hey guys. Mình nghĩ mấy tác giả viết văn dựa vào cảm xúc của họ nên khi phân tích cứ viết hết những gì mình nghĩ, bằng cảm xúc của chính mình. Thường cái ấn tượng, suy nghĩ hay liên tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu là cảm xúc thật của mình. Chính vì thế nên kinh nghiệm của mình là luôn có giấy và bút bên cạnh mỗi khi nghe giảng hay đọc sách văn mẫu. Có nhiều ý tưởng thoáng qua mà lại rất hay nhưng cũng rất nhanh quên--> kinh nghiệm rút ra từ n lần quên như thế, sau này có vắt óc cũng nhớ lại hông nổi.
Hờ, chia sẻ với mấy bạn cái cảm xúc gần đây nhất của mình khi nghe thầy giảng lại bài Mây và sóng. Câu cuối cùng thì phải. và không ai biết mẹ con ta ở chốn nào. Thế giới của mẹ và con không phải tách biệt như mọi người vẫn nghĩ, không ở cái "chốn nào" xa xôi mà ở ngay đây, ngay trong gia đình này, ngay giữa cuộc sống này. Mình tự hỏi không biết hai thế giới ấy tồn tại song song hay bao chứa nhau. Có thể là song song. Vì trong cái cuộc sống bộn bề, trôi nhanh theo dòng thời gian này, con bao giờ cũng có thể tìm thấy sự bình yên rất riêng chỉ có khi ở bên mẹ. Biết đâu khi ấy con đã lớn nhưng về bên mẹ, về bên cái "bến bờ kì lạ"ấy, con bỗng hoá trẻ thơ, con lại sà vào lòng mẹ như trò chơi ngày xưa, và phải chăng đó là điều "kì lạ" mà tác giả muốn nói? Nhưng cũng không thể phủ nhận khả năng hai thế giới ấy bao chứa nhau. Bởi lẽ vì mẹ và con sống trong thế giới của tình mẫu tử, thế giới nằm ngay giữa thế giới thường nhật, nên mới cảm thấy cuộc sống xung quanh mình đẹp biết bao. Nhưng cũng có thể thế giới ấy "xa nơi chân trời, gần ngay trước mặt", nằm ở trong tim mỗi chúng ta. Ai mà không có mẹ, đúng không, và những tình cảm mỗi chúng ta dành cho mẹ chính là thế giới diệu kì ấy.