt trăng hoàn toàn. nhưng hiếm hoi. Từ nay đến hàng tỷ năm nữa cũng không có.

Mặt phẳng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời gọi là mặt phẳng Hoàng Đạo, còn mặt phẳng Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất gọi là mặt phẳng Bạch Đạo. Nếu Hoàng Đạo và Bạch Đạo trùng nhau thì tháng nào cũng có Nguyệt Thực (và Nhật Thực) song vì Hoàng Đạo và Bạch Đạo lệch nhau một góc khoảng 5 độ nên hiện tượng Nguyệt Thực (và cả Nhật Thực) ít diễn ra hơn nhiều.


Điểm D, B là nơi có thể xảy ra Nhật, Nguyệt thực.​

Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng giữ nguyên phương trong không gian nên Nguyệt Thực chỉ xảy ra khi tiết tuyến ( giao tuyến của Hoàng Đạo và Bạch Đạo ) trùng với đường thẳng nối tâm Mặt Trời – Trái Đất. Trên Bạch Đạo chỉ có hai vị trí thỏa mãn điều kiện này. Khi xung đối nếu trăng cách tiết điểm dưới 5 độ sẽ có Nguyệt Thực toàn phần. Nếu trăng cách tiết điểm từ 5 đến 11 độ sẽ có Nguyệt Thực một phần hoặc Nguyệt Thực nửa tối.

Thực tế do tiết điểm cũng di chuyển trên Hoàng Đạo nên số lần Nhật Nguyệt thực tối đa trong một năm là 7 (2 hoặc 3 Nguyệt Thực và 5 hoặc 4 Nhật Thực) và tối thiểu là 2 Nhật Thực và có thể không có Nguyệt Thực.

Nguyệt thực và Nhật thực là hệ quả của chuyện động tương đối giữa 3 thiên thể là Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Chu kỳ và tính chất chuyển động của 3 thiên thể trên đã được biết rõ nên ta có thể tính chính xác chu kỳ xảy ra Nhật Nguyệt thực và dự đoán các lần xuất hiện tiếp theo. Chu kỳ này gọi là chu kỳ Saros (tên nhà khoa học đã tính toán chu kỳ này đầu tiên), là bằng 6585,32 ngày. Trong mỗi chu kỳ Saros sẽ có 41 Nhật thực và 29 Nguyệt thực. Tuy Nhật Thực diễn ra nhiều hơn nhưng do khi xảy ra Nguyệt thực thì cả một nửa thế giới nằm trong bóng tối sẽ quan sát được nên ta sẽ thấy hay gặp Nguyệt thực hơn.



2. Mặt trăng máu.

Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ các bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ, có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ sẫm


total-lunar-eclipse-june-2011-namibia-reserve-tucker-1.jpg



3. Các loại Nguyệt thực.


Ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ để lại phía sau vùng bóng đen và vùng nửa tối.
Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối (như trường hợp 1 và 2 trong hình vẽ ) ta có Nguyệt thực nửa tối. Quan sát hiện tượng này ta chỉ thấy Mặt Trăng tối đi một chút so với bình thường.

Khi Mặt Trăng tiếp giáp với vùng bóng đen ta có Nguyệt thực một phần (trường hợp 3). Quan sát hiện tượng này ta sẽ thấy cung tròn của bóng Trái Đất hiện rõ trên Mặt Trăng. Chính nhờ hiện tượng này mà Aristos đã phát hiện ra Trái Đất có hình cầu.

Khi Mặt Trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta có Nguyệt thực toàn phần. Quan sát Mặt Trăng trong hiện tượng này ta thấy lần lượt xuất hiện tất cả các pha của các trường hợp trước. Đặc biệt hơn khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta sẽ thấy nó có màu đỏ sẫm. Tùy thuộc vào đường đi của Mặt Trăng trong vùng nửa tối mà thời gian quan sát được Nguyệt thực nhiều hay ít.

Nguồn: Google.
 
Last edited by a moderator:
0

0872

1. Trong thí nghiệm được mô tả như hình vẽ, thì vùng bóng tối là vùng nằm trong hình được giới hạn bởi :
001-bai3-ch1-lop7.gif

Chọn câu trả lời đúng.
A. S.IKMN.
B. IKMN.I'K'M'N'.
C. IKMN.
D. I'K'M'N'.

2.
001-bai3-ch1-lop7.gif

Trong hình trên, I'K'M'N' là gì?
 
B

buombinh8234

Chọn đáp án B là IKMN.I'K'M'N. Còn hình I'K'M'N' là bóng tối
 
Last edited by a moderator:
0

0872

Ban đêm, trong phòng tối dùng một bóng đèn điện dây tóc hay ngọn nến. Lấy hai tay ngoắc vào nhau đặt trong khoảng từ đèn đến tường sao cho nhìn thấy trên tường bóng đen hình con chim.
a/ Tại sao bóng 2 bài tay lại thành bóng con chim?
b/ Nếu thay dây tóc bằng bóng đèn ống dài có thấy rõ hình con chim nữa không? Vì sao?
 
M

megamanxza

Ban đêm, trong phòng tối dùng một bóng đèn điện dây tóc hay ngọn nến. Lấy hai tay ngoắc vào nhau đặt trong khoảng từ đèn đến tường sao cho nhìn thấy trên tường bóng đen hình con chim.
a/ Tại sao bóng 2 bài tay lại thành bóng con chim?
b/ Nếu thay dây tóc bằng bóng đèn ống dài có thấy rõ hình con chim nữa không? Vì sao?

Câu 1: tay ta như một màn chắn có hình con chim che khuất ánh sáng từ bóng đèn đến bức tường thành hình con chim! :khi (17):
Câu 2: thay bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn bóng dài thì không nhìn thấy rõ con chim nữa vì bóng đèn lớn hơn tay ta \Rightarrow hình ảnh sẽ khác hơn.


Không sử dụng ngôn ngữ teen bạn nhé!
Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
0

0872

Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

A. Lý thuyết

I. Gương phẳng:

- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật qua gương.

II. Định luật phản xạ ánh sáng:

- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.

B. Bài tập

Cho góc tới bằng [TEX]30^o[/TEX] . Giữ nguyên tia tới,quay gương cùng chiều kim đồng hồ một góc [TEX]40^o[/TEX] thì góc phản xạ bây giờ là bao nhiêu?
 
B

buombinh8234

Ta có $góc 30^0+40^0=70^0$mà$90^0-70^0=30^0$$\rightarrow\ \text{góc phản xạ sẽ bằng}\ 30^0$
($90^0$là góc tạo bởi tia tới nên ta sẽ lấy $90^0$ trừ đi góc tới và 1 góc của kim đồng hồ)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom