[Vật lí] 10 vạn câu hỏi vì sao.

  • Thread starter anhtrangcotich
  • Ngày gửi
  • Replies 116
  • Views 31,386

A

anhtrangcotich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Lời ngỏ:
Vật lí là một môn khoa học quan trọng, có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của loài người. Các định luật vật lí không chỉ giúp con người giải các bài toán liên quan đến kĩ thuật mà còn được dùng để lý giải các hiện tượng tự nhiên.

Hãy thử dùng kiến thức vật lí vốn có của bạn để trả lời những câu hỏi vì sao xung quanh mình!
* Một số lưu ý nhỏ trước khi post bài:

- Có hai hình thức tham gia pic: đặt câu hỏi hoặc post bài trả lời câu hỏi.
Về phần đặt câu hỏi:

  • Là những câu hỏi "vì sao...?"
  • Yêu cầu ít nhiều phải liên quan đến vật lí.
  • Khuyến khích đa dạng hóa các hình thức như hỏi bằng hình ảnh, video.
Về phần bài viết trả lời:

  • Yêu cầu người post cần có tinh thần đóng góp. Nếu ai post bài với mục đích chính là tăng số lượng bài viết thì không nên post.
  • Chỉ trả lời xoay quanh câu hỏi.
  • Nếu là bài viết sưu tầm, phải ghi rõ nguồn.
- Chúng ta sẽ cùng tạo ra một topic "sạch", nếu ai cố tình vi phạm sẽ bị ban thẻ đỏ.
 
T

thangprodk1997

Anh trăng em xin cái tem nào :khi (105)::khi (105):!!
1
Một thí nghiệm vui nè: Người ta đun một bình thủy tinh có chứa [TEX]\frac{1}{3}[/TEX] thể tích nước sôi, sau đó đậy chặt nút bình là úp ngược lại. Nếu lúc này đổ lên một ít nước lạnh thì nước trong bình lại sôi một lần nữa. Không phải là nóng mà là lạnh gây ra sự sôi??? Hãy giải thích nghịch lý này!!!!!
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Khà khà.

Thực chất không phải lúc nào nước cũng sôi ở 100 độ C.

Nước sôi ở 100 độ C phải là nước tinh khiết, ở áp suất 1atm. Nếu áp suất giảm thì nhiệt độ sôi của nước sẽ < 100 độ C, ngược lại áp suất lớn hơn thì 100 độ C nước vẫn chưa sôi.

Khi ta đậy kín nắp bình thủy tinh trên thì không khí trong đó chứa đầy hơi nước. Ta rót nước lạnh lên, hơi nước lập tức ngưng tụ làm áp suất trong bình giảm mạnh.

Với áp suất như thế, nước ở 95 hay 90 độ C vẫn có thể sôi.
 
T

thangprodk1997

Gru` a không để mem trả lời để em kím thanks à :khi (146)::khi (146)::khi (146):
Típ chiu nè : 2
Điều kiện của sự truyền nhiệt là chỉ thực hiện từ một vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. Nhưng một chậu nước để trong phòng có nhiệt độ bằng với nhiệt độ không khí xung
quanh lại cứ bay hơi mặc dù không nhận được nhiệt truyền từ không khí. Hãy giải thích điều đó
p/s: em sắp hết vốn ràu:khi (125): a để mem giải đi k anh giải nhanh lắm em kím đề không kịp:khi (17):
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Thanks cho một dấu này! b-(

Cắm nhiệt kế vào trong thau nước, ta thấy nhiệt độ của thau nước bằng nhiệt độ phòng. Đó là nhiệt độ trung bình thôi, chứ xét một cách vi mô, trong các phân tử nước, có những phân tử có động năng lớn, cũng có những phân tử động năng nhỏ.

Các phân tử có động năng lớn sẽ bứt ra khỏi mạng liên kết và thành phân tử tự do, bay ra ngoài không khí tạo ra sự bay hơi.

Các phân tử nước có động năng bé cũng có thể được cung cấp năng lượng thông qua va chạm với các phân tử không khí. Do đó, nếu để chậu nước lâu trong phòng nó cũng có thể bay hơi đến cạn.
 
C

conan193

Nhìn vào thấy toàn mod - uy lực quá ạ, mem ai dám vô?

Thôi ta thay mặt mem, cho bài này:
3


Một miếng nhôm ở [TEX]1^oC [/TEX]và 1 miếng ở[TEX] 500^oC[/TEX] thì miếng nào có khối lượng lớn hơn

( giả sử nhiệt độ nóng chảy của nhôm lớn hơn [TEX]500^oC[/TEX] )
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Đây là topic bàn về các câu hỏi vì sao cơ mà.

Miếng nhôm nào có nhiều nguyên tử cấu tạo hơn thì sẽ có khối lượng lớn hơn.

Nếu xuất phát điểm là hai miếng nhôm giống hệt nhau, một miếng giảm nhiệt độ xuống 1 độ, một miếng tăng lên 500 độ C thì khối lượng của chúng vẫn bằng nhau thôi.


Câu hỏi 4: Vì sao ở xứ lạnh, nhiệt độ dưới 0 độ C khiến mặt hồ đóng băng, mà cá vẫn sống được?
 
Last edited by a moderator:
T

thangprodk1997

Hự. Không đc thanks lại bị ăn đạn mới đau chớ bớ mọi nguời ơi:khi (137)::khi (137):
Em giải thích thế này nè:Tại một điểm nhiệt độ nào đó, các phân tử chất lỏng có một vân tốc trung bình xác định. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển động hỗn loạn, một số phân tử có vận tốc trung bình lớn hơn. Khi nămg gần mặt thoáng, chúng có thể vượt qua sức hút của các phân tử khác bay thoát khoải chất lỏng. Khi đó vận tốc trung bình của các phân tử chất lỏng bị giảm đi, kết quả là nhiệt độ của chất lỏng trong chậu giảm theo xuất hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí chung quang và chất lỏng trong chậu, không khí xung quanh có nhiệt đọ cao hơn. Lúc đó xảy ra sự truyền nhiệt từ không khí vào nươc và duy trì sự bay hơi của chất lỏng.
=> Em giải thích cũng như anh nhưng mà chặt chẽ hơn. HEHE. Ai thấy đúng thanks phát coi
 
M

mystory

Em cũng có câu hỏi :))
câu 5:Vì sao âm thanh mình nghe từ giọng nói của chính mình khác với âm thanh giọng nói đó nhưng thu âm trong 1 thiết bị thu âm nào đó??? :khi (2):
 
Last edited by a moderator:
T

thangprodk1997

Em chém anh trăng nè :M38::M38:
Điều đó là do tính chất đặc biệt của nước:
Từ 4->0 độ C thì thể tích của nước tăng
Từ 0-> 4 độ C thì thể tích của nước lại giảm
Vì vậy nước ở 4 độ C có khối lượng riêng lớn nhất. Thế nên khi mặt nước đóng băng thì nước ở đáy hồ vẫn là 4 độ C. Do đó cá vẫn có thể sống và người vẫn còn cái ăn qua đông:khi (75):
 
A

anhtrangcotich

Câu của mys:

Nguyên lí của thiết bị thu âm là: âm làm cho màn rung dao động. Màn dao động làm dòng điện thay đổi theo. Như vậy tín hiệu âm đã chuyển thành tín hiệu điện.

Tín hiệu điện này khi phát ra loa sẽ làm màn dao động, gây ra âm thanh.

Về tần số thì có thể âm từ máy ghi âm và âm của người giống nhau, nhưng do âm của người là do dây thanh quản rung mà phát ra, còn âm của máy lại do màn rung phát ra. Nó giống như âm phát ra từ hai loại nhạc cụ khác nhau vậy.

Khác ở đây là khác về âm sắc.
 
N

nicelife

còn em thì lại nghĩ khác
phải giải thích cho liên quan đến âm học lớp 9 chứ
khi người nói âm thanh sẽ chuyền đến tai theo 2 đường, đó là đường không (không khí) và đường bộ (sương sọ của mỗi người) và vận tốc truyền âm trong chất rắn nhanh hơn trong chất khí
còn khi một người nói vào máy ghi âm thì âm thanh chuyển đến máy theo đường không
chính vì vậy khi ta nghe thì có sự khác nhau
bổ sung thêm: còn khi người khác nghe thì thấy bình thuờng
 
M

mystory

Cả 2 câu trả lời trên gộp lại là hoàn toàn chính xác :khi (189):
Câu tiếp theo nhé

câu 6Tàu ngầm lặn với mọi độ sâu ở đại dương, nhưng khí cầu chỉ đạt được ở độ cao nhất định. tại sao? (í nhầm Vì sao?)
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Tàu ngầm lặn được ở mọi độ sâu vì xuống sâu, tuy áp lực nước có tăng, nhưng trọng lượng riêng của nước tăng không đáng kể. Trọng lượng riêng của tàu ngầm luôn lớn hơn trọng lượng riêng của nước.

Còn đối với kinh khí cầu, càng lên cao thì không khí càng loãng, trọng lượng riêng của không khí giảm. Kinh khí cầu không thể cứ lên mãi vì trọng lượng riêng của khí nóng trong kinh khí cầu không nhỏ hơn trọng lượng riêng của tầng khí trên đó được.
 
P

pyn.gianganh

câu 7:
Mùa thu năm 1912, chiếc tàu biển "Olympic", một trong những chiếc tàu biển lớn nhất thế giới thời bấy giờ đã gặp một tai nạn như sau: Chiếc tàu "Olympic" đang chạy trên mặt biển và đồng thời cách nó trừng 100 mét, chiếc thiết giáp hạm "Haukơ" nhỏ hơn nó nhiều, cũng đang lai đi hầu như song song với nó. Khi hai con tàu đi đến một vị trí thì xảy ra một chuyện hết sức bất ngờ: chiếc tàu nhỏ hầu như phục tùng một lực vô hình nào đó, quay đầu về phía con tàu lớn rồi cưỡng lại tay lái, hầu như lao thẳng vào con tàu lớn. Kết quả là hai tàu húc mạnh vào nhau, Mũi tàu "Haukơ" đâm ngang vào tàu "Ôlympic" mạnh đến nỗi sườn tàu "Ôlympic" bị thủng một miếng to tướng. Vì sao hay tàu biển này lại "hút nhau"? Mọi người hãy giải thích giúp mình nhé.
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Mùa thu năm 1912, chiếc tàu biển "Olympic", một trong những chiếc tàu biển lớn nhất thế giới thời bấy giờ đã gặp một tai nạn như sau: Chiếc tàu "Olympic" đang chạy trên mặt biển và đồng thời cách nó trừng 100 mét, chiếc thiết giáp hạm "Haukơ" nhỏ hơn nó nhiều, cũng đang lai đi hầu như song song với nó. Khi hai con tàu đi đến một vị trí thì xảy ra một chuyện hết sức bất ngờ: chiếc tàu nhỏ hầu như phục tùng một lực vô hình nào đó, quay đầu về phía con tàu lớn rồi cưỡng lại tay lái, hầu như lao thẳng vào con tàu lớn. Kết quả là hai tàu húc mạnh vào nhau, Mũi tàu "Haukơ" đâm ngang vào tàu "Ôlympic" mạnh đến nỗi sườn tàu "Ôlympic" bị thủng một miếng to tướng. Vì sao hay tàu biển này lại "hút nhau"? Mọi người hãy giải thích giúp mình nhé.

Khi tàu chạy, chân vịt sẽ tạo ra 1 xoáy nước, tàu càng lớn và càng chạy nhanh thì xoáy này càng mạnh

Tàu Hauko do chạy quá gần nên bị cuốn vào xoáy nước này và đã đâm vào tàu Olimic
 
A

anhtrangcotich

Câu hỏi này liên quan tới định luật bec-nui-li sẽ được học ở lớp 10.

Khi hai tàu chạy song song và sát nhau, khoảng không gian giữa hai tàu trở thành một ke hẹp. Dòng nước lưu thông trong khe hẹp này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng nước xung quanh.

Mà vận tốc càng lớn thì áp suất của nó càng giảm. Do áp suất bên trong bé hơn bên ngoài nên sẽ hình thành một áp lực đẩy hai tàu vào nhau.
 
T

thangprodk1997

câu 8
Ây da. Nhanh quá nhen, em cũng tiếp một câu nè (dễ nha ) :khi (189):
Trong thời kỳ chiến tranh đế quốc, một phi công người Pháp gặp phải một trường hợp kỳ lạ. Khi đang bay ở độ cao 2 km, anh nhận thấy ở gần ngay trước mặt có một vật nhỏ đang chuyển động. Ngỡ là con côn trùng nào đó, anh đưa tay tóm lấy, và xiết bao kinh ngạc khi thấy trong tay là... một viên đạn của quân Đức! Phải chăng anh là siêu nhân:khi (173): Hãy giải thích điều đó
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Máy bay đang bay cùng chiều và có vận tốc xấp xỉ vận tốc của viên đạn, do đó mà đối với phi công, viên đạn đừng yên.

Ngày xưa người ta bắt được tên cũng dựa theo nguyên lí này.
 
T

thangprodk1997

:khi (189): yayyyy!! Anh trả lời mới được một phần thôi. Tại vì thời đó máy bay có vận tốc chưa cao và không có máy bay nào có vận tốc sánh ngang với 1 viên đạn khi bắn ra cả anh à
 
Top Bottom