Vật lí Vật lí 10 - Công, công suất, động năng, thế năng, cơ năng

D

dhkq1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bạn giúp mình làm chi tiết chút nha, có chú thích càng tốt
Bài 3: Một thang máy có khối lượng m=800 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi:
a. Thang máy đi lên đều
b. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/[TEX]s^2[/TEX]. Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]

Bài 4: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 36km/h. Công suất của động cơ ô tô là 5kW
a. Tính lực cản của mặt đường
b. Sau đó ô tô tăng tốc, sau khi đi được quãng đường s=125m vận tốc ô tô đạt được 54km/h. Tính công suất trung bình trên quãng đường này

Bài 5: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
a. Tìm độ cao cực đại của nó
b. Tìm vận tốc tại vị trí có độ cao bằng một nửa so với độ cao cực đại
c. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng? Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng?

Bài 6: Một vật có khối lượng m=0,1kg được ném từ độ cao 10m xuống đất với vận tốc ban đầu [TEX]v_o[/TEX]=10m/s. Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]
a. Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. Bỏ qua sức cản của không khí
b. Khi chạm đất, vật đi sâu 2m mới dừng lại. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật

Bài 8: Một viên bi khối lượng m chuyển động ngang không ma sát với vận tốc 5m/s rồi đi lên mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng [TEX]30^o[/TEX] so với phương ngang. Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]
a. Tính quãng đường s mà viên bi đi được trên mặt phẳng nghiêng
b. Ở độ cao nào thì vận tốc viên bi giảm đi một nửa

Bài 11: Một vật có khối lượng m=1kg bắt đầu trượt xuống từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB dài 10m góc nghiêng [tex]\alpha[/tex]=[TEX]30^o[/TEX] so với phương ngang. Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]
a. Mặt phẳng nghiêng không ma sát, tính vận tốc của vật tại chân dốc B
b. Sau khi xuống hết dốc vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang một đoạn BC nữa thì dừng lại. Biết hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang [tex]\mu[/tex]=0,2. Tính BC
 
N

nguyenkm12

Bài 1: a) Khi thang máy đi lên đều (gia tốc =0) lực kéo cần là bằng trọng lực của thang máy. Vậy công sinh ra là A=mgh (h là quãng đường thang máy đi được)
b) Áp dụng công thức của đinh luật niuton II để tính lực kéo F=ma
Sau đó tính công bằng công thức A=Fh
Bài 2: a) Vì xe chuyển động đều nên lực cản tối thiểu bằng lực kéo của vật. Nên từ công thức tính công suất ta suy ra công thức tính lực ma sát là: $ F=\frac{\mathscr{P}}{v} $
b) Áp dụng công thức $ v^2-v_o^2=2as $ để tính gia tốc
Sau đó áp dụng công thức F=ma để lực sinh công trong trường hợp này
Tiếp suy ra từ công thức tính gia tốc để tìm thời gian di hết quãng đường trên: $ \Delta t= \frac{v-v_o}{a} $ (v và $ v_o $ là vận tốc cuối và đầu của ô tô)
Tính vận tốc trung bình bằng ct $ v_{tb}=\frac{S}{\Delta t} $
Tính công suất bằng công thức $ \mathscr{P}=Fv_{tb} $
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Bài 1: a) Khi thang máy đi lên đều (gia tốc =0) lực kéo cần là bằng trọng lực của thang máy. Vậy công sinh ra là A=mgh (h là quãng đường thang máy đi được)
b) Áp dụng công thức của đinh luật niuton II để tính lực kéo F=ma
Sau đó tính công bằng công thức A=Fh
Bài 2: a) Vì xe chuyển động đều nên lực cản tối thiểu bằng lực kéo của vật. Nên từ công thức tính công suất ta suy ra công thức tính lực ma sát là: $ F=\frac{\mathscr{P}}{v} $
b) Áp dụng công thức $ v^2-v_o^2=2as $ để tính gia tốc
Sau đó áp dụng công thức F=ma để lực sinh công trong trường hợp này
Tiếp suy ra từ công thức tính gia tốc để tìm thời gian di hết quãng đường trên: $ \Delta t= \frac{v-v_o}{a} $ (v và $ v_o $ là vận tốc cuối và đầu của ô tô)
Tính vận tốc trung bình bằng ct $ v_{tb}=\frac{S}{\Delta t} $
Tính công suất bằng công thức $ \mathscr{P}=Fv_{tb} $
nhưng nếu chuyển động nên nhanh dần đều thì sao
 

nhàn lee

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng tư 2017
8
3
6
23
Bài 1: Nhờ cần cẩu một khối lượng 5T đc năng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều đạt độ cao 10m trong 5s. Công của lực nâng trong giây thứ 5 là bao nhiêu?
Bài 2: Một viên đạn khối lượng m = 10g bay ngang với vận tốc V1 = 300m/s xuyên vào tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc V2 = 100m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là?
Bài 3: Một búa máy có khối lượng M = 400kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5m. Coi va cham giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8m/s2. Tính lực cản coi như không đổi của chất
Bài 4: Tính lực cản của đất khi thả rơi 1 hòn đá có khối lượng 500g từ độ cao 50m. Cho biết hòn đá lún vào đất một đoạn 10cm. Lấy g = 10m/s2 bỏ qua sức cản không khí
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Bài 2: Một viên đạn khối lượng m = 10g bay ngang với vận tốc V1 = 300m/s xuyên vào tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc V2 = 100m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là?
động năng ban đầu [tex]W=\frac{m.v^{2}}{2}[/tex]
động năng lúc sau [tex]W'=\frac{m.v'^{2}}{2}[/tex]
ta có W = W'+Fc.s
thay số vào với s=5cm = 0,05m => Fc nha bạn
bài 1 bạn tham khảo nha https://diendan.hocmai.vn/threads/vat-li-10-bt-ve-dong-luong-bao-toan.213865/
 

Nguyeen Nguyeen

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng tư 2017
17
7
6
23
Bài 5
A) cơ năng tại mặt đất w= mv^2/2 = 18m
Cơ năng tại vị trí cao nhât w= mghmax
Ta có vì cơ năng tại mọi vị trí bằng nhau nên mghmax = 18m
=> hmax = 1,8m
B) ta có h' = 1/2h => h'= 1/2 × 1,8 = 0,9 (m)
Cơ năng w = mv^2/2 + mgh' = 18m
=> V = 3√2 = 4,2 m/s
C) c1: ta có Wđ = Wt và Wđ + Wt = W
=> 2Wt = W <=> 2mgh = 18m
=> h = 0,9 (m)
c2: Wđ = 2Wt
<=> 3Wt = W
3mgh = 18m
=> h = 3/5 = 0,6 (m)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: nhàn lee

saovang_6

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tám 2011
150
34
61
Bài 3: Một búa máy có khối lượng M = 400kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5m. Coi va cham giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8m/s2. Tính lực cản coi như không đổi của chất

Bài này khá là kinh điển vì nó hay gây nhầm lẫn trong cách tư duy.

Nguyên lí tính như sau:

Chọn mốc thế năng tại vị trí sâu 5m trong đất.

Độ giảm thế năng của búa + độ giảm thế năng của cọc = công của lực cản.

M.g.10 + m.g.5 = F.s = F.5

Vậy tính ra lực cản F.

Tương tự cho bài 4.
 
  • Like
Reactions: nhàn lee
Top Bottom