[vật lí 11-quang] giải thích giùm tớ cái!!!

P

pinkaka

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

có mấy cái này không hiểu, các đại ka giải thích giùm:
1, Thấu kính phân kì có luôn tạo chùm tia ló hội tụ?
2, Tại sao độ tụ cuả thấu kính càng lớn khi thấu kính càng cong?
mà theo tớ nghĩ: cong nhiều --> bán kính mặt cầu lớn----> [tex]D=\frac{1}{f}=(n-1)(\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2}) [/tex] ----> d phải càng nhỏ chứ nhở
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat

có mấy cái này không hiểu, các đại ka giải thích giùm:
1, Thấu kính phân kì có luôn tạo chùm tia ló hội tụ?
2, Tại sao độ tụ cuả thấu kính càng lớn khi thấu kính càng tăng?
mà theo tớ nghĩ: cong nhiều --> bán kính mặt cầu lớn----> [tex]D=\frac{1}{f}=(n-1)(\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2}) [/tex] ----> d phải càng nhỏ chứ nhở

1: Thấu kính phân kì thì làm sao mà luôn tạo chùm tia ló hội tụ được bạn, dù là vật thật hay vật ảo thì tia ló của nó lúc nào cũng phân kì

Câu 2 : Bạn hiểu sai rồi.

* Với THHT: Cong càng nhiều thì bán kính cũng càng nhỏ . Để thấy được điều đó bạn vẽ 2 đường tròn có bk # xem . Đường tròn bk lớn hơn thì cong ít hơn và ngược lại

* Với TKPK : Bán kính R lấy giá trị âm nên |R| càng lớn thì 1/R càng lớn >> Độ tụ D càng lớn . Tức nó ngược với TKHT
 
F

foreverofyou_yahoo

có mấy cái này không hiểu, các đại ka giải thích giùm:
1, Thấu kính phân kì có luôn tạo chùm tia ló hội tụ?
2, Tại sao độ tụ cuả thấu kính càng lớn khi thấu kính càng tăng?
mà theo tớ nghĩ: cong nhiều --> bán kính mặt cầu lớn----> [tex]D=\frac{1}{f}=(n-1)(\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2}) [/tex] ----> d phải càng nhỏ chứ nhở
bạn giải thích gần đúng rồi đó . Nhưng vướng mắc ở chỗ thấu kính càng cong thì R càng nhỏ nên D sẽ lớn mà !
 
P

pinkaka



1: Thấu kính phân kì thì làm sao mà luôn tạo chùm tia ló hội tụ được bạn, dù là vật thật hay vật ảo thì tia ló của nó lúc nào cũng phân kì

Câu 2 : Bạn hiểu sai rồi.

* Với THHT: Cong càng nhiều thì bán kính cũng càng nhỏ . Để thấy được điều đó bạn vẽ 2 đường tròn có bk # xem . Đường tròn bk lớn hơn thì cong ít hơn và ngược lại

* Với TKPK : Bán kính R lấy giá trị âm nên |R| càng lớn thì 1/R càng lớn >> Độ tụ D càng lớn . Tức nó ngược với TKHT
1,tớ nhầm, thấu kính hội tụ
2, tớ vẫn ko hiểu, sao con nhiều thì bán kính lại nhỏ, vẽ ra thì từ đâu đến đâu là bán kính, tớ ko học nâng cao, nhưng chỉ đọc thêm sách thôi, tớ ko biết xác định bán kính của nó đâu.
 
X

xilaxilo

1,tớ nhầm, thấu kính hội tụ
2, tớ vẫn ko hiểu, sao con nhiều thì bán kính lại nhỏ, vẽ ra thì từ đâu đến đâu là bán kính, tớ ko học nâng cao, nhưng chỉ đọc thêm sách thôi, tớ ko biết xác định bán kính của nó đâu.

độ cong dc xác định = cái j?

Xi nói wa cách xác định thấu kính vs cả mấy cái bán kính mặt cầu lun nè

cho 2 cái mặt cầu đó lại gần nhau

nếu 2 mặt cầu có 1 phần chồng lên nhau thì phần trùng nhau đó tạo thành thấu kính hội tụ. ng lại, nếu 2 mặt cầu ko ko chồng lên nhau thì sẽ tạo thành thấu kính phân kì
hình vẽ: 2 hình tròn cắt nhau (phần trùng nhau là hội tụ), ko cắt nhau (phần ở giữa 2 hình tròn là phân kì)

bán kính R1, r2 chính là bán kính của 2 hình tròn đó


:D:D:D

cứ hình dung như thế naz

độ cong là ntn Xi hok hỉu
 
P

pinkaka



cho 2 cái mặt cầu đó lại gần nhau

nếu 2 mặt cầu có 1 phần chồng lên nhau thì phần trùng nhau đó tạo thành thấu kính hội tụ. ng lại, nếu 2 mặt cầu ko ko chồng lên nhau thì sẽ tạo thành thấu kính phân kì
hình vẽ: 2 hình tròn cắt nhau (phần trùng nhau là hội tụ), ko cắt nhau (phần ở giữa 2 hình tròn là phân kì)

bán kính R1, r2 chính là bán kính của 2 hình tròn đó


:D:D:D

cứ hình dung như thế naz

độ cong là ntn Xi hok hỉu

Xi hok hiểu ý mình rồi, ý mình là độ cong của mặt cầu lớn tức là nó cong nhiều ấy, cong nhiều thì bán kính lớn ( cái BK tớ ko bit xác định kiểu gì) ----> vì sao D lại lớn
 
N

nhatanh000

cho mình hỏi cái này thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ cho ảnh như thế nào với vật , cách vẽ ảnh như thế nào ,độ lớn của nó, khi nào thì ảnh sẽ ngược chiều và khi nào thì cùng chiều với vật , những đặc điểm khác nhau khi cho ảnh của thấu kính hội tụ và phân kì
 
P

pinkaka

cho mình hỏi cái này thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ cho ảnh như thế nào với vật , cách vẽ ảnh như thế nào ,độ lớn của nó, khi nào thì ảnh sẽ ngược chiều và khi nào thì cùng chiều với vật , những đặc điểm khác nhau khi cho ảnh của thấu kính hội tụ và phân kì
cái này bạn về xem lại SGK có hết đó:)|:)|:)|:)|
TKPK luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật
TKHT có thể cho ảnh ảo ( khi điểm S nằm trong tiêu cự f)
cho ảnh thật nếu nó nằm ngoài khoảng f......
 
P

pk_ngocanh

Xi hok hiểu ý mình rồi, ý mình là độ cong của mặt cầu lớn tức là nó cong nhiều ấy, cong nhiều thì bán kính lớn ( cái BK tớ ko bit xác định kiểu gì) ----> vì sao D lại lớn
Cong càng nhiều bán kính cảng nhỏ chứ không phải càng lớn đâu bạn ạ , do R nhỏ nên 1/R lớn => D lớn thui !
nếu bạn không tin cong càng nhiều bán kính càng nhỏ thì hãy xem thế này nè :
- mặt phằng : bán kính = vô cùng ( R rất lớn )
- mặt cong : thấu kính có thể thấy dc bán kính
vật cong càng nhiều thì R càng nhỏ roi` ! :D :D
có gì sai mong bạn thông cảm nhé ! tớ gà Lý lắm , đặc biệt là Quang Hình :D

 
X

xilaxilo

Xi hok hiểu ý mình rồi, ý mình là độ cong của mặt cầu lớn tức là nó cong nhiều ấy, cong nhiều thì bán kính lớn ( cái BK tớ ko bit xác định kiểu gì) ----> vì sao D lại lớn

theo như pink cong nhìu >>> R lớn???

CT:
latex.php


R lớn >>> D nhỏ thì còn băn khoăn j nữa

BK là BK của 2 mặt cầu chớ còn j nữa?
 
X

xilaxilo

cho mình hỏi cái này thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ cho ảnh như thế nào với vật , cách vẽ ảnh như thế nào ,độ lớn của nó, khi nào thì ảnh sẽ ngược chiều và khi nào thì cùng chiều với vật , những đặc điểm khác nhau khi cho ảnh của thấu kính hội tụ và phân kì

có trg SGK mà

TKPK luôn cho ảnh ảnh cùng chiều bé hơn vật

TKHT:
cho ảnh thật ngược chiều vật khi vật nằm ngoài khoảng f
cho ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật khi vật nằm trong khoảng f

vẽ ảnh = cách tìm điểm mà tia khúc xạ (hoặc tia kéo dài) cắt nhau
 
T

tuyetnhung198

cái này bạn về xem lại SGK có hết đó:)|:)|:)|:)|
TKPK luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật
TKHT có thể cho ảnh ảo ( khi điểm S nằm trong tiêu cự f)
cho ảnh thật nếu nó nằm ngoài khoảng f......

Thế này là bạn sai rồi . Điều bạn nói chỉ đúng với vật thật thôi, còn nếu là vật ảo thì không thể như vậy được :):):)
 
T

tuyetnhung198

Nhân tiệ đây mình gốp vui vài câu mở đầu cho chương thấu kính

AB là 1 đoạn thẳng của 1 vật. , A'B' là ảnh của nó . Dùng pp vẽ hình học xác định quang tâm & tiêu điểm của thấu kính trong các trường hợp sau

1: AB // cùng chiều với A'B' và AB > A'B'

2: AB // ngược chiều với A'B' và AB > A'B'

3: AB không song song với A'B' và :

a) AB > A'B'

b) AB < A'B'

Mọi người thử làm xem :):)

 
P

pk_ngocanh

thử tí . Có gì sai thông cảm nhá . Tớ gà lắm!
xét vật vuông góc với trục chính
1: AB // cùng chiều với A'B' và AB > A'B'
thấu kính là thấu kính phân kì , luôn cho ảnh ảo ngược chiều nhỏ hơn vật
2: AB // ngược chiều với A'B' và AB > A'B'
thấu kính là thấu kính hội tụ , vật đặt ngoài khoảng 2f
3: AB không song song với A'B' và :

a) AB > A'B'

b) AB < A'B'
chắc là phần a là thấu kính phân kì , b là thấu kính hội tụ
_______________________
sau đây là 1 bài ban "cơ bản" làm lớp tớ chết đứng
cho thấu kính hội tụ có f = 15cm , 1 vật AB nhỏ cách thấu kính 35cm , giữa vật và thấu kính đặt bể nước (n = 4/3) dài 20cm( bể đặt sát vật)
xác định ảnh , tính chất của ảnh và độ phóng đại
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtumattrang

bài cơ bản nè

ta có sơ đồ tạo ảnh: [TEX]AB \rightarrow A_1B_1 \rightarrow \rightarrow A_2B_2[/TEX]
d bản mặt // d_1 TKHT d_1'
Độ dời ảnh từ AB đến [TEX]A_1B_1[/TEX] là
[TEX]\Delta = (1- \frac{n_{long}}{n_{kk}}) =20(1-\frac{3}{4}) = 5cm[/TEX]
và[TEX] AB=A_1B_1[/TEX] . VẬy ảnh [TEX]A_1B_1[/TEX] là vật đối với TKHT và cách vật là: [TEX]d_1= 35-5 = 30cm[/TEX]
[TEX]A_1B_1[/TEX] qua TKHT cho ảnh [TEX]A_2B_2[/TEX] nên ta lại có:
[TEX]d_1'= \frac{d_1.f}{d_1-f} = \frac{30.15}{30-15} = 30cm[/TEX]
VẬy ảnh cách TK 1 khoảng là: 30cm
Độ phóng đại của ảnh:[TEX] k=\frac{-d_1'}{d_1}= \frac{-30}{35}=\frac{-6}{7}[/TEX]
Kết luận: [TEX]A_2B_2 [/TEX]là ảnh thật, ngược chiều với AB và nhỏ hơn vật
 
Last edited by a moderator:
P

pinkaka


theo như pink cong nhìu >>> R lớn???

CT:
latex.php


R lớn >>> D nhỏ thì còn băn khoăn j nữa

BK là BK của 2 mặt cầu chớ còn j nữa?
hic! Xi chưa xem câu hỏi của Pink à, tức là thấu kính càng cong thì độ tụ càng lớn mà
bạn nào biết cách xác định độ công của thấu kính (R) í -----> chỉ giáo giúp
Bác DAT nói thế, mình vẫn chưa hiểu vì có biết R xác định kiểu gì đâu
 
Q

quynhdihoc

giờ bạn vẽ 2 đường tròn có bán kính khác nhau ra xem nhé, rồi vẽ 2 góc trog 2 đường tròn , 2 góc này có số đo bằng nhau nhé oki ;)
Xogn roài bạn so sánh 2 cung đó xem cung nào cong hơn ;)
Bạn có thấy j không ?
Cung nào càng cong thì sẽ có bán kính nhỏ, và ngược lại, được không bạn ?
 
V

vunguyenhoangduy

hic! Xi chưa xem câu hỏi của Pink à, tức là thấu kính càng cong thì độ tụ càng lớn mà
bạn nào biết cách xác định độ công của thấu kính (R) í -----> chỉ giáo giúp
Bác DAT nói thế, mình vẫn chưa hiểu vì có biết R xác định kiểu gì đâu

ở đâu có đường tròn ở đó có bán kính, tìm đường tròn mà xác định bán kính
 
Top Bottom