[Văn9]Bài viết số 2 - VĂN TỰ SỰ!

P

...pebun...gac0n...

Mình chọn đề thứ nhứt nhá :
Chợt nói đến môn sử và văn , tự nhiên mình lại thấy nhớ ngôi trường cấp 2 của tụi mình ngày xưa quá .
=> tại sao khi nhắc đến sử và văn thì bn lại nhớ đến trg` II mà sao k nà n~ môn # ( anh, toán, hoá, .... )?

Trường ta bây giờ khang trang lắm . Ngày trước có trường chỉ có 2 tầng mà giờ đã xây thành 5 tầng khang trang đẹp đẽ .
=> bn lặp từ khang trang kìa ^^

Mình nhớ cô lắm . Nhớ hồi nào mình ốm , cô cõng mình xuống tầng vào phòng y tế .
=> lặp từ nhớ

- Cô ơi !!! Em đội ơn cô nhiều lắm - Mình ôm chầm cô và khóc .
=> bun nghĩ bn dùng từ đội ơn ở đêy nà k thik hợp, bun cũng k bík gthik thía nèo :)

- Giờ chắc cô có thể nói cho em biết rằng cô rất yêu em . Vì cô không thể..sinh con..nên cô coi em như đứa con của cô vậy .
=> tại seo bi jờ cô H mí có thể nói cho bn, ngày xưa nói cũng đc moà!!
bun nghĩ bn nên bỏ câu " giờ chắc cô có thể nói cho e..."

nhưng thầy cô đã bỏ cả tuổi thanh xuân của mình để dạy chúng ta học .
=> " bỏ kả tuổi thanh xuân " nghe hơi vô lí bn àk!!
......................
.....................................

bun có đôi lưòi mún góp í cho bài văn of bn yasakachikizio
:) :) :) :)
 
P

pass3916963

Mình chọn đề thứ nhứt nhá :
Linh thân mến !!!
Thời gian trôi nhanh thật đó . Mới thoáng qua thôi mà đã 20 năm rồi . Nhưng thời gian cũng không thể làm mờ những kỉ niệm của thuở áo trắng đc . Nhớ lại ngày trước mình còn là cô bé lười học , ham chơi và rất ghét các môn xã hội như văn và sử . Vậy mà giờ đây lại là một phóng viên du lịch rồi đó . Chợt nói đến môn sử và văn , tự nhiên mình lại thấy nhớ ngôi trường cấp 2 của tụi mình ngày xưa quá . Nhớ các cô và đặc biệt là cô văn , cô đã tận tình giúp mình rất nhiều . Và hôm qua , mình và cái Thắm - lớp trưởng cũ ngày xưa ấy đến thăm lại ngôi trường cấp 2 dấu yêu . Cậu biết ko ? Trường ta bây giờ khang trang lắm . Ngày trước có trường chỉ có 2 tầng mà giờ đã xây thành 5 tầng khang trang đẹp đẽ . Các phòng học có đầy đủ máy chiếu , thiết bị phục vụ cho học tập , hiện đại lắm . Khi vừa vào trong trường , mình đã gặp cô Tú - hoa khôi trường mình ngày xưa đó . Trông cô vẫn xinh đẹp , sắc sảo mặn mà như xưa . Cô không nhận ra mình mà còn tưởng là giáo viên mới vào nữa chứ . Chỉ khi mình nhắc đến cái đứa con gái ngày xưa thích làm Mc thì cô mới nhận ra . Cô cũng nhận ra cái Thắm vì nó là ca sĩ của trường hồi ấy mà . Cô dẫn chúng mình vào phòng giáo viên . Chà !!! Giờ lắm giáo viên trẻ vào dạy lắm . Khó mà tìm ra những cô giáo dạy mình xưa . Sau khi cô Tú giới thiệu về mình cho mọi ng` , mình ngồi xuống ghế và nói ý định đến trường . : " Tôi đến đây vừa để thắm các thầy cô cũ và viết một số bài báo về cái trường chuẩn quốc gia này..." Mãi nói chuyện mà mình không để ý mấy một cô giáo tầm tuổi trung niên ngồi ngay gần sát mình . Bông mình chợt nhân ra cái mùi oải hương thoang thoảng . " ... Không lẽ là cô Hương ?.." - mình thầm nghĩ . Tự dừng cổ họng mình nghẹn lại ... đúng là cô Hương rồi . Mình nhìn cô hỏi nhỏ :
- Cô Hương đấy phải không ạ ?
Cô ấy nhìn mình cười nhẹ có xen chút mệt mỏi :
- Uhm..cô đây..em là,..
Mình như nấc lên :
- Em đây này cô.Cô còn nhớ cô học trò hay ốm đau không .?
Và đến cô cũng khóc . Cô vuốt tóc mình như một đứa học trò nhỏ của cô . Mình nhớ cô lắm . Nhớ hồi nào mình ốm , cô cõng mình xuống tầng vào phòng y tế . Cô bóp thuốc cho mình như một ng` mẹ . Khi mình ở bệnh viện cô còn đến chăm sóc mình .
- Cô ơi !!! Em đội ơn cô nhiều lắm - Mình ôm chầm cô và khóc .
Có lẽ chưa bao giờ mình vui như hôm nay , vui lắm . Vui đến nỗi nước mắt cứ tiôn rơi . Biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn tự dưng cứ ào ào đổ về . Cô nhìn tôi vẫn dịu dàng như xưa :
- Giờ chắc cô có thể nói cho em biết rằng cô rất yêu em . Vì cô không thể..sinh con..nên cô coi em như đứa con của cô vậy .
Mình lặng người đi . Cô luôn che chở mình , luôn giúp đỡ mình , luôn đón tiếp mọi ng` bằng nụ cười hiền dịu . Mình chưa bao giờ nghĩ cô buồn . Mình chưa bao giờ nghĩ cô khóc . Và giờ đây , mình đã biết đc nỗi khổ tâm của cô . Mình rất yêu và kính trọng cô như mẹ của mình . Rồi cả căn phòng tự dưng im lặng . Mình cảm giác như ai cũng khóc . Ơn nghĩa của cô thật lớn lao , mình nghĩ cậu cũng hiểu đc Linh ạ .
Ánh nắng vàng của mùa hạ chảy khắp sân trường , các lớp vẫn đang học . Xung quanh tĩnh lặng buồn tẻ vậy mà vẫn có những niềm vui đang dâng lên giữa không gian yên tĩnh này .
Linh ạ , hãy gạt công việc sang 1 bên để về thăm trường cũ dù chỉ 1 lần . Cậu sẽ cảm nhận đc cái cảm xúc vui sướng và hạnh phúc hơn bao giờ hết khi gặp lại nhưng thầy cô đã bỏ cả tuổi thanh xuân của mình để dạy chúng ta học .
Bạn thân
......................
.....................................
bài văn hay thật đấy nhưng vẫn còn khô khan vì toàn những điều ai cũng làm được
phần mở bài thì hơi bị lặp lại khi bạn hỏi quá nhiều về người bạn của mình từ sức khoẻ cho đến gia đình điều đó là không cần thiết
thân bài thì hầu như ai cũng có thể làm được bạn nên thêm một vài điểm nhấn sẽ làm cho bài văn thêm sinh động nhất là đoạn tả trường bạn không nên nói chung chung mà nên tả thêm một vài thứ trong phòng học và thêm 1 chút ss giữa ngày trước và bây giờ bạn cũng không nên nói nhiều đến con người vì rất dễ bị lạc đề
kết bài như vậy là khá ổn
chúc bạn sẽ làm được bài như ý
 
N

nguyet_ha2709

Mình nghĩ các bạn vẫn chưa bám sát vào đề(đề 1).Bọn tớ làm rồi nên biết.Cô tớ nói nên tập trung nói về sự thay đổi của trường.VD:cổng trường đã thay đổi ntn?,hành lang,lớp học hiện đại hơn...Có một con bạn tớ còn nói:20 năm sau trường sẽ có màng bảo vệ chống mưa nữa đấy.!
 
D

donaldzackevans

thứ bảy tuần sau là mình viét văn số 2 rồi: đề 1 là tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ

mình là tân binh lớp 9 ai giúp mình of mấy cái giàn bài mình coi thử
 
D

danhduy76200

mấy bạn giúp mình đề 1nha! ráng để được 10 điểm Văn xem sao! CÁM ƠN NHIỀU!
 
C

cun_lemlinh_97

minh co bai van mau nay tham khao nha

Mưa tầm tã, giã thêm cho nát thân xác hoang tàn của một công trình đổ nát hiện vẫn còn đè bẹp vài số phận hẩm hiu. Lực bất tòng tâm, mấy anh mấy chú cứu trợ đành chịu buông xuôi trước nhịp vẫy của đôi tay mỗi phút trôi qua yếu dần đi của một con người xui xẻo đang quằn quại, ngột ngạt trong đống sắt thép.
Ở xa xa bên kia hàng rào ngăn cách, đằng sau cả đám người bu đông cả đường đi kia, có một người phụ nữ tuổi còn trẻ, ngồi bệt dưới đất, bên cạnh cuốn sổ đen và cái túi xách bằng vải bông đã phai màu. Gò má ướt đẫm, chả biết được đó là do nước mắt , mồ hôi,hay nước mưa chỉ biết nó đang đầm đìa trên khuôn mặt thất thần và tái xanh của cô.Mưa vẫn chưa ngớt, từ lúc chiều rồi, đến giờ trời đã tối hẳn,trên mảnh đất đau buồn này chỉ còn vài con ngừơi sắp ngã gục vì thể xác và tinh thần hành hạ, cô vẫn ngồi đó, nét mặt lạnh tanh đương thấm sự lo lắng vô cùng, chốc chốc lại gật gà gật gù, toan ngủ , đến mãi sớm mai, mặt trời còn chưa thức hẳn, chợt có một anh đội nón bảo hộ, quần áo xộc xệch tất tả chạy đến, đứng truớc mặt cô lúng túng, không dám nhìn cho thẳng, cứ đánh mặt sang chỗ hỗn độn ấy mà rặng ra chữ :” Bình tĩnh nghe tin này Nâm nhé..Đừng buồn Nâm ơi…chú Tín nói đã thấy xác…cũng đã xác nhận được tên…chính nó Nâm à, ko ai khác…nó đã đi thật rồi Nâm ơi…” Rồi yên lặng.. rồi òa khóc… cả hai ngừoi như chìm vào một thế giới đau đớn khốc liệt và nguyên nhân là một con ngừơi mà họ đã yêu mến vừa rời bỏ họ mà ra đi vĩnh viễn
“Hức..hức…”tiếng nấc xé lòng của mẹ, đã một tháng qua, cái bức họa thảm khốc ấy vẫn chưa buông tha cho tâm trí của mẹ. Cứ đến chiều trời vừa chập tối là hình ảnh của cha lại hiện về nhiều hơn, mẹ cứ tự tưởng tượng ra cái cảnh cha vùng vẫy một cách vô vọng, rồi cố cảm nhận cái nỗi đau ấy để mà khóc nấc lên. Rồi lại len lẻn ra chỗ bàn thờ cha, ngồi bên linh cửu cha mà than thở:
-Anh này, số mình xui thế anh nhỉ? Cũng đúng chứ, người nghèo có cái khổ của người nghèo, cái khổ của ngừơi nghèo là “khổ liên miên”- rồi khẽ nấc lên, cái giọng nói mỗi lúc lại thêm nghẹn ngào - hức..anh bỏ con bỏ em mà đi, anh đi được thì anh ráng mà sống cho sướng với ông bà, còn lại nỗi khổ của anh ở nơi này thì em thay anh em gánh…em sẽ gánh tất cả..một mình em gánh…hư..hư..
Mẹ khiến tôi muốn khóc, tâm trí tôi hỗn loạn và sao sự hỗn loạn cứ sinh sôi nảy nở thêm trong đầu, càng hỗn loạn, không thể chứa được ngần ấy suy nghĩ nữa,tôi cảm thấy…
...
Căn nhà này thật ngột ngạt,
Căn nhà này thật buồn chán, thật rùng rợn.
Tôi ước mong được rời khỏi đây thật nhanh,
Rời khỏi mẹ là một người phu nữ nhiều nước mắt và hay than vãn.
Tôi muốn rời khỏi đây thật nhanh,
Rời khỏi sự bi quan đó như thể nó sẽ đuổi theo tôi và biến tôi thành một con người đau khổ như mẹ.
Chạy trốn khỏi đây là điều tôi muốn.
Trốn đến nơi nào chỉ có mình tôi thôi.
Tôi còn muốn…
Đột nhiên xung quanh tôi tất cả đều là màu đen, như thể hai mắt đang nhắm tịt nhưng mà sự thật là nó đang mở to, bốn bề im lặng, tôi tự hỏi mẹ tôi đâu, sao không đi thắp nến đi, cái nệm đâu, không đến được chỗ cái nệm thì làm sao mò được cái quat tay để quạt cho mát thì mới ngủ được chứ, tôi cứ đinh ninh là cúp điện và theo thói quen thì khi cúp điện cứ mò theo bức tường khi nào đụng phải cái ghế thì rẽ trái và khi nào đụng cái nệm thì cúi xuống và mò xem cái quạt ở đâu, đó là nhiệm vụ của tôi, nhiệm vụ của mẹ là thắp nến và… nhiệm vụ của ba là bất ngờ hét to lên và cố hù cho mẹ và tôi sợ phát khiếp, đó là cái niềm vui của ba khi cúp điện.
Nhưng không phải vậy, xung quanh tôi không có chút động tĩnh, không có tiếng la thất thanh và đôi bàn tay bất chợt nắm chặt vai tôi của ba cũng không có ánh nến lấp ló, lập lòe của mẹ,
Tôi đi mãi đi mãi, mò mẫm hai bên nhưng không thấy bất cứ cái ghế nào đụng cái cốp vào chân như thường lệ.Sư khác lạ làm tôi sợ, bất giác nhớ lại câu chuỵen ma của Ngọc Ngạn vừa xem hôm rồi, tôi rùng mình, cảm thấy toàn thân muốn rụng rời.Tự nhiên, cái gì đó nắm lấy chân tôi, cái gì lành lạnh, kéo tôi muốn ngã xuống:
-Á..á…á…!Cứu con với mẹ ơi.Cứu!Cứu con!Cứu con mẹ ơi…
Tôi cố vùng chạy, tim đập như trống đánh, lúc này thật kinh dị, thật kinh khủng, tôi nhắm mắt lại, cố nghĩ đây chỉ là một giấc mơ, chợt có ánh sáng nhỏ du hành vào nơi tối tăm này, tôi mừng hết lớn, vừa sợ vừa hy vọng.Thế mà ánh sáng đó vô tình cho tôi thấy một hình ảnh kinh khủng nhất trong đời mà tôi chưa từng nhìn thấy cái hình ảnh nào khủng khịếp hơn thế trong suốt thời gian tôi sinh ra đến giờ.”Cái gì đó” nắm chặt chân tôi chính là một bàn tay, bàn tay trầy trụa, có ít máu nhòe ở các vết trầy, mà cái rùng rợn nhất, đó là bàn tay của một người đàn ông mặc cái áo có thêu cái chữ N là chữ kí của mẹ tôi khi may áo cho cha tôi.Thật điên rồ, chưa có chuyện gì điên rồ hơn chuyện này, cha tôi đã chết rồi và cha đẹp trai lắm, còn người đang nằm đây thật ghê rợn, hốc hác, xanh xao, bầm dập, tôi sợ quá, sợ lắm, ước gì có mẹ ở đây với tôi hay nếu có thằng Ù cũng tốt, thằng ấy chả sơ cái gì bao giờ cả, vì thế có thể nó sẽ làm cho tôi hết sợ hãi.
Nhưng thực tế là tôi chỉ có một mình, tôi thừa nhận là tôi đã ước được ở một mình nhưng một mình ở thế giới giống thế này thì chưa bao giờ tôi nghĩ đến . Bàn tay ấy dần nới lỏng ra và rớt xuống đất.Cha của tôi đây sao?Mười hai năm sống bên cha có lúc yêu cha có lúc giận cha, một tháng không còn cha và đây là giậy phút gặp lại thật khó ngờ, khi đã khẳng định được đó là cha của mình, và sau những giây phút hoàng hồn, sợ hãi thì lúc này đây lòng tôi nặng nề làm sao, niềm vui đoàn tụ đè nặng lên tất cả những cảm xúc khác, tôi nhìn cha, lúc này đây cha thật yên lặng, cha chẳng nói gì cả, chẳng buồn nói một câu bông đùa , ánh sáng mỗi lúc thêm tỏ hơn, tỏa rộng ra xung quanh cha, ba thanh thép đã rỉ, chắc tại mấy bữa ông trời khóc quá chừng, trên chân phải của cha, một miếng bê tông còn ẩm và lạnh tanh,đè chân cha nát tan, máu loang ra đất, tôi tự hỏi, còn bao nhiêu người đã chịu cảnh như cha? Bỗng tối dần lại, một, hai, ba giọt nước rơi rơi, có hạt rơi rất nhanh, có hạt rơi chậm rãi, có hạt thật nặng và đầy nước, có hạt bé xíu như bụi phấn, chúng nó cứ rơi vô tư như thế, tạo nên một giai điệu thật đẹp đẽ nhưng buồn và rất buồn.Chúng rủ rê cả nước mắt của tôi rơi theo, rớt lên khuôn mặt của cha, khuôn mặt vốn dĩ đang gầy gò và rất xanh.Người ta nói tình phụ tử là một tình cảm thiêng liêng và kì diệu, người ta đúng, tôi có thể nghe tiếng cha thở, và cơ thể cha chuyển động, cha đang sống lại, tôi bắt đầu thấy nghi ngờ sự việc này, nó giống truyện cổ tích và thường chỉ có trong phim, cớ nào lại đến với một con ngươi` “chẳng có gì” như tôi?Mọi thứ trở nên mơ hồ, huyền huyền ảo ảo, mờ nhạt và phai nhòa thấy hẳn, bấy giờ, tôi chỉ thấy cha ngồi dậy, và tôi nhớ từng lời cha nói :
-Cha yêu con, con gái, cha yêu mẹ con.Con nói với mẹ như thế, con nói với mẹ, cha luôn luôn nghe thấy mẹ than vãn với cha, con truyền lời của “vị vua già” này đến “ thái hậu” là “xì tốp” than vãn đi con nhé!Cha nghe chán quá rồi! - nói đến đây, cha tôi khúc khích cười
Thật hạnh phúc khi được nghe laị cái điệu cười và lời nói quen thuộc như thế, tôi thấy cha dễ thương quá, và thóang nghĩ “trên đời này không ai có được cha như cha của mình”,bỗng, cha đổi giọng trầm xuống:
-Con gái, từ nay, có lẽ cuộc đời con sẽ có chút thay đổi đấy, biết không con?Cha sẽ không thể giúp đỡ mẹ được nữa, vì vậy mẹ sẽ rất cơ cực, mẹ sẽ rất mệt, và mẹ sẽ cáu lên!Con thấy mẹ cáu chưa?Ôi cha sợ lắm đấy.Ha ha.Này con, cha thật là buồn vì từ nay sẽ bỏ lỡ rất nhiều chuyện nhưng có một điều cha muốn con nhớ : “sự mất mát dẫn đến một sự khắc phục, sự khắc phục phải đưa đến một sự tốt đẹp hơn, như thế thì sự mất mát ấy mới không vô ích”.Rồi mọi thứ sẽ lại như bình thường, quan trọng là từ đây, ta có tốt lên hay không và ta phải cố gắng làm sao không để xảy ra thêm sự mất mát khác.Từ nay, con phải thay cha an ủi, động viên mẹ này, giúp mẹ những việc mà mẹ vẫn làm, để mẹ có thời gian làm những công việc ba “nhường” lại cho mẹ đó con, nhớ lời cha chưa nào?
Thật dễ dàng cho tôi trả lời:”Dạ vâng ạ!”
Và nhanh như thời gian cho một cái xe tải từ trên ngôi nhà hai tầng rớt xuống đất, tôi trở về căn nhà yêu dấu của tôi.Sau bức tường, tiếng mẹ hòa với tiếng nấc:”Sao không bật đèn vậy con gái?”.”A !Mẹ mẹ.”-nguời tôi lảo đảo, đến ôm me một cái thật chặt, cảm thấy tâm hồn thật bình yên và hạnh phúc.Tôi nói với mẹ:
-Mẹ này, con yêu mẹ lắm!Mẹ có mệt không con lấy cho li nước?
Rồi tôi nói với ba “Con cũng yêu ba lắm!Ba yên tâm, con gái ba sẽ làm cho mẹ thật hạnh phúc, con sẽ ngoan hơn bất kì đứa trẻ nào trên đời, con rất bùôn đó ba, vì mai này con sẽ không bình thường nữa, con sẽ thành mồ côi, là một đứa vừa nghèo vừa mồ côi, nhưng mà ba ơi, con gái ba sẽ cố gắng, dù điều đó thật khó khăn.”Sự mất mát dẫn đến một sự khắc phục, sự khắc phục phải đưa đến một sự tốt đẹp hơn, như thế thì sự mất mát ấy mới không vô ích”, phải không ba?
 
C

cun_lemlinh_97

minh tim dc mot bai van de cac ban tham khao ne

Tôi xin mượn một câu trong bài hát nọ, mà tôi chẳng nhớ rõ tựa đề. Câu đó như thế này: “Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao xa cách chỉ như một chớp mắt”. Có thể hiểu, sự xa cách là xa cách về khoảng cách địa lý, hay xa về tình cảm giữa những người bạn thân với nhau. Tất cả, dường như chỉ là một chớp mắt. Cái chớp mắt này là kết thúc khoảnh khoắc những ngày tôi và nhỏ vui đùa cùng nhau. Quả thật! Chỉ trong một chớp mắt, nhỏ đã dần xa tôi, hình ảnh nhỏ mất dần trong cái lạnh se se của sân bay. Nhỏ đã đi Mỹ.

Từ cái ngày nhỏ đi đến giờ đã là ba năm. Ba năm nghe ra chỉ là một thoáng chốc, nhưng với tối, nó dường như là ba chục năm. Nhỏ vẫn nhớ lời hứa khi xưa: “Ba năm nữa tớ sẽ về thăm cậu”. Vâng, nhỏ đã về. Tôi đứng ngoài cổng chờ của sân bay, mắt cứ đưa tới đưa lui tìm nhỏ. Ánh mắt vừa hồi hộp không biết nhỏ giờ ra sao, vừa lo lắng không biết nhỏ có nhớ mặt mình không Mắt cứ chao tới chao lui, và cuối cùng hình dáng của nhỏ đã lọt vào mắt tôi. Tôi kinh ngạc: ba năm mà nhỏ vẫn thế! Nhớ lại ba năm trước, cũng tại nơi đây, hai đứa chào nhau trong nước mắt, trong cái lạnh se se của sân bay; thì ba năm sau, vẫn khung cảnh đó nhưng là cười gặp nhau trong nước mắt. Ánh mắt ngây ngô ngày nào đang rươm rướm lệ mừng đã giúp hai đứa chúng tôi nhận ra nhau. Quả là Việt Kiều, nhìn vào người nhỏ, thấy cái gì cũng của Mỹ. Tôi chọc nhỏ:

-Mới đi có ba năm mà quên không thèm mặc mấy cái quần short phai màu hồi xưa nữa hả!

Tôi nói thế nhưng tôi vẫn biết cái thời trang “short phai màu” của riêng chúng tôi làm sao hợp thời bên Mỹ được. Nhỏ nghe rồi cười. Cái giọng cười khi xưa, lúc hai đứa mặc short phai mùa chơi trò lết đất. Càng nghĩ càng thấy vui. Đặc biệt có một điều từ xưa đến giờ không bao giờ thay đổi: nhỏ vẫn thấp hơn tôi một cái đầu. Nhớ có lần nhỏ thách nếu nhỏ cao hơn tôi thì tôi phải làm em nhỏ. Tôi thì cứ vui thầm không biết chừng nào nhỏ mới làm chị tôi. Ngày gặp lại tôi, nhỏ vẫn muốn cao hơn tôi dù chỉ là một mi-li-mét. Nhỏ cứ nhón, nhón mãi nhưng không thế bằng; nhón đến nổi nhỏ phải kêu lên đau chân. Đúng là nhỏ K dí dỏm ngày nào. Nhỏ bảo có mua quà cho tôi. Cứ chờ mãi mà chẳng thấy nhỏ đưa quà. Về đến nhà, sau khi dọn đồ xong xuôi, nhỏ đưa tôi một xấp giấy toàn là chữ. Tôi hỏi nhỏ:

-Giờ cũng bắt đầu sáng tác truyện rồi hả?

Nhỏ chẳng nói chẳng rằng cứ dí xấp giấy vào tay tôi. Tôi cầm lên, dở từng trang đọc. Đọc chăm chú, đọc nhiều lắm, tại nhỏ viết cũng đâu có ít. Nào là nhớ nhóc, rồi nhớ mấy cái nhéo nhỏ dành cho nhóc, nhớ cái lết đất, đặc biệt là nhớ rõ nhất là cái short phai màu. Tôi tròn xoe mắt nhìn nhỏ. Nhỏ cuối gầm mặt xuống, nói nhỏ nhẹ:

-Đó là những kỉ niệm ngày xưa của tụi mình mà tớ đã cố ghi lại trong ba năm.

Tôi giật mình: Ối chà! Nhỏ K này ngày xưa đánh một cái là nửa sống nửa chết mà giờ đã bắt đầu e thẹn rồi ư! Chẳng biết là do trong ba năm qua, nhỏ đã lớn lên hay là nhỏ đã bắt đầu cái dáng khoe sắc xuân rồi. Thôi thì tôi cũng mừng cho nhỏ vì nhỏ đã chẳng còn “bạo lực” như xưa!!! Nhỏ về Việt Nam chơi được hai tuần, rồi phải quay về Mỹ tiếp tục việc học. Trong mưới bốn ngày đó, không biết hai đứa chúng tôi đã ôn lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Nhỏ với tôi có về thăm lại khu đất ngày xưa mà hai đứa đã chơi lết đất. Nơi đó đã chẳng còn có thể lết được nữa, tại nó đã được xây xi-măng. Hai đứa cứ buồn hiu, muốn tìm lại cảm giác ngày xưa mà không được. Nhưng vẫn còn cây păng-xê già ngày nào vẫn đứng cạnh đó. Nhỏ quay qua, hái một bông hoa păng-xê. Đưa cho tôi rồi hỏi:

-Đố cậu: hoa păng-xê nghĩa là gì?

Tớ chẳng biết đến nguốn gốc loại cây này, nên đành lắc đầu. Nhỏ cười khẽ rồi bảo:

-Giữ đi. Đến ngày tớ về Mỹ, rồi bật mí cho.

Tôi cũng cố giữ bông hoa đó, đợi đến ngày được biết ý nghĩa của nó. Từng ngày trôi qua thì lại có rất nhiều kỷ niệm ùa về. Rất nhiều kỷ niệm. Nhưng cho dù nhiều thế nào thì cũng phải nhường chỗ cho điều khác. Đó là ngày nhỏ trở lại Mỹ. Ngày rời nước, nhỏ vẫn nhớ câu đố kia. Nhỏ hỏi tôi:

-Sao…? Cậu biết ý nghĩa hoa păng-xê chưa?

Tôi vẫn lắc đầu chịu trận. Nhỏ thởi dài rồi khẽ bảo: -Păng-xê nghĩa là nhớ thương.

Tôi tròn xoe mắt nhìn nhỏ. Nhỏ tiếp:

-Nhớ thương thằng bạn thân. Nhớ thương tình bạn này. Nhớ thương cái nhéo, cái lết đất và cái short phai màu nữa. Tôi và nhỏ cười ồ lên. Hai đứa chúng tôi nói chuyện được một chút thì nhỏ phải chuẩn bị đưa hành lý vào khu kiểm đồ. Nhỏ đã cố không khóc, nhưng xem ra cái cố gắng đó chỉ có hiệu lực đến khi nhỏ vào khu vực dành riêng cho hành khách. Nhỏ òa khóc, tôi cũng ngậm ngùi theo; nhưng biết làm sao đây, thôi thì chỉ mong nhỏ mạnh khỏe, học giỏi, thành đạt và sẽ quay về vào một ngày nào đó.

Trời lúc đó đang mưa thì bỗng “ầm…”. Tôi giật mình tỉnh giấc, nhìn ra cửa sổ thì thấy trời đang trút nước. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng mình đã ngủ quên trong khi xem lại từng dòng lưu bút của nhỏ ghi lại cho tôi. Đọc đến dòng cuối cùng, tôi thấy câu: “Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao xa cách chỉ như một chớp mắt”. Và tôi mong cái chớp mắt đó sẽ là cái chớp mắt “nhỏ sẽ về thăm nhóc đấy”.
 
C

congchuatuyet0911

mấy u ơi làm cho mjh đề s0^' 1 yk
để cho mjh tham khảo để làm pài nha!!
lẹ lên nha!! thứ 6 tuần này mjh pải viết pài văn số 2 ui???
 
H

hoclop9

Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết tưu cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc dộng đó.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

Mong các bạn giúp "cốt truyện", dàn ý pha nhiều chi tiết thật cảm động qua miêu tả và qua bộc lộ cảm xúc.
Thanks!
Mình cần một dàn bài chi tiết về bài viết số 3 lớp 9 ban nào có thể cho mình được ko.
 
C

cun_lemlinh_97

Kê lai tran chien dau ac liet

Tham khảo đi nha

Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.

Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng năm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.

Quân ta rút lui, bỏ Thăng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Giặc đóng ở Thăng Long, trong một tòa thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-1-1258, Vua Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thăng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan tác.

Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến năm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đất Trung Quốc đã nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thể khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối năm 1284, đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha (Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quân còn đóng ở Bắc Chămpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.
Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thăng Long, kéo về mạn Thiên Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọng kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hóa. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai họa mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch hoành hành... Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại... ". Thời cơ phản công của quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu, bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.
Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thất bại.

Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối năm 1287, các đạo quân viễn chinh mới có thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và áo Lỗ Xích (Agurucxi) chỉ huy tiến vào Lạng Sơn. Một đạo khác, do ái Lỗ (Airuq) cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng Vua Nguyên lại phái thêm một cánh thủy quân, sai ô Mã Nhi (Omar) chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.

Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thủy quân chặn đánh, nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn. Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Văn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cả lương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (Hải Nam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quân thủy của ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xây dựng Vạn Kiếp thành một căn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chia quân tiến về Thăng Long.

Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thăng Long. Quân Nguyên vào Thăng Long ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến thuyền ra biển đón thuyền lương của Trương Văn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa. Không có lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long lâm vào tình thế khốn quẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn Kiếp, giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn Kiếp, đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ''ở Giao Chỉ, không có thành trì để giữ, không có lương thực đủ ăn, mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống đỡ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn" Trước tình hình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh quân bộ rút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thủy sẽ rút ra biển theo sông Bạch Đằng.

Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thủy quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch.

Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Giặc định áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để yểm hộ cho đoàn thuyền rút, nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đã xảy ra. Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc, tan vỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thủy của giặc bị tiêu diệt. ô Mã Nhi bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước của dân tộc, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân của Thoát Hoan cũng khốn đốn rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải Nội Bàng, chúng bỏ con đường ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập), chạy tạt ra biên giới. Nhưng ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc là A Bát Xích (Abaci) bị trúng tên. Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh.

Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất Liệt.
 
C

cun_lemlinh_97

3. Đại thắng Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu (1789).

Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.

Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt.

Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngay hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 - 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90 km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long.

Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi - Đầm Mực.

Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.

Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, nhưng viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề.

35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch.
Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Đó là chiến thắng tiêu biểu cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp... những võ quan cũ của chính quyền Lê - Trịnh như Đặng Tiến Đông..., những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết... .

Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông...
Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa...
Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục.
 
Top Bottom