[Vật Lí 12] Mâu thuẫn của SGK về tia hồng ngoại

P

phuc1989

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bà con cho tui hỏi tia hông ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. Vậy nhiệt độ của vật bị nung nóng phải thỏa mãn điều kiện gì. Theo SGK trang 185 thì nó phát ra từ vật nóng sáng dưới 500C còn trước đó vài trang là trang 180 thì lại nói "Nguồn phát tia hông ngoại thường dùng là các bóng đèn dây tóc vôfram và nó có nhiệt độ vào khoảng 2000C
 
O

onlyloveone

Mọi vật thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi truờng đều bức xạ tia hồng ngoại, còn vật thể có nhiệt độ cao hơn 2000 độ C bức xạ tia tử ngoại.
 
Q

quoatnumberone89

onlyloveone said:
Mọi vật thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi truờng đều bức xạ tia hồng ngoại, còn vật thể có nhiệt độ cao hơn 2000 độ C bức xạ tia tử ngoại.
ko phải thế bạn phải lại sách giao khoa đi tất cả các vật đều có khả năng phát ra tia hồng ngoại. nguồn phát ra tia hồng ngoại thường dùng này vì nó giàu tia hông ngoại còn cái bảng y mình nghĩ là để phân loại các tia thôi
còn bạn cũng biết đấy mặt trời chả phát ra cả tia hồng ngoại lẫn tia tử ngoại là j đúng không
 
T

tyranytan

nhân đây tui có câu hỏi:
1 vật phát ra tia hồng ngoại khi:
A,t>0 độ C
B,t>0 độ K
C,lớn hơn t độ môi trường
D,<500 độ C
chả hiểu là chọn cái nào,theo tui là lớn hơn 0 độ C
 
O

onlyloveone

Trên lí thuyết, tất cả mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K (-273 độ C) đều bức xạ tia hồng ngoại, tuy nhiên trên thực tế để có thể bức xạ tia hồng ngoại thì nhiệt độ vật thể phải cao hơn nhiệt độ môi truờng.
 
O

onlyloveone

quoatnumberone89 said:
onlyloveone said:
Mọi vật thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi truờng đều bức xạ tia hồng ngoại, còn vật thể có nhiệt độ cao hơn 2000 độ C bức xạ tia tử ngoại.
ko phải thế bạn phải lại sách giao khoa đi tất cả các vật đều có khả năng phát ra tia hồng ngoại. nguồn phát ra tia hồng ngoại thường dùng này vì nó giàu tia hông ngoại còn cái bảng y mình nghĩ là để phân loại các tia thôi
còn bạn cũng biết đấy mặt trời chả phát ra cả tia hồng ngoại lẫn tia tử ngoại là j đúng không
Tớ nói có gì mâu thuẫn đâu nhỉ ? Cậu nói khó hiểu quá. Cậu bảo "không phải thế" tức là cái gì không phải thế ? Ý cậu là tớ phải xem lại SGK phần nào ?
 
H

hoanglyst

Re: Mâu thuẫn của SGK về tia hồng ngoại

phuc1989 said:
Bà con cho tui hỏi tia hông ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. Vậy nhiệt độ của vật bị nung nóng phải thỏa mãn điều kiện gì. Theo SGK trang 185 thì nó phát ra từ vật nóng sáng dưới 500C còn trước đó vài trang là trang 180 thì lại nói "Nguồn phát tia hông ngoại thường dùng là các bóng đèn dây tóc vôfram và nó có nhiệt độ vào khoảng 2000C
Theo tui học thì là 200 C đấy chứ nhỉ, lạ thật :(
 
Q

quoatnumberone89

hôm nọ tớ hỏi câu này rồi cô giáo tớ bảo là tất cả mọi vật đều có khả năng phát ra tia hồng ngoại nghĩa là không cớ j` pải cao hơn nhiệt độ môi trường còn câu hiểu sao thì tùy
 
D

duythanhhl

tyranytan said:
nhân đây tui có câu hỏi:
1 vật phát ra tia hồng ngoại khi:
A,t>0 độ C
B,t>0 độ K
C,lớn hơn t độ môi trường
D,<500 độ C
chả hiểu là chọn cái nào,theo tui là lớn hơn 0 độ C

ĐÁP ÁN LÀ A

CHÍNH XÁC ĐÓ BẠN
 
L

lucgiac

Nếu là tớ trả lời thì nguônf quái nào chả phát ra tia hồng ngoại, chỉ là phát ít hay nhiều thôi. Có công thức tính bức xạ lamda chủ yếu mà vật có nhiệt độ T phát ra: lamda x T = 2,898 mK. Nhưng nhớ đây là bước sóng chủ yếu chứ không phải là duy nhất. Vật phát ra tia tử ngoại hay gì gì vẫn phát ra tia hồng ngoại.
 
V

vipduongonline

công thức này có cho thấy T phải lớn hơn nhiệt độ môi trường đâu nhỉ.
 
C

crazyno1

Tui phản đối, đáp án là C, lớn hơn nhiệt độ môi trường
Câu này tui làm nhiều lần lắm rồi.
 
L

lucgiac

Phản đối thì lấy sách về đọc. Chẳng qua cái điều kiện vật có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ môi trường là điều kiện cần để các thiết bị nhìn thấy tia hồng ngoại. Chứ để vật phát ra thì thằng nào cũng phát ra cả. VD: Con người là vật phát ra tia hồng ngoại (cái này SGK cũng nói thì phaitr), vậy chẳng lẽ vào ngày nóng đột xuất thì người ta không bức xạ nhiệt à. Vậy chắc die.
 
V

vipduongonline

Vậy là đáp án B. Đếm lại có đến 3 hay 4 cái topic bàn về cái này và trong nhưng lần đó đáp án B đều thua đáp án C
 
O

onlyloveone

lucgiac said:
Phản đối thì lấy sách về đọc. Chẳng qua cái điều kiện vật có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ môi trường là điều kiện cần để các thiết bị nhìn thấy tia hồng ngoại. Chứ để vật phát ra thì thằng nào cũng phát ra cả. VD: Con người là vật phát ra tia hồng ngoại (cái này SGK cũng nói thì phaitr), vậy chẳng lẽ vào ngày nóng đột xuất thì người ta không bức xạ nhiệt à. Vậy chắc die.
Em không nghĩ thế bác ạ. Giả sử nhiệt độ môi trường là 40 độ C thì con người làm sao bức xạ nhiệt đựoc ? Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cơ mà ? Vậy nên ở sa mạc họ mới phải ăn mặc kín cổng cao tường thế chứ ?
 
L

lucgiac

Bạn nhầm rồi . Việc người đó mặc áo để cách nhiệt không có nghĩa là người đó ko bức xạ nhiệt. Ở trong vật lý, nhất là trong nhiệt học thì sự cân bằng bao giờ cũng là cân bằng động, VD như bạn có 2 vật cùng nhiệt độ để cạnh nhau thì chúng vẫn trao đổi nhiệt cho nhau, chỉ là sự trao đổi nó bằng nhau nên không vật nào bị thay đổi nhiệt độ. Kết luận cuối cùng . Vật cứ có nhiệt độ là có sự bức xạ nhiệt, bước sóng được bức xạ nhiều nhất tính theo công thức trên .
 
M

mutantx

Nói thế này thì tắt điện rùi còn ji nữa.........định bật bàn trưởng hả.......:D
 
Top Bottom