Văn 8 Văn thuyết minh

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
Em hãy thuyết minh về cách làm món mứt gừng trong ngày tết.
Trong các loại mứt, mứt gừng là món có vị hơi cay nhưng rất hợp vị và có thể ‘giải ngán’ sau khi thưởng thức các món ăn béo, nhiều đạm trong các cỗ Tết.Với người dân xứ Huế và các vùng lân cận thì mứt gừng Kim Long, ở phường Kim Long, TP Huế là một cái tên đã quá quen thuộc.
Cứ vào tháng Chạp hằng năm, các nhà làm mứt lại bắt đầu nổi lửa lò để bắt đầu vào mùa vụ. Không khí Tết về ấm áp khi các lò đỏ lửa suốt ngày. Để đáp ứng nhu cầu Tết, mọi người thường dậy từ lúc 3h sáng để cho kịp có mứt cho các nhà buôn đến lấy.Vào những ngày giáp Tết, nguyên liệu làm mứt được chất đầy nhà. Có gia đình có nguyên nhà kho để bảo quản gừng được tốt nhất. Nguyên liệu làm món mứt gừng:
- Gừng tươi: 2 kg, nên chọn gừng non hoặc gừng vừa sẽ ngon hơn bởi gừng già rất nhiều xơ và cay
- Chanh tươi: 1 quả
- Đường trắng: 800g.
- Muối: 2 thìa.
- Vani: 4 ống.
- Các nguyên liệu cơ bản để làm mứt gừng
Sơ chế nguyên liệu làm món mứt gừng:
– Gừng tươi: Sau khi mua về, ngâm vào nước 20 phút rồi rửa sạch đất, cát, sau đó dùng dao thái cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và thái gừng thành từng lát mỏng theo hướng chéo ngang, vừa thái vừa ngâm vào thau có pha 2 thìa muối sau đó vớt ra rổ, để ráo nước.
– Chanh tươi: Lấy nước cốt.
Cách làm mứt gừng ngon:
– Cho gừng vào nồi, đổ nước ngập mặt và đun sôi trong 2-3 phút, vớt gừng ra, đổ hết nước rồi tiếp tục cho nước và gừng vào nồi, đun sôi lần 2 làm như thế món mứt gừng sẽ bớt đi vị cay nồng và thơm ngon hơn. Lưu ý, khi nước vừa sôi, cho nước cốt chanh vào nồi để gừng trắng đẹp hơn.
– Vớt gừng ra rổ, rửa đi rửa lại nhiều lần với nước lạnh để đánh bay hoàn toàn vị chua của chanh rồi ướp gừng với đường theo tỷ lệ 2: 1, có nghĩa cứ 2 kg gừng đã gọt sạch vỏ thì bạn sử dụng 1kg đường, với 2kg gừng tươi tốt nhất nên trộn với 800g đường là phù hợp.
– Ướp gừng với đường trong khoảng thời gian 2-3 tiếng cho đường tan hết ngấm đều vào gừng, rồi cho vào chảo gang dày, vặn lửa vừa để rim mứt gừng. Trong quá trình rim thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều cho gừng thấm đường vừa đường không bị cháy sém, đến khi nước đường trong chảo đã cạn sền sệt thì hạ lửa thật nhỏ và dùng đũa đảo đều liên tục, cho thêm vani vào tạo mùi thơm hấp dẫn.
Hiện nay, thị trường mứt rất sôi nổi khi được nhập đa dạng từ hàng nước ngoài và nội địa.
 

nhatdt2508@gmail.com

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tư 2017
36
17
31
24
Hà Nội
Đại học Thương Mại
Từ tháng chạp, ở quê tôi dường như tết đã đến gần lắm rồi. Thấp thoáng trong vườn, mấy cái nong, cái nia phơi mớ củ kiệu, củ hành, củ cải trắng làm dưa món. Cả mùi thơm hũ rượu nếp mới, của nồi ú tro, của mẻ mứt gừng từ chái bếp nhà ai thoảng bay ra...
Có thể nói khá quen thuộc lại luôn có sức quyến rũ với nhiều người chính là mứt gừng lát. Gọt vỏ thật sạch, thái mỏng theo chiều dọc miếng gừng. Bí quyết để lát mứt trắng và bớt cay là ngâm qua nước gạo một đêm, sau đó vớt ra rửa sạch, chần qua nước phèn chua để ráo rồi mới rim thành mứt. Khi rim phải đúng tỷ lệ 1 kg gừng với 1 kg đường cho vào chảo rộng. Thông thường, lúc gừng đang sôi, lấy đũa đẩy hết gừng ra xung quanh chảo, ở giữa tạo thành một cái lỗ có nước đường, cứ như vậy múc nước đường trong đó rưới đều xung quanh gừng để cho đường bám đều lên gừng. Đợi mứt gần khô (còn hơi dẻo dẻo) bớt lửa thật nhỏ nhanh tay xóc đều, không nên dùng đũa nhiều quá, gừng sẽ bị nát, mất đẹp.
Nhưng độc đáo nhất là mứt gừng củ (hay còn gọi là mứt gừng xăm). Gừng vừa đào lên, chọn những củ non nhất và không bị thối hỏng, không bị tổn thương bên ngoài, rửa sạch đất bám trên vỏ, các khe và chân nhánh gừng. Để nguyên củ gừng, tỉ mẩn dùng dao nhỏ cạo hết vỏ, ngâm nước lã chừng vài giờ, sau đó vớt gừng ra xẻ làm đôi để xăm cho dễ. Bí quyết làm mứt gừng củ ngon của người quê tôi chính là ở công đoạn xăm và luộc gừng. Trước khi xăm phải xoa muối vào để gừng mềm. Trong quá trình xăm gừng phải vừa xăm vừa xả cho hết mủ thì gừng mới trắng. Gừng sau khi xăm phải mềm, nhưng không được nát hay cong queo, cho vào trong nước vẫn thấy căng phồng như lúc chưa xăm. Vừa xăm xong thả gừng vào bát nước đã cho một ít cốt chanh, mang ra phơi nắng độ vài giờ, xả nước lạnh thật kỹ, ép khô rồi đem luộc.
Khi luộc gừng phải cho thật nhiều nước để khi sôi, gừng tự đảo trong nồi theo sự cuộn tròn của nước và chín đều. Cuối cùng ép gừng thật khô lần nữa mới bỏ vào rim. Chảo mứt gừng được chăm chút cho đến khi nước đường khô dần, vón lại trắng óng ánh quanh những củ gừng săn chắc. Khi kết thúc, trải mứt ra mâm, dùng tay nắn củ gừng cho tròn giống củ gừng sống, sấy lại trên than vùi tro cho củ mứt hoàn toàn khô.
 

nhatdt2508@gmail.com

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tư 2017
36
17
31
24
Hà Nội
Đại học Thương Mại
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. "Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập Thơ Thơ - bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 4 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
Với "Vội vàng" nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải nghiệm mới mẻ về sự cách tân nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu.
Mở đầu bài thơ tác giả bày tỏ thái độ oai nghiêm như muốn đoạt quyền tạo hóa.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi

Điệp ngữ "tôi muốn" và thể thơ ngũ ngôn với tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng buộc gió để "màu đừng nhạt mất" để "hương đừng bay đi". Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ. Với Xuân Diệu, thời gian thật mong manh và vô định, thi sĩ muốn làm chủ thiên nhiên, muốn tự mình làm biến đổi quy luật tạo hóa, những lí do ấy tưởng chừng như vô lý nhưng không, với lòng yêu mùa xuân và yêu thiên nhiên đến thế, người đọc chúng ta càng trân trọng biết bao tâm hồn chứa chan sức Xuân ấy. Những động từ mạnh như: " tắt", "buộc" muốn nói lên khát khao: Giá như nắng tắt đi, gió cũng ngừng thổi để cho vạn vật ngaoif kia, hoa mãi tràn hương sắc với cuộc đời.
 
Top Bottom