otran0123456789@gmail.com

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2015
18
5
21
21
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Em hiểu thế nào về chất thép chất tình trong đoạn thơ trên?Bằng 2 bài thơ Đi đường và Ngắm trăng trong tập thơ Nhật kí trong tù(Hồ Chí Minh) em hãy làm sáng tỏ nhận vấn đề đó?
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Em hiểu thế nào về chất thép chất tình trong đoạn thơ trên?Bằng 2 bài thơ Đi đường và Ngắm trăng trong tập thơ Nhật kí trong tù(Hồ Chí Minh) em hãy làm sáng tỏ nhận vấn đề đó?
Chào em,sau đây đây là dàn ý dành cho đề bài của em

● Mở bài: Em có thể trích dẫn quan điểm sáng tác của Hồ chí Minh, rồi móc nối sang thơ Hoàng Trung Thông nhé. Đây là một gợi ý cho em

Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng.Nhà văn đồng thời cũng phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, phải là người có tinh thần thép, tinh thần xung phong như một người chiến sĩ ngoài mặt trận :

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

~> Với quan điểm có sự kết hợp giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ mà thơ của Bác mang sự cộng hưởng kì diệu giữa chất thép và chất tình thể hiện sắc nét trong “Nhật kí trong tù”.Chính vì thế, trong Đọc thơ Bác nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:”….”

● Thân bài

- Lí luận về đoạn thơ của Hoàng Trung Thông: Với Hoàng Trung Thông, trong cảm nhận của tác gải thì thơ Bác mỗi bài mang một vẻ đẹp khác nhau “trăm bài trăm ý đẹp” , sự tỏa sáng thơ Bác nằm vào lòng dân tộc bởi cái lí cái tình, nói về chất thép nhưng vẫn đong dầy chất tình

- Cắt nghĩa chất thép,chất tình trong thơ Bác

+ Chất thép: Thép là biểu tượng ẩn dụ cho sự cứng cỏi kiên cường bất khuất.Tinh thần thép trong thơ bác mang tính chiến đấu cao,biểu hiện ở ý chí nghị lực phi thường vượt lên trên nghịch cảnh, có bản lĩnh kiên cường và sự tự chủ, bền bỉ kiên trì, mang ý chí tự do ung dung,lạc quan

+ Chất tình: Những rung cảm tinh tế từ một trái tim nhạy cảm,một vẻ đẹp tâm hồn trước cảnh sắc thiên nhiên vạn vật, có tình yêu thiên nhiên tha thiết mãnh liệt

~> Nhận xét của Hoàng Trung Thông về thơ Bác thật xác đáng.Dưới cái nhìn mang đậm chất chiến sĩ quyện trong trái tim đa tình của người nghệ sĩ, những câu thơ mềm mại uyển chuyển mang chất tình nhưng lại có chất thép độc đáo được Hồ Chí Minh biểu hiện xuất sắc

- Chứng minh qua hai bài trong tập Nhật Kí trong tù

♫ Đi đường

- Về chất thép:

+ Không hề nao núng , bi luy trước khó khăn gian khổ

+ Bị gông cùm xiềng xích nhưng vẫn kiên cường đối đầu

+ Ung dung tự tại , lạc quan đối diện

~> Bài thơ không “lên giọng thép” nhưng lại rất thép.Dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo, nhà tù mục nát nhưng HCM vẫn mang trong mình “chất thép”- một ý chí sắt đá, một khí phách anh hùng mang hào khí Đông A

- Về tình: Bài thơ mang trong mình một con mắt nghệ thuật thưởng thức thiên nhiên vạn vạt trên nền cảnhhùng vĩ, núi non trùng điệp.Đó là sự thưởng thức của một tâm hồn luôn giao cảm với thiên nhiên, hào mình vào thiên nhiên dù muôn vàn nguy hiểm,gia n khổ phái trước

~> Với Hồ chí Minh ta nhận thấy rõ tinh thần lạc quan , cái nhìn tươi sáng về thời cuộc. Vượt lên trên cái nhọc nhằn bởi thể xác, một tinh thần hào sảng , tươi đẹp lên ngôi. Đó là sự lạc quan, niềm tin vào cách mạng trong ý chí bền bỉ sắt đá

♫ Ngắm trăng

- Về chất thép: Đó là một cuộc vượt ngục tinh thần , bộc lộ sự yêu đời,lạc quan. Tối tăm,gông cùm,sự giam buộc của ngục thất không thể nào cầm giữ được tinh thần người chiến sĩ cách mạng đầy bản lĩnh

- Về chất tình: Đó là sự giao cảm với trăng- người bạn tri âm tri kỉ của một tâm hồn yêu thiên nhiên mang đậm chất nghệ sĩ lãng mạn

~> Chính trong thơ Hồng Trung Thông đã cất lời ca về sự hòa mình với thực cảnh thiên nhiên vạn vật, tinh thần lạc quan của Bác dưới gồn cùm xiềng xích


"Ngục tối trái tim cùng cháy lửa

Xích xiềng không khóa nổi lời ca".


* Bàn luận: Mệt mỏi, đau đớn ở thể xác trong gông cùm, xiềng xích, bóc lột của nhà tù không giam cầm được cảm hứng thơ ca, không ngăn cản được sự hoà mình với thiên nhiên của tâm hồn người nghệ sĩ – chiến sĩ . Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện ra dáng vẻ , phong độ của bậc tao nhân ung dung , thư thái thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên nơi núi non trùng điệp hay tại chính nhà tù khổ sai tăm tối. Ở Bác vẫn có sự hướng tới ánh sáng , làm đẹp tâm hồn, thứ ánh sáng của cách mạng được sản sinh ngay trong nhà tù tàn bạo. Những câu thơ mềm mại uyểnr chuyển nhưng lại mang một tinh thần thép hiện lên trên câu chữ dồn ép có sức chứa lớn. Phải có ý chí nghị lực phi thường vượt lên hoàncảnh, bản lĩnh kiên cường thì mới có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên tinh tế nhưu vậy trong cảnh tù đày. Chất thép, chất tình có màn chung đụng đầy độc đáo, không tương phản nhau mà hòa quyện vào nhau làm nên phong cách riêng biệt của Hồ Chí Minh. Chất chiến sĩ nhưng cũng rất nghệ sĩ.

● Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Suy cảm của bản thân về thơ Bác cũng như tinh thần của Bác

Chúc em học tốt.Thân!
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Bạn tham khảo nhé :):):)
Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn của Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình”​
Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù – Hồ Chí Minh… Với Hoàng Trung Thông thì “trăm bài trăm ý đẹp” nghĩa là “Nhật kí trong tù” bài nào cũng “đẹp”. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết “ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh”. Ta nên hiểu “ánh đèn tỏa rạng” ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói: “ánh đèn” chính là thơ Bác; thơ Bác như “ánh đèn” đã “tỏa rạng”, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách “làm người”. Bởi vì:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Nhà thơ nói đó là những “vần thơ thép”; những vần thơ mang “chất thép” của con người cộng sản Hồ Chí Minh. “Thép” ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là “thơ thép” nhưng tình vẫn “bát ngát mênh mông”. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói. Có ý kiến cho rằng: linh hồn trong “Nhật kí trong tù” là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh – Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng​
Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào “về rừng tìm chốn ngủ” và “từng chòm mây, trôi nhẹ” che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừng
chân . Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (“Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chỉ bằng một từ “hồng” nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có “ Cô em xóm núi xay ngô tối”. Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con người xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình.Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hồng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của”cô em xóm núi” đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật.
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn​
Có người cho rằng ở khổ này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ở ý nghĩa, ở niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là “ Cảnh ban mai tràn đầy khí thế “.
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.​
Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế ? Trong bài “cảnh chiều hôm”, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cái chất “thép” và “tình” đặc biệt”bát ngát mênh mông” của Người vẫn không hề thay đổi: Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình​
Bài thơ nói rất thực về sự việc “ hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng”.Vậy đấy! đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất “thép” nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giải bày cùng người tù – người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa với nhân loại đau khổ vậy. Người xưa có câu: “ Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ”. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả “ nhân loại cần lao”. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa​
Một tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại,sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là “vần thơ thép “, “Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Nguồn : Internet :D:D:D
 

otran0123456789@gmail.com

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2015
18
5
21
21
Nghệ An
Bạn tham khảo nhé :):):)
Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn của Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình”​
Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù – Hồ Chí Minh… Với Hoàng Trung Thông thì “trăm bài trăm ý đẹp” nghĩa là “Nhật kí trong tù” bài nào cũng “đẹp”. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết “ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh”. Ta nên hiểu “ánh đèn tỏa rạng” ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói: “ánh đèn” chính là thơ Bác; thơ Bác như “ánh đèn” đã “tỏa rạng”, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách “làm người”. Bởi vì:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Nhà thơ nói đó là những “vần thơ thép”; những vần thơ mang “chất thép” của con người cộng sản Hồ Chí Minh. “Thép” ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là “thơ thép” nhưng tình vẫn “bát ngát mênh mông”. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói. Có ý kiến cho rằng: linh hồn trong “Nhật kí trong tù” là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh – Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng​
Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào “về rừng tìm chốn ngủ” và “từng chòm mây, trôi nhẹ” che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừng
chân . Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (“Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chỉ bằng một từ “hồng” nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có “ Cô em xóm núi xay ngô tối”. Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con người xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình.Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hồng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của”cô em xóm núi” đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật.
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn​
Có người cho rằng ở khổ này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ở ý nghĩa, ở niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là “ Cảnh ban mai tràn đầy khí thế “.
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.​
Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế ? Trong bài “cảnh chiều hôm”, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cái chất “thép” và “tình” đặc biệt”bát ngát mênh mông” của Người vẫn không hề thay đổi: Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình​
Bài thơ nói rất thực về sự việc “ hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng”.Vậy đấy! đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất “thép” nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giải bày cùng người tù – người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa với nhân loại đau khổ vậy. Người xưa có câu: “ Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ”. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả “ nhân loại cần lao”. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa​
Một tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại,sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là “vần thơ thép “, “Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Nguồn : Internet :D:D:D
:) :) Phải là chứng minh qua 2 bài đi đường với ngắm trăng nhé :)
 
  • Like
Reactions: anh thảo

otran0123456789@gmail.com

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2015
18
5
21
21
Nghệ An
Chào em,sau đây đây là dàn ý dành cho đề bài của em

● Mở bài: Em có thể trích dẫn quan điểm sáng tác của Hồ chí Minh, rồi móc nối sang thơ Hoàng Trung Thông nhé. Đây là một gợi ý cho em

Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng.Nhà văn đồng thời cũng phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, phải là người có tinh thần thép, tinh thần xung phong như một người chiến sĩ ngoài mặt trận :

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

~> Với quan điểm có sự kết hợp giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ mà thơ của Bác mang sự cộng hưởng kì diệu giữa chất thép và chất tình thể hiện sắc nét trong “Nhật kí trong tù”.Chính vì thế, trong Đọc thơ Bác nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:”….”

● Thân bài

- Lí luận về đoạn thơ của Hoàng Trung Thông: Với Hoàng Trung Thông, trong cảm nhận của tác gải thì thơ Bác mỗi bài mang một vẻ đẹp khác nhau “trăm bài trăm ý đẹp” , sự tỏa sáng thơ Bác nằm vào lòng dân tộc bởi cái lí cái tình, nói về chất thép nhưng vẫn đong dầy chất tình

- Cắt nghĩa chất thép,chất tình trong thơ Bác

+ Chất thép: Thép là biểu tượng ẩn dụ cho sự cứng cỏi kiên cường bất khuất.Tinh thần thép trong thơ bác mang tính chiến đấu cao,biểu hiện ở ý chí nghị lực phi thường vượt lên trên nghịch cảnh, có bản lĩnh kiên cường và sự tự chủ, bền bỉ kiên trì, mang ý chí tự do ung dung,lạc quan

+ Chất tình: Những rung cảm tinh tế từ một trái tim nhạy cảm,một vẻ đẹp tâm hồn trước cảnh sắc thiên nhiên vạn vật, có tình yêu thiên nhiên tha thiết mãnh liệt

~> Nhận xét của Hoàng Trung Thông về thơ Bác thật xác đáng.Dưới cái nhìn mang đậm chất chiến sĩ quyện trong trái tim đa tình của người nghệ sĩ, những câu thơ mềm mại uyển chuyển mang chất tình nhưng lại có chất thép độc đáo được Hồ Chí Minh biểu hiện xuất sắc

- Chứng minh qua hai bài trong tập Nhật Kí trong tù

♫ Đi đường

- Về chất thép:

+ Không hề nao núng , bi luy trước khó khăn gian khổ

+ Bị gông cùm xiềng xích nhưng vẫn kiên cường đối đầu

+ Ung dung tự tại , lạc quan đối diện

~> Bài thơ không “lên giọng thép” nhưng lại rất thép.Dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo, nhà tù mục nát nhưng HCM vẫn mang trong mình “chất thép”- một ý chí sắt đá, một khí phách anh hùng mang hào khí Đông A

- Về tình: Bài thơ mang trong mình một con mắt nghệ thuật thưởng thức thiên nhiên vạn vạt trên nền cảnhhùng vĩ, núi non trùng điệp.Đó là sự thưởng thức của một tâm hồn luôn giao cảm với thiên nhiên, hào mình vào thiên nhiên dù muôn vàn nguy hiểm,gia n khổ phái trước

~> Với Hồ chí Minh ta nhận thấy rõ tinh thần lạc quan , cái nhìn tươi sáng về thời cuộc. Vượt lên trên cái nhọc nhằn bởi thể xác, một tinh thần hào sảng , tươi đẹp lên ngôi. Đó là sự lạc quan, niềm tin vào cách mạng trong ý chí bền bỉ sắt đá

♫ Ngắm trăng

- Về chất thép: Đó là một cuộc vượt ngục tinh thần , bộc lộ sự yêu đời,lạc quan. Tối tăm,gông cùm,sự giam buộc của ngục thất không thể nào cầm giữ được tinh thần người chiến sĩ cách mạng đầy bản lĩnh

- Về chất tình: Đó là sự giao cảm với trăng- người bạn tri âm tri kỉ của một tâm hồn yêu thiên nhiên mang đậm chất nghệ sĩ lãng mạn

~> Chính trong thơ Hồng Trung Thông đã cất lời ca về sự hòa mình với thực cảnh thiên nhiên vạn vật, tinh thần lạc quan của Bác dưới gồn cùm xiềng xích


"Ngục tối trái tim cùng cháy lửa

Xích xiềng không khóa nổi lời ca".


* Bàn luận: Mệt mỏi, đau đớn ở thể xác trong gông cùm, xiềng xích, bóc lột của nhà tù không giam cầm được cảm hứng thơ ca, không ngăn cản được sự hoà mình với thiên nhiên của tâm hồn người nghệ sĩ – chiến sĩ . Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện ra dáng vẻ , phong độ của bậc tao nhân ung dung , thư thái thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên nơi núi non trùng điệp hay tại chính nhà tù khổ sai tăm tối. Ở Bác vẫn có sự hướng tới ánh sáng , làm đẹp tâm hồn, thứ ánh sáng của cách mạng được sản sinh ngay trong nhà tù tàn bạo. Những câu thơ mềm mại uyểnr chuyển nhưng lại mang một tinh thần thép hiện lên trên câu chữ dồn ép có sức chứa lớn. Phải có ý chí nghị lực phi thường vượt lên hoàncảnh, bản lĩnh kiên cường thì mới có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên tinh tế nhưu vậy trong cảnh tù đày. Chất thép, chất tình có màn chung đụng đầy độc đáo, không tương phản nhau mà hòa quyện vào nhau làm nên phong cách riêng biệt của Hồ Chí Minh. Chất chiến sĩ nhưng cũng rất nghệ sĩ.

● Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Suy cảm của bản thân về thơ Bác cũng như tinh thần của Bác

Chúc em học tốt.Thân!
:) Bài này hay ạ! Nhưng em nghĩ cần phân tích thêm nghệ thuật qua 2 bài đó nữa ạ!
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
:) Bài này hay ạ! Nhưng em nghĩ cần phân tích thêm nghệ thuật qua 2 bài đó nữa ạ!
Đó chỉ là những ý chính vạch ra những thứ cần làm rõ để e nắm được thôi, trong quá trình phân tích em lồng nghệ thuật để suy ra nội dung là ok nhé
 
Top Bottom