[Vật lí 10] Trên đường hành quân xa.

G

girltoanpro1995

Thế tại sao các khu vực gió lớn khác không bị mà chỉ có ở sa mạc?

Gió trên sa mạc thổi mạnh hơn so với những khu vực khác. Ở đây ít cây cối, vật chắn.
Thực nghiệm: ra chỗ 1 bãi cỏ rộng thấy mát hơn giữa rừng cây.

Chướng ngại vật tiếp theo mà họ phải vượt là những dãy núi trùng trùng. Theo lệnh của người chỉ huy, khi leo núi, mọi người phải tránh leo những nơi có nhiều sỏi. Vì sao phải như vậy?
__________________

Chả lẽ sợ trượt té à?
 
9

9xletinh

hòn sỏi nó tròn ! nó giống như bi vậy => ai xem tom vs rerry thì bik
thế lên chỗ có sỏi dễ bị trượt
_________________________________________________
 
A

anhtrangcotich

Thế tại sao đi trên những vật hình tròn lại dễ bị trượt? (Chuyển sang hỏi xoáy đáp xoay ;)) ).
 
H

hoang_tu_thien_than198

Chắc tại mấy hòn sỏi này có lực ma sát kém
Không có độ bám dính nên không leo
 
A

anhtrangcotich

Sỏi cùng tính chất như đá, tại sao sỏi ma sát kém còn bề mặt đá thì ma sát lớn, độ bám dính cao?
 
A

anhtrangcotich

Thôi, anh bó tay ;)) Không bắt bẻ được nữa. Nhưng vấn đề ở đây không phải là trơn hay nhẵn.

Như ai cũng biết, muốn đi không bị trượt thì phải nhờ ma sát nghỉ.

Hòn sỏi tròn, nhỏ nên nó sẽ biến ma sát nghỉ thành sát lăn. Ma sát lăn rất bé, đi lên đó dễ bị trượt.



Tiếp.

Lên đến đỉnh núi, mọi người đều mệt rã rời, họ quyết định dừng lại để nghỉ ngơi và nấu ăn. Nhưng sao nấu mãi mà cơm không chịu chín :-/
 
B

binbon249

Lên đến đỉnh núi, mọi người đều mệt rã rời, họ quyết định dừng lại để nghỉ ngơi và nấu ăn. Nhưng sao nấu mãi mà cơm không chịu chín

Trên đó lạnh... nên nhiệt của bếp sẽ truyền ra không khí chứ ko truyền vào xoong.. bởi vì không khí lạnh hơn xoong :D
 
C

conan193

Thôi, anh bó tay ;)) Không bắt bẻ được nữa. Nhưng vấn đề ở đây không phải là trơn hay nhẵn.

Như ai cũng biết, muốn đi không bị trượt thì phải nhờ ma sát nghỉ.

Hòn sỏi tròn, nhỏ nên nó sẽ biến ma sát nghỉ thành sát lăn. Ma sát lăn rất bé, đi lên đó dễ bị trượt.



Tiếp.

Lên đến đỉnh núi, mọi người đều mệt rã rời, họ quyết định dừng lại để nghỉ ngơi và nấu ăn. Nhưng sao nấu mãi mà cơm không chịu chín :-/

Là do áp suất. Càng lên cao áp suất càng giảm, mà áp suất giảm thì nước sẽ sôi ở nhiệt

độ thấp hơn 100^oC => thức ăn không thể chín. Muốn nấu cái này thì phải dùng nồi áp

suất.
 
A

anhtrangcotich

Ờ, đúng =.=

Ngày hôm đó, cả đội đóng quân trong rừng. Một anh lính đi lấy nước ở một con suối cách đó rất xa, không ngờ đụng độ một tên giặc.

Anh lính nấp sau một tảng đá ở sườn núi rút khẩu AK ra. Thằng giặc trốn sau gốc cây dưới chân núi, lôi khẩu RBD. Hai bên đấu súng kịch liệt, được một lúc thì cả hai khẩu súng đều hết đạn. :mad:

Anh lính bèn nhặt đá ném xuống.

Thằng giặc cũng nhặt đá ném lên.

Hai bên gunny một lát thì cùng dính đòn .8-}

Anh lính bị trúng đầu, nhưng chỉ bị trầy nhẹ [-X, còn thằng giặc cũng bị trúng đầu nhưng lăn quay ra bất tỉnh @@

Hỏi tại sao lại như vậy :-/, biết vận tốc ném và khối lượng viên đá hai bên là như nhau.
 
H

hoang_tu_thien_than198

Chắc là do lực của viên đá được anh lính ném + trọng lực thì càng mạnh thêm
Còn lực của tên giặc ném viên đá trừ trọng lực nên lại càng giảm
Kiểu như 2 người ở trên cao ném xuống và ở dưới ném lên, nếu lực bằng nhau thì người ở dưới chỉ có chết
:D
 
A

anhtrangcotich

Đó cũng là một yếu tố ;)) Nhưng mà viên đá chỉ nặng không tới 1kg. Nếu mà tăng thêm hay giảm đi 10N thì cũng không ảnh hưởng mấy.
 
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Rất sát đáp án ;)) Tuy nhiên anh sẽ nói rõ hơn thế này:


- Càng lên cao thì vận tốc của vật bị ném xiên càng giảm. Tuy tên địch ném trúng, nhưng khi viên đá chạm vào anh lính thì vận tốc của nó không còn đủ để gây sát thương nữa.
- Anh lính ném viên đá với vận tốc [TEX]v[/TEX], khi chạm tên địch thì viên đá có vận tốc lớn hơn [TEX]v[/TEX] (có thể gấp [TEX]\sqrt[]{2}[/TEX] lần hoặc hơn).

Mà công thức xung lực khi va chạm là [TEX]F = m.\Delta v[/TEX] ở đây có thể xem [TEX]\Delta v = v[/TEX].

Nếu là tên địch, thì chúng ta nên ném với góc càng nhỏ càng tốt, vì vận tốc theo phương ngang không bị ảnh hưởng bởi độ cao.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Trận chiến đầu tiên.

976987a1ac054cde3db79d67365d78c0_35827494.u5.jpg


Đội quân của chúng ta nhận được lệnh chi viện gấp cho một trung đoàn bộ binh sắp đánh nhau với giặc.

Biết gặc ở A, hành quân với tốc độ 40 km/h, trung đoàn bộ binh của ta ở B hành quân với tốc độ 30 km/h. Cả hai tiến về phía nhau.

Đội của chúng ta đang ở C, cách trung điểm AB 30 Km, hỏi phải hành quân theo hướng nào, với vận tốc bao nhiêu để có thể hợp lực với trung đoàn bộ binh?
 
C

conan193

976987a1ac054cde3db79d67365d78c0_35827494.u5.jpg


Đội quân của chúng ta nhận được lệnh chi viện gấp cho một trung đoàn bộ binh sắp đánh nhau với giặc.

Biết gặc ở A, hành quân với tốc độ 40 km/h, trung đoàn bộ binh của ta ở B hành quân với tốc độ 30 km/h. Cả hai tiến về phía nhau.

Đội của chúng ta đang ở C, cách trung điểm AB 30 Km, hỏi phải hành quân theo hướng nào, với vận tốc bao nhiêu để có thể hợp lực với trung đoàn bộ binh?

thời gian giặc và binh đoàn đi gặp nhau là

[TEX]t=\frac{S_1+S_2}{v_1+v_2}=\frac{50+50}{30+40}= \frac{10}{7} (h)[/TEX]

khoảng cách[TEX] ED[/TEX] là:

[TEX]ED=t.v_1-s_1=\frac{10}{7}.40-50=\frac{50}{7} (km)[/TEX]

Khỏng cách [TEX]DC[/TEX] là:

[TEX]DC=\sqrt[]{ED^2+EC^2}=\sqrt[]{(\frac{30}{7}^2+30^2}[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]\frac{10.\sqrt[]{466}}{7} (km)[/TEX]

Vậy vận tốc ta phải đi là

[TEX]v'=\frac{DC}{t}=\frac{10.\sqrt[]{466}}{7.\frac{10}{7}}=\sqrt[]{466} (km/h)[/TEX]


5a9bd97baad13becfc5f77fcbf915132_35830012.976987a1ac054cde3db79d67365d78c0.700x0.jpg

[TEX]E[/TEX] là trung điểm đoạn[TEX] AB[/TEX]

[TEX]D[/TEX] là nơi gặp nhau của ta và địch
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Vì phải chi viện cho trung đoàn bộ binh nên trung đội của chúng ta đến nơi hội quân muộn hơn các trung đoàn khác. Bộ chỉ huy bèn cử 3 chiếc xe bọc thép đến đón.
Tuy nhiên, giữa đường thì hai chiếc trúng bom nổ chậm của địch, bị cháy, hai đồng chí lái xe hi sinh :(( Chỉ còn 1 chiếc làm nhiệm vụ.

Nơi trung đội đang ở cách vị trí hội quân A 60 Km. Vận tốc xe chạy là 30 km/h (đường rừng núi =.=). Vận tốc đi bộ là 6 km/h.
Mỗi lần, xe chở được 5 người đến A rồi quay lại, chở 5 người khác. Số chưa lên xe vẫn tiếp tục đi bộ. Hỏi khi anh lính đi bộ cuối cùng đến được A thì xe đã đi được tổng quãng đường bằng bao nhiêu?
 
C

conan193

Vì phải chi viện cho trung đoàn bộ binh nên trung đội của chúng ta đến nơi hội quân muộn hơn các trung đoàn khác. Bộ chỉ huy bèn cử 3 chiếc xe bọc thép đến đón.
Tuy nhiên, giữa đường thì hai chiếc trúng bom nổ chậm của địch, bị cháy, hai đồng chí lái xe hi sinh :(( Chỉ còn 1 chiếc làm nhiệm vụ.

Nơi trung đội đang ở cách vị trí hội quân A 60 Km. Vận tốc xe chạy là 30 km/h (đường rừng núi =.=). Vận tốc đi bộ là 6 km/h.
Mỗi lần, xe chở được 5 người đến A rồi quay lại, chở 5 người khác. Số chưa lên xe vẫn tiếp tục đi bộ. Hỏi khi anh lính đi bộ cuối cùng đến được A thì xe đã đi được tổng quãng đường bằng bao nhiêu?

Thời gian anh lính đi hết quãng đường là:

[TEX]t=\frac{S}{v}=\frac{60}{6}=10 (h)[/TEX]

Quãng dường mà xe A đi được là:

[TEX]S'=t.v'=10.30=300(km)[/TEX]

 
Top Bottom