[Vật lí 10] Trên đường hành quân xa.

A

anhtrangcotich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Topic này là một trò chơi nho nhỏ để giải trí thôi. Mọi người đừng post câu hỏi của mình vào đây nhé. Anh sẽ xóa không thương tiếc đó :|

- Một đơn vị bộ đội nhận được lệnh tức tốc hành quân đánh giặc. Ngày thứ nhất, họ đi qua một vùng cồn cát rộng lớn, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt. Ban ngày, nhiệt độ lên đến 39 độ. Ban đêm nhiệt độ chỉ xuống còn 23, 24 độ làm cho mọi người phát bệnh.

Hỏi: Tại sao vùng cồn cát, sa mạc lại có sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn như vậy?
 
T

trangc1

Do nới đơn vị bộ đội đi qua chỉ toàn cát và đá , bụi , xương rồng mà ít có loài thục vật khác. Đá và cát hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt tốt và nhanh c.Ban ngày do ở đây hầu như ko có mây nên ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống --> cát đá liên tục nóng lên và tỏa nhiệt ra xung quanh.Về ban đêm, vì đặc tính giữ nhiệt kém sa mạc mất dần nhiệt độ và trở lên lạnhNgoài ra một phần do sự chênh lệch khí áp ban đêm, ở sa mạc liên tục có gió mạnh và bầu trời thường quang mây cũng góp phần làm sa mạc thêm lạnh so với ban ngày
-------------------->một nhân khác là : bị quân địch tập kích ;)) bố trí địa hình khắc nghiệt sẵn ----tạo mt gây bệnh ;))
 
A

anhtrangcotich

Hic, xử nhanh quá.

Tiếp nè.

Cả đoàn xếp thành hàng đi xuôi theo chiều gió. Người chỉ huy đi đầu, hô khẩu lệnh rất to, nhưng chả mấy ai nghe được. Người đi sau cùng hắt xì hơi một cái thì cả đoàn đều nghe. Tại sao vậy?
 
T

trangc1

ta có: hô khẩu hiệu và hắt xì là một dạng âm thanh - âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chât . Âm thanh giống nhu nhiều sóng, dc đặc trưng bởi tần số, bước sóng , chu kì và vận tốc lan truyền
Lại có tv trong đội nghe âm thanh = thính giác,âm thanh là sự dao động từ 20hz-20khz của các phân tử kk lan truyền trong kk va đạp vào màng nhĩ làm kích thích bộ não. Như vậy khi người chỉ huy hô ngược chiều gió giao động âm thanh trong kk bị giảm dẫn đến người phía sau k nghe dc , còn thành viên cuối cùng --âm thanh dao động mạnh do chiều gio có kk làm tv đi trước nghe rõ
hoặc : tv k chú ý nghe chỉ để ý lung tung thui ;))
k bjt đúng k nữa:((
 
M

milu_cochuong_310305

Hic, xử nhanh quá.

Tiếp nè.

Cả đoàn xếp thành hàng đi xuôi theo chiều gió. Người chỉ huy đi đầu, hô khẩu lệnh rất to, nhưng chả mấy ai nghe được. Người đi sau cùng hắt xì hơi một cái thì cả đoàn đều nghe. Tại sao vậy?
ta nên nghĩ đơn giản thôi. thằng chỉ huy đy đầu hô khẩu lệnh rất to nhưng vì xuôi theo chiều gió nên âm thanh bị gió đưa đy trước
còn người sau cùng hắt xì thì theo chiều gió đy trước thì những người trước sẽ nghe thấy
=> thằng chỉ huy ngu phải đy ở cuối hoặc đy ngược chiều gió chứ :D:D:d
 
H

hoang_tu_thien_than198

Quan trọng là đoàn đấy có đông ko, người chỉ huy hét có to ko?
Nếu người cuối hắt xì hơi nghe mà người chỉ huy hét ko nghe thì cũng hơi lạ

Chắc đây chỉ là đố vui, ko sát thực tế
Nhưng topic rất hay!
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Đúng là do tác động của gió.

Thực tế thì khi đi xe máy, người ngồi sau nói người ngồi trước rất khó nghe, mặc dù đó là gió mới ở chỉ mức 35 km/h thôi. Gió ở sa mạc mạnh hơn.

Còn nữa, giọng nói do gió, có thể bị thay đổi, bị nhỏ đi, hoặc lẫn tạp âm, do đó mà người nghe nghe được nhưng không hiểu. Còn hắt xì thì dù nhỏ hay bị lẫn tạp âm, người ta vẫn biết bạn đang hắt xì hơi =.=


Tiếp:

Hành quân vào lúc mặt trời lên thiên đỉnh, không khí nóng bức, các chiến sĩ nhìn thấy trên mặt cát phía xa có những vũng gì đó loang loáng như nước. Họ hớt hải chạy lại nhưng đến gần thì chỉ toàn cát là cát.

Tại sao lại như vậy?
 
I

i_am_challenger

Nguyên nhân vật lý là trong điều kiện sa mạc, không khí tại gần mặt đất có nhiệt độ cao hơn không khí trên cao nhiều , mật độ ko khí ko đều → ánh sáng truyền theo đg` cong → Điều đó dẫn dến triết suất giữa 2 lờp khí là khác nhau. Nên ta sẽ nhìn thấy hiện tượng ảo giác, ở đây là hiện tượng phía trước có nước.
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

Đúng là do tác động của gió.

Thực tế thì khi đi xe máy, người ngồi sau nói người ngồi trước rất khó nghe, mặc dù đó là gió mới ở chỉ mức 35 km/h thôi. Gió ở sa mạc mạnh hơn.

Còn nữa, giọng nói do gió, có thể bị thay đổi, bị nhỏ đi, hoặc lẫn tạp âm, do đó mà người nghe nghe được nhưng không hiểu. Còn hắt xì thì dù nhỏ hay bị lẫn tạp âm, người ta vẫn biết bạn đang hắt xì hơi =.=


Tiếp:

Hành quân vào lúc mặt trời lên thiên đỉnh, không khí nóng bức, các chiến sĩ nhìn thấy trên mặt cát phía xa có những vũng gì đó loang loáng như nước. Họ hớt hải chạy lại nhưng đến gần thì chỉ toàn cát là cát.

Tại sao lại như vậy?

Đó là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Trong môi trường không đồng tính và trong suốt ánh sáng không truyền đi theo đường

thẳng. Do đó ta thấy những vùng loang loáng như nước.
 
A

anhtrangcotich

ánh sáng truyền theo đg` cong → Điều đó dẫn dến triết suất giữa 2 lờp khí là khác nhau.
Chiết suất của các lớp không khí thay đổi liên tục -> ánh sáng truyền theo đường cong.

Trả lời đúng, nhưng anh bổ sung thêm cho rõ.

Bình thường, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhận biết được vũng nước không phải vì chúng ta thấy nước, mà là vì ta thấy bóng của các vật trên mặt nước.

Ánh sáng truyền theo đường cong, mà mắt người nhìn thẳng.

1cbedc9d2906d29520aa0c206a6128d1_35697741.u4.jpg


Vật ở A, người có cảm giác như nhìn thấy nó tại B. Do đó người sẽ có cảm giác là nhìn thấy bóng của A trên mặt đất -> cảm giác như tại B có một vũng nước.


Tiếp:

Vài ngày sau, cả đoàn đến một thung lũng đá. Ở đây có những tảng đá hình nấm rất lớn.

(Ảnh chỉ mang tính minh họa).
265f171959a5ddee9cd0cb158024dfb8_35698054.u4.jpg


Mọi người thoắc mắc rằng ai đã tạo ra những tảng đá có hình dạng kì lạ như thế này? Và tạo ra bằng cách nào?
 
H

hoang_tu_thien_than198

Đây là do hiện tượng phong hóa
Mà cụ thể là do quá trình bóc mòn và thổi mòn do gió
Gió mang bụi và cát ma sát tạo nên hiện tượng này gọi là nấm đá
Dạng nấm có thể do hướng gió chủ yếu ở phía dưới hoặc do cấu tạo của đá ở bên trên cứng hơn
 
9

9xletinh

là do quá trình bóc mòn là sản phẩm của các tác nhân ngoại lực cụ thể là sự thổi mòn do gió tạo thành
cái đó gọi là nấm đá
 
A

anhtrangcotich

Đá thường trên hay dưới chả cứng như nhau. Gió thổi trên diện rộng, vấn đề là tại sao phía dưới bị bóc mòn nhiều hơn kia.
 
A

anhsao3200

Đá thường trên hay dưới chả cứng như nhau. Gió thổi trên diện rộng, vấn đề là tại sao phía dưới bị bóc mòn nhiều hơn kia.
Cài này thì em nghĩ thế này
Khi gió thổi vào mặt trên thì sẽ thực hiện ma sát trượt với bề mặt là đá
Khi gió thổi ở dưới thì sau khi thực hiện ma sát trượt thì xu hướng của gió là xuống thấp rồi lên trên vì vậy sau đó gió tiếp tục va chạm trực diễn với đá nên ở dưói bào mòn nhiều hơn
 
A

anhtrangcotich

Thế tại sao các khu vực gió lớn khác không bị mà chỉ có ở sa mạc?

Có lẽ vấn đề này hơi khó nghĩ. Theo quan điểm của anh, quá trình bóc mòn đá do tác động của cả gió là cát. Khi gió thổi sẽ mang theo cát bay đến va chạm với tảng đá.
Ở dưới chân các tảng đá, mật độ cát lớn, va chạm diễn ra nhiều hơn, đá bị bóc mòn nhiều hơn. Càng lên cao, mật độ cát giảm và chỉ có những hạt cát nhẹ, nên va chạm diễn ra yếu, đá ít bị bóc mòn. Do đó mới hình thành dạng cây đá hình nấm.
 
A

anhtrangcotich

Tiếp nào. Còn cả một trần chiến ở phía trước!

Sau những ngày hành quân trên sa mạc, các chiến sĩ vừa đặt chân đến vùng đồng bằng thì máy bay địch bay đến ném bom xối xả. Mọi người vội vã nằm hết xuống.

Hỏi: Nằm xuống như thế có tác dụng gì?
 
9

9xletinh

nằm hết xuống để giảm áp lực của bom ảnh hưởng tới thân thể
và làm cho địch tưởng mình đã chết => địch đi => và để ẩn thân mình
 
H

hoangnhi_95

1. Nếu ném trúng chỗ thì chết chắc :)) . Do đó không xét trường hợp này :D .
2. Nếu ném gần đó thì sẽ tạo ra nhiều mảnh vụn. Nằm xuống thì các mảnh vụn chỉ rơi trúng lưng, tay, chân, chứ không bắn vào các bộ phận yếu như bụng, ngực, mặt tai và đặc biệt là mắt. Hơn nữa còn giảm sức ép của bom lên lồng ngực.
 
H

hoang_tu_thien_than198

Mình đồng ý với ý kiến của bạn hoangnhi
Nhưng hình như chủ yếu là né mảnh nhiều hơn ý!
 
A

anhtrangcotich

Trước tiên cần xác định yếu tố gây sát thương ở bom là gì đã :D.

1 - Nhiệt: Khi bom nổ làm nhiệt độ không khí xung quanh tăng lên, gây bỏng, cháy.

2 - Mảnh bom. Cái này thì các em nói đúng rồi. Bổ sung thêm chút là những mảnh có vận tốc lớn thì bay thẳng, nằm xuống sẽ tránh được những mành này.

3 - Sóng xung kích (hay nói cách khác là áp lực). Khi bom nổ, thể tích khí tăng lên đột ngột làm hình thành những luồng áp lực mạnh. Áp lực này truyền theo mọi phương dưới dạng luồng khí. Nằm xuống sẽ hạn chế diện tích tiếp xúc của cơ thể với luồng khí này, đồng thời bịt tai để tranh bị thủng màng nhĩ. Khí truyền sát mặt đất, do ma sát với đất nên áp lực sẽ bị giảm đi.

Ngoài ra với bom nguyên tử còn có tia phóng xạ, nằm xuống không tránh được, nhưng nó giúp làm quen với đất :D


Tiếp :

Chướng ngại vật tiếp theo mà họ phải vượt là những dãy núi trùng trùng. Theo lệnh của người chỉ huy, khi leo núi, mọi người phải tránh leo những nơi có nhiều sỏi. Vì sao phải như vậy?
 
Top Bottom