[Vật lí 12]LTĐH TRANG BỊ KIẾN THỨC MÙA THI 2014

M

minhmlml

Câu 13: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động có các phương trình : $x_1 = Acos(ωt + \pi/2)$ cm ; $x_2 = 5cos(ωt + φ)$cm. Phương trình dao động tổng hợp là $x = 5\sqrt{3} cos(ωt + \pi/3)$cm. Giá trị của A bằng
A. 5,0cm hoặc 2,5cm.
B. 2,5 3cm hoặc 2,5cm.
C. 5,0cm hoặc 10cm.
D. 2,5 3cm hoặc 10cm.
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Câu 13: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động có các phương trình : $x_1 = Acos(ωt + \pi/2)$ cm ; $x_2 = 5cos(ωt + φ)$cm. Phương trình dao động tổng hợp là $x = 5\sqrt{3} cos(ωt + \pi/3)$cm. Giá trị của A bằng
A. 5,0cm hoặc 2,5cm.
B. 2,5 3cm hoặc 2,5cm.
C. 5,0cm hoặc 10cm.
D. 2,5 3cm hoặc 10cm.

Có thể giải bài này bằng dựng hình.

picture.php


Đầu tiên, vẽ 1 tia theo phương thẳng đứng.

Vẽ 1 đoạn thẳng dài [TEX]5\sqrt[]{3} = 8,66 [/TEX] và có góc là 60 độ.

Từ đỉnh của đoạn thẳng, vẽ một đường tròn bán kính 5 cm cắt tia đứng tại 2 điểm.

Khoảng cách từ gốc đến 2 điểm đó chính là biên độ của pt dao động cần tìm.



Thực chất là phéo cộng vecto.
 
C

conech123

BÀI 4: Cho 2 vật dao động điều hoà với cùng biên độ A, với tần số lần lượt là 3 Hz và 6 Hz.Lúc đầu hai vật xuất phát đồng thời từ vị trí A/2 khoảng thơif gian ngắn nhất để hai vật có cùng một li độ là:
A. 1/35 s
B. 1/36 s
C. 1/27s
D. 1/40 s



Vì tần số vật này gấp đôi vật kia nên tốc độ đao động cũng gấp đôi, vật 1 quay được 1 góc a thì vật 2 quay được góc b = 2a.

picture.php


Đánh số các góc từ 1 tới 3. Từ hình ta nhận ra [TEX](2) = (3), (1)+(2) = 60^0[/TEX]

Ta có hệ sau:

[TEX]2.(2) = (1)[/TEX]
[TEX](1) + (2) = 60^0[/TEX]

Giải được [TEX](1) = 40^0, (2) = 20^0[/TEX]

[TEX]\Rightarrow a = 40^0[/TEX]

[TEX]\frac{a}{360} = \frac{t}{T} \Rightarrow t = \frac{40}{360}T = \frac{1}{27} [/TEX]

Mình luôn cố phát huy hết những ưu điểm của đường tròn vì nó trực quan hơn.
 
S

superlight


Tại sao lại không được hả bạn? Theo mình thì vật sẽ quét được những góc như nhau khi đi từ M1 đến M7 và M1 và M7 biên. Vậy sẽ có 6 góc bằng nhau và bằng $\dfrac{\pi }{6}$
$ \to \dfrac{T}{{12}} = 0,05s \to T = 0,6s$
Vậy li độ M2 là: $\dfrac{{A\sqrt 3 }}{2}$ (M1 là biên (+))
Dùng hệ thức độc lập thời gian
$ \to A = 12cm$
à thì ra là dùng góc quét,mình hiểu rồi ,cảm ơn bạn nhiều nha,hihi
 
S

superlight

Vì tần số vật này gấp đôi vật kia nên tốc độ đao động cũng gấp đôi, vật 1 quay được 1 góc a thì vật 2 quay được góc b = 2a.

picture.php


Đánh số các góc từ 1 tới 3. Từ hình ta nhận ra [TEX](2) = (3), (1)+(2) = 60^0[/TEX]

Ta có hệ sau:

[TEX]2.(2) = (1)[/TEX]
[TEX](1) + (2) = 60^0[/TEX]

Giải được [TEX](1) = 40^0, (2) = 20^0[/TEX]

[TEX]\Rightarrow a = 40^0[/TEX]

[TEX]\frac{a}{360} = \frac{t}{T} \Rightarrow t = \frac{40}{360}T = \frac{1}{27} [/TEX]

Mình luôn cố phát huy hết những ưu điểm của đường tròn vì nó trực quan hơn.
cách này mới đây nhỉ,hay quá,mình sẽ áp dụng cho các bài khác xem sao.
 
S

superlight

BÀI 10:Một sóng dừng trên dây có dạng $u=5\sqrt{2}sin(b.x)cos(2.\pi.t-\frac{\pi}{2})(mm)$ . Trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử M trên dây, x tính bằng cm là khoảng cách từ nút O của dây tới điểm M. Điểm trên dây dao động với biên độ bằng 5mm các nút sóng gần nhất 3cm. Vận tốc của điểm trên dây cách nút 6cm ở thời điểm t = 0,5s là?
sao ko ai giải bài này vậy?bạn nào cho t phương pháp giải dạng này đc ko?t cảm ơn nhiều:)
 
H

hangthuthu

Vì tần số vật này gấp đôi vật kia nên tốc độ đao động cũng gấp đôi, vật 1 quay được 1 góc a thì vật 2 quay được góc b = 2a.

picture.php


Đánh số các góc từ 1 tới 3. Từ hình ta nhận ra [TEX](2) = (3), (1)+(2) = 60^0[/TEX]

Ta có hệ sau:

[TEX]2.(2) = (1)[/TEX]
[TEX](1) + (2) = 60^0[/TEX]

Giải được [TEX](1) = 40^0, (2) = 20^0[/TEX]

[TEX]\Rightarrow a = 40^0[/TEX]

[TEX]\frac{a}{360} = \frac{t}{T} \Rightarrow t = \frac{40}{360}T = \frac{1}{27} [/TEX]

Mình luôn cố phát huy hết những ưu điểm của đường tròn vì nó trực quan hơn.
cá nhân mình thấy cách làm này khá hay đó,hehe,mọi người cùng vào đây chia sẻ những pp giải nhanh nhé,cảm ơn các bạn>-
 
H

hoangtramhoc11b3

BÀI 14 Hai nguồn sóng kết hợp A B cách nhau 16 cm dao động cùng pha C là điểm nằm trên đường dao động cực tiểu qua C và trung trực AB còn có một đường dao động cực đại Biết AC=17,2cm BC=13,6cm Hỏi số đường dao động cực đại trên AC là ..thank you...mà ai biết làm giải luôn bài 11 cho mình nhé
 
Last edited by a moderator:
S

superlight

BÀI 14 Hai nguồn sóng kết hợp A B cách nhau 16 cm dao động cùng pha C là điểm nằm trên đường dao động cực tiểu qua C và trung trực AB còn có một đường dao động cực đại Biết AC=17,2cm BC=13,6cm Hỏi số đường dao động cực đại trên AC là ..thank you...mà ai biết làm giải luôn bài 11 cho mình nhé

bài 14 t ra 5 đường cực đại,ko biết đúng ko .
 
C

conech123

sao ko ai giải bài này vậy?bạn nào cho t phương pháp giải dạng này đc ko?t cảm ơn nhiều:)
Nhìn vào thấy mệt mất rồi, ai còn hứng đâu mà giải @@.

Mình chỉ có thể nói định hướng, chứ mà gặp sóng thì mình xin chạy dài.

Muốn tìm vận tốc tại một điểm nào đó tại thời điểm nào đó, ta đạo hàm pt li độ theo thời gian. Sau đó chỉ cần thay tọa độ điểm và thời gian vào là được.

Bài này còn một khúc mắc, đó là sin(bx) ta chưa biết b.

Dữ kiện để tính b là câu này :"Điểm trên dây dao động với biên độ bằng 5mm cách nút sóng gần nhất 3cm".

Nhờ dữ kiện này ta tìm được [TEX]\lambda[/TEX].

Dựng đường tròn như hình.

picture.php


Ta tính được góc chắn ứng với đoạn 3 cm là [TEX]35^015'[/TEX]

[TEX]\lambda = \frac{360}{35^015'}*3 = 30,625 cm[/TEX]
 
H

hoangtramhoc11b3

bài 11 đáp án là 10 đường bài 14 đáp án là 8 đường đây là đáp án của thầy hùng mình ai biết làm bảo mình với hoặc có thể đáp án thầy hùng cho sai bạn ạ
 
H

hangthuthu

BÀI 14 Hai nguồn sóng kết hợp A B cách nhau 16 cm dao động cùng pha C là điểm nằm trên đường dao động cực tiểu qua C và trung trực AB còn có một đường dao động cực đại Biết AC=17,2cm BC=13,6cm Hỏi số đường dao động cực đại trên AC là ..thank you...mà ai biết làm giải luôn bài 11 cho mình nhé

Bài 14:
2 nguồn cùng pha nên trung trực là đg cực đại,giữa đường cực tiểu qua C và trung trực còn 1 đg cực đại nữa tức là cũng còn 1 đg cực tiểu nữa giữa C và trung trực, nên tại C là cực tiểu có k=1 (cực tiểu giữa C và trung trực là k=0)
$\Delta d_{C}=\lambda (k+\frac{1}{2})$
suy ra $\lambda =2,4 cm$
gọi M là 1 điểm bk trên AC,M là cực đại khi:
$\Delta d_{M}=k\lambda$
mà M thuộc AC nên CB-CA\leq $\Delta d_{M}$\leq AB
\Rightarrow -3,6\leq 2,4k\leq 16
\Rightarrow -1,5\leq k\leq 6,67
k=-1,0,1,...,6
vậy có 8 đg cực đại trên AC
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

Mình thấy bài này hay,các bạn làm chơi.

Mác vào đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được.Ở tần số f1=60Hz, hệ số công suất đạt cực đại [TEX]cos \varphi = 1[/TEX]. Ở tần số f2-120Hz, hệ số công suất nhận giá trị [TEX]cos \varphi = \frac{\sqrt{2}}{2}[/TEX]. Ở tần số f3=90Hz, hệ số công suất của mạch bằng bao nhiêu?

Mình làm được bằng 2 cách, nếu các bạn có cách ngắn thì đưa mọi người tham khảo nhé, nếu k được mình đưa cách làm cho :D
 
M

minhmlml

BÀI 15: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động $S_1$ và $S_2$ có phương trình là $u_1=u_2=4.cos(40.\pi.t)$ mm, tốc độ truyền sóng là 120cm/s. Gọi I là trung điểm của S1 và S2, hai điểm A, B nằm trên S1,S2 lần lượt cách I một khoảng 0,5cm và 2cm. Tại thời điểm t vận tốc tại điểm A là $12\sqrt{3}$ cm/s thì vận tốc dao động tại B có giá trị là
 
M

minhmlml

BÀI 16: Sóng dừng trên dây có bước sóng 30cm có biên độ ở bụng là 4cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ $2\sqrt{3}$ cm và các điểm nằm trong MN luôn dao động với biên độ lớn hơn $2\sqrt{3}$ cm. Tìm MN?
 
M

minhmlml

Câu 17: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz , dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s trên phương Oy . trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15cm . Cho biên độ a = 1cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là
A. 0
B. 2 cm
C. 1cm
D. - 1cm
 
C

conech123

Mình thấy bài này hay,các bạn làm chơi.

Mác vào đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được.Ở tần số f1=60Hz, hệ số công suất đạt cực đại [TEX]cos \varphi = 1[/TEX]. Ở tần số f2-120Hz, hệ số công suất nhận giá trị [TEX]cos \varphi = \frac{\sqrt{2}}{2}[/TEX]. Ở tần số f3=90Hz, hệ số công suất của mạch bằng bao nhiêu?

Mình làm được bằng 2 cách, nếu các bạn có cách ngắn thì đưa mọi người tham khảo nhé, nếu k được mình đưa cách làm cho :D

Giải không được á, chú xem nhẹ anh em trong này rồi ;))

Khi f = 60 Hz, đặt [TEX]Z_L = Z_C = Z_{60}[/TEX]

Tần số tăng 2 lần thì [TEX]Z_L[/TEX] tăng 2 và [TEX]Z_C[/TEX] giảm 2.

[TEX]cos\phi_2 = \frac{R}{\sqrt[]{R^2+(2Z_{60}-0.5.Z_{60})^2}} = \frac{R}{\sqrt[]{R^2 + 2,25Z_{60}^2}} = \frac{1}{\sqrt[]{2}}[/TEX]

Từ đó ta có [TEX]R^2 = 2,25Z_{60}^2 [/TEX]

Khi tần số tăng 1,5 lần thì [TEX]Z_L[/TEX] tăng 1,5 lần và [TEX]Z_C[/TEX] giảm 1,5 lần.

[TEX]cos\phi_3 = \frac{R}{\sqrt[]{R^2 + (1,5Z_{60} - \frac{2}{3}Z_{60})^2}} = \frac{R}{\sqrt[]{R^2+\frac{25}{36}Z_{60}^2}} = \frac{R}{\sqrt[]{R^2+\frac{25}{81}R^2}} = 0,874[/TEX]
 
Top Bottom