Vật lí [Vật lí 10] Giải thích một số hiện tượng đời sống.

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thấy pic này https://diendan.hocmai.vn/threads/vat-li-9-giai-thich-hien-tuong-vat-li.608641/ được các mod nhắc đến nên mình xin phép bắt chước.

Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện cho các bạn không giỏi Lý tham gia thì mình sẽ không đưa ra câu hỏi để đố các bạn mà sẽ chủ động giải đáp luôn.

Nếu các bạn có thắc mắc về 1 hiện tượng nào đó trong đời sống thì có thể đăng lên đây để mọi người cùng tham gia trả lời. Hoặc có hiện tượng thú vị nào đó mà các bạn tin mình giải thích được cũng có thể đăng lên chia sẻ.

Thỉnh thoảng mình cũng sẽ đăng bài giải thích 1 số hiện tượng mình quan sát được hằng ngày.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện cho các bạn không giỏi Lý tham gia thì mình sẽ không đưa ra câu hỏi để đố các bạn mà sẽ chủ động giải đáp luôn.

Nếu các bạn có thắc mắc về 1 hiện tượng nào đó trong đời sống thì có thể đăng lên đây để mọi người cùng tham gia trả lời. Hoặc có hiện tượng thú vị nào đó mà các bạn tin mình giải thích được cũng có thể đăng lên chia sẻ.
e thấy cái này nek ko bít có f vật lý ko nx
Khi có bão về á lá cây dưới mặt đất bị gió thổi và bay tạo thành hình có dạng vòng xoắn như của lốc xoáy
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Hiện tượng: Hà Nội đang trong thời kì nắng nóng. Buổi trưa, đi dạo ven hồ có thể thấy cá ngoi lên mặt nước đớp bóng rất nhiều.

Nguyên nhân là cá đang bị "ngạt thở". Trời nóng sẽ làm nước trong hồ nóng lên, nhiệt độ càng tăng cao thì lượng không khí (trực tiếp là Oxi) hòa tan trong nước càng giảm, ảnh hưởng đến hô hấp của cá.

Tại sao nhiệt độ tăng cao thì lượng khí hòa tan trong nước bị giảm? Ta có thể xét thí nghiệm sau:

- 1 chiếc cốc đựng cát, trong cốc có chứa rất nhiều hạt sỏi, đá kích thước lớn bé khác nhau. Nếu cốc để yên thì các hạt sỏi sẽ nằm lẫn lộn trong cốc. Nhưng nếu chiếc cốc bị rung lắc liên tục, sau 1 thời gian, những hạt sỏi lớn sẽ chìm xuống dưới đáy cốc, những hạt sỏi nhỏ hơn sẽ ở trên và trên cùng là cát. Rung lắc càng mạnh, sỏi càng chìm xuống. Đến 1 lúc nào đó, chiếc cốc hoàn toàn bị phân tầng. Tầng dưới hạt lớn, tầng trên hạt trung, tầng trên hạt bé và trên cùng là cát.
Giai thich.jpg
Như vậy có thể thấy trong một hỗn hợp mà càng bị xáo trộn thì nó sẽ càng bị phân tầng, những thứ nặng bị chìm xuống, những thứ nhẹ thoát lên.

Nhiệt độ trong nước tăng khiến các phân tử nước chuyển động mạnh hơn. Hồ nước như 1 chiếc cốc bị rung lắc, khi đó không khí nhẹ hòa trong nước sẽ dần dần bị đẩy lên cao và thoát khỏi nước. Do vậy nhiệt độ càng cao thì lượng khí hòa trong nước càng giảm.

Liên hệ rộng: Khí hậu toàn cầu ấm lên, nước biển ấm lên sẽ giết chết nhiều loài cá.
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Hiện tượng say xe thì có liên quan gì đến môn lí không anh?

Theo kinh nghiệm nhiều năm say xe của anh thì có nhiều nguyên nhân.

- Say do tâm lí: Thấy xe là ngán sợ, nghe mùi xăng xe không quen.
- Say do não người không quen với việc xe thay đổi gia tốc liên tục. Đường bộ, xe hay thắng, hay cua, hay tăng tốc....khi đó gia tốc của xe thay đổi liên tục. Những người này nếu đi bằng tàu hỏa hoặc máy bay sẽ không sao, vì hai loại phương tiện này có đường di chuyển khá êm, gia tốc thay đổi nhỏ và ít thay đổi.
 
  • Like
Reactions: lolem_theki_xxi

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
e thấy cái này nek ko bít có f vật lý ko nx
Khi có bão về á lá cây dưới mặt đất bị gió thổi và bay tạo thành hình có dạng vòng xoắn như của lốc xoáy

Câu này của em có 2 ý: Tại sao khi gió tới thì lá cây bị cuốn lên và tại sao nó lại đi theo hình lốc xoáy.

- Ý 1: Cái này lên lớp 10 em sẽ được học. Khi 1 luồng nước, luồng gió chuyển động với vận tốc cao thì áp suất tĩnh của nó bị giảm.

Khi gió đến, lớp không khí bên trên chuyển động nhanh, lớp không khí sát mặt đất do ma sát với mặt đất mà chuyển động chậm hơn (hoặc đứng yên). Vậy áp suất lớp khí dưới cao hơn, không khí sẽ thổi ngược từ dưới lên cuốn theo lá cây.
Người đứng gần tàu, xe chuyển động nhanh bị hút vào cũng vì lí do này.

- Ý 2: Vì sao chúng lại chuyển động theo xoắn ốc. Cái này lên đại học em mới được học. Mà nói thì khá là trừu tượng: nó phải chuyển động theo vòng xoáy để bảo toàn momen động lượng.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Còn nx ạ
1) E thấy trên fb chúng nó thi nhau nhìn zô cái này nek thì thấy nó chuyển động
ao.gif.jpg u2_1.gif.jpg

2)Ca dao hay tục ngữ có cái câu này nek a
Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa
chắc cái này ko tính là của vật lý nhỉ a ơi
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
1) Đó là vấn đề liên quan đến ảo giác. Tùy vào mỗi người thôi. Riêng anh hiện giờ nhìn vào thấy nó vẫn tĩnh.

2) Trăng tán có lẽ chỉ đến sự tán xạ ánh sáng khi ánh trăng đi qua lớp hơi nước.
Những ngày ít mây, ít hơi nước trong không khí, ánh trang soi rõ thành 1 quâng sáng.trong trẻo trên bầu trời.
Ngày có nhiều hơi ẩm trong không khí, ánh trăng bị hơi nước tán xạ tạo thành những vùng sáng mờ ảo bên ngoài mặt trăng. Nhân gian gọi đó là ánh trăng tán.

Tất nhiên khi không khí có nhiều hơi ẩm thì có khả năng gây mưa cao hơn là không khí khô.
 
Last edited:

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
sáng nay ngồi nhà mất điện chán quá nên lôi bóng bay nghịch
xong e thấy có cái hiện tượng của vật lý
khi thổi bóng bay thả tay giữ ở nút thổi thì bóng bay nó vay vòng vòng chứ ko bay thẳng như kiểu tên lửa phóng ạ
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Cái này liên quan đến sự ngẫu nhiên và không đối xứng.

Quả bóng bay chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là lực đẩy của khí trong quả bóng và lực cản của không khí. Do hình dạng của quả bóng không đối xứng nên lực phân bố không đều đặn, quỹ đạo quả bóng bị vặn xoắn.

Và cho dù quả bóng có đối xứng đi chăng nữa, lực đẩy lớn, lực cản lớn cũng sẽ khiến nó dễ dàng bị lệch khỏi quỹ đạo thẳng do sự "mất ổn định". Sự mất ổn định là do những yếu tố ngẫu nhiên tác động. Giống như khi nén 1 viên bi sắt, tuy ta cố điều chỉnh cho lực nén và phản lực của nền nhà cùng phương với nhau nhưng vì nhiều yếu tố ngẫu nhiên, viên bi cũng sẽ bị văng ra -> đó chính là mất ổn định.

rrrtty.jpg
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,341
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
1) E thấy trên fb chúng nó thi nhau nhìn zô cái này nek thì thấy nó chuyển động
ao-gif-jpg.10232
u2_1-gif-jpg.10233
Cái này là hiện tượng của mắt thì phải.Nếu bán chỉ nhìn vào một điểm cố định thì sẽ không thấy nó chuyển động nữa
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Hiện tượng: Khi rửa chén, vô tính làm nhỏ 1 giọt nước xà phòng xuống nền thì nước đọng trên nền nhà như "bỏ chạy" khỏi giọt xà phòng ấy.

Giải thích: Đó là do sức căng mặt ngoài của nước.

Bình thường giữa các phân tử chất lỏng luôn có lực liên kết với nhau. Lực liên kết này rất yếu nhưng cũng đủ cho chúng có xu hướng co thể tích lại. Do lực này, ở bề mặt của chất lỏng xuất hiện lực căng - người ta gọi đó là lực căng bề mặt. Bề mặt nước có lực căng lớn hơn xà phòng, đó là lí do vì sao ta có thể tạ được bong bóng xà phòng nhưng không tạo được bong bóng nước.

Trở lại vấn đề. Nước đọng trên sàn, trên bề mặt nước luôn có lực căng, nó giống như 1 tấm vải được kéo căng các mặt vậy. Khi một giọt xà phòng rơi xuống, vì lực căng bề mặt của xà phòng yếu hơn, chỗ nước - xà phòng đó bị giảm lực căng hình thành 1 vùng yếu. Nước sẽ bị chính lực căng của nó kéo lùi về mọi phía, giống như 1 tấm vải đang căng bị rách 1 lỗ ở giữa sẽ bị xé toạc ra vậy.

GT.jpg
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Cái này không biết có liên quan đến vật lý không nữa, anh giải đáp hộ em nhé!
Tại sao em ngã ở nền sân (bê tông, đá) dễ bị chảy máu hơn ngã ở nền sàn? Tại sao em ngã ở nền sàn lại dễ sưng và đau xương hơn ngã nên sân? Theo anh thì em nên ngã ở nền nào?
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Cái này không biết có liên quan đến vật lý không nữa, anh giải đáp hộ em nhé!
Tại sao em ngã ở nền sân (bê tông, đá) dễ bị chảy máu hơn ngã ở nền sàn? Tại sao em ngã ở nền sàn lại dễ sưng và đau xương hơn ngã nên sân? Theo anh thì em nên ngã ở nền nào?
cái này cũng lf vật lý có lẽ là sự ma sát,giảm ma sát
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Cái này không biết có liên quan đến vật lý không nữa, anh giải đáp hộ em nhé!
Tại sao em ngã ở nền sân (bê tông, đá) dễ bị chảy máu hơn ngã ở nền sàn? Tại sao em ngã ở nền sàn lại dễ sưng và đau xương hơn ngã nên sân? Theo anh thì em nên ngã ở nền nào?

Ok, nhận kèo giải thích. :D

Chắc em chưa học lớp 10 nên anh giải thích 1 cách đơn giản. Va chạm xảy ra trong thời gian càng ngắn, lực phát sinh do va chạm càng lớn (gọi là xung lực).

Khi hai vật va chạm với nhau, bề mặt chúng cứng thì thời gian va chạm ngắn, lực va chạm lớn. Ngược lại, bề mặt hai vật càng mềm thì càng kéo dài thời gian va chạm (do bề mặt bị biến dạng nhiều) lực phát sinh do va chạm cũng sẽ giảm đi.

Nền bê tông (đá) là nền cứng, khi ngã lực va chạm lớn. Nền đất là nền mềm, khi ngã xuống nền đất bị lún - lực va chạm bị hạn chế.

Thực tế: để tránh các tổn thương do va đập người ta thường làm "mềm" các va chạm. Ví dụ mặt đường cứng, đầu người cũng cứng. Hai vật cứng va chạm với nhau thì lực va chạm sẽ rất lớn. Trong mũ bảo hiểm có một lớp xốp đệm, khi người đội mũ va chạm với nền đường, lớp xốp này biến dạng kéo dài thời gian va chạm nên lực mà đầu người phải chịu giảm rất nhiều.

Cũng có trường hợp người ta lợi dụng điều này để làm ảo thuật. Trò đặt đá lên người rồi dùng búa đập đá chính là theo nguyên lí này. Họ đập búa xuống đá rồi nhấc lên rất nhanh, xung lực ở chỗ va chạm sẽ khiến tảng đá vỡ, còn người bên dưới không sao. (Chúng ta không đủ khéo léo để làm thí nghiệm này đâu nhé).

- Sau này lên lớp 10 em sẽ được học công thức xung lực [TEX]\Delta P = F.\Delta t[/TEX] thời gian càng ngắn thì F sẽ càng tăng.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: realjacker07

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
@toilatot cho mình hỏi tại sao say xe là do quán tính vậy bạn
đơn giản nếu bạn dể ý những người say xe thường là do họ bị say lúc xe phanh gấp ,họ luôn cảm thấy xe lắc lư chóng mựt buồn nôn
do ban đầu họ đang ở 1 tư thế yên nhưng do quán tính họ chưa thể chủ động thay đổi được nên khi đột ngôt phanh gấp mới nôn
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Thế bạn cho mk hỏi khi đi tàu, máy bay thì làm gì có phanh gấp hay đổi hướng đột ngột
 
Top Bottom