Trời sao các em ngày nay quan trọng hoá vấn đề thế nhỉ. Nhớ lại mình cách đây 1 năm đi học đội tuyển, bỏ lớp. bỏ trường không đi học, thích thì nghỉ. Mà vẫn chơi như ngày mai tận thế ấy.
Theo kinh nghiệm tích trữ được thì mấy bé chỉ cần học phần văn học trong nước thật kĩ vào, thơ phải thuộc lòng, văn xuôi thì phải nhớ kĩ các diễn biến. Đặc biệt phải nhớ tác giả , tác phẩm.
Khi phân tích thì lưu ý:
- Mở bài phải nêu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời tp, tác giả và các tác phẩm chính. Đặc biệt ko thể thiếu năm sinh, năm mất và năm sáng tác. nếu đề bài là chứng mình nhận định nào đó thì phải trích dẫn và giải thích nó, nhưng mà cái này chắc sẽ không ra đâu^^
-Nếu là thơ thì bắt buộc phải trích dẫn vào, xong tập trung vào hình ảnh và nghệ thuật mà nêu lên cái hay cái đẹp. Mỗi đoạn có khi chỉ cần 1 câu là toát được ý. Mỗi câu cũng chỉ cần tập trung vào hình ảnh đắt mà chém, cái này gọi là 'nhãn tự"
Phân tích câu nào thì trích luôn câu đó ra
-nếu là văn xuôi thì tập trung vào nhân vật, sự việc. Chỉ cần điểm qua về nghệ thuật thôi. Và quan trọng là bài nào cũng phải tóm tắt đc
- kết bài thì tóm ý lại. Nên có liên hệ thực tế, nếu tác phẩm có giá trị "vượt thời gian" và có những ý đúng trong xã hội bây giờ, ví dụ như Bến quê.
Về trình bày thì nhớ:
-Nhất định phải viết sang tờ 2, tức là đc 4 mặt giấy thi là bét nhất xong phải sang tiếp nữa. Càng nhiều càng tốt. Chữ nhỏ thì mở cho to ra, viết = 1 màu mực và tốt nhất là màu đen. Các bé cần hiểu tâm lí các thầy cô, đặc biệt là cấp 3 rất quan trọng sức viết, và chấm bài trong mùa hè thì vô cùng mệt. Chữ nghĩa rõ ràng, KHÔNG đc mắc lỗi chính tả, điều tối kị luôn
hạn chế dùng bút xoá, nếu sai thì gạch dưới chân nó ấy.
3 phần phải lùi vào 1/3 chiều rộng trang giấy.
Đó là 1 số kinh nghiệm năm ngoái và năm nay mới tích luỹ thêm của chị ^^ chúc các bé thi tốt nhé